Xã hộiđạo đức nhân quả

06/05/20184:30 SA(Xem: 7626)
Xã hội và đạo đức nhân quả
XÃ HỘIĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ
Minh Mẫn

guong-nhan-quaNhân quả không phải là tín điều của tôn giáo mà là hệ quả tất yếu của mọi hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ. Luật pháp chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không là phương tiện giáo dục xã hội.

Ngày nay, trên các trang mạng cũng như báo giấy, tin tức xã hội đều phản ảnh quá nhiều tệ nạn: giết người, sát sinh hại vật, trộm cướp, tham ô, bạo hành gia đình, bạc đãi trẻ con, thực phẩm độc hại, con người vô cảm trước mọi tai nạn đau thương....Người quan tâm xã hội đành bất lực, an ninh trật tự xã hội cũng bó tay.

Tuy trong chiến tranh, cả hai miền Nam - Bắc chưa xuất hiện nhiều tệ nạn như thế, có lẽ do tuổi trẻ được chiến tranh tận dụng; phía Bắc sống theo tem phiếu, xã hội được kiểm soát chặt chẽ, vì thế khó mà tràn lan tội phạm. Miền Nam tuy không bị chi phối bởi tem phiếu, tệ nạn cũng có, nhưng được khoanh vùng ở một mức độ vừa phải, vì thế cuộc sống người dân ít bị đe dọa

Ở những cộng đồng các tôn giáo trong vùng các giáo xứ, trong cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, trong các đạo tràng tu tập của các chùa... rất ít khi có chuyện mất cắp, trộm, cướp. Song ở các vùng trắng về tôn giáo và nhìn chung ngoài xã hội thì tình trạng quá đáng như đã và đang xảy ra trong xã hội. Tại sao?

Theo quan điểm cực đoan thì tôn giáo là thuốc phiện, ru ngủ quần chúng, đánh mất nghị lực đấu tranh trong xã hội; vì vậy, đấu tranh giai cấpđạo đức cách mạng thay thế tín ngưỡng tôn giáo, lao động hóa toàn bộ xã hội, tăng gia sản xuất cung ứng cho chiến tranh, vì thế, thế hệ sau 1954 nhiều người ở miền Bắc không còn biết tôn giáo là gì, xem là tổ chức xa lạ cản bước tiến của xã hội; chỉ những tín đồ trong các giáo xứ được hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của các linh mục, giám mục, ông trùm, họ mới giữ được tín ngưỡng riêng của mình. 

Mỗi tôn giáo đều có cách giáo dục tín đồ theo cách riêng, nhưng dù cách nào thì vấn đề thiện, bác ái, từ bi, tình thương vẫn là cốt lõi của giáo dục tín ngưỡng. Nếu tôn giáo nào đi sai ra khỏi điều đó thì tổ chức đó là lỗi thời là sản phẩm quái thai của xã hội.

Ở miền Nam, trong học đường từ lúc mầm non, cấp tiểu học, học sinh được thầy cô dạy lễ phép đứng đầu. Học sinh được dạy lịch sử các đấng tiền nhân khai sơn lập quốc để biết tôn trọng, tri ân; biết tôn trọng người quá cố khi xe tang đi qua phải ngã nón chào; biết hiếu kính ông bà cha mẹ; biết tôn trọng người lớn tuổi; biết giúp đỡ chia sẻ cuộc sống xung quanh; ngay cả "chị ngã em nâng" và sự nhường nhịn cũng được truyền trao; thương người như thể thương thân...

Như vậy, cơ bản vẫn là giáo dục học đường và giáo dục gia đình giúp cho trẻ con biết lễ nghĩa trước khi biết đến văn chương, kiến thức khác.

Ngày nay, đất nước ổn định, nhưng cuộc sống cấp bách, chạy đua với kinh tế và dân số gia tăng, cha mẹ cũng muốn dạy con nên người, nhưng ảnh hưởng xã hội quá mạnh, một khi xã hội du nhập nhiều nền văn hóa khác nhau qua thông tin mạng không được chọn lọc; cuộc sống chật vậtáp lực kinh tế nên cha mẹ ít có thời giờ chăm sóc con. Cũng không thiếu con đại gia dư thừa của ăn của để mà con vẫn hư là vì cha mẹ chạy theo lợi nhuận kinh doanh, áp phe làm kinh tế, không có thời giờ dành cho con, cứ nghĩ chu cấp tiền bạc vật chất đầy đủ là xong bổn phận. Nhất là thời đại @ ngày nay, liên thông toàn cầu lẫn lộn tốt xấu, mà trẻ con có khuynh hướng tiêm nhiễm xấu dễ hơn cái tốt. 

Những trò chơi bạo lực trên mạng đã giáo dục con em thành kẻ hiếu sát.

Một sự tiềm ẩn vô hình ít ai thấy được, đó là máu sát sinh. Sát sinh vì thú vui như các lễ hội phía Bắc, sát sinhtham lợi như giết mổ, sát sinhthực dục cầu kỳ như khỉ, gấu, rùa và các loại thú quý hiếm... 

Ngày nay, từ Bắc chí Nam mỗi ngày hàng vạn con chó bị sát hại; trâu bò heo gấu cũng không thoát khỏi bàn tay đồ tể. Có tiền là có quyền hưởng thụ, hưởng thụ một cách vội vả, có lẽ đắp bù vào một quá khứ chiến tranh nghiệt ngã, mà phần lớn người hưởng thụ sa đọa là người không có tín ngưỡng hoặc tín ngưỡng theo truyền thống thiếu nhận thức.

Những uất khí do nghiệp sát như thế bao trùm trong cuộc sống thì nạn tai và bạo hành không thể không xảy ra. Giết hại vì thực dục, uống máu loài vật bị sát hại không gớm tay và có vẻ thích thú, thì lúc nóng giận, bản chất hiếu sát kia làm chủ ý thức, sẵn sàng sát hại đối thủ một cách dễ dàng vì những chuyện không đáng manh động. Đó là quy luật nhân quả tự nhiên.

Những nhà xây dựng xã hội không đặt vấn đề nhân quả lên hàng đầu, thì luật pháp chỉ là cách răn đe khi sự việc đã xẩy ra, mà nên tìm cách ngăn ngừa nguyên nhân xấu tạo ra sự cố

Nhà Phật có câu: “Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Những tội phạm nếu sợ nhân thì quả hình phạt của luật pháp sẽ không xảy đến. Biết bao kẻ sau song sắt ăn năn hành động ác đã tạo, nhưng trước khi hành động, không nghĩ đến hậu quả sẽ đến với bản thân mình. 

Thời xưa, có vị vua  đã áp dụng câu: “Phàm làm việc gì cũng phải xét kỹ đến hậu quả của nó”. Nhà vua đã lưu truyền câu nói ngàn vàng này trong triều đình, ngoài dân gian, đã giúp cho đạo đức vào thời ấy tốt đẹp. Và cũng nhờ đã cho khắc câu nói ngàn vàng ấy vào chén, mà nhà vua đã thoát khỏi âm mưu đầu độc. Vị vua này đã biết áp dụng bài học nhân quả vào đời sống, vào việc trị nước. 

Như thế, ngay từ đầu ở học đường, chuẩn bị cho lớp trẻ ý thức về đạo đức xã hội, về luật nhân quả thì chắc chắn xã hội cũng sẽ giảm đi khá nhiều tệ nạn như ngày nay. Một người quen nhận hối lộ hoặc móc ngoặt tham ô, được càng nhiều càng tốt, nhưng khi bị còng tay thì hối hận nghĩ rằng: thà nghèo mà an lạc! cũng từng có những người khi ý thức về đạo đức nhân quả thì tự khắc thủ phận an thường, xài đồng tiền do mồ hôi nước mắt của mình làm ra để tâm hồn luôn thoải mái

Cổ nhân đã dạy: Không tài năng mà giữ chức vụ quá cao là điều nguy hại, không có công mà hưởng bổng lộc quá nhiều là "thọ tài như thọ tiển", không có đức mà chịu sự tôn kính là tự mình làm giảm thọ... Đạo đức người xưa tự xét mình như thế nên xã hội ít xảy ra bạo loạn.

Tình cảm và ý thức tôn giáo hỗ trợ một phần cho sự nhận thức hành động của một tín đồ, nhưng xa hơn, luật nhân quả là một định luật không thuộc tôn giáo, không thuộc đặc tính xã hội, mà là quy luật tất yếu của mọi chúng ta qua lời nói, hành động và ý tưởng để trở thành đặc tính trong một xã hội văn minh tiến bộ

Những quốc gia văn minh họ kinh tởm loại văn minh sát hại động vật. Một xã hội thiếu tình cảm đối với động vật thì chưa nói đến tình cảm nhân loại, chính vì thế nhiều quốc gia sát hại sinh vật nhiều quá cũng là những quốc gia liên tục gánh chịu thiên tai, tệ nạn xã hội tràn lan, lâm vào áp lực của chiến tranh và nền hòa bình khó mà lâu dài

Thiết nghĩ, cũng chưa muộn khi giáo dục học đường ngay từ đầu phải giúp cho học sinh biết giá trị về luật nhân quả. Một lần nữa chúng ta nhắc lại: Nhân quả không phải là tín điều của tôn giáo mà là hệ quả tất yếu của mọi hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ. Luật pháp chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không là phương tiện giáo dục xã hội.
Minh Mẫn
Thư Viện Hoa Sen
 
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/05/2011(Xem: 20741)
19/07/2020(Xem: 5441)
03/08/2010(Xem: 37161)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.