1 Tam Vô Lậu Học

20/11/20183:09 SA(Xem: 11746)
1 Tam Vô Lậu Học
CUỘC ĐỜI TRỌN VẸN CỦA MỘT PHẬT TỬ:
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG
Tiến sĩ Alexander Berzin

PHẦN 1 
TAM VÔ LẬU HỌC


Hành trì Phật pháp căn bản bao gồm việc tu tập trong ba lãnh vực. Ta có thể tu tập để khắc phục những khó khăn và khổ đau, vì sự quan tâm cho hạnh phúc của riêng mình, hay có thể tu tập với lòng từ bi, để tạo thêm lợi lạc cho chúng sinh.

Tam vô lậu học là gì?

  • Giới – khả năng kềm chế những hành vi phá hoại. Cách phát triển giới là có những hành vi xây dựng. Vô lậu học đầu tiên này nhắm vào kỷ luật bản thân, chứ không cố gắng rèn luyện kỷ luật cho người khác.
  • Định – khả năng tập trung tư tưởng, để tâm không lang thang với đủ loại tạp niệm. Ta sẽ giúp cho tâm mình bén nhạy và tập trung, không bị hôn trầm. Ngoài tinh thần ổn định ra, việc phát triển cảm xúc ổn định cũng cần thiết, để tâm mình không bị lòng sân hận, tham ái, ganh tỵ v.v.. khống chế.
  • Tuệ – khả năng phân biệt giữa những gì nên làm và những gì nên bỏ. Giống như khi đi chơ mua rau, bạn sẽ phân biệt: “Rau này nhìn không tươi, nhưng rau kia nhìn rất tốt.”. Ở đây, ta sẽ phân biệt về hành động – điều gì không thích hợp và điều gì thích hợp, dựa vào hoàn cảnh của mình và ai đang ở bên cạnh mình. Ở mức độ sâu xa hơn, ta sẽ phân biệt đâu đúng là thực tại và đâu là vọng tưởng của mình.

Khoa Học Phật Giáo, Triết Lý Phật Giáo Và Đạo Phật

Dù là tu tập tam vô lậu học cho lợi ích riêng mình hay lợi lạc của tha nhân thì chúng ta có thể tiếp cận cả hai cách từ hai quan điểm. Hai quan điểm này xuất xứ từ sự phân chia mà Đức Dalai Lama nêu ra, khi Ngài nói chuyện với đại chúng thông thường. Ngài mô tả Phật giáo gồm ba thành phần: khoa học Phật giáo, triết lý Phật giáo và đạo Phật

Khoa học Phật giáo chủ yếu nói về khoa học tâm thức, cách tâm vận hành, các cảm xúc của chúng ta, và điều mà Đức Dalai Lama thích gọi là vệ sinh tinh thầncảm xúc. Phật giáo có sự phân tích rất chi tiết về tất cả các trạng thái cảm xúc, cách chúng hoạt động và đi kèm với nhau
Khoa học Phật giáo còn bao gồm cả:

  • Khoa học nhận thức – cách nhận thức của chúng ta hoạt động, bản chất của tâm thức và các phương pháp giúp mình phát triển định tâm.
  • Thuyết nguồn gốc vũ trụ – phân tích chi tiết về cách vũ trụ hình thành, trụ và diệt.
  • Vật chất – phân tích chi tiết về cách vật chất, năng lượng, các hạt hạ nguyên tử, v.v.. hoạt động.
  • Y khoa – cách năng lượng trong cơ thể vận hành.

Bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, học hỏi và có được lợi lạc từ các đề tài nêu trên, và Đức Dalai Lama thường tổ chức các buổi thảo luận với các nhà khoa học về các vấn đề này.

Thành phần thứ hai, Triết lý Phật giáo, gồm các đề tài như:

  • Đạo đứcthảo luận về giá trị cơ bản của con người, chẳng hạn như lòng nhân từrộng lượng, là những điều không nhất thiết liên quan đến bất kỳ tôn giáo nào, và bất cứ ai cũng có được lợi lạc từ các giá trị này.
  • Luận lý học và siêu hình học – trình bày chi tiết về lý thuyết tập hợp, các yếu tố phổ quát, đặc điểm, phẩm chất, đặc tính, v.v.., cách chúng hoạt động với nhau và cách chúng ta nhận biết về chúng.
  • Nhân và quả – phân tích chi tiết về luật nhân quả, thực tại là gì, và cách vọng tưởng của ta bóp méo thực tại ra sao.

Triết lý Phật giáo cũng không nhất thiết chỉ dành cho Phật tử, mà còn có thể làm lợi lạc cho tất cả mọi người.

Thành phần thứ ba, đạo Phật, gồm có lãnh vực thật sự của hành trì Phật pháp, nên nó bao gồm các đề tài như nghiệp, tái sinh, nghi lễ, mật chú, v.v... Vì vậy nên đây là lãnh vực đặc thù cho những ai dấn bước trên đường tu Phật pháp.

Tam vô lậu học có thể được trình bày một cách đơn giản bằng khoa học và triết lý Phật giáo, khiến cho chúng phù hợpthích ứng với bất cứ ai, hay có thể được trình bày bằng cả hai lãnh vực này và đạo Phật. Điều này tương ứng với sự phân chia mà tôi gọi là “Pháp Nhẹ Nhàng” và “Pháp Thực Thụ”.

  • Pháp Nhẹ Nhàng – thực hành các phương pháp của khoa học và triết lý Phật giáo, chỉ nhằm cải thiện kiếp này.
  • Pháp Thực Thụ – tu tập tam vô lậu học để đạt ba mục tiêu trong nhà Phật: một tái sinh tốt đẹp hơn, giải thoát khỏi tái sinhgiác ngộ.

Khi tôi nói đến Pháp Nhẹ Nhàng thì nó thường là bước khởi đầu cho Pháp Thực Thụ, bởi vì chúng ta cần phải nhận thức được nhu cầu cải thiện đời sống bình thường, trước khi có thể nghĩ đến các mục tiêu tâm linh xa hơn. Tuy nhiên, khoa học và triết lý Phật giáo không nhất thiết là bước khởi đầu đi trước đạo Phật, nên chúng ta có thể xem làm thế nào để sử dụng tam vô lậu học để cải thiện đời sống, không cần biết ta nghĩ về nó như bước khởi đầu của đường tu Phật pháp, hay chỉ như một cách chung chung.

Tứ Diệu Đế

Từ triết học Phật giáo, chúng ta có sự trình bày chung về cách tư tưởng nhà Phật hoạt động, đó là điều thường được gọi là Tứ Diệu Đế. Chúng ta cũng có thể nghĩ về chúng như bốn sự kiện trong đời sống, được nêu ra như sau:

  • Khi nhìn vào nỗi khổ và những khó khăn mà tất cả chúng ta đều phải đương đầu, sự kiện thứ nhất là cuộc đời đầy khó khăn.
  • Sự kiện thứ hai là những khó khăn trong cuộc sống xuất phát từ những nguyên nhân.
  • Sự kiện thứ ba là ta có thể chấm dứt những khó khăn này, chứ không phải câm nín và chấp nhận vấn đề, bởi vì mình có thể giải quyết khó khăn.
  • Sự kiện thứ tư là ta có thể chấm dứt khó khăn bằng cách loại trừ nguyên nhân tạo ra chúng. Ta sẽ thực hiện điều này bằng cách dấn thân trên đạo lộ hiểu biết, gồm có những lời khuyên về cách hành xử, nói năng và v.v...

Nếu như cách hành xử hay nói năng của mình tạo ra vấn đề thì mình cần phải thay đổi chúng. Tam vô lậu học là một phần trong những điều cần thiết để loại trừ nguyên nhân tạo ra vấn đề. Đây là cách rất hữu ích để thấu hiểu tam vô lậu học, bởi vì nó nêu ra lý do tại sao mình phải tu tập chúng. Nếu như có khó khăn trong cuộc sống thì chúng ta sẽ xem xét:

  • Giới luật của mình có vấn đề gì không, trong cách hành xử và nói năng?
  • Sức tập trung của mình có vấn đề gì không, tâm mình có chạy lăng xăng khắp nơi, cảm xúc của mình có rối loạn hay không?
  • Đặc biệt là mình có vấn đề gì với cách phân biệt giữa thực tạivọng tưởng điên rồ của mình hay không?

Có thể mình chỉ áp dụng những điều này vào đời sống thường nhật trong kiếp này, hay có thể áp dụng chúng cho những vấn đề mình có thể gặp phải trong những kiếp sau. Ở mức độ của mới bắt đầu tu tập, mình nên xem những tu tập này về mặt đời sống hàng ngày:  chúng có thể giúp mình như thế nào? Mình đang làm điều gì, khiến cho vấn đề phát sinh? Mình có thể làm gì để giảm thiểu vấn đề?

Nhân Tạo Khổ

Từ quan điểm của triết lý Phật giáo thì nguyên nhân tạo khổ là vô minh. Đặc biệtchúng ta vô minh, hay mê lầm về hai việc.

Điều vô minh thứ nhất là về nhân quả, đặc biệthành vi của mình. Nếu như có những phiền não như sân hận, tham lam, chấp thủ, kiêu mạn, ganh tỵ, v.v..., thì ta sẽ hành xử một cách tiêu cực. Ta sẽ nổi giận và la lối với người khác, sẽ ganh ghét và cố hãm hại người khác, sẽ tham luyến và bám chấp vào người khác, tất cả những điều này sẽ tạo ra vấn đề cho mình. Vì những cảm xúc này khiến cho ta có hành động tiêu cực, hay đúng hơn là tự hại mình, nên kết quả là bất hạnh.

Việc xem xét định nghĩa của cảm xúc phiền não là điều hữu ích. Đó là một tâm trạng khiến cho ta mất sự an lạctự chủ, khi nó phát sinh. Khi mình la hét với ai vì giận họ thì họ có thể bực mình hay không cảm thấy bực mình. Có thể là họ còn không nghe mình nói gì, hay chỉ cười và nghĩ là mình ngu dại, còn mình thì mất đi sự an lạc, cảm thấy không vui, và cảm giác này có thể kéo dài sau khi việc la lối đã chấm dứt từ lâu. Đó là một kinh nghiệm khó chịu, và bởi vì mất sự tự chủ, ta sẽ nói những điều khiến mình hối hận sau này.



Chúng ta hành động như thế bởi vì:

  • Chúng ta không thật sự thấu hiểu luật nhân quả. Chúng ta thường không hiểu rằng nếu mình hành động theo những cách nào đó, dưới sự tác động của phiền não nào thì nó sẽ đem lại sự bất hạnh.
  • Hay chúng ta lầm lạc về luật nhân quả và hiểu nó theo cách ngược lại. Ta hay nghĩ rằng, “Nếu mà la người này thì mình sẽ cảm thấy đỡ hơn.”, nhưng dĩ nhiên sự việc không bao giờ là như vậy. Hoặc giả khi rất lưu luyến ai thì mình có thể nói với họ là, “Tại sao bạn không gọi điện thoại cho tôi thường xuyên hơn, hay đến thăm tôi thường hơn?”, và điều này thường sẽ khiến cho họ lánh xa mình, đúng không? Vì lầm lẫn về cách luật nhân quả vận hành nên ta không thành tựu được điều mình muốn,

Loại vô minh thứ hai của chúng ta liên quan đến thực tại. Vì mê lầm về thực tại mà mình có thái độ phiền não. Một ví dụ của điều này là sự bận tâm cho bản thân, khi luôn luôn nghĩ về mình, về bản thân và tôi. Nó có thể là cách suy nghĩ rất phê phán, vì nó có thể trở thành một hội chứng mà ta cảm thấy mình phải làm người hoàn hảo. Thậm chí khi mình hành động một cách tích cực, cố gắng trở nên hoàn thiện, sắp xếp mọi việc theo thứ tự thì nó trở thành một việc cưỡng ép. Dù điều này có thể mang lại niềm vui tạm thời, nhưng nó sẽ chóng trở thành sự bất mãn, vì ta vẫn nghĩ rằng, “Mình chưa đủ tốt.”, và cứ thúc đẩy mình cải thiện bản thân.

Ví dụ như có một người ham lau chùi, một người muốn dọn dẹp nhà cửa của mình một cách cầu toàn. Họ có ý niệm mê lầm rằng họ có thể kiểm soát tất cả mọi thứ và giữ chúng sạch sẽ, ngăn nắp. Đó là điều bất khả dĩ! Bạn sẽ lau chùi mọi thứ sạch sẽ, hoàn hảo, và cảm thấy hài lòng, rồi thì mấy đứa con của bạn về tới nhà và làm mọi thứ rối tung lên hết; rồi bạn không hài lòng và phải lau chùi lần nữa. Thế là sự việc trở nên thúc bách, và mỗi lần như vậy thì bạn cảm thấy vui một chút, “À, bây giờ thì mọi thứ đã ngăn nắp”, nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất. Bạn luôn luôn tìm ra một chỗ mà mình chưa lau dọn.

Khi những tâm trạng này cứ tái diễn, dù đó là cảm xúc phiền não hay là thái độ phiền não thì bạn sẽ gánh lấy điều gọi là “nỗi khổ bao trùm khắp nơi”, vì cứ lập lại loại hành động thúc bách ấy. Đó là cách mình tạo nên tập khí để nó thật sự khiến cho khó khăn mãi mãi tồn tại.

Nó không chỉ ảnh hưởng mình về mặt tinh thần, mà còn ảnh hưởng về mặt thể chất. Chẳng hạn như, nếu luôn luôn giận dữ thì mình sẽ bị chứng áp suất máu cao, rồi thì bị vết loét vì lo lắng, và v.v... Hay là khó có tinh thần thoải mái, nếu như bạn là người thích lau chùi sạch sẽ. Bạn luôn luôn căng thẳng, vì mọi thứ phải hoàn hảo, nhưng chẳng bao giờ được như vậy.

Cách Tam Vô Lậu Học Loại Trừ Nguyên Nhân Tạo Ra Khó Khăn

Điều mà chúng ta thật sự cần thiếttam vô lậu học:

  • Chúng ta cần có trí tuệ để diệt tâm mê lầm. Chẳng hạn, là một người thích lau chùi thì bạn có ảo tưởng rằng “mọi thứ phải luôn luôn hoàn hảo, sạch sẽ, và mình có thể kiểm soát được tất cả mọi thứ”, bạn sẽ thay thế nó bằng ý nghĩ “dĩ nhiên nhà mình sẽ bị dơ, không ai có thể giữ nhà luôn luôn sạch sẽ”. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, bởi vì đúng như vậy, tuy vẫn lau chùi nhà cửa, nhưng bạn biết rằng mình không cần phải lo lắng thái quá. Các kinh sách truyền thống sử dụng ví dụ dùng lưỡi búa sắc bén để chặt cây.
  • Nếu muốn chặt cây bằng búa thì chúng ta phải liên tục chặt vào một chỗ trên thân cây, đó là định. Nếu tâm luôn luôn sao lãng thì bạn sẽ mất đi trí tuệ ấy, nên chúng ta phải có định, để luôn luôn dùng búa chặt vào đúng một vị trí trên thân cây.
  • Muốn dùng búa thì cần có sức mạnh. Nếu khôngsức mạnh thì thậm chí, bạn không thể cầm cây búa lên, và sức mạnh này xuất phát từ giới.

Nhờ vậy, ta sẽ hiểu cách tam vô lậu học có thể giúp mình khắc phục căn nguyên của vấn đề. Chúng ta có thể áp dụng tất cả những điều nêu ra ở trên mà không cần sự quy chiếu nào dựa vào đạo Phật, nên nó thích hợp cho bất cứ ai. Trước khi tiếp tục thì hãy lãnh hội những gì mình đã học:

  • Ta sẽ sử dụng trí tuệ để nhận thấy sự khác biệt giữa ảo tưởngthực tại, để thấy được nhân quả trong chính hành vi của mình. Khi không có trí tuệ thì hành vithái độ của mình sẽ tạo ra sự bất hạnh, hay một dạng hạnh phúc mà không bao giờ thật sự làm cho mình thỏa mãn.
  • Nếu muốn thấu hiểu những điều ở trên một cách đúng đắn thì cần có định lựccao, để có thể tập trung tinh thần.
  • Nếu muốn phát triển định lực cao thì cần có kỷ luật, để đem tâm trở lại với đối tượng, khi đầu óc lang thang khắp nơi.
  • Chúng ta muốn áp dụng tam vô lậu học để đối phó với khó khăn và cải thiện phẩm chất đời sống.

Tuệ giác chánh mà ta có thể rút tỉa từ tất cả những điều này là niềm hạnh phúcbất mãn mà mình trải nghiệm trong đời sống xuất phát từ tâm mê lầm của chính bản thân. Thay vì đổ thừa người khác, đổ thừa xã hội, kinh tế hay vân vân, đã tạo ra khó khăn cho mình thì hãy chú trọng vào mức độ sâu xa hơn. Hãy xem xét tâm trạng đối phó với những tình huống này. Ta có thể gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhưng ở đây, mình đang nói về cảm giác bất hạnh chung chung, và cảm giác hạnh phúc thoáng qua. Nên nhắm vào mục tiêu cao hơn, một loại hạnh phúc bắt nguồn từ tâm an lạc, là điều lâu dài và ổn định hơn rất nhiều.

Khi gặp khó khăn, chúng ta có thể xuống tinh thầnvô cùng đau khổ, hay có thể đương đầu với nó một cách bình an hơn, bởi vì ta có thể nhìn sự việc một cách rõ rệt, thấy được những yếu tố liên quan trong đó và có cách đối phó với vấn đề, thay vì chỉ thương thân trách phận.

Hãy nghĩ đến trường hợp con của bạn đi chơi vào buổi tối, và bạn rất lo lắng, “Liệu con mình sẽ về nhà an toàn hay không?”. Căn nguyên của sự lo âuđau khổ của ta vẫn là thái độ “Dù sao đi nữa thì mình có thể kiểm soát được sự an toàn cho con của mình”, nhưng dĩ nhiên, đó chỉ là ảo tưởng. Khi con bạn về tới nhà an toàn thì bạn cảm thấy vui mừng, hết lo lắng, nhưng khi nó đi chơi như vậy lần sau thì bạn lại lo âu. Thế thì cảm giác thoải mái đó không kéo dài, đúng không? Rồi thì chúng ta luôn luôn lo sợ, nên cảm giác này kéo dài, bởi vì mình đã khiến nó trở thành một tập khí lo lắng về tất cả mọi sự, và nó sẽ ảnh hưởng sức khỏe của mình. Đó là một trạng thái vô cùng khó chịu.

Chìa khóa thật sự là thấu hiểu rằng nguyên nhân của mọi vấn đề là tâm mê lầm của chính mình. Ta nghĩ rằng những cách hành động nào đó sẽ đem lại hạnh phúc, hay thái độ kiểm soát được tất cả mọi sự là đúng, nhưng đó là sai. Chúng ta sẽ gạt bỏ ý nghĩ này bằng cách nghĩ rằng “đó là điều vô lý!” và chú trọng vào đó.

Video: 41. Sakya Trizin — “Tại Sao Phải Học Phật?”
Xin bấm vào ký hiệu tròn như cái hoa (Settings) ở bên mặt, phía dưới màn hình, rồi bấm chữ “Subtitles/CC” và chọn ngôn ngữ "Vietnamese" để xem phụ đề tiếng Việt.

Tóm Tắt

Việc quán chiếu về bốn sự kiện trong đời sống sẽ khuyến khích chúng ta, bằng cách thấy rằng các vấn đềphiền não không tồn tại một cách cố định, mà chúng có thể được cải thiện, và thậm chí xa hơn, có thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Một khi mình đã đối phó với nguyên nhân tạo khổ thì nỗi khổ sẽ không còn tồn tại, nhưng các nguyên nhân này thì không tự chúng biến mất.

Cách sống một cuộc đời lạ thường là trong bối cảnh tam vô lậu học giới, định và tuệ. Chúng hoạt động cùng một lúc để đưa ta ngày càng đến gần những điều mà mình luôn luôn tìm kiếm, đó là hạnh phúc.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2011(Xem: 254713)
23/10/2010(Xem: 47077)
05/07/2011(Xem: 49633)
17/10/2010(Xem: 39424)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :