Phật Pháp Căn Bản

07/08/20241:01 SA(Xem: 13687)
Phật Pháp Căn Bản

Hòa Thượng Sīlānanda giảng
Hòa Thượng Kim Triệu hiệu đính
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
Khánh Hỷ soạn dịch
Dịch giả và Annanda thiền viện 
1661 w.  Cerritos.  Ave.  Anaheim CA 92802 -  giữ bản quyền
Xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ
Nhà xuất bản Hồng Đức tái bản tại Việt Nam

 phat phap can ban cover 2

PDF icon (4)

Phật Pháp Căn Bản - Tập 1

Phật Pháp Căn Bản - Tập 2



VÀI LỜI CỦA NGƯỜI SOẠN DỊCH

Đây là loạt bài giảng về Phật Pháp Căn Bản đã được Hòa thượng Sīlānanda giảng dạy trong các khóa thiền nhiều nơi như: Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, Mễ Tây Cơ, Mã Lai, Singapore... Mặc dầu được gọi là căn bản nhưng đọc các bài giảng này các bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hữu ích những điều mà các bạn khó tìm thấy trong các sách vở khác nói về đạo Phật, giúp cho kiến văn quí vị được rộng mở hơn. Vì đây là những bài giảng được ghi lại từ những bài thuyết pháp của Hòa thượng chứ không phải từ những sách do ngài viết nên nhiều khi có nhiều phần chưa nói đầy đủ lắm và có nhiều bài lập lại những ý đã nói trước đây. Trong khi soạn dịch các bài giảng này chúng tôi thường xuyên tham vấn với Hòa thượng, đồng thời được Hòa thượng cho phép bổ túc những chi tiết đã có trong những bài pháp khác để bài giảng được đầy đủ và giúp người đọc dễ hiểu hơn. Trong loạt bài này quí vị sẽ biết được đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật, chứ không phải là một nhân vật tưởng tượng, huyền thoại. Đầu tiên chúng ta sẽ học về Tam Bảo, Tam quy v.v… Những đề tài chúng ta sẽ học là những bài có lẽ nhiều vị đã học qua rồi, nhưng chúng tôi hy vọng có một số đề tài các bạn cần hiểu một cách rõ ràng và kỹ càng hơn. Như vậy, có nhiều điều các bạn đã hiểu rồi và cũng có những điều mới mẻ lâu nay bạn không để ý đến. Có những điều bạn đã biết, nhưng xin các bạn cũng nên kiên nhẫn vì nghe những điều mình đã biết rồi sẽ giúp cho sự hiểu biết của các bạn được rõ ràngchắc chắn hơn

Những điều căn bản trong Phật Giáo đầu tiên chúng ta cần biết là: Phật là ai, Phật Tử là gì, Đức Phật đã dạy những gì. Chúng ta cũng cần biết ai đã giữ gìntruyền bá Giáo Pháp từ thế hệ này sang thế hệ khác và truyền thừa cho đến ngày hôm nay. Tóm lại, Chúng ta cũng sẽ học để biết thế nào là Phật, Pháp, Tăng v.v…

Phật Pháp Căn Bản - Tập 1

1. Giới Thiệu Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng
2. Cuộc Đời Đức Phật
3. Tứ Diệu Đế
4. Bát Chánh Đạo
5. Giảng Giải Thêm Về Bốn Tầng Thiền Định (Jhana)
6. Nghiệp
7. Nghiệp Chứa Ở Đâu?
8. Có Thể Biến Cải Quả Của Nghiệp Không?
9. Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Kamma (Nghiệp)
10. Tìm Hiểu Về Nghiệp (Tiếp Theo)
11. Một Số Câu Hỏi Liên Quan Đến Nghiệp
12. Lợi Ích Của Sự Hiểu Biết Luật Nghiệp Báo
13. Các Loại Nghiệp
14. Lý Duyên Sinh
15. Luật Duyên Hệ Duyên
16. Hướng Dẫn Hành Thiền
17. Thiền Tha Thứ
18. Thiền Từ Ái (Niệm Tâm Từ)
19. Thực Hành Thiền Tha Thứ Và Thiền Từ Ái

Phật Pháp Căn Bản - Tập 2

20. Đặc Tính Siêu Việt Của Phật Giáo
21. Các Hạng Chúng Sinh Trên Đường Giải Thoát
22. Con Đường Giải Thoát
23. Hai Loại Quy Y
24. Quy Y Siêu Thế
25. Thiền Định (Samatha)
26. Thiền Minh Sát (Vipassanā)
27. Tông Phái Và Kết Tập Tam Tạng
28. Vô Ngã
29. Phụ Lục – Hãy Tìm Hiểu Tôn Giáo Này
30. Hướng Dẫn Hành Thiền

31. Thực Hành Thiền Tha Thứ Và Thiền Từ Ái

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2011(Xem: 254709)
23/10/2010(Xem: 47076)
05/07/2011(Xem: 49633)
17/10/2010(Xem: 39423)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :