Tài Sản Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo

08/08/20211:00 SA(Xem: 7752)
Tài Sản Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo
Thiện Phúc
TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CON PHẬT
THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO 
 
tai san cua nguoi con phat - thien phuc
Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.


Mục Lục
Mục Lục   
Lời Đầu Sách           
Chương Một: Biết Sống Với Chân LýTài Sản Lớn Nhất Của Người Phật Tử 
Chương Hai: Tâm Bình Thường Là Tài Sản Lớn Nhất Của Người Con Phật   
Chương Ba: Gia Tài Phẩm Hạnh Của Người Con Phật    
Chương Bốn: Luôn Biết Quay Lại Với Chính Mình    
Chương Năm: Biết Tu Hành Giải Thoát      
Chương Sáu: Tài Sản Của Người Con Phật Là Ngọn Đuốc Tuệ Chánh Pháp 
Chương Bảy: Biết Tự Chiến Thắng Mình    
Chương Tám: Luôn Biết Phản Quang Tự Kỷ      
Chương Chín: Người Con Phật Và Hạnh Lắng Nghe    
Chương Mười: Biết Được Giá Trị Thật Của Đời Người    
Chương Mười Một: Biết Tu Tập Sửa Đổi Chính Mình    
Chương Mười Hai: Biết Tại Sao Chúng Ta Gây Tội Tạo Nghiệp   
Chương Mười Ba: Người Con Phật Luôn Biết Cư Trần Lạc Đạo   
Chương Mười Bốn: Người Con Phật Luôn Biết Sống Đời  Thiện Hạnh 
Chương Mười Lăm: Người Con Phật Luôn Biết Chăn Giữ Tâm Mình    
Chương Mười Sáu: Hành Trang Lên Đường  
Chương Mười Bảy: Người Con Phật Luôn Có Kim Cang Chánh Niệm   
Chương Mười Tám: Tài Sản Của Người Con Phật Là Tâm Bồ Đề  
Chương Mười Chín: Người Con Phật Luôn Sống Với Tri Kiến Phật   
Chương Hai Mươi: Người Con Phật Luôn Biết Tự Hồi Đầu  
Chương Hai Mươi Mốt: Người Con Phật Luôn Biết Tự Chuyển Hóa Mình  
Chương Hai Mươi Hai: Nơi Cao Siêu Tột Cùng Của Đạo Phật  
Chương Hai Mươi Ba: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Từ Bỏ Tham Sân Si 
Chương Hai Mươi Bốn: Người Con Phật Luôn Biết Thời Gian Không Chờ Đợi Ai   
Chương Hai Mươi Lăm: Người Con Phật Luôn Biết Thỉnh Phật Trụ Thế  
Chương Hai Mươi Sáu: Biết Đường Vào Tòa Đa Bảo    
Chương Hai Mươi Bảy: Người Con Phật Luôn Biết Đem Đạo Phật Vào Đời Sống   
Chương Hai Mươi Tám: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Tìm Cách Đối trị Phiền Não  
Chương Hai Mươi Chín: Luôn Biết Được Đây Là Khổ Kia Là Con Đường Thoát Khổ    
Chương Ba Mươi: Luôn Biết Tu Tập Trong Chướng Duyên Nghịch Cảnh   
Chương Ba Mươi Mốt: Luôn Sống Tu Với Cốt Lõi Đạo Phật  
Chương Ba Mươi Hai: Luôn Nhớ Biết Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Ý    
Chương Ba Mươi Ba: Luôn Ghi Nhớ Bức Thông Điệp Vô Giá Của Đức Phật 
Chương Ba Mươi Bốn: Người Con Phật Luôn Biết Rõ Tiến Trình Của Nghiệp   
Chương Ba Mươi Lăm: Luôn Biết Rõ Ai Chịu Trách Nhiệm Cho Nghiệp Của Chính Mình?  
Chương Ba Mươi Sáu: Người Con Phật Luôn Biết Rõ Bạn Gặt Những Gì Bạn Gieo 
Chương Ba Mươi Bảy: Luôn Biết Tránh Làm Điều Bất Thiện Và Luôn Tu Tập Thiện Pháp 
Chương Ba Mươi Tám: Người Con Phật Luôn Biết Áp Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống        
Chương Ba Mươi Chín: Tài Sản Của Người Con Phật Là Tứ Diệu Đế    
Chương Bốn Mươi: Tài Sản Của Người Con Phật Là Bát Thánh Đạo   
Chương Bốn Mươi Mốt: Người Con Phật Luôn Biết Rõ Sự Vận Hành Của Thập Nhị Nhân Duyên   
Chương Bốn Mươi Hai: Tài Sản Người Con Phật Là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo 
Chương Bốn Mươi Ba: Người Con Phật Luôn Hành Trì Ngũ Giới  
Chương Bốn Mươi Bốn: Người Con Phật Luôn Thọ Trì Bát Quan Trai Giới    
Chương Bốn Mươi Lăm: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Tinh Tấn Tu Tập    
Chương Bốn Mươi Sáu: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Vâng Giữ Tứ Y Pháp 
Chương Bốn Mươi Bảy: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Y Theo Pháp Mà Tu Hành 
Chương Bốn Mươi Tám: Người Con Phật Luôn Biết Rõ Lợi Ích Của Việc Ăn Chay 
Chương Bốn Mươi Chín: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Không Thối Chuyển    
Chương Năm Mươi: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Thiểu Dục Tri Túc    
Chương Năm Mươi Mốt: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Thấy Được Tai Hại Của Dục Lạc  
Chương Năm Mươi Hai: Người Con Phật Luôn Nhớ Không Có Gì Để Mà Tầm Cầu            
Chương Năm Mươi Ba:  Người Con Phật Luôn Cố Gắng Cầu Pháp           
Chương Năm Mươi Bốn: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Nhớ Rõ Lý Nhân Duyên     
Chương Năm Mươi Lăm: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Nhớ Về Con Đường Diệt Khổ    
Chương Năm Mươi Sáu: Tài Sản Của Người Con Phật Là Những Trọng Giới Trong Tu Tập Bồ Tát Đạo  
Chương Năm Mươi Bảy: Tài Sản Của Người Con Phật Là Những Giới Nhẹ Trong Tu Tập Bồ Tát Đạo  
Chương Năm Mươi Tám: Biết Thế Nào Là Tu Tại Gia
Chương Năm Mươi Chín: Biết Ý Nghĩa Của Việc Lễ Lạy  
Chương Sáu Mươi: Biết Ý Nghĩa Của Việc Thờ Cúng   
Chương Sáu Mươi Mốt: Cố Gắng Làm Được Một Phật Tử Thuần Thành   
Chương Sáu Mươi Hai: Tài Sản Của Người Con Phậ Là Biết Đời Sống, Giới Luật Và Sự Tu Hành Của Một Vị Bồ Tát Tại Gia  
Chương Sáu Mươi Ba: Biết Tu Tập Theo Kinh Thi Ca La Việt  
Chương Sáu Mươi Bốn: Tài Sản Lớn Nhất Là Tam Bảo  
Chương Sáu Mươi Lăm: Tài Sản Lớn Nhất Là Biết Quy Y Tam Bảo  
Chương Sáu Mươi Sáu: Luôn Cố Gắng Tu Thiệt Tình  
Chương Sáu Mươi Bảy: Tài Sản Lớn Nhất Là Biết Sám Hối Tam Nghiệp  
Chương Sáu Mươi Tám: Tài Sản Lớn Nhất Là Tứ Trọng Ân   
Chương Sáu Mươi Chín: Tài Sản Lớn Nhất Là Tứ Vô Lượng Tâm  
Chương Bảy Mươi: Biết Rõ Những Điều Khó Và Những Điều Không Thể Đạt Được 
Chương Bảy Mươi Mốt: Những Khảo Đảo Cũng Là Những Tài Sản Lớn Trong Tu Tập Hằng Ngày  
Chương Bảy Mươi Hai: Tài Sản Của Người Con Phật Là Thông Hiểu Và Trì Giữ Giới Luật  
Chương Bảy Mươi Ba: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Tu Tập Để Làm Người Có Trí Tuệ     
Chương Bảy Mươi Bốn: Người Con Phật Luôn Cảnh Giác Những Thử Thách Trên Bước Đường Tu Tập  
Chương Bảy Mươi Lăm: Người Con Phật Luôn Biết Để Cho Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta  
Chương Bảy Mươi Sáu: Người Con Phật Luôn Luôn Cảnh Giác Có Một Thứ Đạo Phật Chết 
Chương Bảy Mươi Bảy:  Người Con Phật Luôn Biết Cảnh Giác Ai Là Thiện tri Thức Và Ai Là Ác Tri Thức    
Chương Bảy Mươi Tám: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Không Để Mờ Mịt Về Nhân Quả 
Chương Bảy Mươi Chín: Người Con Phật Luôn Biết Tiết Độ Trong Cuộc Sống Và Tu Tập  
Chương Tám Mươi: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Không Thấy Lỗi Người       
Chương Tám Mươi Mốt: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Sống Trong Diệu Pháp      
Chương Tám Mươi Hai: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Lắng Nghe Lời Thuyết Pháp Của Vạn Hữu  
Chương Tám Mươi Ba: Người Con Phật Luôn Cố Gắng Giác Ngộ Trong Cuộc Sống Và Cuộc Tu Hằng Ngày   
Chương Tám Mươi Bốn: Tài Sản Không Thể Nghĩ Bàn Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo    
Tài Liệu Tham Khảo    

Lời Đầu Sách

Khi nói đến tài sản, ở đây chúng ta muốn nói đến tài sản tinh thầnđức Phật đã để lại cho nhân loại nói chung, và cho những người con Phật nói riêng. Hai mươi sáu thế kỷ về trước, đức Phật đã thị hiện nhằm Khai Thị cho chúng sanh Ngộ Nhập tri kiến Phật để cuối cùng cũng được giác ngộgiải thoát như Ngài. Ngài đã để lại cho nhân loại một kho tàng đồ sộ về tri kiến cho sự giác ngộ. Đó là bộ Tam Tạng Kinh Điển: Kinh-Luật-Luận. Đây là gia tài chẳng những của chư Tăng Ni, mà còn cho người tại gia. Tuy nhiên, phải thật tình mà nói, người tại gia luôn bận rộn với nhiều gia vụ trong xã hội loạn động hôm nay, nên khó lòng mà thừa hưởng hết được cả một gia tài đồ sộ và quí báu này. Chính vì vậy mà người tại gia lúc nào cũng hết lòng hộ trì Tam Bảo, trong đó cúng dường đến chư Tăng Ni được đặt lên hàng đầu, những mong những vị này có thật nhiều thì giờ tu tập và chỉ tu tập cho đến rốt ráo mà thôi, rồi đem những gì qua tu tập mà mình có được từ cái gia tài quí báu ấy đem ra chia sẻ lại cho người tại gia. Được như vậy thì cả chư tăng Ni và người tại gia đều được lợi lạc

Thật tình mà nói, nếu đem cả gia tàiđức Phật đã để lại cho chúng ta ra để mà nói, e rằng quảng thời gian của một đời người chắc không thể nào nói hết cho được. Chính vì vậy mà dẫu biết rằng ngày nay đã có quá nhiều sách viết Phật giáo, tác giả cũng xin mạo muội ghi lại một số tài sản lớn tiêu biểu trong quyển sách nhỏ mà theo thiển ý thì đây là Tài Sản Lớn Nhất Đời Người. Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bảy loại tài sản của các bậc Thánh, đó là: tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tàihuệ tài. Tín tài là đức tin nơi chân lý nhân quả. Giới tài là tin tấn tấn làm những điều tốt lành cho mình và tha nhân. Tàm quý tài là biết hổ với bên ngoài và thẹn với bên trong. Văn tài là học nhiều và hiểu rộng giáo pháp nhà Phật. Thí tài là biết lấy của cải, quần áo, thức ăn, ruộng nương, nhà cửa, châu báubố thí. Tài thí là thí của cải vật chất như thực phẩm, quà cáp, vân vân. Tài thí bao gồm nội thí và ngoại thí. Ngoại thí là bố thí kinh thành, của báu, vợ con... Nội thí là Bồ Tát có thể cho cả thân thể, đầu, mắt, tay chân, da thịt và máu xương của mình cho người xin. Tuệ tài là sức mạnh của trí năng (sức mạnh của trí tuệ), dựa vào chân lý Tứ Diệu Đế dẫn đến nhận thức đúng và giải thoát.

Phật tử thuần thành, nhất là người tại gia, nên luôn nhớ rằng không có loài hữu tình nào, vì được tài sản thành tựu mà được sanh lên thiện thú hay Thiên giới. Chính vì vậychúng ta ai lại chẳng muốn chọn cho mình một cuộc sống hướng thượng và cuộc tu tự tại với đầy đủ bảy thứ tài sản của các bậc Thánh, nhưng trong xã hội văn minh vật chất hôm nay có lắm người chỉ biết cái thế trí biện thông để nói chứ không chịu làm. Bao nhiêu kinh Phật họ cũng đều đọc hết, nhưng đọc để chơi cho vui qua ngày tháng chứ không phải đọc để thấu lý rồi từ đó y nương theo mà tu hành. Kỳ thật, những hạng ấy tính tình cao ngạo hơn trời, nhưng âm chất lại mỏng thua tờ giấy quyến. Xã hội hôm nay sở dĩ phải đắm chìm trong xáo trộn cũng tại vì những con người sống say chết mộng, nói hay làm dở nầy. Những hạng nầy lúc nào cũng biện giải hý luận, lúc nào cũng dương dương tự đắc và luôn cho những lý luận của mình là siêu phàm nhập Thánh. Kỳ thật, ngay cả những việc thật bình thườngtối thiểu của một người con Phật như ngũ giới, họ vẫn chưa giữ được và cũng chưa hề có ý định trì giữ những giới nầy bao giờ. Bệnh ba hoa chích chòe, ăn nói khoác lác đã trở thành thông bệnh cho rất nhiều Phật tử hôm nay. Chính vì nhìn thấy và đoán biết tâm địa của chúng sanh trong thời mạt pháp nên Đức Từ Phụ đã dạy trong Kinh Tuệ Giác: “Tất cả các pháp đều vô thường, đau khổvô ngã. Con đường diễn biến từ quá khứ đến hiện tại chính là nguồn gốc của sanh, lão, bệnh, tử. Tất cả những đau khổ nầy đều do tâm si mê u muội của những con người cao ngạo, suốt đời chỉ biết có nhàn đàm hý luận, chỉ biết nói chứ chưa bao giờ biết làm.” 

Thật tình mà nói, Phật và chúng sanh đã từng một thời có cùng một bản tánh, nhưng Phật đã thành Phật, còn chúng sanh vẫn lặn ngụp, lăn trôi trong tam đồ lục đạo. Một thuở một kiếp nào đó, Phật Tổ cũng lang thang trong ba nẻo sáu đường, nhưng những cảnh sanh, lão, bệnh, tử bên ngoài thành Ca Tỳ La Vệ đã là những cú sốc mạnh làm động não tâm tư  của một chúng sanh mong muốn vươn lên làm Phật. Sau khi giác ngộgiải thoát, Phật Tổ đã khẳng định: “An vui không thể có trong dục lạcdục lạc là nguồn gốc của mọi khổ đau phiền nãolo âu. Không có bất cứ thứ gì trong cõi Diêm Phù Đề nầy có thể thỏa mãn được lòng tham dục của con người.” Lời dạy dỗ của Thế Tôn vẫn còn như vang vọng đâu đây, nhưng hãy suy gẫm lại đi hỡi những người con Phật! Hãy tự hỏi lòng mình xem coi tại sao Thế Tôn đã thành Phật gần 26 thế kỷ rồi, mà mình vẫn còn lặn ngụp lăn  trôi. Hôm nay có cơ duyên làm người, nhưng chưa biết ngày mai sẽ phải làm con gì? Con trùng, con dế, hay con trâu, con bò, con heo? Tại sao một thời Thế Tôn cũng nghiệp duyên trĩu nặng, thế mà giờ nầy Ngài đang ngự trị nơi Niết Bàn tịnh tịch, còn chúng ta vẫn tiếp tục sống trong mê mờ. Trong các kinh điển Phật, Đức Từ Phụ đã dạy quá rõ ràng về cuộc sống an vui hạnh phúc và cuộc tu tự tại giải thoát. Chúng sanh, nhứt là con người cứ mãi trầm thống khổ đau vì những nhận thức sai lầm, từ đó chúng ta cam tâm nhận giả làm chơn, nhận tà làm chánh, nhận ác làm thiện, nhận vô thường giả tạm làm chơn như vĩnh hằng chính vì vậy mà những sự việc xảy ra trên đời, có người lấy làm vui thích, có người lại không tán thán. Lại có những việc có người cho là khổ trong khi người khác lại vui vẻ thực hành. Chẳng hạn như có người cho rằng chay lạt khó nuốt và giới luật khó giữ, trong khi có người thì luôn trường trai giữ giới. Ai muốn nghĩ sao thì cứ nghĩ, nhưng với người con Phật, những lời dạy dỗ của Thế Tôn luôn là kim chỉ nam cho cuộc sống an vui hạnh phúc và cuộc tu giải thoát, không thể nghĩ bàn. Trong Kinh Hạnh Phúc, Đức Phật dạy: “Những tham cầu thỏa mãn sở thích nhất thời chỉ là những nhân của khổ đau phiền não về sau nầy mà thôi.” Người con Phật muốn sống an vui hạnh phúc phải luôn tu tỉnh, phải luôn sống lương thiện, không làm việc ác, phải lấy cái vui của người làm cái vui của mình, luôn sống phù hợp với đạo lý xã hội. Người con Phật nên luôn nhớ rằng cuộc sống an vui hạnh phúc của mình liên quan mật thiết với sự an vui và hạnh phúc của người, vì muốn được an vui hạnh phúc mà gây khổ đau phiền não cho người là chuyện nghịch lý. Nếu mình không muốn ai trộm cắp của mình thì mình đừng trộm cắp của ai. Nếu mình không muốn ai sân hận với mình thì mình đừng sân hận với ai. Nếu mình không muốn ai làm tổn hại mình thì mình đừng làm tổn hại ai. Chính vì không muốn sát sanh hại vật mà người Phật tử ăn chay. Trong Kinh A Hàm, Đức Phật dạy: “Ly dục để sanh hỷ lạc là tâm ý của người thoát tục” nghĩa là nếu tránh xa được ngũ dục trần thế (sắc, thanh, hương, vị, xúc) hay tài sắc danh thực thùy sẽ có được cái vui của người thoát tục. Cuộc sống an vui và hạnh phúc của người con Phật là cuộc sống sáng suốt chứ không si mê theo thường tình thế tục. Con người ấy luôn tự phản tỉnh, luôn thấy rõ từng tâm niệm của mình, niệm tham, niệm sân, niệm tà kiến vừa khởi lên liền biết nên không chạy theo. Người có cuộc sống an vui và hạnh phúc luôn tự thắng mình, luôn thắng những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến, luôn được an ổn và có mối quan hệ vui vẻ với tha nhân. Con người ấy luôn tỉnh thức từng giây từng phút. Con người ấy luôn biết rằng nếu không khéo trong cuộc sống hằng ngày thì phiền nãovô minh sẽ khống chế và tăng trưởng, mà một khi phiền não vô minh tăng trưởng thì khổ đau trầm thống sẽ liền theo sau như bóng theo hình. Hơn thế nữa, con người ấy luôn lấy an vui hạnh phúc của người làm an vui và hạnh phúc của chính mình, luôn làm lợi ích cho tha nhân, luôn khuyên nhủ người khác với những giáo lý sống tu tuyệt vời của nhà Phật. Người có cuộc sống an vui hạnh phúc luôn làm con Phật chứ không làm những tên cùng tử quên mất kho báu nhà mình, lang thang phiêu bạt trong nghèo cùng rách rưới. Đức Phật đã dạy quá rõ ràng ai trong chúng ta cũng đều có sẵn một ông Phật, nhưng khổ nỗi vì bị vô minh trấn áp nên chúng ta quên mất ông Phật ấy để chạy theo vọng tưởng rồi tạo hết nghiệp nầy đến nghiệp khác để cứ mãi trầm luân trong ba nẻo sáu đường. Người con Phật muốn sống an vui và hạnh phúc phải nghe theo lời Phật dạy, phải biết vọng tưởng là không thật nhưng lại có khả năng dẫn mình đi mãi trong luân hồi sanh tử và khổ đau phiền não, vì vậy mà từ nay quyết định quay về sống với ông Phật nơi chính mình chứ không tiếp tục đuổi hình bắt bóng nữa. Người con Phật hãy lắng lòng suy gẫmhành trì những lời Phật dạy trong cuộc sống cuộc tu hằng ngày để thấy rằng sống tu theo đạo Phật thật đơn giảnbình dị như Phật Tổ năm xưa. Giáo lý nhà Phật chưa bao giờ dạy ai trốn chạy những vô thường và khổ đau phiền não. Phật đã dạy rõ ràng rằng tu theo Phật là đem thân tâm mà dung nhiếp và thanh lọc khổ đau. Phật không tự xưng là toàn năng để bắt ép ai phải theo Ngài để được Ngài ban cho cuộc sống an lành hạnh phúc. Tuy nhiên, từ vô lượng kiếp chúng sanh đã lăn trôi trong vô lượng phiền não ràng buộc làm cho cuộc sống ngày càng trở nên khốn đốn và khổ não hơn. Lại không có duyên lành và phước đức nên lúc nào cũng quay cuồng trong cơn “túy sanh mộng tử.” Thế nên muốn cầu an vui hạnh phúc trong cuộc sống, hay tự tại giải thoát trong cuộc tu, con đường tu Phậtcon đường độc đạo. Thế nhưng ngay cả những người tự xưng là con Phật, lại lắm khi đi ngược lại những lời Phật dạy. Thay vì dung nhiếp và thanh lọc khổ đau phiền não thì chúng ta lại u mê trốn chạy chúng. Thay vì chấp nhận tha nhân với những dị biệt để cùng nhau sống tu hài hòa thì chúng ta lại chống báng lẫn nhau. Người con Phật hãy lắng lòng nghe lời Phật dạy: “Muốn sống an vui hạnh phúc, muốn tu giải thoát, từ bi hỷ xả, nhu hòa nhẫn nhục, và khiêm cung từ tốn là những bước đi vững chắc cho mọi người. Lấy nhu hòa điều phục cường bạo, lấy nhẫn nhục đối đãi kẻ sân hận, lấy khiêm cung từ tốn đáp lại những kẻ cống cao ngã mạn, lấy quảng tâm bố thí trao cho những kẻ tham lam bỏn sẻn, lấy từ bi trao cho kẻ cùng hung cực ác, lấy hỷ xả đáp lại người câu chấp định kiến.” Người con Phật phải luôn nhớ như vậy để luôn cần tu nghiệp lành chứ không để cho việc đời lôi cuốnthời gian luống qua, chợt khi gió vô thường thổi qua, hối tiếc cũng không còn kịp nữa. Nên nhớ rằng tất cả tội phước trên đời nầy đều do chính tâm nầy tạo ra, như vậy an lạc hạnh phúc hay khổ đau phiền não cũng do chính tâm nầy mang lại. Thế nên người con Phật lúc nào cũng phải cẩn trọng, lúc nào cũng phải tỉnh thức trong chánh niệm chứ không thể một giây một phút dể duôi, hoặc học được một ít, thiền được vài cử, tụng được vài biến kinh, trì được đôi câu chú đã vội cho là đủ, rồi rong ruổi đó đây đem phàm tâm loạn tưởng ra nhàn đàm hý luận. Làm như vậy chẳng những cuộc sống hiện tại không an vui hạnh phúc, mà coi chừng trạm dừng chân kế tiếp sẽ phải là thiết vi hay vô gián địa ngục nữa là khác.

Dẫu biết đời là bể khổ với đủ đầy vui, buồn, thương, ghét, mong ham, mừng giận; tuy nhiên, nếu chúng ta biết quay lại với chính mình mà sống thật tỉnh thức thì tất cả mọi hệ lụy của thất tình lục dục sẽ bị triệt tiêu, chúng đến chúng đi không còn là những rai rức đối với chúng ta nữa. Người con Phật phải luôn nhớ những lời di huấn cuối cùng của Phật Tổ: “Không có sự giải thoát nào, không có sự thanh lọc nào có thể thực hiện được nếu không cố gắng tự tâm tự thân. Con đường khả dĩ đi đến giác ngộ là tự xoay lại với chính mình, tự kiểm soát những hành vi hằng ngày của chính mình, tự thanh lọc những uế trược trong tâm ý của chính mình.” Nói gì thì nói, căn bảncốt lõi của người tu Phật muốn an vui hạnh phúc lúc tại gia, hoặc tự tại giải thoát lúc xuất gia vẫn là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý.” Nếu nói thế thì có người sẽ cho rằng đây là sơ cơ tu thấp. Vâng! Người con Phật đừng nói đừng rằng, hãy quay ngay về chỗ “sơ cơ tu thấp” nầy mà tu rồi sẽ thấy. Con đường dẫn tới an vui hạnh phúcan nhiên tự tại phải là con đường quay về chiến đấu với chính mình. Chính Đức Từ Phụ đã khẳng định: “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng chính mình mới là chiến công vẻ vang oanh liệt nhất.” Những con người “túy sanh mộng tử” đang đi trong vô minh với chất chồng những “nhàn đàm hý luận,” hãy quay về soi rọi lại chính mình. Luôn nhớ rằng Phật khai sanh ra những giáo lý nhà Phật không nhằm mục đích nhàn đàm hý luận. Giáo lý ấy sẽ không được gọi là thậm thâm vi diệu nếu không được đem ra phục vụ cho cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc, cũng như cuộc tu an nhiên tự tạigiải thoát. Chúng ta không bác bỏ những hình thức bề ngoài như lễ bái, chùa chiền vì tất cả đều là tài sản của chúng ta; tuy nhiên, di huấn cuối cùng của Đức Từ Phụ vẫn là “hãy tự mình đốt đuốc lên mà đi, hãy quay về nương tựa nơi chính mình nếu muốn sống hạnh phúc và tu giải thoát.” Trước khi nhập diệt, Đức Thế Tôn đã ân cần vạch rõ cho hàng hậu bối thấy rõ rằng mọi loài chúng sanh đều có khả năng kiến tạo cho mình một ánh đuốc rực rỡ để lúc nào cũng đi được trên con đường an vui hạnh phúc. Người con Phật chơn thuần muốn đi trên con đường an vui hạnh phúc phải luôn trang bị cho mình một ánh đuốc, nếu ánh đuốc ấy chưa có khả năng giúp ta trực chỉ Tây Phương Cực Lạc hay Phật quốc, thì ít ra nhờ ánh đuốc ấy mà chúng ta thấy được những trầm thống khổ đau và phiền não của các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanha tu la, để từ đó tinh tấn tu hành sao cho ít nhất trong đời kế tiếp được trở lại làm người mà tiếp tục tiến tu. Người con Phật nên luôn nhớ rằng dù tu pháp môn nào, dù Thiền, Tịnh, Mật hay Luật tất cả chỉ là phương tiện giúp ta tịnh lự để có khả năng phản quang tự kỷ, từ đó thấy mình đang vướng gì và mình cần tu những gì để có thể vượt thoát khỏi những vướng mắc nầy, để rồi cuối cùng đi được trên con đường “an vui hạnh phúc” để một ngày không xa nào đó có khả năng nắm tay chư Phật thong dong trên đường giải thoát. Người con Phật phải luôn cẩn trọng ở điểm nầy để không vướng mắc vào những phương tiện mà Phật đã đặt ra cho chúng ta tu hành. Tất cả các pháp môn chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh của hàng xuất giathành Phật, còn cứu cánh của hàng tại gia là phải thảnh thơi đi về trên đường “an vui và hạnh phúc.” Ngay cả “đầu tròn áo vuông” cũng chỉ là phương tiện bề ngoài không hơn không kém. Ngày xưa có những bậc sa môn “đầu bù tóc rối với râu ria xồm xoàm” như Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thế mà Ngài vẫn được vua Lương Võ Đếmọi người tôn kính. Ở đây không phê bình hay biện giải về Thiền, niệm Phật hay mật chú, xuất gia hay tại gia, vì tất cả đều là phương tiện, ai có cơ duyên với pháp môn nào thì tu theo pháp môn đó, chứ đừng niệm được vài câu lục tự Di Đà lại vội chê người tu thiền, tu mật hay tu Luật. Nên nhớ tất cả những thứ nầy chỉ có một công dụng duy nhất là giúp cho chúng ta tỉnh lặng hay lắng đọng tất cả những cặn cáu để từ đó phản quang tự kỷ thấy coi mình vướng gì và cần tu những gì để sống an vui hạnh phúc và tu giải thoát. Tất cả những pháp môn cũng giống như những chiếc bè, ai muốn dùng loại bè nào cứ dùng, nhưng đừng cố chấp vào chiếc bè mà quên mất cứu cánh, thậm chí lắm khi còn khởi sanh ngã mạn cống cao rồi biến thành khinh sư chê đạo, hay vô tình hủy báng giáo pháp cao thượng mà mình đang theo đuổi. Người con Phật nên luôn nhớ rằng chìa khóa chính cho người con Phật mở cửa đi vào cuộc sống an vui hạnh phúc và cuộc tu an nhiên tự tại là sống tu tỉnh thức trong luật “nhơn quả.” Đã sanh ra làm chúng sanh, dù là người hay là thú, mình sẽ phải gặt hái hậu quả của những gì mà mình đã gieo, không có ngoại lệ. Chính vì thế mà Đức Thế Tôn hằng khuyến tấn người tại gia phải ráng giữ tam quy ngũ giới, hoặc hành trì thập thiện. Phật đã dạy trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới rằng: “Thiện nam tín nữ chỉ cần quay lưng lại với sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ và những chất cay độc thì cuộc sống phải là an vui và hạnh phúc.” Người tại gia nên luôn nhớ rằng vì phước mỏng, nghiệp nhiều, duyên thiếu, nên đời kiếp nầy dù được làm người nhưng vẫn chưa được cơ may xuất trần trọn vẹn, thế nên chúng ta phải dụng công tu tâm dưỡng tánh, phải y nương theo bốn trạng thái cao thượng (từ bi hỷ xả) mà Đức Từ Phụ đã truyền trao, phải nhiếp tâm tu trì công đức, phước đức để hóa giải dần những ác nghiệp đã tạo gieo từ vô lượng kiếp. Để nếu chưa đủ thiện duyên xuất gia thoát trần trong kiếp nầy thì vẫn được tái sanh làm một con người trọn lành trong kiếp lai sanhtiếp tục tiến tu. Trước khi làm bất cứ chuyện gì phải nên nghĩ đến hậu quả của nó, phải luôn mang bốn cái tâm lớn mà Phật đã trao truyền vào cuộc sống cuộc tu hằng ngày của mình và của người, luôn ban vui cho tha nhân bằng tình thương tỏa rộng không phân biệt, luôn tìm cách cứu khổ cũng như làm vơi đi những não phiền của tha nhân, thấy ai đói thì giúp miếng ăn, thấy ai khát thì giúp cho thức uống, thấy ai lạnh thì giúp cho manh quần tấm áo, thấy ai lo lắng sợ hãi bèn phát tâm an ủi vỗ về. An vui và hạnh phúc thật sự của con người vẫn là cái tâm hoan hỷ, hoan hỷ khi gặp được người tốt, hoan hỷ khi gặp được chơn sư lương hữu, hoan hỷ khi gặp được chánh pháp. Ngoài ra, an vui và hạnh phúc là những người có tâm rũ bỏ tất cả những phiền trược của trần thế, tâm người ấy không chấp trước, thân không giữ riêng cho mình bất cứ thứ gì. Người con Phật hãy ráng làm người không nhiễm trược, không nhiễm trược cả thân lẫn tâm; chấm dứt mọi hệ lụy của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Có người cho rằng đạo lý nhà Phật vượt ngoài khả năng thành đạt của con người. Vâng! Sự suy nghĩ như vậy cũng phải, nhưng chỉ phải với những con người không chịu phấn đấu, những con người đầu hàng hoàn cảnh, rồi từ đó tự phó thác mình cho những lý luận mù quáng, tự phó thác mình cho cái mà mình chưa bao giờ biết, chưa bao giờ thấy, để rồi buông tay nhắm mắt tận hưởng những thú vui trần tục.

Tóm lại, tất cả những ai có cơ duyên thừa hưởng được tài sảnđức Phật đã để lại cũng đều có cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Những người này luôn bỏ ác làm thiện; ở thân không sát sanh, trộm cắp, tà dâm; ở khẩu không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời độc ác hay thêu dệt; ở ý thì không tham lam, không sân hận, không si mê, tà kiến, biên kiến. Tuyệt đối không sa hầm vướng bẫy của bọn ma trơi “nhàn đàm hý luận,” nói hay làm dở, quyết không đến chùa với tâm ngã mạn cống cao. Người muốn đi trên con đường an vui và hạnh phúc nên luôn nhớ rằng đạo Phật và những giáo lý tuyệt vời của nhà Phật là để sống để tu chứ không phải để nhàn đàm hý luận. Người con Phật nên luôn nhớ hễ ai làm chủ được tâm mình lúc sống thì lúc mạng chung cũng sẽ làm chủ được tâm mình. Bên cạnh đó, cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc của người con Phật không thể thiếu vắng ân tình hiếu hạnh, ân cha, nghĩa mẹ, công thầy, và ân chúng sanh mọi loài. Người con Phật chơn thuần chí tâm chí thành tu tập sẽ không dừng lại ở cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc; không dừng lại ở ngũ giới, thập thiện, cũng không dừng lại ở những ân tình hiếu hạnh. Người con Phật phải nhận rõ chân tướng của khổ đau phiền não để dung nhiếp, thanh lọc và biến chúng thành những ao sen ngát hương ngay trong cõi Ta Bà nầy. Chúng ta phải thấy cho được bộ mặt thật của vô minh, mắc xích căn bản dẫn tới hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, hữu, thủ, sinh, lão, tử. Vì vô minhchúng ta cho rằng những đối đãi giữa tâm và cảnh là thật, rồi từ đó sanh ra ưa ghét, từ ưa ghét dẫn đến muốn có và muốn bỏ, do tâm muốn có muốn bỏ nầy mà chúng ta cho rằng vạn vật hằng hữu (vật có, thân có, cảnh có và có mãi mãi), do chấp hữu nầy mà chúng ta sanh ra, gây tội tạo nghiệp và tiếp tục lăn trôi. Người con Phật phải thấy vạn hữu đều do duyên hợp duyên tan, chứ không hằng hữu. Thấy để không chấp chặt cũng như vướng mắc, hay sa hầm vướng bẫy vào vạn hữu. Tiến trình từ người lên Phật hãy còn dài, nhưng khởi đầu không thể thiếu được trong tiến trình ấy của người con Phật phải là cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Mười phương ba đời chư Phật đều phải khởi điểm từ đây, chúng ta sẽ không có ngoại lệ. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật đã dạy tứ chúng về cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc như thế nầy: “Cho dù sống lâu cả ngàn năm mà thiếu đạo đức từ bi, sống mà không biết học hỏi để phân định chánh tà, không tu tâm cầu tiến, cuộc sống đó không được gọi là hạnh phúc thật sự.” Mục đích tối thượng của người tu Phậtgiác ngộ giải thoát, tuy nhiên chính Đức Phật đã khẳng định: “Không có giải thoát trong cuộc sống không an lạc, tỉnh thứchạnh phúc.” Trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới, Đức Phật đã dạy hai chúng tại gia rằng: “Mục đích trước mắt của hai chúng tại giaan lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Tuy nhiên, không phải gom góp tiền của danh vị cho nhiều cho cao là hạnh phúc. Hạnh phúc chân thật của con ngườicon người ấy biết đem tâm lượng từ bi hỷ xả chan hòa vào tha nhân. Hạnh phúc chân thật là kính tin nơi nhân quả luân hồi tội phước. Hạnh phúc chân thật là biết lấy giáo pháp để gột rửa tâm hồn.” Người con Phật phải lắng lòng suy gẫm những lời Phật dạy ngay từ bây giờ để chấm dứt bước đường rong ruổi, chấm dứt những ham muốn truy cầu, chấm dứt những đuổi hình bắt bóng ngay từ bây giờ. 

Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự giáctự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Tài Sản Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo” nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc. Quý vị ơi! Thời gian thấm thoát thoi đưa, thoáng một cái là chúng ta đã già, tóc bạc, da nhăn, răng long, gối mỏi. Thoáng một cái mà thân phận bèo giạt hoa trôi nầy tan rữa, không lẽ chúng ta cứ mãi rảo bước làm khách phong trần? Không đâu những người con Phật! Mong cho ai nấy cùng mạnh dạn lên đường ngay từ bây giờ!  

Thiện Phúc
pdf_download_2
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2011(Xem: 252441)
23/10/2010(Xem: 46432)
05/07/2011(Xem: 48986)
17/10/2010(Xem: 38372)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.