Bài Thứ Ba: Tiếp Theo

31/07/201012:00 SA(Xem: 13942)
Bài Thứ Ba: Tiếp Theo

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 9: DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

TẬP BA 
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI 

Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận 
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

BÀI THỨ BA 
CHÁNH VĂN

Hỏi: _ Trên đã nói thức năng biến thứ nhứt, còn thức năng biến thứ hai thế nào? 

Đáp: _ Nguyên văn chữ Hán 

Tụng viết: 

Thứ đệ nhị năng biến 
Thị thức danh Mạt na 
Y bỉ chuyển, duyên bỉ 
Tư lương vi tánh tướng

Dịch nghĩa 

Luận chủ này tụng (12 câu) để trả lời rằng:Thức năng biến thứ hai tên là Mạt na. Thức này do thức A lại da sanh ra, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Tánh và tướng của nó thường lo nghĩ

LƯỢC GIẢI

Trước đã nói thức Năng biến thứ nhứt, tiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là "Căn" của ý thức, chứ không phải ý thức (thứ 6). 

Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sanh ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ

Nguyên văn chữ Hán 

Tứ phiền não thường câu 
Vị: ngã si, ngã kiến 
Tinh ngã mạn, ngã ái 
Cập dư xúc đẳng câu. 

Dịch nghĩa 

Bốn món phiền não thường chung cùng với thức này là: Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái. Ngoài ra thức này còn tương ưng với các Tâm sở, như Xúc, Tác ý ... 

LƯỢC GIẢI

Trước đã nói thức năng biến thứ nhứt, thiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là căn của ý thức, chứ không phải là ý thức (thứ 6). 

Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lai na chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sing ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ

Nguyên văn chữ Hán 

Tứ phiền não thường câu 
Vị: ngã si, ngã kiến 
Tinh ngã mạn, ngã ái 
Cập dư xúc đẳng câu. 

Dịch nghĩa 

Bốn món phiền não thường chung cùng với thức này là: Ngã si, Ngã kiến, ngã ái. Ngoài ra thức này còn tương ưng với các Tâm sở như: Xúc, Tác ý, v.v... 

LƯỢC GIẢI

Những Tâm sở thường tương ưng với thức này, là bốn món phiền não: 1. Ngã si (si mê cái Ngã), 2. Ngã kiến (Chấp cái Ngã), 3. Ngã mạn (đề cao cái Ngã của mình, để khinh mạn người), 4. Ngã ái (tham ái cái Ngã). 

Bởi thức Mạt ma thường chấp thức A lại da làm Ngã, nên bốn món phiền não tương ưng với thức này, cũng đều do caqi Ngã mà sanh. Vì thế nên trên mỗi món phiền não lại thên chữ Ngã (Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái). 

Ngoài bốn món phiền não trên, lại còn có các Tâmsở, như năm món Biến hànhtuỳ phiền não v.v...cũng tương ưng với thức này; nhưng không phải thường có như bốn món phiền não trên. 

Si, Kiến, 

Các Tâm sở 1. Thường chung khởi 

Tương ưng với Mạn, Ái. 

Thức này 2. Không thường Năm món Biến hành

Tuỳ phiền não v.v ... 

Nguyên văn chữ Hán 

Hữu phú vôký nhiếp 
Tuỳ sở sanh sở hệ 
A la hán, Diệt định 
Xuất thế đạo vô hữu 

Dịch nghĩa 

Tánh của thức này là "hữu phú vô ký". Tuỳ thức A lại da sanh về cảnh giới nào, thì thức này theo đó mà chấp Ngã. Khi chứng A la hán, nhập Diệt tận định và được vào Đạo xuất thế, thì không còn thức này. 

LƯỢC GIẢI

Vì bốn món phiền não ngăn che, nên tánh của thức Mạt ma thuộc về hữu phú vô ký. Lại nữa, vì thức này do thức A lại da sanh ra, nên tuỳ theo thức A lại da sanh về cõi nào, thì nó theo chấp ngã ở cõi đó. 

Hỏi:_ Người tu hành phải đến địa vị nào mới đoạn được Ngã chấp và không còn thức Mạt ma? 

Đáp:_ Có ba địa vị

1. Đến địa vị A la hán: Vì vị này đã xả tàng thức, nên thức Mạt ma không còn chấp Ngã

2. Nhập diệt tận định: Vì định này diệt hết các Tâm vươngTâm sở của bảy thức trước. 

3. Đạo xuất thế: Hành giả khi đặng cái trí hiểu biết chơn vô ngã và đặng trí vô lậu hậu đắc, thì không còn thức Mạt ma

Xả Tàng thức 

1. A la hán không còn Mạt ma 

Diệt hết Tâm vương Tâm 

Ba địa vị sở của 6 thức trước. 

Không có 2. Diệt tận định Diệt các Tâm sở về phần 

Mạt ma tạp nhiễm của thức Mạt ma

Được trí hiểu biết chơn 

3. Đạo xuất thế vô ngã 

Đặng trí vô lậu hậu đắc 

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Như vậy đã nói thức năng biến thứ hai, còn thức năng biến thứ ba thế nào? 

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán 

Thứ đệ tam năng biến 
Sai biệt hữu lục chủng 
Liễu cảnh vi tánh tướng 
Thiện, bất thiện, câu phi. 

Dịch nghĩa 

Luận chủ nói tụng (2 bài) để trả lời rằng: 

Thức năng biến thứ ba, có sáu món sai khác. Tánh và tướng của thức này đều phân biệt cảnh (liễu cảnh). Thức này đủ cả ba tánh: thiện, ác và vô ký (câu phi). 

LƯỢC GIẢI

Thức năng biến thứ ba có sáu món: 1. Nhãn thức, 2. Nhĩ thức, 3. Tỹ thức, 4. Thiệt thứic, 5. Thân thức, 6. Ý thức. Trong 8 thức, thức nào cũng đều phân biệt cảnh; song thức thứ Bảy và thức thứ Tám chỉ phân biệt cảnh tế, còn 6 thức trước lại phân biệt cảnh thô; nên trong bài tụng nói "Tánh tướng nó đều phân biệt cảnh". Cũng như mặt trời mặt trăng sáng suốt chiếu soi khắp thiên hạ. Mặt trời mặt trăng sáng suốt là dụ cho bản tánh của thức này; còn chiếu soi là dụ cho tướng dụng của thức này. 

Sáu thức này đủ cả 3 tánh: thiện, ác, và vô ký (không thiện ác). 

Nguyên văn chữ Hán 

Thử Tâm sở biến hành 
Biệt cảnh, thiện, phiền não 
Tuỳ phiền não bất định 
Giai tam tho tương ưng 

Dịch nghĩa 

Những Tâm sở tương ưng với thức này, như: biến hành, biệt cảnh, căn bản phiền não, tuỳ phiền não, bất định và ba thọ. 

LƯỢC GIẢI

Tâm sở do tâm vương đặt để, cũng như các quan do Vua sắp đặt, như một vị quan lớn có bao nhiêu nhơn viên. Tâm sở cũng thế, tất cả 51 món, phân làm 6 loại, mỗi loại có bao nhiêu món. 

Nay xin liệt kê sau đây: 

1. Biến hành, có 5 món 

2. Biệt cảnh, có 5 món 

3. Thiện, có 11 món 

4. Căn bản phiền não, có 6 món 

5. Tuỳ phiền não, có 20 món 

6. Bất định, có 4 món. 

Ba thọ là:khổ thọ, lạc thọ, và xả thọ

Tóm lại, thức này tương ưng với 51 món tâm sở và 3 thọ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/07/2019(Xem: 8985)
25/05/2011(Xem: 20835)
19/07/2020(Xem: 5541)
03/08/2010(Xem: 37298)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.