Hiên tượng Phật sống, và làm sao để thấy được một vị Phật hay Bồ tát?

28/01/20166:05 CH(Xem: 26147)
Hiên tượng Phật sống, và làm sao để thấy được một vị Phật hay Bồ tát?
HIÊN TƯỢNG PHẬT SỐNG, 
VÀ LÀM SAO ĐỂ THẤY ĐƯỢC MỘT VỊ PHẬT HAY BỒ TÁT?
Tâm Trí

 

Hỏi: Gần đây lại có tin đồn hiện tượng “Phật sống”và cũng có một số người đã xác nhận là đã gặp qua Phật sống. Vậy tin này có thể tin được không? Và làm sao để có thể thấy được một vị Phật hay Bồ Tát?

Đáp: Trên căn bản, danh từ “Phật sống” là đã sai đối với giáo lý của Đạo Phật. Đã gọi là Phật sống tức là phải có Phật chết. Nhưng Phật có chết hồi nào đâu mà bảo là Phật sống hay là Phật chết? Chẳng lẽ đã là Phật, là Như Lai Thế Tôn mà lại còn sống chết như phàm phu hay sao? Vậy làm sao gọi Phật là đã chấm dứt sanh tử luân hồi? Cho nên những người phao tin, cũng giống như là những người xác nhận đã thấy qua Phật sống, thật ra chẳng biết Phật là gì, mà chỉ tự dối mình gạt người và đánh lừa lòng tin của những Phật Tử nhẹ dạ, chưa thâm nhập vào Đạo Phật.

Có 3 điều đáng lưu ýsự kiện này:

1.Thuở xưa, Đức Phật Thích Ca (cũng như là các vị Phật khác) đã từ bỏ vương vị, tiền tài danh vọng, cung vàng điện ngọc, chỉ còn lại 1 bình bát và 3 y,  để có được bồ đề niết bàn. Bây giờ chúng ta lại đem những của cải tài vật đến cho Phật, những cái mà ngài đã bỏ đi từ lâu vì chính nó là “nguyên nhân của Phiền Não”, vậy chẳng phải là “Phỉ Báng Như Lai” hay sao? Các chư Phật ra đời là nhằm mục đích độ thoát chúng sanh, chứ không phải ngồi để cho chúng ta lễ lạy. Chẳng lẽ Như Lai Thế Tôn đại từ đại bi, đại hỹ đai xã lại còn cái ngã mạn là ngồi để cho chúng ta lễ bái hay sao? Cho nên chẳng có ông Phật nào mà ngồi ở không để nhận lễ lộc cúng bái của quý vị đâu nha.

2.“Lại nữa, Xá Lợi Phất! Các Tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni đó tự cho mình đã đặng A-la-hán, là thân rốt sau rốt ráo Niết bàn, bèn chẳng lại quyết chí cầu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh GiácNên biết bọn đó là kẻ tăng thượng mạn” (kinh Pháp Hoa)

3.Phật hỏi: “Này Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng? Như Lai có pháp để nói chăng?” Tu Bồ Đề thưa: “Theo con hiểu về nghĩa Phật đã nói thì không có pháp cố định gọi là Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng không có pháp cố định Như Lai có thể nói. Tại sao? Pháp do Như Lai nói đều chẳng thể chấp lấy, chẳng thể nói, chẳng phải pháp chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Tất cả Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai khác.” (kinh Kim Cang) – Qua đoạn hội thoại này, ta có thể hiểu được, sở dĩ gọi là Như Lai Thế Tôn, là Phật, vì ngài đã không còn có ý niệm ngài là Như Lai Thế Tôn. Nếu ngài khởi niệm thì tuyệt không phải là Như Lai Thế Tôn nữa vì khi đã thành Phật thì không còn chấp vào 4 tướng là Tướng Ngã, Tướng Nhơn, Tướng Chúng Sanh, và Tướng Thọ Giả.

Qua 3 điểm trên, ta có thể khẳn định ông nào tự xưng là Phật sống, là Bồ Tát, là đã chứng thánh quả ngồi cho quý vị lễ lạy cúng bái, thu nhận tiền của, thì ông đó, không phải là “bị chạm dây” thì cũng là “Phàm Phu Thứ Thiệt 100% đấy”

 

Trả lời câu hỏi thứ 2, làm sao để có thể thấy được một vị Phật hay Bồ Tát? Cõi Ta Bàchúng ta đang sống được gọi là “Thánh Phàm Đồng Cư Độ”, nghĩa là chư Phật, chư Bồ TátPhàm Phu chính hiệu 100% đều sống chung lẫn lộn.  Cho nên, muốn thấy Phật và Bồ Tát cũng không khó, chỉ cần có “Trí Tuệ” là có thể thấy được. Vậy trước hết ta hãy định nghĩa Phật và Bồ Tát là gì?

Phật là gọi tắc của hai chữ “Phật Đà” nói theo tiếng Pali (Phạn Ngữ), dịch sang tiếng Hán-Việt là “Giác Giả”, có nghĩa là “Người Tỉnh Thức”. Nói như vậy có người lại hỏi, tôi đang tỉnh, đang nói chuyện, vậy có phải tôi cũng là người tỉnh thức hay không? Xin thưa không. Quý vị chỉ đang tỉnh ngủ thôi. Tất cả chúng ta nhìn thì dường như không khác biệt, nhưng thật sự là “đang đắm chìm trong sông mê, biển ái, sanh tử trầm luân” mà lại không hề nhận thức, lấy giả làm thật, lấy khổ làm vui, lại cho đó là thật. Thế nên Phật mới bảo là chúng sanh mộng tưởng điên đảo.

Bồ Tát là gọi tắc của Bồ Đề Tát Đỏa. Vào đời Dao Tần, ngài Cưu Ma La Thập dịch là “Thành Tựu Chúng Sanh Đại Đạo Tâm”. Nghĩa là nếu có chúng sanh nào phát nguyện đi trên con đường rộng lớn (là con đường thoát ly sanh tử), thì người đó chính là Bồ Tát. Trong bài kệ hồi hướng có đoạn “Thế thế thường hành Bồ Tát đạo. Nguyện sanh Tây Phương tịnh độ trung”. Nếu quý vị đã nguyện là thường hành Bồ Tát đạo, nghĩa là làm việc làm của Bồ Tát, như vậy quý vị là Bồ tát rồi đấy. Nhưng là “sơ phát tâm Bồ Tát”. Phải còn tu lâu dài nữa mới diệt trừ được tham sân si phiền não.

Sau này đến đời nhà Đường, ngài Huyền Trang dịch là “Hữu Tình Giác” nghĩa là Chúng Sanh Hữu Tình đã có sự tỉnh thức (không còn mê). Tuy nhiên quý vị đừng nghĩ “Tỉnh Thức” là hoàn toàn Giác Ngộ như Phật. Ba La Đề Mộc Xoa dịch là “Giới”, nghĩa là “Biệt Biệt Giải Thoát”, tức là “sự giải thoát từng phần”. Nếu có vị nào giữ được 2 giới là đã chứng được 2 phần và cũng đã có sự giải thoát hay là tỉnh thức được 2 phần. Giữ được 10 giới thì giải thoát được 10 phần. Bồ Tát cũng được dịch là Giác Hữu Tình” nghĩa là đem sự tỉnh thức của mình để đánh thức những Chúng Sanh Hữu Tình khác. Nói tóm lại, Bồ Tát là một người tỉnh thức chuyên làm việc lợi lạc cho chúng sanh.



Theo như trong kinh Hoa Nghiêm, khi một thế giới mới được hình thành thì chư Phật và Bồ Tát liền thị hiện xuống làm những vị thuốc, làm nhữ vị tổ của các nghành nghề để giúp đỡ, truyền dạy và hóa độ cho chúng sanhquốc độ đó. Cũng với ý này, trong kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Quán Thế Âm dạo chơi ở cõi Ta Bà qua 32 Ứng-Hóa-Thân. Như vậy, nếu quý vị quán sát đến những người chung quanh (“dùng Trí để quán sát” không được dùng tình cảm), những vị “Chơn Tu”, những người xuất gia hay không xuất gia, bất kể là màu da, chủng tộc, hay Tôn Giáo, đã không cầu danh lợi, bỏ cả cuộc đời để đi làm việc lợi lạc cho chúng sanh, hay là những vị tổ của các nghành nghề. Nhìn bên ngoài thì không khác với chúng ta, nhưng đích thực đấy là những vị Phật và Bồ Tát thị hiện để hóa độ chúng sanh.

PHẦN ĐỌC THÊM

Phần trả lời trên, xem như là khá đầy đủ chi tiết cho những người chưa hiểu nhiều về đạo. Tuy nhiên, xin khai triển thêm ở điểm này, hằng mong những ai có “Chủng Tử Đại Thừa” có thể lĩnh hội thêm nét sâu sắc của đạo Phật.

Như đã trả lời ở phần trên, tuy chư Phật và các hàng “Đại Bồ Tát” thị hiện khắp nơi để giáo hóa chúng sanh. Nhưng khi đã thâm nhập sâu vào đạo thì đừng nên chạy tìm cầu các ông Phật hay Bồ Tát nào ở bên ngoài nhé, Phật rầy nặng lắm đấy.

Thế nào là kẻ “Ngoại Đạo”? Đa số các Phật Tử ai cũng cho rằng các đạo khác như là Thiên Chúa Giáo hay là Hồi Giáongoại đạo chứ gì? Xin thưa đấy là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Những người Phật Tử đôi khi cho mình là “Nội Đạo”, nhưng thật ra là ngoại đạo đấy. Lục Tổ Huệ Năng định nghĩa như thế này: “Thế nào là kẻ ngoại đạo? Chính là kẻ cầu tìm Phật Pháp ở ngoài Tâm”. Vậy những ai đi tìm cầu Phật Pháp ở bên ngoài mà không hề biết, không hề tìm cầu ông Phật ở trong Tâm mình để sớm đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (là thành Phật), thì đều là những kẻ ngoại đạo. Vậy thì hãy xem lại xem mình là Nội Đạo hay là Ngoại Đạo nhé. Phật nói 4 câu kệ trong Kinh Kim Cang cũng là ý này:

“Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thinh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai”

Đây là 4 câu kệ trong kinh Kim Cang, nghĩa là nếu có kẻ tìm cầu mong được thấy Phật bằng âm thanh hay sắc tướng, qua 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp, muốn đến chiêm ngưỡng lễ bái ông Phật biết đi, biết đứng, biết nói biết cười, kẻ đó đang làm việc tà, không bao giờ biết được Như Lai là như thế nào (Phật rầy những ai tìm cầu ông Phật bên ngoài là tà đạo đấy)

“Phật hỏi: Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Có thể ở nơi thân tướng mà thấy được Như-lai chăng? Thưa không, Thế-tôn! Không thể ở nơi thân tướng mà thấy được Như-lai. Vì sao? Như-lai nói thân tướng đó, tức chẳng phải thân tướng. Phật bảo Tu-bồ-đề: Phàm những gì có hình tướng, đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, thì thấy Như-lai (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.)” – Kinh Kim Cang

Qua đoạn hội thoại trên, ta có thể hiểu được rằng, dựa vào thân tướng bằng xương bằng thịt, biết đi, biết đứng biết nằm biết ngồi mà cho đó là thân của Phật vậy là chưa biết gì về Phật. Vì sao thế, đó chẳng qua là những giả hợp do nhân duyên nương gá nhau để tạo thành, nào phải là thân Phật (cũng gọi là thân Như Lai). Muốn thấy được Phật thì phải thấy cho được “Pháp Thân Phật”. Pháp Thân Phật còn được gọi là Tỳ-Lô-Giá-Na dịch là “Biến Nhất Thiết Xứ” mà Pháp Thân PhậtBất Sanh Bất Diệt bởi lẽ đó là tự tánh thanh tịnh, là bản thể chơn như, cùng khắp Pháp Giới vô thỉ vô chung. Thế nên, muốn thấy Pháp Thân Phật là phải thấy cho được“Vô Tướng”. Vậy Vô Tướng là gì? Vô Tướng là “Tướng Không”, nghĩa là khi nhìn vào các tướng mà không bị “dính mắt” (nghĩa là không chấp vào 4 tướng, không có sự phân biệt đối đãi – Nhìn bằng “Thập Như Thị”) và hiểu rõ tất cả đều do nhân duyên nương gá hợp thành, “Không có tác giả cũngKhông Có Tự Thể Riêng Biệt Của Chính Nó” thì người đó mới thấy được “Thật Tướng của Như Lai”. (Xin nói thêm, cổng Tam Quan ở chùa là tượng trưng cho Cửa Không-Vô Tướng-Vô Tác)

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phât dạy rằng: “Giả sử cúng dường Hằng Sa Thánh. Không bằng kiên dõng cầu Chánh Giác”. Nghĩa là giả sử có người cúng dường các chư Phật nhiều bằng số cát của Sông Hằng, thì Phước Đức cũng không bằng người này tự cầu đạogiải thoát cho chính mình. Vì sao thế? Vì chỉ lo cúng dường ông Phật bên ngoài chỉ là “phương tiện râu ria bìa chéo”. Nói dễ hiểu hơn là cho dù người nào làm vua cũng đâu bằng chính mình làm vua? Thế nên, phải tìm cầu cho được ông Phật Tâm của mình để có được Giải Thoát Giác Ngộ cho tự thân đó mới thật sự là cứu cánh

Nói như vậy có người lại hiểu là từ nay lên chùa gặp các ông Phật đồng Phật đất thì không cần lễ lạy kính quý nữa. Trên lý là nói như vây, tuy nhiênkhông phải thế. Kính quý là sự biểu hiện của sự biết ơn của chúng ta đối với vị thầy của trời người, đã khai sáng cho chúng ta con đường giải thoát. Lễ lạy là tập thể dục, tốt cho sức khỏe, và mỗi lần lễ lạy ông Phật bên ngoài, lại nhắc nhỡ chúng ta rằng, mình còn có ông Phật bên trong, đó là ông Phật Tâm của chính mình!!

Bài đọc thêm:
Trung quốc công bố danh sách Phật sống Tây tạng, loại tên Đạt lai lạt ma



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.