Phật Học Vấn Đáp Duy Thức Học Phần Thứ 8

01/12/20164:01 SA(Xem: 9800)
Phật Học Vấn Đáp Duy Thức Học Phần Thứ 8

PHẬT HỌC VẤN ĐÁP
DUY THỨC HỌC PHẦN THỨ 8
Lý Bỉnh Nam giải đápThích Đức Trí chuyển ngữ
(Từ Hán ngữ hiện đại sang Việt ngữ)

 

1-    Hỏi: Tất cả chúng sanh sau khi chết còn có linh hồn không?

 

Trả lời: Linh hồn trong nhà Phật gọi là thần thức, một hình thái bất giác của tâm thức vốn có trong thể tánh chân như biến hiện ra. Tất cả chúng sanh thức đến gọi là sanh, thức ra đi gọi là tử. Cho nên trong Bát thức tụng có nói: “Khứ hậu lai tiên tác chủ ông”(Ý nói là khi chết thần thức rời khỏi thể xác, thức nhập thai hay tái sanh là bắt đầu kiếp sống mới)

 

2-    Hỏi: Tất cả chúng sanh sau khi chết thì nghiệp lực đưa thần thức vào trong sáu nẻo luân hồi?

 

Trả lời: Thần thức luân chuyển trong sáu đường luân hồi tức là do nghiệp lực dẫn dắt. Cho nên nói: “Mọi sự không thể mang theo chỉ có nghiệp lực trói buộc sanh mạng của mình”, hay nói:“Dẫn nghiệp và mãn nghiệp chiêu cảm quả báo của nghiệp lực”[1]

 

3-    Hỏi: Tôi không tin trên đời này có sự tồn tại loài quỷ thần, như vậy có đúng không?

 

Trả lời: Thế giới quỷ thần cũng nằm một trong sáu đường luân hồi của chúng sanh, tức do sự chuyển hóa của thần thức, thừa nhậnthần thức mà không thừa nhậnquỷ thần cũng gióng như thừa nhận hợp chất H2O mà không thừa nhận có nước!

 

4-    Hỏi: Có một số tín đồ tin rằng linh hồn lìa xác có thể đi đầu thai vào loài heo loài chó, như vậy có thuyết đó hay không?

 

Đáp: Linh hồn lìa xác tức có nghĩa là thần thức tách rời thể xác, biến thành loài heo loài chó tức là cách nói chỉ cho cảnh luân hồi nói chung. Xem kỉ hai câu trước sẽ hiểu rõ nghĩa lý ngày.

 

5-    Hỏi: Linh hồn bắt đầu là từ đâu đến? Phật giáo nói về luật nhân quả, như vậy nguyên nhân nào mà tạo thành linh hồn, vì sao nhân loại và tất cả động vật đều tăng chứ không giảm.

 

Trả lời: Vấn đề này không phải người mới học Phật có thể hiểu rõ, Khổng Tử có đến ba ngàn đệ tử đều là bậc hiền triết ngài còn không nói đến vấn đề  này, có thể biết đây là vấn đề khó hiểu. Linh hồn là do mê tánh mà chuyển thành. Trước tiên nói về tánh, tánh là khắp ba thời quá khứ, hiện tạivị lai, không đầu không cuối, biến khắp tám phương, vô biên vô tận. Thể tánh vốn không, gặp duyên thì khởi, thông rõ lý này thì nên biết tánh ấy vốn không đến không đi, không tăng và không giảm! nhận thấy số lượng loài động vật tăng giảm mà nói là chỉ nhìn bằng mắt thường, còn nếu như dùng trí quán sát khắp hư không pháp giới thì mới tự mình sẽ hiểu rõ vấn đề này.

 

6-    Hỏi: Thần thức của chúng sanh được sanh ra như thế nào? Có phải do Thượng Đế tạo hay từ năng lực của một nguồn tinh thần của mẹ sanh ra?

 

Trả lời: Không có sự bắt đầu và sau cùng của một của tâm thức hay sự vật nói chung, tính chất của các pháp vốn là như vậy, do một niệm bất giác biến thành vô minh, từ giác mà chuyển thành mê, từ trí mà chuyển thành thức, thức này đối với người đời hay gọi là linh quỷ, linh hồn, thần thức. Ở đây lấy việc chiếu phim mà ví dụ, cuộn phim dụ cho tánh, rõ ràng không tướng mạo, tại kính phát xuất ra, vắng lặng chiếu soi mà thôi. Trên cuốn phim đó có đầy đủ các hình tượng như sơn hà địa đại, hình ảnh nam nữ, cảnh ăn uống đều xuất ra từ ống kính, các loại huyễn cảnh làm rối loạn tâm trí con người.

 

7-    Hỏi: Thần thức và giả thân này có khác nhau về hình dạng hay không?

 

Trả lời: Thần thức vốn không có hình tướng, do ý tưởng mà chuyển thành có tướng, cái thân như mộng do ý tưởng trong tâm thức chuyển biến thành. Ở đây xin đưa ra một ví dụ để dễ hiểu, như bản chất vàng vốn không có hình tướng nào, nhưng nếu người thợ dùng vàng tạo ra các tướng như cái bình, cái chậu, cái trâm và cái vòng thì tất cả đồ vật đó đều do ý tưởng con người chứ không phải nguyên gốc của vàng là thuộc các tướng trạng ấy.

 

8-    Hỏi: Thân thể người khi chết thì thần thức từ ví trí nào để xuất ra ngoài?

 

Trả lời: Một đời tạo nghiệp, hạt giống thuần thục, khi chết sanh vào các cảnh giới sẽ xuất ra từ mỗi bộ phận khác nhau trên thân thể. Người tu chứng thánh quả thần thức xuất ra từ đỉnh đầu, được sanh vào cảnh trời thần thức xuất ra tại trán, sanh vào cõi người thần thức xuất ra tại ngực, sanh vào loài ngạ quỹ thần thức xuất ra tại bụng, sanh vào loài súc sanh thần thức xuất ra tại đầu gối, sanh vào địa ngục thần thức xuất ra từ bàn chân.

 

9-    Hỏi: Người sau khi chết chưa được vãng sanh Tây Phương và cũng chưa xác định sanh vào trong cảnh giới nào, vậy có phải thần thức của họ đang tồn tại với dạng là trung ấm thân không?

 

Trả lời: Vãng sanh Tây Phương chẳng những là cần tu tịnh nghiệp mà còn phải là người có Tín, Nguyện và Hạnh, không phải tự do đi đến được. Cảnh giới loài quỷ và cảnh địa ngục là hai chỗ cư trú của chúng sanh đang trong vòng lục đạo. Sanh vào trong đó gọi là sanh, rời khỏi cảnh đó gọi là tử, hai từ sanh và tử không phải chỉ ở tại thế gian này. Khi chúng sanh tại cảnh giới nào đó chết mà chưa sanh vào cảnh giới khác thì tồn tại trong dạng ”Trung Hữu Thân”, thời gian thọ mạng ngắn là trong một tích tắc, dài thì khoảng bốn mươi chín ngày. Tùy theo nghiệp lực mà sanh vào cảnh giới nào đó, người đời cho rằng chết rồi thành quỷ, vào cảnh âm ty là chưa rõ thứ lớp trong sáu nẻo luân hồi.

 

10-                     Hỏi: A lại da thức có phải là thần thức của chúng ta hay không? Nó tồn tại bất diệt hay không?

 

Trả lời: Do mê hoặc che lấp thể tánh nên gọi là A Lại Da, ngoại đạo gọi đó là linh hồn và cho đó là bản thể tồn tại không bao giờ mất, đó là từ sai lầm này đi đến sai lầm khác! Nhưng nếu đoạn trừ mê hoặc, hiển bày giác tánh, gọi là chuyển thức thành trí, mê hoặc có thể phá bỏ, vọng thức có thể chuyển, sao mà gọi nó là bất diệt?

 

11-                     Hỏi: Duy thức tông nói rằng: Tất cả chủng tử đều chứa trong A Lại Da thức, nhưng không biết các chủng tử đó nằm ở đâu trong thức thứ tám?

 

Trả lời: Nước từ trăm sông đều chứa ở biển, sao lại hỏi nước trong biển ở chổ nào?

 

12-                    Hỏi: Thức A Lại Da là thức tạp nhiễm cùng với chân như là một hay là khác?

 

Trả lời: Chân như do có tạp nhiễm mới gọi là thức, như nước do có gió tác động mới tạo thành sóng, nước và sóng là một mà chẳng phải một, nói là hai mà chẳng phải hai.

 

13-                     Hỏi: Tam giới duy thức, vạn pháp duy tâm, vậy thức và tâm khác nhau ở điểm nào?

 

Trả lời: Căn cứ từ loại mà giải thích thì tâm và thức đều là tính từ, tâm đứng về phương diện chân tánh bản giác mà nói, còn thức sau khi tâm bị nhiễm vọng mà nói. Nhưng căn cứ câu hỏi trên thì tâm và thức đều là động từ, thức là khả năng phân biệt, tâm là niệm khởi.

 

14-                     Hỏi: Phật dạy tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, thế nào để phân biệt tâm và thức?

 

Trả lời: Trong kinh nói đến tâm và thức, có lúc hai tên này chỉ là một trạng thái tinh thần, ví dụ như nói: Tám thức hay có tên khác là tám thức tâm vương. Nhưng có lúc hai tên này có ý nghĩa khác, Thức thứ tám là A Lại Da gọi là tâm, thức thứ bảy gọi là ý, thức thứ sáu gọi là thức. Hôm nay hỏi vấn đề duy tâmduy thức vẫn là biến hóa tu từ trong hành văn, thực chất tâm thức ở đây chỉ là một.

 

15-                     Hỏi: Làm sao để phân biệt Mạt na thứcA Lại Da thức?

 

Trả lời: A lại da lấy Khả năng dung chứa và dị thục[2] làm tác dụng, Mạt na lấy chấp ngãliên tục suy xét, so lường làm tác dụng, lấy đó để phân biệt.

 

16-                     Hỏi: Từ ý trong các ý nghĩa của: Ý thức, ý niệm, ý chí, ý tưởng, ý cảnh, ý địa, tâm ý gồm trong tám thức của duy thức luận thuộc loại nào? Trường hợp phát sanh của nó bắt đầu như thế nào?

 

Trả lời: Thức thứ sáu và thức thứ bảy đều gọi là ý. Thức thứ sáu có khả năng phân biệt liên tục và có gián đoạn, thức thứ bảy luôn luôn chấp ngã lâu dài, tính chất hai thức khác nhau. Trong bảy danh từ hỏi ở trên trừ danh từ thứ nhất, thứ hai và thứ bảy thì cần phải căn cứ vào hoàn cảnhtính chất để phân định thuộc thức nào. Còn danh từ ý chí, ý cảnh, và ý địa thuộc ”quyết định tư”, ý tưởng không tạo tác thuộc “Thẩm lự tư”, nếu dự định tạo tác thuộc “Động phát tư”. Như vậy bốn loại ý này thuộc ý thức thứ sáu.

 

17-                     Hỏi: Người sau khi chết, thức thứ bảy và thức thứ tám tiếp tục tồn tại không? Hay là cùng với thức thứ sáu theo thân thể mà diệt mất? Nếu diệt mất thì tất cả đều chấm dứt thì làm sao mà còn có thuyết về luân hồi?

 

Trả lời: Người chết rồi không bị diệt mất do còn lại thức thứ tám; xả thân này thì thọ nhập vào thân khác là do thức này. Kệ tụng: ”Thọ huân trì chủng căn thân khí, khứ hậu lai tiên tác chủ ông” (Có nghĩa thức này tiếp tục duy trì sinh mạng với hạt gióng nghiệp tồn tại trong một cảnh giới khác, nó rời khỏi thân thể trút hơi thở sau cùng, và đi trước để tái sanh vào đời sống mới)

 

18-                     Hỏi: Niết bàn, chân như, Phật tánh có phải thuộc một loại thức không? Hay là có một tên gọi đặc thù khác? Có phải là thức thứ chín không?

 

Trả lời: Chân như có nhiều danh từ để gọi, thật sự đó là phạm trù không thể nghĩ bàn. Thức thứ chín gọi là Am Ma La, cũng là cách gọi khác về ý nghĩa chân như mà thôi.

 

19-                     Hỏi: Cần nghiên cứu: “Nghiệp cảm duyên khởi, A lại da duyên khởi, Chân như duyên khởi, Pháp giới duyên khởi, Lục đại duyên khởi, Chư pháp duyên khởi” thì phải đọc từ kinh luận nào?

 

Trả lời: Đọc Hoa Nghiêm KinhThành Thật Luận, Nghiên cứu những kinh luận đó thì đúng, nhưng thực sự chẳng phải tài liệu của người sơ học mà dễ dàng lãnh hội. Hiện nay Có tác phẩm Pháp giới duyên khởi lược thuật của cư sĩ Kim Lăng Cung Vân Bá biên soạn, đó là một tài liệu đơn giảndễ hiểu, phải nên đọc trước.

 

20-                     Hỏi: Số lượng của thần thức vô hạn và thường tăng lên hay giảm xuống, đó là vì lý do nào?

 

Trả lời: Nay đưa ra một thí dụ, xem nước trong biển lớn, lúc gió lớn thì sóng nước cuồn cuộn, lúc gió nhẹ thì lay động mặt nước mà thôi. Sóng biển tuy có nhiều ít nhưng nước trong biển không có tăng giảm.

 

21-                     Hỏi: Thức thứ hai năng biếnthức Mạt Na dịch là: ”Ý”, tợ như biểu hiện bên ngoài của thức thứ sáu, không có dịch tên nào khác hay sao? Tam thập tụng cho rằng: Thức này lấy tư lượng làm tánh tướng, vậy sao dịch là tư lượng?

 

Trả lời: Vấn đề này giải thích tường tận thì rất dài dòng, ở đây chỉ nói ý tổng quát thôi, khi lập tên gọi toàn bộ tám thức thì y cứ vào căn và thức để chỉ rõ nghĩa tương ưng và công năng của nó, tất cả gồm bốn loại. Năm thức đầu căn cứ theo sắc và căn mà lập tên gọi, thức thứ sáu căn cứ vào sự phát khởi của thức thứ bảy mà lập tên gọi, thứ thứ bảy căn cứ sự tương ưng mà lập tên gọi, thức thứ tám căn cứ vào công năng là lập tên gọi. Đầy đủ văn nghĩa của thức thứ bảy như sau: “Cật lợi sắt trá da mạt na”, dịch nghĩa là: “Ý ô nhiễm”, nhiễm ô là chỉ ngã tham, ngã sân, ngã áingã mạn; bốn sự mê hoặc này thường có đầy đủ. Ý chỉ cho tính nắm bắt các duyên và tư lượng lấy thức thứ tám làm tự ngã, trong các luận gọi tên là Mạt na,tức là ý, đều là cách gọi tóm lược, nó không nhầm lẫn với thức thứ sáu. Nếu như dịch nghĩa là tư lượng, thứ thứ sáu đôi khi khởi tác dụng tư lượng. Nếu dùng từ không rõ ràng thì không diễn đạt hết nghĩa thức này.

 

22-                     Hỏi: Người sau khi chết chỉ còn lại thức thứ tám, có phải còn bảy thức khác do thức thứ tám này sanh ra lại hay không? Vui lòng hướng dẫn cho biết sách luận về duy thức học gồm mấy loại?

 

Trả lời: Tam Tế lục thô [3] vốn đã thành thục, chẳng qua người sau khi đầu thai mượn cái Thắng nghĩa căn[4] hiển thị tác dụng mà thôi. Nghiên cứu lĩnh vực Duy Thức thì trước hết nên xem tác phẩm Bách Pháp Minh Môn Luận và và tác phẩm Bát Thức Quy Củ.

 

 

23-                     Hỏi: A lại da thức còn gọi là tạng thức, tất cả các chủng tử đều được chứa trong đó. Sau khi người chết thức này sẽ chuyển sanh, đủ duyên sinh một đứa trẻ với tính cách tốt hay xấu tương ưng với kiếp trước của nó. Nhưng đôi lúc không chỉ như vậy, đứa bé mới sanh tốt hay xấu phần nhiều giống tính cách của cha mẹ nó, người ta bảo đó là do ảnh hưởng tính di truyền. Như thế thì các chủng tử kiếp trước đã mất hết tác dụng hay sao? Hay là các chủng tử đó chưa chín muồi?

 

Trả lời: A Lại da thức trải qua nhiều kiếp luân hồi, chứa nhiều vô số chủng tử thiện ác. Các chủng tử thiện ác đó sai khác nhau rất nhiều và không đồng nhất. Trong A lại da thức của cha mẹ hàm chứa các chủng tử. Tuy mang tính di truyền nhưng thần thức thai nhi vẫn mang đầy đủ các chủng tử khác cùng tương ưng với tập khí chủng tử cha mẹ. Cho nên khi gặp chủng tử cha mẹ làm tăng thượng duyên phát khởi hiện hành. Sau khi đứa trẻ ra đời, tính cách mới bắt đầu và tính cách của cha mẹ gióng nhau nên gọi di truyền. Các chủng tử hàm chứa trong thần thức đứa trẻ không giống cha mẹ của nó nhiều và không thọ tính di truyền. Nếu hiền lương thì như Thuấn Vũ, ngược lại thì như Quản Thái, Việc ấy ví dụ như vậy.

 

24-                     Hỏi: Các Pháp vô ngã, có phải là duy chỉ có A lại da thức là không sanh diệt nên không thể gọi là ngã hay sao?

 

Trả lời: A lại da là thức tạp nhiễm sinh ra từ vô minh làm sao mà có thể gọi là bất sanh bất diệt? Ngay khi dùng một từ ngã vốn có sự hạn định, không nên từ một phương diện thông thường mà luận bàn. Người đời thường không rõ chân như nên mê chấp có ngã, đó là thật điên đảo; Hàng nhị thừa dính mắc vào tướng khôngmê chấp đó là vô ngã, cũng là vọng tưởng điên đảo.

 

25-                     Hỏi: Trong sách có nói rằng: “Thức A lại da khi vừa hình thành sự sống thì đến trước, khi chết thì xuất ra sau cùng, thức ấy là chủ nhân ông của chúng ta”. Căn cứ qua lời khai thị đăng trong tập san kì thứ hai mươi thì nói rằng, chủ nhân ông này cũng có khả năng thay đổi, không phải tồn tại bất biến, vậy cái gì là cái thể sự thọ báo ứng ba đời? Cái thể này có phải là cái không sanh không diệt không? Nó có thể gọi là chân ngã không?

 

Trả lời: Bản tính chân như vốn là không sanh diệt có thể gọi là chân ngã. Nhưng do ở trong vô minh nhiễm thành thức, thọ nghiệp báo ba thời.

 

26-                     Hỏi: Thần thức nhập thai là khi người phụ nữ bắt đầu mang thai hay là lúc sanh sản mới nhập vào?

 

Trả lời: Cả hai trường hợp có thể xảy ra, nhưng trường hợp nhập thai khi người phụ nữ mang thai là phổ thông nhất. Trường hợp sau xảy ra ngay khi người nữ sanh sản là đối với bậc cao đức đã tự tại không muốn thọ khổ trong thai ngục, nên có một thức thay thế nhập thai, đợi đến thời sanh sản trở lại chuyển đổi.

 

27-                     Hỏi: Có phải thức A lại da vãng sanh sau khi người chết vài tiếng đồng hồ, có phải khi thân thể lạnh rồi mới thực sự thoát ra hay không? những chúng sanh khác đều như thế hay sao?

 

Trả lời: Phải xem thời gian xả hơi ấm nhanh hay chậm mà luận, không phải trường hợp chúng sanh nào cũng giống nhau.

 

28-                     Hỏi: Duy thức học nói hai yếu tố ngã khôngpháp không để hiển thị “Thắng nghĩa vô tánh”. Từ bản văn mà luận giải thì chưa rõ hết nghĩa, nhưng theo quan điểm nhà Phật thì tất cả pháp tuy huyễn mà còn pháp tánh, nói vậy thì trước sau như có vẽ mâu thuẩn, làm thế nào để giải thích? Hiểu như thế nào để được trọn vẹn?

 

Trả lời: Tánh là thật thể, ngã và pháp đều không có thật thể, cho nên nói: “Thắng nghĩa vô tánh”; nói cách khác là pháp tánh chân không gọi là viên thành thật tánh. Tánh này có hai tính chấtbất biếntùy duyên. Bất biếnbản chất của chân không, tùy duyên tức có nương gá lẫn nhau khởi ra các tướng hư huyễn của pháp hữu vi, cho nên nói: “Tất cả Pháp tuy huyễn nhưng còn có pháp tánh”. Pháp tánh tức là “Chân không pháp tánh” và “Thắng nghĩa vô tánh”, cùng nghĩa mà khác tên.

 

29-                     Hỏi: Oán là một của mười tập nhân trong kinh Lăng Nghiêm có nói đến(Xem trong quyển tám kinh Lăng Nghiêm), làm chủ yếu của tâm pháp. Ưu là một trong năm món khổ của tâm pháp, Hỉ và Xả thuộc trong mười một tâm thiện. Ưu còn thuộc vào trong phiền não tâm sở. Nhưng thấy Đại Sư Thái Hư giảng về trăm pháp của Duy Thức học thì không xếp hai món tâm Ưu và Oán vào tâm sở pháp. Nếu chiếu theo luận thì tâm sở pháp trong Duy Thức học vẫn còn chưa đầy đủ phải không?

 

Trả lời: Tâm oán và tâm Ưu thuộc ở tâm sở hữu pháp, trong năm món biến hànhtâm sở Thọ, Thọ này có năm, Ưu thì thuộc yếu tố nhập. Trong tùy phiền não có ba tâm sở: Phẩn, Hận, Não; Oán đã thuộc yếu tố nhập. Tâm không dừng nghỉ trong từng sát na, chỗ nào cũng có, nếu căn cứ vào một quyển sách thì sẽ thấy chướng ngại. Cho nên bản văn trình bày theo phương pháp quy nạp, ngôn từ tuy đơn giản nhưng không thiếu sót ý nghĩa.

 

30-                     Hỏi: Hàng mở đầu của chương kinh Pháp Bảo Đàn có nói: “Nào ngờ tự tánh vốn thanh tịnh”. Đoạn cuối của chương này lại nói:”Tự tánh năng chứa vạn pháp, gọi là Tạng thức”. Tạng thức chính là A lại da thức, chân vọng hòa hợp, tại sao có hai câu nói về tự tánh không giống nhau? Có phải đoạn trước nói bổn tánh vốn thanh tịnh là thể, sau nói tánh ấy hàm chứa vạn pháp là dụng?

 

Trả lời: Chân như là thuộc bản giác, vọng do bất giác mà có vô minh, giống như vàng nằm ẩn trong quặng, tuy vàng và cát tuy một chỗ nhưng vàng vẫn là vàng và cát vẫn là cát. Chân vọng hòa hợp cùng bản tánh thanh tịnh chẳng có gì là mâu thuẩn. Công năng chứa đựng(Hàm tạng)là đứng về phương diện dụng mà nói, đúng như điều ông đã nêu trên.

 

31-                     Hỏi: Quan điểm Thiền tôngchỉ thẳng tâm người, kiến tánh tức thành Phật. Như trên đã nói, theo văn giải nghĩa, kiến tánh tức kiến A lại da của chính mình, kiến A lại da tức thành Phật. Trong Bát Thức Quy Củ nói trước quả vị Bất Động Địa mới xả tạng thức, sau địa vị Kim Cang Đạo mới không còn quả dị thục, như vậy ý nghĩa thế nào? Đệ tử có chỗ nghi vấn, kính mong thầy từ bi chỉ dạy.

 

Trả lời: Tánh là thuộc về thể, A lại da là thuộc về dụng. Như thau rửa mặt, nói cái thau là thể, khi nói thau rữa mặt là nói cái dụng của cái thau. Khi dùng rửa mặt nên gọi là thau rửa mặt, sau khi đổ nước không rửa mặt nữa cũng gọi nó là thau rữa mặt. Hiểu được lý này tức không còn nghi ngờ về tên gọi của Tánh và A lại da. Cho nên người xưa thường nói “Kiến tánh thành phật”, nếu nói “Kiến A lại da thành Phật” chắc rằng mọi người chưa nghe qua.

 

32-                     Hỏi: Trong mười hai chi phần nhân duyên, Ý nghĩa Hành trong Vô minh duyên hành của đứng trước chi phần danh sắc, vậy khi chưa có hình sắc làm sao có sự tạo tác của Hành? Xin khai thị điểm này.

 

Trả lời: Pháp có phân biệt sắc và tâm, Hành có phát khởi sắc tâm, Hành trong Vô Minh Hành là do tâm pháp sanh khởi chẳng phải Hành của bảy món biểu hiện nghiệp của thân và khẩu[5]. Tâm lại phân thành năng và sở. Vậy Hành ở đây lại là thuộc pháp của tâm sở.

 

33-                     Hỏi: Tám thức, mỗi thức đều có bốn phần, thế nào là Kiến phần, tướng phần, chứng phầnchứng tự chứng phần của thức thứ tám? Cái gì là Kiến phần, tướng phần, chứng phầnchứng tự chứng phần của thức thứ năm, thức thứ sáu và thức thứ bảy?

 

Trả lời: Câu hỏi này có nhiều vấn đề, tại sao không đề cập bốn phần của thức thứ một cho đến thức thứ bốn; nếu nói bốn phần của bốn thức mà hiểu được rồi thì có thể suy luận mà biết bốn cái sau. Câu hỏi tuy đơn giản, nhưng muốn biết bốn phần của bốn thức sau, xem ra đối với ý nghĩa bốn phần còn chưa hiểu rõ tường tận. Ở đây khó nói hết ý, tám thức này đối với hàng sơ cơ biết về thức thứ sáu, thứ bảy và thứ tám cũng còn mơ hồ, huống gì luận đến bốn phần là không dễ dàng. Tuy nhiên chỉ giải thích từ thức thứ tám trở xuống với ý nghĩa tổng quát thôi. Tướng phần của thức thứ tám là các chủng tử, kiến phần là thức thứ bảy. Thường biết về thức thứ bảy này là kiến phần của thức thứ tám, còn gọi là Tự chứng phần. Do đây khởi lên tác dụng của năng duyên, khảo chứng lại tự chứng của thức thứ bảy là kiến phần của thức thứ tám, xác nhận một cách đúng đắn, đây là Chứng tự chứng phần của thức thứ tám, các thức khác tương tự như vậy.

 

34-                     Hỏi: Sử dụng phương pháp nào để chuyển tám thức thành bốn trí? xin đưa ra bằng chứng để có thể nhận thức và dễ dàng vận dụng.

 

Trả lời: Cần tu Bát chánh đạo và sáu ba ba mật có thể chuyển thức thành trí. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng có thể chuyển thành Thành sở tác trí. Chánh tư duy, chánh tin tấn có thể chuyển thành Diệu Quán Sát Trí. Chánh Kiến, Chánh Niệm có thể chuyển thành Bình đẳng tánh trí. Chánh định có thể chuyển thành Đại viên cảnh trí. Bố thítrì giới tương ưng Thành sở tác trí, Tinh tấn tương ưng với Diệu quán sát trí, Nhẫn nhục tương ưng Bình đẳng tánh trí, thiền địnhtrí tuệ tương ưng Đại viên cảnh trí; lại nữa, ba mươi bảy phẩm trợ đạo đều hổ trợ chuyển hóa tâm thức. Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực có khả năng hổ trợ chuyển năm thức trước, thất Bồ đề phần hổ trợ chuyển thức thứ sáu, Tứ niệm xứ hổ trợ chuyển thức thứ bảy,Tứ thần túc, Bát chánh đạo trợ chuyển thức thứ tám.

 

35-                     Hỏi: Trong bốn phần của Duy Thức, tự chứng phần là cái thể nương tựa của kiến phầntướng phần (Theo bản Khởi Tín Luận Giảng Nghĩa của học giả Phạm Cổ Nông), chính là cái thể của A Lại Da Thức, vậy thì chứng tự chứng phần là cái gì?

 

Trả lời: Muốn hiểu rõ vấn đề này, tóm lược mà trả lời để cho dễ hiểu. Bốn phần đều là một hệ tâm thức, chẳng qua phân thành hai nhóm lớn như sau: “Tự thể, tâm vương, năng duyên” và “Khởi dụng, tâm sở, sở duyên”. Kiến phần thuộc trong ba yếu tố của nhóm trước, Tướng phần thuộc trong ba yếu tố của nhóm sau; khi khởi ra tác dụng của năng duyên trong đó lấy kiến phần làm sở duyên, gọi là tự chứng phần; nhưng khi khởi tác dụng của năng duyên trong đó lấy tự chứng phần làm sở duyên, gọi là chứng tự chứng phần. Thực ra, chứng tự chứng phần này là do tự chứng phần sanh khởi, đó là tính chất kiểm định chính xác lại mà thôi, thực chất vẫn lấy tự chứng phần làm thể, kiến phần làm đối tượng duyên trước và chứng tự chứng phần làm đối tượng duyên sau đều là tác dụng của nó(Tự chứng phần).Tự chứng phần như kết quả của bài toán nhân, Chứng tự chứng phần như tính chất bản cửu chương để kiểm tra lại kết quả đó, hai yếu tố này bổ sung cho nhau mà tồn tại

 

36-                     Hỏi: Bốn từ “Tâm Vương Tâm Sở” trong Duy thức luận giải thích như thế nào? Người mới học chưa hiểu rõ ràng, mong được chỉ giáo! Xin đưa ví dụ thực tiển chứng minh để hiểu một cách thông suốt hơn!

 

Trả lời: Tâm gọi là vua, nhân vì vua là đứng đầu cả nước lãnh đạo tất cả mọi việc, tâm cũng như thế. Nói gọn nghĩa tâm sở trong hai từ là “Sở hữu” là chỉ trong tâm còn có hơn mười loại tư tưởng thiện ác xen lẫn rất phức tạp cho nên gọi là “Sở hữu”. Nay đưa ví dụ để diễn đạt nghĩa đó: Giống như tác dụng những điều luật quốc gia phụ thuộc vào vua, ở đây tâm ví như vua. Luật lệ được vua phát ra có thể đưa đến tai họa hoặc là đưa đến phước lành cho người dân, nó có tác dụng sai biệt. Cho nên dụ cho các loại tâm sở phụ thuộc là “Sở hữu”.

 

37-  Hỏi:  Trong Duy Thức Tam Thập Tụngchú giải yếu tố Vô Minh rằng: “Si mê làm chỗ nương gá của phiền não là nghiệp”;  ý nói là phiền não nương vào si mê mà sanh, phiền não nương vào si mê mà trụ.  Si mê là quán trọ, phiền não là khách đến ở, nếu dẹp bỏ quán trọ thì khách không còn có chỗ đến ở. Giải thích như thế có hợp lý không?

 

Trả lời: Bạn giải thích chỗ nương gá của phiền não, có nói “Mà sanh” và “Mà trụ”;  sau đó lấy quán trọ dụ cho si mê, nghĩa lý này chưa đầy đủ, vì rằng quán trọ có thể tiếp nhận khách đến ở, không thể nói là quán trọ có thể sanh ra khách đến ở.

 

38- Hỏi: Lúc ngồi thiền những niệm thô không khởi nhưng giống như còn có tri giác vi tế. Vậy tri giác vi tế này là thuộc sự phân biệt của thức thứ sáu hay thuộc sự thấy biết của Tứ trong hai thiền chi Tầm Và Tứ? (Tầm là tâm niệm thô, Tứ là tâm niệm vi tế)

 

Trả lời: Vẫn là thức thứ sáu.

 

39- Hỏi: Diệu quán sát trí và ý thức được phân biệt như thế nào?

 

Trả lời: Khi vọng thì gọi là thức, chuyển vọng thành chân gọi là trí.

 

40- Hỏi: Thầy thường nói rằng: Người chết trong vòng bốn mươi chín ngày thì phải đi đầu thai chuyển kiếp, nhưng có người chết đã lâu hay vừa mới chết lại về báo mộng với con cháu và người thân, vấn đề này giải thích như thế nào? (Có lúc báo điều lành, có lúc báo điều dữ)

 

    Trả lời: Người chết đã đi đầu thai vào lục đạo thời gian lâu mà người thân còn nằm mộng thấy người đó, vấn đề này có hai trường hợp xảy ra: Một là do người nằm mộng có lòng thương tiếc người đã chết và ấn tượng vào tâm thức khiến phát khởi hiện hành thành tướng trạng trong mộng. Giống như một người nhiều năm trước đã đi dạo núi, nay nằm mộng thấy núi ấy, chẳng phải núi ấy về báo mộng, thực sự đó chỉ là tác dụng ý thức của chính mình. Hai là người đã chết sanh vào cảnh giới ngạ quỹ, có cơ hội thì tiếp xúc với người còn sống.

 

41- Hỏi: Linh hồnthân trung ấm khác nhau như thế nào? Nhưng người niệm Phật lúc lâm chung thì linh hồn vãng sanh hay là thân trung ấm vãng sanh?

 

Trả lời: Trung ấm còn gọi là trung hữu, có nghĩa khi thân này đã chết mà chưa sanh vào chỗ khác, thân trung gian giữa hai kiếp sống chưa định, người đời thường gọi đó là linh hồn, đúng là như vậy. Nhưng người vãng sanh Tây phương nhanh hơn thời gian co duỗi cánh tay thì không có giai đoạn trung gian. Chỉ có thể nói thần thức vãng sanh, không thể nói thân trung ấm vãng sanh. Đương nhiên cũng có trạng thái trung ấm vãng sanh nhưng đó là một trường hợp bất đắc dĩ, giống như chỉ một phần trong trăm ngàn phần mà thôi.

 

42- Hỏi: Pháp sư Khuy Cơ là một vị Tăng tu diệt tận định trong thời kỳ Pháp Phật Ca Diếp đã diệt, đến thời đại nhà Đường mới may mắn gặp duyên pháp sư Huyền Trang đi thỉnh Kinh, tức đã chuyển kiếp tái sanh vào Trung Quốc, mới mười sáu tuổi đỗ trạng nguyên, thời gian mê lầm an trú trong cảnh giả huyễn, bậc tu hành như thế mà còn mê khi cách ấm. Như vật thì trong thời gian dài tu thiền định như thế, thần thức đã từng đi đầu thai hay chưa? Giả sử không đi đầu thai thì trong lúc nhập định thần thức ở đâu?

 

Trả lời: Tu theo giáo pháp Bồ tát Đại Thừa chứng quả Thất địa trở lên mới không còn bị cách ấm. Thời gian tu định, thần thức tại trong cảnh định. Định là không bị loạn động, không đến, không đi, thời gian có thể dài có thể ngắn, động là chẳng phải định; không có trường hợp thần thức sanh vào trong cảnh giới Lục đạo.

 

43- Hỏi: Xin thầy giải thích về đạo lý Luân hồi?

 

Trả lời: Nếu thần thức chưa chuyển thành trí thì không tránh khởi Luân hồi, tạo nghiệp có thiện và có ác thì sanh vào lục đạo có thăng có trầm. Nghiệp thiện ác của chúng sanh rất phức tạp, tùy theo nghiệp lựcchiêu cảm cảnh giới tương ưng, thiên biến vạn hóa. Đại khái là như vậy, biết điều này thì suy nghiệm được điều kia.

 

44- Hỏi: Xưa nay đối vấn đề sự tích cảm ứng hài cốt rất nhiều, nếu người sau khi chết, thần thức do nghiệp lực dẫn vào cảnh lục đạo luân hồi, Thế gian có câu: “Sống không nhận qủy, chết không nhận thây”, Vậy hài cốt làm sao có chuyện cảm ứng?

 

Trả lời: Cảm ứng hài cốt chỉ hạn định đối với người chết sanh vào đường ngạ quỹ, vì chúng quỷ thần cũng có một phần thần thông nhưng lại chấp vào thân kiến cho nên có duyên tương cảm về hài cốt, đó chẳng phải chuyện thông thường, sự thật cũng có yêu ma khác nương dựa vào hài cốtchúng ta khó biết rõ.

 

45- Hỏi: Hôm nay có người hỏi tôi về ý nghĩa ba hồn bảy vía, rốt cuộc phải trả lời như thế nào?

 

Trả lời: Hồn víavấn đề ngoài Phật giáo, có rất nhiều quan niệm về yếu tố đó. Trong nhà Nho gọi nó thuộc năng lực tinh thần, chuyển bên này biến hóa bên kia, vía hóa vía. Trong văn Dương Viết Hồn chú giải rằng: Nương vào phần linh ảnh là vía, nương vào linh khí là hồn. Y học cổ truyền lại nói hồn liên quan đến gan, vía liên quan đến phổi, cho rằng đó đều thuộc linh khí. Kinh sách nhà Nho nói về nội ảnh và có xác nhận có ba hồn bảy vía. Ngoài ra có nhiều thuyết bàn về hồn vía khác với quan điểm Phật giáo, đâu rảnh mà bàn chuyện đúng sai! Nhà Phật có nói về Tánh, do mê hoặc thì chuyển thành thức. Từ cái thức này mà các nhà ngoại đạo gọi là linh hồn. Thực ra, thức này càng mê thì càng xa tánh giác, từ một mà thành tám thức, nói ra tường tận mới hiểu, không thể vài lời mà giải hết cho bạn được.

 

46- Hỏi: Trung ấm thân có theo các căn(Phù trần căn) không? Nếu có thì không thể trở lại các căn của sắc thân giả làm duyên cho thấy, nghe, giác, biết; như xem ở người bị mù và điếc mất khả năng thấy và nghe thì có thể nói thân trung ấm có thức mà không có các căn không?

 

Trả lời: Đã gọi thân trung ấm có là có thân, tự nó có các phù trần căn, thân là một trong các căn. Sắc thân chẳng phải chỉ ở một loại thai sanh mà thôi, vì bốn loài chúng sanh đều có sắc thân. Vậy tác dụng của sự thấy, nghe, giác, biết chẳng phải chỉ thuộc ở phù trần căn, các căn chẳng qua là trợ thêm một duyên, duyên chủ lực là thuộc các tịnh sắc căn.

 

47- Hỏi: Trung hữu thân thật có không? Nếu có thì thể tướng của nó như thế nào? Nếu như trước khi nó chưa đầu thai thì nương vào chỗ nào mà tồn tại?

 

Trả lời: Hai từ “thật có”, phương diện học lý thì vạn pháp đều không, chỉ do nhân duyên sanh ra các tướng, trung hữu thân cũng không ngoài nguyên lý đó. Tướng của nó như người nhưng nhỏ hơn, dáng vóc nằm ngang hay nằm đứng thẳng và với nhiều loại khác nhau, Kinh Trung Ấm nói rất rõ về nó, khi chưa đầu thai nương thức mà tồn tại.

 

48- Hỏi: A lại da thức nương vào chân như không có đến và đi, vậy thì tâm thức đến đài sen như thế nào?

 

Trả lời: Cổ đức có câu nói:”Sanh thì quyết định sanh, đi mà thật không đi”, “Đi thì quyết định đi, sanh mà thật không sanh” có thể rõ điều ấy. Nếu chưa lĩnh hội được câu đó, nên nghĩ thêm rằng A lại da thức đã có thể đi vào lục đạo, tại sao lại không thể sanh về Tây phương?

 

49- Hỏi: Chuyển tám thức thành bốn trí, bốn trí thành tam thân. Mấy thức cộng thành một trí, chỉ riêng một thức nào mà thành một trí?

 

Trả lời: Năm thức trước tổng hợp nên thành sở tác trí; chỉ riêng ý thức thành Diệu quán sát trí, thức thứ bảy chuyển thành bình đẳng tánh trí và thức thứ tám chuyển thành đại viên cảnh trí.

 

50- Hỏi: Bốn trí chuyển thành ba thân, bao nhiêu loại trí thành một thân, riêng loại trí nào thành một thân?

 

Trả lời: Thành sở tác tríDiệu quán sát trí cộng thành hóa thân; riêng loại bình đẳng tánh trí thành báo thân, đại viên cảnh trí thành pháp thân.

 

51- Hỏi: Nguồn gốc của chủng tử là mới sanh khởi hay là vốn có sẳn? Có phải chủng tử hữu lậu là mới sanh khởi? Có phải vô lậu chủng tử là vốn có sẳn hay không?

 

Trả lời: Chủng tử là một loại từ ngữ dùng diễn đạt công năng chẳng phải thật có như một vật thể. Các nhà Duy thức phân chủng tử có hai loại, thức thứ tám vốn không có đầu mối, gốc của nó vốn có chủng tử, về sau huân tập các tập khí ấn tượng vào trong thức thứ tám nên có chủng tử vừa huân tập, còn gọi là chủng tử mới sanh khởi; không kể là chủng tử hữu lậu hay vô lậu, đều có hai loại:loại có sẳn và loại mới huân tập.

 

52- Hỏi: A lại da thứctuần hoàn không gián đoạn, vì sao thường khi bị hôn mê bất tỉnh mất đi tri giác, rốt cuộc không phải là đã có gián đoạn một lần hay sao?

 

Trả lời: Ở đây lấy con mắt làm ví dụ, ngay lúc sáng suốt trong sạch không bị bệnh, dụ cho cái gốc của thể tánh chiếu soi tất cả vạn vật đúng như thật tướng; Một khi mắt bị phát bệnh dụ cho A lại da khả năng nhận biết không đúng sự thật nên không thấy rõ chân tướng vạn vật. Nếu khi nhắm mắt hoặc đang ngủ thì không thấy gì, thật sự lúc ấy không khởi tác dụng cái thấy nhưng chẳng phải con mắt bị đoạn diệt, suy nghĩ việc này có thể hiểu rõ.

 

53- Hỏi: Phật dạy rằng: Tất cả động vật đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì có thần thức. Lại nói: Nhìn trong một bát nước thấy có tám vạn bốn ngàn vi trùng, hiện nay các nhà khoa học dùng kính hiển vi chiếu soi thì quả thật không sai; nhưng có người lại hỏi, nếu bát nước này đổ xuống đất, thế là có nhiều tâm thức của vi trùng hay không? Nếu có nhiều thần thức, vậy thì một bát nước thì có thể biến thành quá nhiều vi trùng?

 

Trả lời: Thần thức vô hình, nương tựa vào thân hữu hình. Nếu thừa nhận một bát nước có tám vạn bốn ngàn thân vi trùng, sao còn nghi hoặc con số tám vạn bốn ngàn thần thức. Thần thức trong một bát nước không hiện rõ nhiều, nếu đổ nước ra mặt đất nghĩ thấy quá nhiều. Nước rơi xuống đất, thân trùng bị chết thì thần thức chuyển nương chỗ khác sanh, nghĩa lý ấy quá rõ ràng. Nên biết trong hư không pháp giới chỉ trong một sát nahằng hà sa số không thể nói số lượng chúng sanh trong bốn loại: Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh bị chết; lại có hằng hà sa số không thể nói số lượng chúng sanh trong bốn loài xả thân chỗ này đầu thai hay sanh ở chỗ kia, điều đó cũng dễ hiểu.

 

54- Hỏi: Kinh Phật nói:”Người chết trong vòng bốn mươi chín ngày thì tùy theo nghiệp lực của mỗi người mà sanh vào cảnh giới tương ưng với nghiệp lực của họ. Còn có trường hợp, khi cơ duyên đầu thai chưa chín muồi, thường ở trong hư không giới trôi nỗi không chỗ nương tựa.” Nhưng mà người ta thường nói: “Ở phần mộ thường phát hiện tượng qoái lạ”. Đây có phải người trong lúc còn sống quá ư chấp trước, mê đắm sắc thân cho nên linh hồn cứ bám víu không rời, cho nên mới có hiện tượng đó xuất hiện phải không?

 

Trả lời: Trong vòng bốn mươi chín ngày, gọi là “Thân Trung Hữu”, Trãi qua cuộc phiêu du trong hư không, hoặc hiện tướng quái lạ, thì trường hợp người đó đã sanh vào cảnh giới ngạ quỹ. Lại còn tâm luyến ái phần mộ của chính mình là do chấp “Thân kiến” mà có.

 

55- Hỏi: Phàm phu nương thần thức để đầu thai, nếu như Phật và Bồ tátnguyện lực tái sanh, nếu như không dùng thần thức đầu thai, không rõ cách nhập thai như thế nào?

 

Trả lời: Tánh mê gọi là thức, Thức giác gọi là trí, thức là còn trói buộcnghiệp lực nên không được tự do, cho nên có thọ báo từ nguyên nhân trong vòng sanh tửnhập thaixuất thai. Bồ tát có nhiều cấp độ, tùy theo sự phân định nên chưa nói hết được. Nhưng Bồ tát từ thất địa trở xuống còn tồn tại thức, tùy nguyện nhập thai, dùng hóa thân để nhập thai, nếu không thì dùng Như Lai Tạng gồm thức và trí mà nhập thai. Nếu như Phật hoặc bậc Đẳng giác đã chuyển thức thành Đại Viên Cảnh Trí, pháp thân bất động, hóa thân vô lượng, dùng hóa thânnhập thai. Giống như trường hợp biến hóa loại chim nói pháp trong Kinh A Di Đà, theo đó mà biết.

 

56- Hỏi: Thần thức của bốn loài thai sanh, noãn sanh, thấp sanhhóa sanh là giống nhau hoặc có phân biệt lớn nhỏ. Thí dụ như loài súc sanh hổ, sư tử, voi có hình dạng to và khỏe; con kiến con sâu thì dạng nhỏ và yếu; vậy thần thức của chúng vốn có giống nhau không?

 

Trả lời: Thể tánh giống nhau, thần thức sai biệt, thần thức ô nhiễm sâu cạn của các loài khác nhau, nếu luận to nhỏ thì đều không nghĩ bàn, có lớn bao nhiêu cũng không ngoài tâm thức ấy, không hạn định thọ thân hình lớn hay nhỏ. Cho nên các loài hổ, sư tử, voi to lớn và mạnh khỏe, con kiến con sâu nhỏ và yếu đuối, vẫn là quan hệ thể lực và hình trạng, thần thức không vì đặc điểm ấy mà có thêm hay bớt.

 

57- Hỏi: Chúng sanhnghiệp lực trói buộc, vậy khi kết thúc báo thúc sanh mạng thì phải đọa vào địa ngục hay không? Có phải yếu tố thọ nhận quả báo do nghiệp lực này là thức thứ tám hay không? Chúng sanh đi nhận quả báo là chủ động đi hay bị động? Nếu chủ động thì nhất định đi tìm cảnh giới tốt và lánh xa cảnh giới xấu? Nếu là bị động thì làm sao trong hằng hà sa số chúng sanh mà biết tìm ra chủ nợ để đền tội báo?

 

Trả lời: Không ra khỏi cảnh lục đạo luân hồi thì tâm thứcthể nhập vào địa ngục, như người ở chung trong nhà thì thường phải gặp lại nhiều lần. Thức thứ tám là chủ nhân ông, nghiệp lực là hạt gióng được chứa trong thức thứ tám, khởi lên hiện hành, gọi là năng lực của nghiệp giống như dây trói ràng buộc thức thứ tám thăng trầm trong lục đạo, đây là nguyên nhân chính yếu; trả nợ oan gia chẳng qua là cái duyên bên ngoài mà thôi.

 

58 Hỏi- Khoa học cận đại phát minh tất cả quy tắc và nguyên lý; y theo kinh Phật thì vẫn thuộc khả năng phân biệt của thức thứ sáu thì chẳng phải là lý tuyệt đối. Nhưng nếu ứng dụng nó vào thực tế thì phù hợp với sinh hoạt văn minh vật chất, như học môn toán học có thể đo độ cao của núi, độ sâu của nước, biến đổi hành tinh, điều này quá ư rõ ràng. Hiệu quả như vậy, cũng gọi là hư vọng hay sao?

 

Trả lời: Vọng là vọng niệm mê hoặc, cho đến cảnh giới hư vọng bên ngoài. Cảnh đã không thật, tính toán nhiều cách cũng là lấy vọng duyên vọng. Núi cao, nước sâu vốn là cảnh giả, môn toán học tính toán cũng thực dụng, nhưng không qua sự kiểm soát hành vi trật tự của tâm.

 

59- Hỏi: Chúng sanh chết không diệt, tùy theo sự tạo nghiệp thiện ác chịu lang thang trong lục đạo luân hồi, nhưng từ vô thủy đến nay, thần thức của chúng sanh có tăng hay giảm? Nếu như không có tăng giảm, nhưng khi tu hành đạt đến địa vị Phật và Bồ tát thì không còn đọa lạc luân hồi, thì rõ ràng là có giảm; Như sinh vật tăng trưởng không ngừng, y số lượng tăng thêm với cấp độ như thế nào thì biết là tăng. Nếu gọi là có tăng giảm, nếu tăng thì từ đâu đến, nếu giảm thì đi về đâu?

 

Trả lời: Ở đây xin lấy không khí làm ví dụ, không khí khi gặp khí hậu nóng và lạnh lưu chuyển không ngừng, trong quá trình lưu động đó chiếm vạn không gian căn nhà. Như vậy, trong mỗi căn nhà đều chứa đầy không khí, nếu như bớt đi ngàn căn nhà thì có thể nói bớt đi ngàn gian không khí không? Nếu kiến lập tăng thêm mười vạn gian nhà, cũng không thể nói tăng thêm mười vạn gian không khí. Tâm thức chúng sanh giống như không khí trong nhà có phần thơm, thúi, nóng và lạnh. Ví dụ, không khí nhà anh A lưu chuyển sang nhà anh B, nhà anh B lưu chuyển qua nhà anh C, triển chuyển không ngừng. Không khí vô lượng vô biên trong tam thiên đại thiên thế giới đến chỗ này đi chỗ kia. Nên biết hư không này rộng lớn, vấn đề tăng giảm có thiết lập hay không? Tánh của Phật và Bồ tát giống như bản năng không khí bên ngoài căn nhà, không có mùi vị thơm hay thối, cũng không thọ biến đổi nhiệt độ nóng hay lạnh.

 

60- Hỏi: Bậc thánh nhơn không mộng tưởng có tương tợ với trạng thái như như bất động của nhà Phật hay không?

 

Đáp: Trình độ thánh nhân cũng có các bậc sai biệt, trạng thái như như bất động đương nhiên là không còn mộng tưởng, nếu chỉ đạt trạng thái không còn mộng tưởng cũng không thể cho rằng là đã chứng như như bất động.

 

61- Hỏi: Trong thế gianthánh hiền, có hạng ngu trí và tầm thường, căn tánh vốn sai biệt. Lại có người giàu sang hay nghèo hèn, người có mạng sống lâu dài hay bị chết yểu, tất cả có quả báo khác nhau. Cho đến tất cả chúng sanh bao gồm thai sanh, noãn sanh, thấp sanhhóa sanh sống ở đất liền hay dưới nước đều có nhiều loại. Nếu như do vô minh làm cái duyên đầu tiên đưa đến cảnh luân hồi sanh tử, như vậy có phải là chân như thật tướng có nhiều thể loại khác nhau, như thể chất của kim loại thì cảm ứng điện từ, thể chất của cây gỗ thì đốt cháy. Cái gọi là vô minh cũng có nhiều thuộc tánh khác nhau, gióng như điện, như lữa và nhiều loại khác nhau ngay khi mới hình thành thế gian. Thứ hai là chúng sanh có nhiều hình tướng sai biệt đều do nghiệp lực mỗi loài mà tạo nên, tức là do đầu tiên của yếu tố vô minh. Nếu tạo nghiệp thiện thì có quả báo thiện, nếu tạo nghiệp ác thì có quả báo xấu ác, phân biệt như thế nào? Thứ ba, Duy thức luận có nói: “Vô minh huân tập chủng tử, chủng tử sanh hiện hành”. Lập luận vô minh làm nhân đầu tiên nên có hai tính chất thiện ác. Nếu do huân tập mà có, nếu duyên điều thiện thì trãi qua nhiều kiếp có thể thành Phật, nếu duyên điều ác thì bị đọa lạc địa ngục càng sâu nặng. Nếu có hai cảnh giới thánh nhân và và địa ngục, thì tại sao có sự phân biệt cảnh chư thiên, cảnh A tu a, cảnh súc sanh và cảnh ngạ quỹ, cho đến trường hợp người chết đầu thai làm con dê, con dê chết đầu thai thành người, thay đổi ăn nuốt lẫn nhau. Thứ tư, Giả sử ban đầu chân như thật tướng giống như một tấm vãi trắng, vô minh dụ như một chậu chứa nhiên liệu nhuộm đủ các màu sắc, do điều kiện nhuộm khác nhau mà có các màu sắc khác nhau. Nếu theo nhà thiền nói: “Tất cả do tâm tạo”, vậy ai là người tạo các màu sắc ban đầu và cái chậu chứa nhiên liệu nhuộm? Xin chỉ giáo.

 

Trả lời: Câu hỏi này có bốn đoạn, nay phân biệt để trình bày cho rõ ràng. Đoạn đầu hỏi về “Tối sơ vô minh”(Vô minhyếu tố có đầu tiên), Phật học chỉ nói: “Vô thủy vô minh”(Vô minh không có ban đầu), chứ không nói là vô minh là có đầu tiên. Không có cái nguyên nhân đầu tiên, huống gì nói có nghĩa ban đầu. Nay đưa một vật ra truy cứu, truy tìm tận cùng thì chắc chắn khó thấy cái yếu tố ban đầu trong đó. Người ta thường nói cái ban đầu là cách nói tạm thời mà thôi. Thứ hai là câu: “Thật tướng chân như phải có nhiều cái thể khác nhau”, thật tướng chân như không có nhiều thể khác nhau, do nhiễm có sâu và cạn nên lưu chuyển có tiến và lùi, cho nên hình thành vạn loại. Kế đến đoạn: “Các tướng thiện và ác làm sao mà phân biệt”, tánh thiện, tánh ác đều có đủ trong ba phẩm loại nghiệp bậc thượng, bậc trung và bậc hạ; hoặc là trước thiện sau thì ác, trước thì ác sau thì thiện, nên vô minh khởi thì thấy đủ duyên phần và hoàn cảnh, hình thành duyên thiện và duyên ác thành nhiều loại khác biệt, không thể suy lường hết. Đoạn ba câu nói: “Nên chỉ có hai cảnh giới thánh và cảnh địa ngục…” Hai cảnh thiện ác nói tổng quát thì có thượng, trung và hạ, nếu nói tường tận thì có nhiều đẳng cấp. Cái nhân đã phức tạp như vậy thì kết quả làm sao chỉ đơn giản có hai cảnh thánh và địa ngục. Bậc thánh còn có bốn quả vị thanh văn, Bồ tát còn có năm mươi hai địa vị khác nhau. Địa ngục cũng căn bản có nhiều loại như cận biên, cô độc. Tuy nói hai cảnh thánh và địa ngục nhưng trong đó không giống nhau. Đoạn cuối đã nói: “Tất cả do tâm tạo” Vậy sao đặt câu hỏi ai tạo! Xin vui lòng tự hiểu.

 

61- Hỏi: Theo tông Duy thức thì tu hành như thế nào? Đến lúc lâm chung đi về đâu? Có phải sanh về thế giới Tây phương?

 

Trả lời: Tu theo Duy thức chỉ là quán sát, nói đến tường tận rất là phức tạp. Đầu tiên phải hiểu nghĩa lý năm pháp quán ba tự tánh, ba tánh ấy là “Biến kế sở chấp”, “Y tha khởi” và “Viên thành thật”. Ý nghĩa ba tánh ấy như thế nào, ở đây không thể nói hết, chỉ giới thiệu tên, chỉ nói thứ tự cho biết mà thôi. Hành giả phải quán sát ba tánh ấy, từ cạn đến sâu. Lại thêm năm món khác, một là: Bỏ hư vọng thì hiện chân thật (Khiển hư tồn thật), ở đây vẫn là pháp quán tương đối về hư và thật. Hai là: Xả tạp vọng nhiễm lưu thuần tịnh(Xả lãm lưu thuần), đây vẫn là pháp quán về tâm và cảnh tương đối). Ba là: Nhiếp ngọn trở về gốc ( Nhiếp mạt quy bổn), đây vẫn là pháp quán thể dụng tương đối. Bốn là làm mất hạ liệt hiện thù thắng (Ần liệt hiện thắng), đây là pháp quán tâm sở tương đối. Bốn là: Bỏ tướng trở về tánh (Khiển tướng quy tánh), đây là pháp quán tương đối về sự lý. Đến đây là xong. Bốn pháp quán đầu là xả bỏ “Biến kế sở chấp” trở về pháp quán: “Y tha khởi”. Pháp quán sau cùng là xả bỏ “Y tha khởi” để chứng đắc “Viên thành thật”, viên thành thật là tên khác của chân như, còn gọi là Đại viên cảnh trí. Phát nguyện sanh Cực lạc thì được sanh, nếu không có nguyện ấy thì không sanh.

 

62- Hỏi: Trường hợp lỗ tai bị điếc mất khả năng nghe là tai có bị bệnh; nhưng trường hợp lỗ tai không bị bệnh gì tại sao khi chúng ta đang ngủ cũng không nghe được âm thanh?

 

Trả lời: Lỗ tai là thuộc về căn, khả năng nghe thuộc về thức, căn và thức đều có chủng tử trong A lại da. Chủng tửcông năng tịnh chỉhiện hành, âm thanh là thuộc tướng phần, khả năng nghe thuộc về kiến phần. Kiến phần duyên tướng phần tức là thức nương vào căn mà nắm lấy nhân duyên đó. Bất luận là nghe hay nhìn đều phải mượn duyên để phát khởi chủng tử của thức và chủng tử của căn cùng nương tựa vào nhau phát khởi hiện hành khả năng nghe và thấy. Nếu không có duyên tịnh chỉ thì không có khả năng nghe và thấy. Cho nên lúc ngủ mất các duyên đó và thức không nương vào căn được nên không có khả năng nghe.

 

63- Hỏi: Thầy thường dạy rằng, chúng ta làm việc lành với thể không tam luân, hạt giống nghiệp không lưu dấu trong tâm thức (Người chuyên làm việc xấu ác lại không biệt hỗ thẹn. Ví dụ như tín đồ ngoại đạo nói: “Loài súc sanh là để cho con người ăn, cho nên họ chủ trương giết vật ăn thịt mà trong tâm không một chút ái ngại, trường hợp đó trong tâm thức tựa hồ như hạt giống nghiệp chưa lưu dấu, như vậy có tội không?

 

Trả lời: Tam luân thể không vẫn là một pháp hành không chấp tướng, chúng ta nghe pháp và đang tu đây chỉ là công phu đầu tiên, tu thiện mà tâm chưa tự tại, vẫn còn lưu dấu pháp trần trong tâm thức. Tu hành với công phu sâu hơn tâm thức như cảnh vật qua gương soi, cảnh đối trước gương thì bóng hiện, cảnh vật dời đi thì bóng không còn, đạt cảnh giới đó mới gọi chân thể không. Ngoại đạo không rõ thể tánh, chưa từng nghe pháp không và vô tướng thì nhất cử nhất động đều ghi bóng trong tâm thức. Sát sanh ăn thịt mà trong tâm không chút ái ngại chứng tỏ còn si mê không rõ tội phước, chẳng phải là thể tánh không nhiễm chân không. Những thực phẩmcác loại thịt, có đủ các loại máu huyết trong cảnh dao thớt và nấu nướng, đầy đủ các mùi vị khiến mọi người tham lam, mê mờ nhân quả. Những thực phẩmtâm niệm luôn luôn tương ưng mà tập nhiễm, tại sao nói là trong thức thứ tám không huân tập hạt giống nghiệp đó.

 

64- Hỏi: Do vô ý hay gián tiếp tạo nghiệp mà bản thân mình không biết, hạt giống nghiệp làm sao mà nhập vào được trong thức thứ tám?

 

Trả lời: Do vô ý mà tạo tác thì vấn đề tội phước chưa phân biệt, với sự kiện do thân khẩu ý tạo ra, tức có niệm khởi thì hạt giống nghiệp sẽ lạc vào trong thức thứ tám. Tất cả mọi sự tạo tác đều có đủ tánh thiện và tánh ác, thiện ác ở trong sự việc, sự việc ở trong tâm niệm, tâm niệm ở trong tâm thức. Thử hỏi hạt giống thiện ác rơi vào chỗ nào? Chẳng qua dù cố ý hay vô ý thì tội ấy cũng phân ra có lực mạnh hay yếu, cho nên khi khởi lên hiện hành thì có phân biệt tội báo nặng hay nhẹ.

 

65- Hỏi: Giải thích như thế nào về ý nghĩa duyên hình bóng sáu trần trong tâm thức?

 

Trả lời: Năm thức của Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, theo duyên bên ngoài tương ưng với năm trần là: Sắc, thanh, hương, vị, xúc thì chủng tử ấn vào trong tâm thức thức tám, gọi là nội pháp trần. Ý thức hướng vào bên trong duyên với hình ảnh đó, tính toán và phân biệt ba thời tương tục, sự mê hoặc phát khởi như lữa cháy. Nên biết thức vốn huyễn vọng, nhân căn trần mà khởi, nếu căn cách li trần thì thức không phát khởi. Phàm phu không liễu ngộ tâm mình, ngộ nhận ý thức là tướng của tâm, gọi là duyên hình ảnh của sáu trần.

 

66- Đáp: Độc đầu ý thứcchức năng như thế nào?

 

Trả lời: Trong tám thức, ý thứcnăng lực rất lớn, cùng với năm thức trước theo duyên bên ngoài, gọi là Ngũ câu ý thức, lại còn duyên với pháp trần bên trong gọi là Độc đầu ý thức.

 

67- Hỏi: Nguyên nhân nào mà có thức?

 

Trả lời: Mê bản tánh là thức, mê tức là nhân duyên của thức.

 

68- Hỏi: Căn cứ “Bát thức quy củ tụng thích luận”, nói Sắc căntăng thượng duyên, sắc trầnsở duyên duyên. Khi căn và trần giao thoa với nhau sanh ra sự thấy biết của thức về tướng phần; nói cách khác, thấy biết về cảnh thì cảnh đó là do thức biến không phải là cảnh của sắc trần. Cảnh sắc trần thật bên ngoài không phải do thức biến, ở đây không phải trái ngược với đạo lý vạn pháp do thức biến của Duy thức hay sao?

 

Trả lời: Thức và vạn pháp chẳng phải một và chẳng phải hai, như nước và sóng chỉ có tướng bên ngoài khác nhau mà thôi. Trong tám thức đó ví như một cây cổ thụ, thức thứ tám là gốc cây, thức thứ bảy là thân cây, thức thứ sáu và năm thức trước là cành cây. Tuy nói là tám thức nhưng thực sự ra từ một thức mà biến thêm bảy thức. Thức thứ tám hàm chứa tất cả các chủng tử, biến hiện thành sanh mạng và môi trường sự sống, nói vạn pháp duy thứcgiải thích rõ gốc tướng trạng của căn và thức. Thức thứ sáu là chủ sự phân biệt do năm thức đầu duyên với trần cảnh mà khởi. Khi khởi lên phân biệt thì phân thành kiến phần và tướng phần, đó là tác dụng của thức vậy. Khi căn trần không duyên thì không có tác dụng tiền ngũ thức, tác dụng không khởi nhưng chẳng phải không có năm thức trước. Khi căn trần giao thoa mà sanh thức là giải thích tướng trạng chi nhánh của thức.

 

69- Hỏi: Xin chỉ giáo về đạo lý Tâm tạo ra cảnh giới?

 

Trả lời: Đạo lý tâm tạo ra cảnh giới, thật khó giảng rõ khi dùng vài lời ngắn gọn, giáo lý về hai tông tánh và tướng đã từng nói về vấn đề này. Nếu nói tóm lược và không đi vào chi tiết thì khó nắm được ý nghĩa quan trọng của nó. Theo những lời giải đáp trước có thể hiểu khái quát về đạo lý tâm tạo ra các cảnh giới.

 

70- Hỏi: Ba cõi duy tâm, vạn pháp duy thức, đạo lý tâm và thức có gì khác nhau.

 

Trả lời: Ba cõi duy tâm là nói đến phần năng(chủ thể), vạn pháp duy thức là nói đến phần sở(đối tượng), chủ thể là lấy niệm khởi làm thể, đối tượng là cảnh được nhận thức. Thực ra hai câu này có sự diễn đạt riêng của nó, nên thấy ý nghĩa tâm thức tương tự như một. Nếu như không dùng câu nói trên, khi diễn đạt về pháp tướng thì tâm là A lại da thức, thức là sáu thức khi căn trần tiếp xúc với nhau, vậy thì tâm và thức có nội dung khác nhau.

 

 

71- Hỏi: Xin hỏi thân thể con người sau khi bị gây mê tâm thức ở chỗ nào? Thức thứ tám có bị lạc mất cảnh tượng hay không? Vì sao bị lạc?

 

Trả lời: Thức đợi nhân duyên mà khởi, nếu không khởi là do lúc đang hôn mê các căn tạm thời mất tác dụng, lúc ấy thức chỉ tạm thời không khởi mà thôi. Công năng thức thứ tám dung chứa chủng tử. Thức nương vào căn, đợi đủ duyên mới khởi. Lúc hôn mê các căn tạm thời mất tác dụng, thức không đủ duyên nằm ẩn đó mà không khởi. Công dụng của thức thứ tám vốn là dung chứa, thức thứ bảy nắm giữ các duyên, là đều thuộc tư tưởng, tư tưởngtập khí của nó, có tập khí thì có ấn tượng trong tâm thức. Ngôn ngữ hiện đại, danh tức là ấn tượng, ấn tượng sâu cạn quan hệ với trí nhớ sâu hay cạn, từ điều này mà suy luận ra đạo lý ấy.

 

72- Hỏi: Ban ngày suy tư điều gì, ban đêm mộng điều ấy, lúc vào giấc mộng thì có phải thần thức đi đến chỗ nào đó phải không?

 

Trả lời: Thần thức tức là dung lượng của tâm, rộng lớn bao trùm vô cùng, tất cả các sự vật đều chứa trong đó, lúc vào giấc mộngchủng tử khởi hiện ra, vì đó là hiện tượng của thức, cho nên thức chẳng có đến đi, cái gọi là bóng dáng của sáu trần, mộng là một sự kiện như vậy.

 

73- Hỏi: Từ đầu đêm đến sáng mai không nằm mộng, không biết thời gian đó thần thức nằm ở đâu?

 

Trả lời: Nên biết thần thức gồm có thể và dụng, thể của nó vốn là do khi mê lầm và theo vọng tâm, dụng tức là khởi sự phân biệt. Lúc tỉnh ngủ thì theo duyên vọng niệm, lúc ngủ say thì mộng tưởng điên đảo, các hiện tượng này đều thuộc tác dụng của thức, như thế tác dụng của thức lại có hai trạng thái ẩn phục và hiện khởi. Ẩn phục là tiềm ẩn không có điều kiện sanh khởi tác dụng của thức, tuy ẩn nhưng chẳng mất công năng của tác dụng. Khởi là theo điều kiện sanh khởi tác dụng, tuy khởi nhưng vẫn thuộc thể không. Nay đưa ra ví dụ cho dễ hiểu: Khi dùi chuông đánh vào cái chuông thì âm thanh được phát ra, thật ra âm thanh không có tự thể. Khi dùi không đánh vào chuông thì không có âm thanh phát ra. Suy tìm tường tận, chẳng phải không có âm thanh. Nếu thấu hiểu điểm này, nếu có mộng thì sanh khởi tác dụng của thức, khi không có mộng thì tác dụng của thức ẩn phục.

 

74- Hỏi: Vấn đề thức thứ sáu và thức thứ bảy, khi xuất hiện một niệm (Niệm tưởng), cái nào có trước? Cái nào có sau? Hay là cùng khởi lên một lần, hay là không có sự trước và sau? Có phải một niệm khởi đầu tiên là từ thức thứ sáu? Nếu thức thứ bảy cùng nương tựa vào niệm khởi thì thức thứ bảy là đầu tiên? Tóm lại, khi khởi lên một niệm tưởng là do tác dụng của thức nào trước, hay là không có phân biệt trước sau?

 

Trả lờiThức thứ bảy gọi là hằng tư lượng (Tư duy và suy lượng), diễn biến liên tục không ngường, thức này do căn bản của vô minh mà sanh tướng phần, lại còn tiếp nhận thêm từ thức thứ sáu, mà tác dụng thức thứ sáu là phân biệt và lúc thì hiện hữu lúc thì vắng mặt. Thứ hai, luôn nhớ nghĩ, vừa dừng niệm này lại tiếp tục niệm sau, vì vậy rất khó so sánh và thấy được thức nào trước và thức nào sau. Nếu như phân tích rõ ra thì thức thứ bảy hiện khởi trước, thức thứ sáu hiện khởi sau. Hiện khởi trước là lúc ban đầu niệm tưởng khởi, Hiện khởi sau là sau khi niệm khởi.

 

75- Hỏi: Tại sao “Sanh khởi của sắc pháp phải có hai duyên, nhân duyêntăng thượng duyên”? Tại sao “ Tâm pháp thì phải hội đủ bốn duyên?

 

Trả lời: Tâm pháp là tám thức, các thức sanh khởi phải y theo chủng tử, cho nên phải có nhân duyên. Tâm và tâm sở tương tục không gián đoạn, nếu đoạn thì không sanh khởi, nếu sanh thì không đoạn, nên có vô gián duyên. Duyên lự của thức vẫn nhờ tự cảnh của thức mà khởi, duyên lự vào tự cảnh của chính nó, nên gọi là sở duyên duyên. Nương vào pháp khác mà làm duyên giúp sức, hoặc đoạn trừ chướng ngại, làm cho thức sanh khởi dễ dàng và có cơ hội tốt, nên gọi là tăng thượng duyên. Trường hợp này bốn duyên liên quan với nhau, thiếu một duyên cũng không sanh khởi. Sắc là biến tướng của tâm và tâm sở mà thành, khi có tướng thì có thể luận từng giai đoạn, tự nó thành một nhân, còn giữ thức mà trừ duyên nương tựa thì nó hiện bày.

 

76Hỏi: Chứng bệnh phân liệt tâm thần tạo ra các nghiệp hoặc cố ý hoặc vô ý, hoặc thiện hoặc ác, tương lai gặp nhân duyên thì có khởi hiện hành không?

 

Trả lời: Khởi hiện hành là từ chủng tử trong tâm thức con người. Chủng tử này có tồn tại từ đời trước và đời này, gặp duyên thì phát khởi. Sự tác động của căn bệnh tâm thần cũng phân thành trạng thái còn tỉnh và mê loạn. Như người say rượu, chẳng đầy đủ lý trí, lúc tỉnh thì có ý thức xen vàoấn tượng vào tâm thức, trạng thái cuồng điên tâm thứcvô ý thì không ấn tượng vào trong tâm thức. Có ấn tượng thì có chủng tử, gặp duyên thì khởi hiện hành, không có chủng tử thì làm sao mà có hiện hành. Ở đây chỉ nói tình trạng căn bệnh, nếu bệnh chưa lành hẳn thì sẽ phát sanh trở lại, chủng tử hiện hành thì định kết quả.

 

77- Hỏi: Mỗi người trong giấc mộng thấy hình ảnh các sự vật, sau khi tỉnh giấc cảm nhận những hình ảnh ấy giống như thật, nhưng thật ra đó là không phải thật, có phải hình ảnh trong mộng là tác dụng phát khởi của các chủng tử thức thứ bảy và thức thức tám của chúng ta hay không? Đối với nhân quả có quan hệ như thế nào?

 

Trả lời: Tuy những cảnh trong mộng đó là không thực, có lúc cũng ấn tượng thành chủng tử trong tâm, vấn đề xem cảnh mộng đó ấn tượng trong tâm lý sâu hay cạn mới xác định thành chủng tử hay không. Chủng tửnăng lực, gặp duyên thì phát khởi mầm thành nhân. Trường hợp khởi mầm nhân là khi giấc mộng xảy ra có hình ảnh và nội dung trùng lặp với giấc mộng lần trước. Có người nói cảnh huyễn mộng đó không thực thuộc vô ký, không thể tạo thành kết quả. Cảnh mộng liên hệ với tướng cảnh giới, nếu không trải qua sự “Liên tục”,“Nắm giữ”,“Lập danh tự” và “Khởi nghiệp” thì sẽ không sanh quả báo về sau.

 

78-Hỏi: Có phải từ vô thủy đến nay Phật tánh đã bị nhiễm vô minh hay không? Hoặc giả là có phật tánh bất động thanh tịnh bỗng nhiên sau lại bị nhiễm vô minh? Phật phápsiêu việt thời giankhông gian, nếu trả lời cho người sau này hiểu rõ thì chắc rất khó trình bày?

 

-Trả lời: Phật tánhvô minh đều từ vô thủy mà có. Vô thủy là không thể nói ban đầu của nó. Phật tánh bất động vắng lặng đột nhiên nhiễm vô minh, nhiễm từ lúc nào nói ra không cùng tận, gọi là vô thủy.

 

79- Hỏi: Do hết thảy thức thứ tám đến thức thứ nhất đều là vô minh, như thế sự tồn tại khách quan của vũ trụ là có thật hay sao? Hay là giả? Sự tồn tại khách quan của vũ trụ chính là lý thuyết này cho rằng vũ trụ sanh ra cảm giác của người và sự vật, vậy vũ trụ làm sao sanh ra cảm giác con người? Làm sao sanh ra sự vật nữa?

 

 Trả lời: Vũ là không gian, trụ là thời gian, hai yếu tố này chẳng phải là sự vật, đó là hai phạm vi bao hàm sự vật. Đây là cảnh, tâm ta khởi niệm theo cảnh cho nên nói: ”Sanh ra cảm giác con người”

 

80- Hỏi: Tất cả do tâm tạo, câu nói này có phải nói là khi tâm chúng ta chưa khởi động niệm thì vũ trụ không có vạn vật? Giả sử không có vạn vật thì tại vì lý do nào mà thể tính bị ô nhiễm bởi vô minh bên ngoài?

 

 Trả lời: Vô minh phân làm hai loại, một là vô thủy vô minh, hai là hậu lai tăng thượng vô minh. Vô thủy vô minh là một niệm bất giác từ vô thủy, vô minh tự khởi lên, bất giác tức gọi là vô minh, chẳng phải do bên ngoài vào. Giống như người mệt mỏi sanh buồn ngủ, vậy buồn ngủ là do mệt mỏi sanh chứ không phải do từ bên ngoài vào. Hậu lai tăng trưởng vô minh là do Tam tế lục thô(Tam tế: Vô minh nghiệp tướng, năng kiến tướng, cảnh giới tướng; lục thô: Trí tướng, tương tục tướng, thủ chấp tướng,kế danh tướng, khởi nghiệp tướngnghiệp hệ khổ tướng) mà sanh khởi, rồi sanh ra vạn hữu, mới bắt đầu gặp cảnh tăng thêm vô minh, ví dụ như hiện tại đối với sáu trần mà khởi niệm thương ghét vậy.

 

81- Hỏi: Mê bản tánh thì biến thành thức, phân thành bốn nhóm bao gồm tám thức. Tất cả mọi hoạt động của chúng sanh đều là do tác dụng của thức thứ tám. Lại nói thức thứ tám cũng chẳng thật có, do niệm niệm sanh diệt. Trong trường hợp này, khi niệm trước diệt, trong sát na niệm sau chưa sanh, có phải chính ngay đó là trở về bản thể?

 

Trả lời: Vọng niệmvô minh sanh khởi, hai từ sanh diệt chỉ là tổng tướng. Thực chất tướng “Sanh” và tướng “Diệt” thuộc trong bốn tướng chuyển biến liên tục không gián đoạn. Nếu biết “Sanh-trụ-dị-diệt” là liên tục thì nhận ra sự liên tục của “Trụ-dị-diệt-sanh”, thuộc cái gọi là ”Niệm niệm không dừng”. Dù có sát na của tướng bên ngoài “Chưa sanh”, thực chất không có sát nào thức thứ bảy “Chưa sanh”, dù có sát na của thức thứ bảy “Chưa sanh” Nhưng nghĩa sanh ấy thuộc năng sở (tướng đối đãi) vẫn là là vô minh, vô minh này chưa đoạn trừ, làm sao gọi là trở về bản thể!

 

82- Hỏi: Tự chứng phầnchứng tự chứng phần hỗ trợ chứng đắc như thể nào?

 

Trả lời: Ở đây có thể đưa ra một ví dụ làm sáng tỏ vấn đề: Như có hai hình chữ Khẩu viết thiếu nét, một hình thiếu một nét phía trên, một hình khác viết thiếu nét ở dưới. Khi mắt nhìn thấy rõ xác nhận đặc điểm hai chữ khẩu thiếu nét. Từ phương diện con mắt mà nói thì con mắt là “Tự chứng phần”. Nhưng con mắt thấy có chính xác hay không, sau khi xem lại cẩn thận hai chữ khẩu thiếu nét, quả thật là đúng, mắt nhìn không sai. Từ phương diện hai hình mà nhận thức, thì hai hình chữ là dụ cho “Chứng tự chứng phần”, Năng và Sở cùng chứng, không cần tìm cái duyên bên ngoài.

 

83- Hỏi: Nói thức trước sau đó mới có vạn pháp, có phải là “Vạn pháp duy thức” hay không?

 

Trả lời: Phật pháp nói rằng giác ngộ chân tướng của vạn pháp. Vạn pháp có tương quan tương duyên với nhau, có đặc điểm khác khau. Nếu dùng văn tự giải thích tức là từ lý nhân duyên xác định, nhưng khác nhau ở ngôn từ diễn đạt, như “Vạn pháp duy thức”, “Vạn pháp giai không”, “Vạn pháp vô thường”, không thể nói hết, nếu chấp vào một phương diện thì có sự vấn nạn; Nếu khởi viên quán, vấn đề càng thực tế hơn. Ở đây đáp lại câu hỏi, thức cũng là pháp, vậy thì thức có trước hay pháp có trước? không thể xác định được. Nếu từ ”Vạn pháp nhất như” mà nói thì không có trước và sau.

 

84- Hỏi: Con người do từ nhiều điều kiệnnhận biết của các giác quan từ cái nhìn thấy, nghe âm thanh, ngữi mùi,nếm vị,xúc chạm và cảm thọ của sáu thức, tác dụng của sáu thức này không có tính thiện hay ác, thế thì từ xưa tới nay không phải chỉ vì vô minh dẫn khởi. Do đó mà lý “Vạn pháp duy thức” được thành lập và không nhất thiết lấy nguyên nhân “Mê” để giải thích.

 

Trả lời: Tư tưởng rất cao nhưng lý còn thiếu sót, đó là chỉ có thể phân tích trên lời nói. Một là: “Sáu thức khởi tác dụng không có tính thiện ác”. Theo thế gian pháp mà luận thì: Không hợp lễ giáo chớ nhìn. Không hợp lễ giáo chớ nghe. Không hợp lễ giáo chớ nói, Không hợp lễ giáo chớ làm.(Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động). Ở đây, cho rằng sáu thức không hợp lễ là ác vậy. Nhưng khi nói: Quán sát tư duy rõ biết đối tượng, lắng nghe tư duy hiểu lời người nói, Nét mặt biểu hiện thân thiện ôn hòa, Oai nghi cử chỉ biểu hiện cung kính.(Thị tư minh, Thính tư thông, Sắc tư ôn, Mạo tư cung). Ở đây, sáu thức có tư duy thiện, không thể nói là không phải thiện và không phải ác. Theo pháp xuất thế mà luận: Bản tánh giác ngộ là trí, bình đẳng nhất như là thiện, vô minh là thức, giả dối phân biệt là ác. Tham sân si do thức khởi tác dụng là ác; giới định tuệ do trí tuệ khởi tác dụng là thiện. Cho nên cần tu giới định tuệ, dứt bỏ tham sân si để chuyển thức thành trí.

Hai là nói tác dụng của sáu thức: “từ xưa tới nay không phải chỉ vì vô minh dẫn khởi”. Không biết về thức tức là vô minh, vô minh là mê, mê thì vọng động. Phật dạy A Nan và bà Vi Đề Hy, phát khởi ba thứ tâm liền được vãng sanh. Một là chí thành tâm, hai là thâm tín tâm, ba là phát nguyện hồi hướng tâm; đầy đủ ba tâm này thì được vãng sanh Tây phương. Lại nữa có ba hạng chúng sanh được vãng sanh. Thế nào là ba: Một là từ bi không sát hại, đầy đủ giới hạnh. Hai là đọc tụng kinh điển đại thừa. Ba là tu hành lục niệm, hồi hướng nguyện vãng sanh Cực lạc. Đầy đủ các công đức này, một ngày cho đến bảy ngày tức được vãng sanh./.

(Dịch xong một ngày đầu xuân năm 2015, tại chùa Tam Bảo-Tulsa-Oklahoma-Hoa Kỳ)

 



[1] Dẫn nghiệptổng báo, mãn nghiệpbiệt báo.

[2] Dị thục: Chỉ cho ý nghĩa diễn biến nhân duyên đưa đến quả báo.

[3] Tam tế: Vô Minh Kiến tướng, Năng kiến tướng, Cảnh giới tướng. Lục thô: Tri tướng, tương tục tướng, chấp thủ tướng, kế danh tự tướng, khởi nghiệp tướng, nghiệp hệ khổ tướng.

[4] Thắng nghĩa căn: Hệ thống tinh thần.

[5] Ý này chỉ bảy nghiệp của thân và khẩu: Thân ba: sát, đạo, dâm; khẩu bốn: Nói lời độc ác, nói dối, nói lời hai chiều, dựa lời nói ngụy biện.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.