HỎI: Tích truyện Pháp cú có ghi lại chuyện người con trai của ông trưởng giả đã đặt trọn niềm tin nơi Đức Phật Thích Ca, sau khi mất thì được sanh lên cõi trời. Từ câu chuyện này, tôi thấy nếu đặt trọn niềm tin (thâm tín, tịnh tín) nơi Đức Phật A Di Đà thì sẽ thành tựu vãng sanh Cực lạc. Nhưng điều cốt yếu là làm thế nào để phát khởi lòng tin vào Đức Phật A Di Đà một cách trọn vẹn? Có nên nguyện cầu Tam bảo gia hộ? (THÀNH TÂM, thanhtam121261@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Thành Tâm thân mến!
Người học Phật, hẳn ai cũng biết câu kinh “Đức tin là mẹ của tất cả công đức”. Dù cho bất cứ tông phái hay pháp môn nào, chủ trương tự lực hay tha lực hoặc kết hợp cả hai, thì đức tin sâu sắc (thâm tín), trọn vẹn (tịnh tín) vào Tam bảo vẫn là nền tảng quan trọng nhất. Có thể nói, nếu chưa thành tựu niềm tin trọn vẹn vào Tam bảo thì đạo lộ và đạo quả vẫn còn xa.
Kinh tạng Pàli ghi lại khá nhiều trường hợp sau khi gặp Phật và thành tựu đức tin trong sạch vào Tam bảo, rồi vì nhân duyên nào đó mà bỏ thân thì được sinh lên cõi trời. Câu chuyện trong Tích truyện Pháp cú nêu trên là một điển hình. Có thể xem đây là cơ sở của tín trong tín-nguyện-hạnh, nền tảng cho thành tựu vãng sinh của giáo điển Tịnh Độ tông về sau.
Bạn muốn đặt niềm tin trọn vẹn vào Phật A Di Đà, “nguyện cầu Tam bảo gia hộ” là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Muốn đủ, trước phải thiết lập tịnh tín nơi Phật Thích Ca. Bởi lẽ, chư Phật trong mười phương ba đời đều lưu xuất từ tuệ giác và sự giới thiệu của Phật Thích Ca. Phật A Di Đà và cảnh giới Cực lạc cũng do Phật Thích Ca tuyên thuyết và giới thiệu cho người hữu duyên. Tuy nhiên, quan điểm chính của Phật Thích Ca là đạo của Ngài đến để thấy chứ không phải để tin; phải hiểu mới tin. Chánh tín là tin với trí tuệ chứ không phải tin suông. Tin mà không thấy, không hiểu là mê tín, là họa chứ không phải phúc.
Chánh tín Tam bảo quan trọng là thế, nhưng trong Bát Thánh đạo - cốt tủy của giáo pháp Thế Tôn - lại không có chánh tín. Phải chăng chánh tín là kết quả của chánh kiến và chánh tư duy (cũng như toàn thể Bát chánh đạo). Thấy đúng, hiểu biết đúng về Tam bảo rồi thì niềm tin sâu sắc và trọn vẹn tự nhiên thành tựu. Theo Phật giáo, muốn thấy biết đúng, bạn cần phát huy tuệ giác bằng cách thực hành văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ. Đầu tiên là văn tuệ, tức học-đọc-nghe kinh pháp một cách thứ lớp, bài bản. Nghe rồi suy tư, nghiền ngẫm nhằm thấu triệt nghĩa lý những gì đã học, đã nghe; tư tuệ. Văn tuệ và tư tuệ nhằm tin hiểu sâu sắc nhân-duyên-quả, tứ đế, duyên sinh, vô thường và vô ngã. Cuối cùng là tu tuệ, tức sống với giáo pháp, trải nghiệm sâu sắc và thể nhập chân lý.
Bằng sự hiểu biết đúng đắn cùng với trải nghiệm của tự thân, bạn sẽ phát khởi niềm tin vào giáo pháp (Pháp), tin vào Bậc Giác ngộ nói ra giáo pháp ấy (Phật Thích Ca) và những người đang dấn thân thực hành, trao truyền giáo pháp (Tăng). Niềm tin này được hiểu biết dẫn dắt nên chân chính và bền vững. Có chánh tín Tam bảo rồi, từ đây, nếu bạn có nhân duyên với Tịnh Độ tông hãy tiếp tục tìm hiểu giáo điển của tông này để phát khởi tín-nguyện-hạnh.
Có không ít người tin Phật A Di Đà mà dường như không hay biết về Phật Thích Ca cùng giáo pháp của Ngài, đó là điều rất không nên. Vin vào hoa trái mà quên mất gốc rễ thì hành giả rất dễ bị lạc dẫn vì không có cơ sở để kiểm chứng. Một số biến tướng trong pháp hành của những người nhân danh tu Tịnh độ thời gian gần đây là một điển hình. Chính Phật Thích Ca đã giới thiệu về Phật A Di Đà và Tây phương Cực lạc để cho chúng ta gieo duyên tu tập. Nên phải tin Phật Thích Ca trước thì mới đầy đủ cơ sở để tin Phật A Di Đà cùng các kinh luận Tịnh độ liên quan khác. Vì chư Phật không nói sai, không nói mâu thuẫn nhau hay dối gạt chúng ta. Mặt khác, khi đã tin và thực hành theo giáo điển Tịnh Độ tông thiết nghĩ cũng cần liên hệ với giáo pháp của Phật Thích Ca để đi đúng tinh thần trung đạo của chư Phật, tránh xa các cực đoan, cực kỳ cẩn trọng với những lập ngôn hay cách tu tập khác thường… Được như vậy, hành giả Tịnh Độ tông mới có thể thiết lập được chánh tín trọn vẹn với Phật A Di Đà, thành tựu tín-nguyện-hạnh.
Chúc bạn tinh tấn!
ĐÁP:
Bạn Thành Tâm thân mến!
Người học Phật, hẳn ai cũng biết câu kinh “Đức tin là mẹ của tất cả công đức”. Dù cho bất cứ tông phái hay pháp môn nào, chủ trương tự lực hay tha lực hoặc kết hợp cả hai, thì đức tin sâu sắc (thâm tín), trọn vẹn (tịnh tín) vào Tam bảo vẫn là nền tảng quan trọng nhất. Có thể nói, nếu chưa thành tựu niềm tin trọn vẹn vào Tam bảo thì đạo lộ và đạo quả vẫn còn xa.
Kinh tạng Pàli ghi lại khá nhiều trường hợp sau khi gặp Phật và thành tựu đức tin trong sạch vào Tam bảo, rồi vì nhân duyên nào đó mà bỏ thân thì được sinh lên cõi trời. Câu chuyện trong Tích truyện Pháp cú nêu trên là một điển hình. Có thể xem đây là cơ sở của tín trong tín-nguyện-hạnh, nền tảng cho thành tựu vãng sinh của giáo điển Tịnh Độ tông về sau.
Bạn muốn đặt niềm tin trọn vẹn vào Phật A Di Đà, “nguyện cầu Tam bảo gia hộ” là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Muốn đủ, trước phải thiết lập tịnh tín nơi Phật Thích Ca. Bởi lẽ, chư Phật trong mười phương ba đời đều lưu xuất từ tuệ giác và sự giới thiệu của Phật Thích Ca. Phật A Di Đà và cảnh giới Cực lạc cũng do Phật Thích Ca tuyên thuyết và giới thiệu cho người hữu duyên. Tuy nhiên, quan điểm chính của Phật Thích Ca là đạo của Ngài đến để thấy chứ không phải để tin; phải hiểu mới tin. Chánh tín là tin với trí tuệ chứ không phải tin suông. Tin mà không thấy, không hiểu là mê tín, là họa chứ không phải phúc.
Chánh tín Tam bảo quan trọng là thế, nhưng trong Bát Thánh đạo - cốt tủy của giáo pháp Thế Tôn - lại không có chánh tín. Phải chăng chánh tín là kết quả của chánh kiến và chánh tư duy (cũng như toàn thể Bát chánh đạo). Thấy đúng, hiểu biết đúng về Tam bảo rồi thì niềm tin sâu sắc và trọn vẹn tự nhiên thành tựu. Theo Phật giáo, muốn thấy biết đúng, bạn cần phát huy tuệ giác bằng cách thực hành văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ. Đầu tiên là văn tuệ, tức học-đọc-nghe kinh pháp một cách thứ lớp, bài bản. Nghe rồi suy tư, nghiền ngẫm nhằm thấu triệt nghĩa lý những gì đã học, đã nghe; tư tuệ. Văn tuệ và tư tuệ nhằm tin hiểu sâu sắc nhân-duyên-quả, tứ đế, duyên sinh, vô thường và vô ngã. Cuối cùng là tu tuệ, tức sống với giáo pháp, trải nghiệm sâu sắc và thể nhập chân lý.
Bằng sự hiểu biết đúng đắn cùng với trải nghiệm của tự thân, bạn sẽ phát khởi niềm tin vào giáo pháp (Pháp), tin vào Bậc Giác ngộ nói ra giáo pháp ấy (Phật Thích Ca) và những người đang dấn thân thực hành, trao truyền giáo pháp (Tăng). Niềm tin này được hiểu biết dẫn dắt nên chân chính và bền vững. Có chánh tín Tam bảo rồi, từ đây, nếu bạn có nhân duyên với Tịnh Độ tông hãy tiếp tục tìm hiểu giáo điển của tông này để phát khởi tín-nguyện-hạnh.
Có không ít người tin Phật A Di Đà mà dường như không hay biết về Phật Thích Ca cùng giáo pháp của Ngài, đó là điều rất không nên. Vin vào hoa trái mà quên mất gốc rễ thì hành giả rất dễ bị lạc dẫn vì không có cơ sở để kiểm chứng. Một số biến tướng trong pháp hành của những người nhân danh tu Tịnh độ thời gian gần đây là một điển hình. Chính Phật Thích Ca đã giới thiệu về Phật A Di Đà và Tây phương Cực lạc để cho chúng ta gieo duyên tu tập. Nên phải tin Phật Thích Ca trước thì mới đầy đủ cơ sở để tin Phật A Di Đà cùng các kinh luận Tịnh độ liên quan khác. Vì chư Phật không nói sai, không nói mâu thuẫn nhau hay dối gạt chúng ta. Mặt khác, khi đã tin và thực hành theo giáo điển Tịnh Độ tông thiết nghĩ cũng cần liên hệ với giáo pháp của Phật Thích Ca để đi đúng tinh thần trung đạo của chư Phật, tránh xa các cực đoan, cực kỳ cẩn trọng với những lập ngôn hay cách tu tập khác thường… Được như vậy, hành giả Tịnh Độ tông mới có thể thiết lập được chánh tín trọn vẹn với Phật A Di Đà, thành tựu tín-nguyện-hạnh.
Chúc bạn tinh tấn!