Làm Sao Để Tin Sâu Vào Phật Pháp?

17/02/20224:49 SA(Xem: 3295)
Làm Sao Để Tin Sâu Vào Phật Pháp?
LÀM SAO ĐỂ TIN SÂU VÀO PHẬT PHÁP?

van dap phat phapMột trong những điều tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi là biết đến Phật pháp, được đi chùa, nghe pháptu học. Tôi cũng là người rất thích tìm hiểu huyền học (dịch học, tử vi, sao hạn). Dù tin Phật nhưng tôi rất sợ vận hạn, những năm kỵ và gặp sao xấu sẽ gây ra tai ương, khó khăn cho bản thângia đình. Qua quá trình nghiên cứuchiêm nghiệm thì huyền học cũng khá đúng với thực tiễn cuộc sống.

Chẳng hạn như năm rồi tôi bị hạn tam tai, lá số tử vi dự báo thận trọng việc đi lại, và thực tiễn thì vừa bị té xe vừa thất nghiệp. Sau đó tôi càng lạy Phật, đi chùa tụng kinh thì nỗi khổ trong tôi vơi dần. Giờ đây tôi đã nghiệm ra, khi lo lắng hay bất an nếu biết nương tựa vào Phật pháp thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Nhưng do hiểu biết Phật pháp còn hạn chế, tu hành chưa tinh tấn và bị mưu sinh chi phối nên tôi chưa vững niềm tin bất động Tam bảo. Vậy làm thế nào để tin sâu Phật pháp?

(THỦY NGUYỄN, nt.thuthuy...@gmail.com)


Bạn Thủy Nguyễn thân mến!

Dịch học, tử vi, sao hạn v.v… là những môn khoa học huyền bí của phương Đông có từ lâu đời. Ngày nay, những môn khoa học này vẫn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, trong đó có một bộ phận Phật tử. Sở dĩhiện tượng này là do Phật tử sống trong môi trường đa văn hóa, vừa tin Phật pháp vừa thuận theo các tập tục dân gian và giữ gìn văn hóa truyền thống. Mặt khác, tinh thần phương tiện của Phật giáo Bắc tông có thể dung nhiếp một số tín niệm dân gian để hài hòa và chuyển hóa. Sự chuyển hóa đến tận cùng là thuần tin vào nhân quả vì tất cả pháp không ngoài nhân quả.

Các môn dịch học, tử vi, sao hạn đều dựa vào nền tảng ngày, tháng, năm sinh; lấy đó làm nhân chính để tính toán, suy luận ra quả của từng giai đoạn đời người. Cái kết quả tưởng chừng cố định này được những người am tường dịch học làm cho uyển chuyển, linh độngchính xác với thực tiễn hơn. Nhờ dịch (dịch chuyển, thay đổi, vô thường) nên lời khuyên cho những người được dự báo xấu là tích đức, hành thiện thì có thể chuyển hóa; xấu nhiều hóa ít, xấu ít hóa không. Cũng nhờ dịch mà lời khuyên dành cho người được dự báo tốt vẫn là tích đức, hành thiện để được tăng tiến bền vững, an vui lâu dài.

Ngày, tháng, năm sinh của mỗi cá nhân chỉ có một, duy nhất, huyền học xem như là số phận, là định mệnh. Điều cần lưu tâm là, nếu đoán định tương lai chỉ dựa vào ngày, tháng, năm sinh thì lẽ ra những người sinh đôi, sinh ba hay những người sinh cùng giờ ở khắp nơi sẽ có số phận khá giống nhau. Nhưng thực tế thì ngược lại, trong họ mỗi người một vẻ, thậm chí khác nhau đến trời vực. Nguyên nhân của sự khác biệt này có nhiều lý giải khác nhau, theo Phật giáo, vì mỗi người mỗi nghiệp.

Phật giáo chủ trương tin sâu nhân quả, đầy đủ là nhân quả - nghiệp báo. Nghiệp là tạo tác của thân, miệng và ý, là chất liệu nền để kiến tạo nên một cá nhân xuyên suốt cả ba đời quá khứ, hiện tạivị lai. Tùy thuộc vào nghiệp nhân quá khứhiện tạinghiệp quả sẽ ứng theo ở hiện tạivị lai. Khi đã tin hiểu nhân quả - nghiệp báo rồi thì ngay nơi hiện tại (dù tốt hoặc xấu), người Phật tử bắt đầu kiến thiết cuộc đời mình bằng cách tích đức, hành thiện. Quá khứ dù thế nào, hiện tạitích đứchành thiện thì ta hoàn toàn tin tưởnghy vọng tốt đẹp ở tương lai.

Đức Phật là người phát hiện ra sự vận hành của nhân quả - nghiệp báo và chỉ dạy cho Phật tử cách chuyển nghiệp mà Ngài không can thiệp vào. Chính mỗi cá nhân mới có toàn quyền và chủ động can thiệp vào nhân quả - nghiệp báo của mình mà thôi. Người tin tử vi, sao hạn nếu chọn giải pháp cúng bái để mong hóa giải là rơi vào đường mê; đường sáng chính là tích đứchành thiện. Còn người Phật tử tin nhân quả - nghiệp báo thì lấy tích đứchành thiện làm lẽ sống, gieo nhân lành ắt gặt quả tốt.

Như vậy, tích đứchành thiện là cốt tủy của việc chuyển hóa đời sống theo Phật giáo và các đạo học phương Đông nói chung. Các dự báo xấu từ tử vi, sao hạn (nếu đúng) mà không tích đức, hành thiện thì cũng không giải quyết được. Vì thế, khi đã nắm được nguyên lý, hiểu rõ nhân quả - nghiệp báochuyên tâm tích đức, hành thiện thì tử vi, sao hạn không còn là vấn đề nữa.

Chúc bạn tinh tấn!





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :