Chương Iii. Kinh Bát-nhã – Nhất Thiết Pháp Không Thậm Thâm

29/12/201212:00 SA(Xem: 7304)
Chương Iii. Kinh Bát-nhã – Nhất Thiết Pháp Không Thậm Thâm

NGHIÊN CỨU VỀ
TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG
Nguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận
Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh

CHƯƠNG III.

KINH BÁT-NHÃ –
NHẤT THIẾT PHÁP KHÔNG THẬM THÂM


1. Sự phiên dịch kinh Bát-nhã

Phật pháp tiến triển đến thời đại Phật pháp Đại thừa, không (śūnya) và tánh không (śūnyatā) trở nên vô cùng quan trọng, có thể nói chúng là trung tâm của Phật pháp Đại thừa. Pháp môn của Đại thừa là lấy sự phát bồ-đề tâm, tu Bồ-tát hành, thành tựu viên mãn quả Phật vô thượng làm vấn đề chính. Nhưng ở trong sự thực hành nhân [nhân hành] – phát tâmtu hành, là không tách rời sự quán về không (śūnyatā-vipaśyana) và huệ của không (śūnyatā-prajñā); kết quả chứng được [quả chứng] – bồ-đề và niết-bàn, cũng là không tách rời sự chứng đắc viên mãn về tánh không. Cho nên ý nghĩa của không, được giải thích trong kinh, luận, có thể là không thống nhất, nhưng không quả thật là bàng bạc trong mọi kinh, đặc biệt là các kinh Đại thừa thuộc Sơ kỳ. 

Nói đến ý nghĩa không của Đại thừa, rất tự nhiên là sẽ liền nghĩ đến kinh Bát-nhã và luận của Long thọ (Nāgā-rjuna). Kinh Bát-nhã và luận của Long thọ, được công nhận là đặt nặng nơi sự xiển dương ý nghĩa của không, xem tất cả các pháp là không làm cứu cánh. Trên mặt ý nghĩa tổng quát căn bản, kinh Bát-nhã Trung luận, v.v., của Long thọ, đương nhiên là nhất trí; nhưng trên mặt phương pháp, tôi cho rằng: “Bồ-tát Long thọ dựa vào lý luận thâm thúy, rộng lớn của Đại thừa, từ trong chánh kiến về tánh không của duyên khởi, khai quật ra ý nghĩa chân thật của kinh A-hàm. … Trung luận là thông luận [tổng luận] của kinh A-hàm.” “Trung luận chính xác là dùng lập trường của học giả Đại thừa, xác nhận duyên khởi, không, trung đạoý nghĩa thâm sâu căn bản của Phật giáo. … Khai quật ra ý nghĩa thâm sâu của duyên khởi trong kinh A-hàm, đem cái chánh kiến của Phật pháp, xác lập vững chắc trên nguyên tắc cơ bản của duyên khởi trung đạo.1 Như vậy, kinh Bát-nhã và luận của Long thọ cần phải chia ra để trình bày.

Chủng loại của kinh Bát-nhã rất nhiều, căn cứ vào sự ghi chép của thời xưa, theo truyền thuyết được biết là có 2 bộ, 3 bộ, 4 bộ, 16 hội, v.v., khác nhau. Thời đại càng trễ, chủng loại của kinh Bát-nhã càng nhiều, điều này cho thấy rằng: có nhiều chủng loại kinh Bát-nhã là do được biên tập thành theo thứ tự trước sau trong quá trình phát triển của nó. Luận Đại trí độ của Long thọ (Nāgārjuna) nói: “Số bộ, số quyển của kinh của Bát-nhã ba-la-mật có nhiều có ít, có thượng trung hạ - Quang tán, Phóng quang, Đạo hành.”2 Long thọ biết được 3 bộ kinh Bát-nhã: bản thượng là bản gồm có 10 vạn bài tụng, bản trung và bản hạ chính là bản mà thông thường gọi là Đại phẩmTiểu phẩm.

Bát-nhã bản hạ của trong 3 bộ, ở Trung quốc thời xưa gọi nó là Tiểu phẩm, được dịch ra Hán văn mà hiện nay vẫn còn, tổng cộng có 7 bộ: 1. Kinh Đạo hành Bát-nhã (ba-la-mật), do Chi Lâu-ca-sấm (Lokarakṣa) dịch vào đời Hậu Hán, gồm 10 quyển. 2. Kinh Đại minh độ, do Chi Khiêm dịch vào đời nhà Ngô, gồm 6 quyển. 3. Kinh Bát-nhã ba-la-mật sao, truyền thuyết nói là do Đàm-ma-tì (Dharmapriya) cùng Trúc Phật niệm dịch vào đời Tiền Tần, kỳ thật là do Trúc Phật hộ (Dharmarakṣa) dịch nó vào đời Tây Tấn, hiện nay còn 5 quyển, một bộ phận đã bị mất. 4. Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh, do Cưu-ma-la-thập dịch vào đời Hậu Tần, gồm 10 quyển. 5. Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa, phần thứ tư (từ quyển 538 đến quyển 555), gồm 18 quyển; 6. Phần thứ 5 (từ quyển 556 đến quyển 565), gồm 10 quyển: hai phần này đều do Huyền Trang dịch. 7. Phật thuyết Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, do Thi hộ (Dānapāla) dịch vào đời Triệu Tống, gồm 25 quyển.

Trung bản Bát nhã, thời xưa gọi là Đại phẩm. Bản được dịch ra Hán văn mà hiện nay vẫn còn, tổng cộng có 5 bộ: 1. Kinh Quang tán Bát-nhã ba-la-mật, do Trúc Pháp hộ dịch vào đời Tây Tấn, bản còn hiện nay đã có bị mất, chỉ còn lại 10 quyển. 2. Kinh Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật, do Vô-la-xoa (Mokṣala) dịch vào đời Tây Tấn, gồm 20 quyển. 3. Kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật, do Cưu-ma-la-thập (Kumā-rajīva) dịch vào đời Diêu Tần, gồm 30 quyển. 4. Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa, phần thứ 2 (từ quyển 401 đến quyển 478), gồm 78 quyển; 5. Phần thứ 3 (từ quyển 479 đến quyển 537), gồm 59 quyển: hai phần này cũng là do Đường Huyền Trang dịch.

Thượng bản Bát-nhã, tức là phần đầu [Sơ phần] (từ quyển 1 đến quyển 400), gồm 400 quyển, của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa do Đường Huyền Trang dịch. Các bộ ở trên cùng với 3 bộ kinh Bát-nhã được thấy bởi Long thọ là tương đương.3

Ba bộ kinh Bát-nhã – thượng, trung, hạ, được Long thọ thấy được truyền bá ra vào thời Sơ kỳ của Đại thừa, đại biểu cho kinh điển chủ yếu của pháp môn Bát-nhã. Ba bộ này là được biên tập ra trước sau khác nhau, nội dung và văn cú đều không ngừng được bổ sung thêm nên càng ngày càng thêm rộng lớn ra. Thứ tự của sự biên tập trước sau là: đầu tiên có Bát-nhã nguyên thỉ, rồi có hạ bản Bát-nhã, trung bản Bát-nhã, sau đó thành lập nên thượng bản Bát-nhã. Bộ phận nguyên thỉ của kinh Bát-nhã, như trong phẩm Đạo hành của kinh Đạo hành Bát-nhã, Phật bảo Tu-bồ-đề (Subhūti) nên thuyết bát-nhã ba-la-mật nhằm thành tựu sự tu học cho các Bồ-tát. Tu-bồ-đề thuyết bát-nhã, dễ dàng dẫn đến sanh ra những nghi vấn, do Xá-lợi-phất (Śāriputra) nêu lên câu hỏi, Tu-bồ-đề giải đáp. Sự thành lập của bộ phận này là rất sớm, vào 50 năm trước A.D., có thể đã được thành lập rồi. Bát-nhã vốn là pháp môn sâu xa, có thể nói là pháp môn hướng vào địa vị không thối chuyển của Bồ-tát, nhưng đã là hoằng dương pháp môn, thì người hoằng truyền pháp môn phải dùng sự nghe, đọc, (bối) tụng, viết chép (kinh văn), (dùng kinh điển) bố thí cho kẻ khác, giảng giải để khuyến khích mọi người tu học; lại nói đến mặt thế tục của pháp môn bát-nhã – lợi ích của đời nay và đời sau, công đức của niềm tintội lỗi của sự hủy báng, nó mới trở thành pháp môn vừa sâu xa mà lại vừa thông tục. Trải qua sự hoằng truyền lâu dài, dùng bộ phận của Nguyên thỉ Bát-nhã làm Sơ phẩm, biên tập thành Hạ bản Bát-nhã.4 Dùng Hạ bản Bát-nhã làm trung tâm, lại biên tập rộng lớn thêm, là Trung bản Bát-nhã. Căn cứ vào kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật để nói, thì toàn kinh gồm có 90 phẩm, có thể chia làm 3 phần:

Phần đầu Phẩm Tự thứ nhất… Phẩm Thiệt tướng thứ 6

Phần giữa Phẩm Tam giả thứ 7… Phẩm Lụy giáo thứ 66

Phần sau Phẩm Vô tận thứ 67… Phẩm Chúc lụy thứ 90

Phần đầu [Tiền phần] của Trung bản Bát-nhã là không có trong Hạ bản Bát-nhã. Từ phẩm Tự về sau, là Phật vì Xá-lợi-phất mà thuyết bát-nhã ba-la-mật. Phẩm Thiệt tướng [tướng của lưỡi] là từ lời Tự của Phần giữa [Trung phần], cũng có thể nói là đạt được lợi ích (kết thúc) của Phần đầu. Phần giữa, hoặc là được tăng thêm về nội dung, hoặc là được tăng thêm phần giải thích về nghĩa của kinh, hoặc là được tăng thêm về Pháp số, mà nói một cách đại khái, là cùng với Hạ bản Bát-nhã tương đương, có thể dùng đối chiếu lẫn nhau. Phần sau [Hậu phần], dựa vào phần cuối phẩm Thấy quốc độ của Phật A-súc của Hạ bản Bát-nhã, ngoài phẩm Vô tận ra, lại nói rộng thêm là phẩm Lục độ tương nhiếp, phẩm Phương tiện, phẩm Tam huệ. Từ phẩm Đạo thọ về sau thì không có trong Hạ bản Bát-nhã.5 hậu phần là Phương tiện đạo – các đại hạnh của Bồ-tát thuộc đắc bất thối chuyển về sau, như sáu ba-la-mật, bốn nhiếp sự, đắc quả báo thần thông, trang nghiêm tịnh độ, thành tựu chúng sanh, công đức của quả Phật. Ba phẩm cuối – phẩm Thường đề, phẩm Pháp thượng, phẩm Chúc lụy, nêu lên sự kiện cầu pháp của Bồ-tát Tát-đà-ba-lôn (Sadāpararudita), để làm gương mẫu cho sự khuyến khích phát tâm cầu học bát-nhã. Bộ phận này, về sau cũng được biên tập vào Hạ bản Bát-nhã. Thượng bản Bát-nhã tức là tụng bản gồm 10 vạn bài tụng mà truyền thuyết đã nói. Luận về nội dung thì cùng với Trung bản Bát-nhã tương đồng; luận về văn cú thì tăng thêm nhiều gấp 4, 5 lần. Ở đây chủ yếu là trình bày lặp lại mỗi một pháp, mỗi một câu vấn đáp đều không ngại thuyết minh đầy đủ lại nó. Nó thích hợp với sự yêu thích đặc thù của người Ấn-độ, xét theo người Trung quốc yêu thích sự ngắn gọn, thì nó chưa tránh khỏi sự quá rườm rà.

Bản Phạn của các kinh luận của Ấn-độ, trong quá trình lưu truyền đã có nhiều sự thay đổi, kinh Bát-nhã cũng không thể ngoại lệ. Như ‘Bồ-tát là có thật’, ‘năm loại hải ngạn được biết đến’, ‘công đức chân thật về thường - lạc - ngã tịnh’, vốn là của Thượng bản Bát-nhã (thời đại hơi trễ), nhưng trong Trung bản Bát-nhã (phần thứ 2, phần thứ 3 của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa) do Huyền trang dịch, cũng đều đã có rồi,6 điều này mới không hợp với dịch bản thuộc Tảo kỳ ở Trung quốc. Từ thời Hậu Hán đến Diêu Tần – cuối thế kỷ thứ 2 A.D. đến đầu thế kỷ thứ 3 A.D., kinh Bát-nhã truyền vào Trung quốc đều là thuộc Tảo kỳ. Phạn bản của kinh Bát-nhã hiện còn là bản được chép [tả bản] từ thế kỷ 6 – 7 A.D. về sau, so với bản Hán dịch thì có thể có vài thêm bớt, nhưng không thể hoàn toàn căn cứ vào Phạn bản hiện còn để làm chuẩn được. Luận đến văn tự của kinh Bát-nhã Hán dịch, đương nhiên bản dịch của Huyền trangrõ ràng, nhưng không thể xem qua loa nó, vì thời đạiHuyền trang dịch ra (660 A.D. – 663 A.D.) đã trễ hơn một chút. Đặc biệt là, Huyền trangkế thừa Hữu tông của hệ thống Vô trước (Asaṅga), Thế thân (Vasubandhu), là học phái căn cứ theo kinh Giải thâm mật để giải thích lại kinh Bát-nhã, đối với ý nghĩa của không đã có giải thích bất đồng. Như từ ‘vô sở hữu’ hoặc ‘vô sở hữu tánh’ mà La-thập dịch, Huyền trang thường dịch là ‘vô tánh là tự tánh’. Ví dụ như:7

1. “Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh để làm tự tánh, thì vô tánh như thế chẳng phải là của chư Phật nói… Pháp mà vô tánh đó, nhất định là không có tác dụng. … Nhưng tất cả pháp đều lấy vô tánh để làm tự tánh, thì trong pháp vô tánh ấy thật sự là không có pháp nào khác, không có nghiệp, không có quả, cũng không có tác dụng, vì pháp mà vô tánh đó luôn luôn là vô tánh.”

2. “Tánh của các pháp là vô sở hữu [không tồn tại], thì đó chẳng phải là lời Phật nói… Trong pháp vô tánh ấy, không có tác dụng của nghiệp. … Trong pháp vô tánh không có nghiệp, không có quả báo, vô tánh luôn luôn là vô tánh.”

3. Cái vô sở hữu mà các pháp có, chẳng phải là của chư Phật nói… Pháp vô sở hữu ấy cũng vô tác, cũng vô hành.”

Ở đây, 1. là bản dịch của Huyền trang, 2. và 3. là bản dịch của La-thập và Vô-la-xoa, nội dung có thể nói là tương đồng, nhưng bản dịch của Huyền trang, trong mỗi đoạn văn ngắn lại đã dịch ra nhiều hơn hai câu, ‘tất cả pháp đều lấy vô tánh để làm tự tánh’, điều này cùng với sự hiểu của học giả Hữu tôngliên quan (có thể nguyên bản đã có bổ sung thêm). Bản văn này trình bày về ý nghĩa của không của Bát-nhã thuộc Sơ kỳ, cho nên tham khảo bản dịch của Huyền trang, nhưng dùng bản dịch của La-thập, v.v., thuộc Tảo kỳ làm y cứ.

2. Tánh không của pháp là tên gọi khác của niết-bàn

Phật pháp là đối mặt với hiện thật của sinh tử lưu chuyển, trải qua sự tu tập nên đạt đến hiện thực của niết-bàn lý tưởng. Phật pháp Đại thừa vẫn đối mặt với hiện thật này, phải giải thoát sanh tử nhưng lại ở lâu dài trong sanh tử để hóa độ cho chúng sanh được giải thoát, đạt đến niết-bàn rốt ráo. Đây được gọi là Bồ-tát đạo, trọng tâm của sự tu trìbát-nhã ba-la-mật-đa (prajñāpāramitā). Bát-nhã – huệ, vốn là pháp môn căn bản của sự đạt thành giải thoát của Phật pháp, nhưng phải giải thoát mà không xả bỏ sanh tử, không dính mắc sanh tử nên không gấp gáp cầu mong chứng nhập niết-bàn, bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại thừa, có thể cùng với Phật pháp có điểm bất đồng. Như ‘tất cả pháp là không’ mà kinh Bát-nhã nói, chính là đã thể hiện đầy đủ sự đặc sắc này. Như vậy, ‘tất cả pháp là không’ mà kinh Bát-nhã nói, rốt cuộc là đã biểu thị nội dung gì? Đoạn văn ở trên nhiều lần nói đến: kinh A-hàmbộ phái Phật giáo (Thượng tọa hệ), đối với ý nghĩa của không, ‘các hành là không’ là: ‘thường không, hằng không, pháp không biến dị là không, ngã và ngã sở là không’, không nghĩa là vô ngã, vô ngã sở. ‘Niết-bàn là không’ là ‘tất cả các hành là không tịch, không thể nắm bắt, chấm dứt ái, ly dục, (diệt), niết-bàn’. Căn cứ vào định nghĩa thuộc Tảo kỳ của Phật giáo này, ý nghĩa của không trong kinh Bát-nhã cũng đã có thể rõ ràng rồi. Kinh Bát-nhã1 nói:

1. “Tướng sâu xa đó, tức là nghĩa của không, tức là nghĩa của vô tướng, vô tác (nguyện), vô khởi, vô sanh, vô diệt, vô sở hữu, vô nhiễm, vô diệt, viễn ly, niết-bàn… Thật là hiếm có, thưa Thế tôn! Dùng phương tiện vi diệu, làm chướng ngại sắc (và các pháp khác) để hiển bày niết-bàn.” “Ta không nói tất cả pháp là không ư? Bạch Thế tôn! Có nói như vậy. Này Tu-bồ-đề! Nếu như không tức là vô tận, nếu như không tức là vô lượng. … Cái vô tận, vô lượng, không, vô tướng, vô tác, vô khởi, vô sanh, vô diệt, vô sở hữu, vô nhiễm, niết-bàn mà Như lai nói đó, chỉ là dùng danh tự để làm phương tiện nên nói như vậy. … Tất cả pháp đều là không thể trình bày. Này Tu-bồ-đề! Tướng (tánh) không của tất cả pháp là không thể trình bày được.”

2. “Chỗ sâu xa đó, không là nghĩa của nó, là vô tướng, vô tác, vô khởi, vô sanh, (vô diệt), vô nhiễm, tịch diệt, ly, như, pháp tánh (giới), thật tế, niết-bàn. Này Tu-bồ-đề! Các pháp như thế, đó là nghĩa sâu xa. … Thật là hiếm có, thưa Thế tôn! Vì lực phương tiện vi diệu, khiến cho Bồ-tát ma-ha-tát a-duy-việt-chí lìa sắc (tất cả pháp khác) mà ở nơi niết-bàn.” “Ta không luôn luôn nói rằng tất cả pháp là không ư? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế tôn! Phật nói tất cả pháp là không. Bạch Thế tôn! Tất cả pháp là không tức là không thể tận, không có số lượng, vô lượng, vô biên. … Vì Phật dùng lực phương tiện để phân tích, cái được gọi là không thể tận, vô số, vô lượng, vô diệt, vô nhiễm, niết-bàn, là Phật tùy theo các nhân duyên dùng lực phương tiện mà nói. … Tất cả pháp là không thể nói được, không thể nói rằng tướng của tất cả pháp tức là không, là không nên không thể nói.”

3. “Chỗ mà có nghĩa sâu xa, đó là không, vô tướng, vô nguyện, vô (tạo) tác, vô sanh, vô diệt, tịch tĩnh, niết-bàn, chân như, pháp giới, pháp tánh, thật tế, các tên gọi như vậy là chỗ có nghĩa sâu xa. Thiện hiện nên biết! các loại tăng tăng ngữ là chỗ mà có nghĩa sâu xa được nói như thế đó, đều làm rõ niết-bàn là nghĩa sâu xa. … Như lai thật kỳ diệu! Dùng phương tiện vi diệu, vì các Bồ-tát ở địa vị bất thối chuyển mà trừ bỏ các sắc (tất cả pháp khác) để chỉ rõ niết-bàn.” “Trước đây Ta há không nói tất cả pháp đều là tự tánh (hai chữ ‘tự tánh’ này được thêm trong bản dịch đời Đường) không ư? … Này Thiện hiện! Tất cả pháp đều là không thể diễn tả, Như lai dùng phương tiện nên nói chúng là vô tận, hoặc nói là vô số, hoặc nói là vô lượng, hoặc nói là vô biên, hoặc nói là không, hoặc nói là vô tướng, hoặc nói là vô nguyện, hoặc nói là vô tác, hoặc nói là vô sanh, hoặc nói là vô diệt, hoặc nói là lìa ô nhiễm, hoặc nói là tịch diệt, hoặc nói là niết-bàn, hoặc nói là chân như, hoặc nói là thật tế, các nghĩa như thế đều là Như lai dùng phương tiện để diễn tả. … Tánh của tất cả pháp đều không thể diễn tả nó được. Vì sao vậy? Vì tánh của tất cả pháp đều rốt ráo là không, không thể diễn tả cái không rốt ráo ấy được.”

Ba mẩu kinh văn liệt kê ở trên, mẩu thứ nhất là kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật, là Hạ bản, do Cưu-ma-la-thập dịch. Mẩu thứ hai là kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật do La-thập dịch; mẩu thứ ba là phần thứ hai của kinh Đại Bát-nhã do Huyền trang dịch, hai bộ này đều là Trung bản. Ý nghĩa của ba mẩu kinh văn này là đại để tương đồng với nhau, đều chia làm hai đoạn.

Đoạn thứ nhất: kinh văn ở trên nói đến a-duy-việt-trí (avaivartika) – Bồ-tát không còn thoái chuyển, sau đó nói về nghĩa sâu xa, không, vô tướng, v.v. Các danh tự này đều là tên gọi khác của niết-bàn, đây là lấy niết-bàn sâu xa làm chủ đề của nó. Cho nên nói: vì bậc Bồ-tát không còn thoái chuyển, mà trừ bỏ (hoặc dịch là ‘chướng ngại’, ‘lìa khỏi’, ‘trừ bỏ’) tất cả pháp như là sắc, v.v., để chỉ rõ niết-bàn. Như vậy, không và vô tướng, v.v., là tương đồng, đều là một trong các tên gọi khác của niết-bàn; ở đây là dựa vào niết-bàn mà nói là không. Các tên gọi khác này, có thể chia làm 3 loại: 1. Vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, tịch diệt, ly, niết-bàn: từ kinh A-hàm về sau, chính là diễn tả (quả) niết-bàn. 2. Không, vô tướng, vô nguyện là ba giải thoát môn. Tánh không xuất thếvô tướng giới, kinh A-hàm đã dùng để diễn tả về niết-bàn. Ba giải thoát là hành môn, nương vào đó để đắc niết-bàn (giải thoát), cũng chính là nhờ nó để diễn tả niết-bàn. 3. Chân như, pháp giới, pháp tánh, thật tế: thật tế là khái niệm đặc biệt riêng của Đại thừa; chân như, v.v, ở trong kinh A-hàm, là diễn tảDuyên khởi và lý Tứ đế. Đến thời Trung bản Bát-nhã, chân như, v.v., được xem là nghĩa sâu xa của sự thể ngộ bát-nhã. Ba loại này – quả, hành, lý cảnh, các danh tự mà có đó, đều là diễn tả niết-bàn sâu xa.

Đoạn thứ hai là: tiếp theo nói rằng: Nếu như Bồ-tát khi tư duy tu tập, không rời khỏi bát-nhã sâu xa này thì được vô lượng, vô số công đức. Thế nào là vô lượng, vô số? Là ý nghĩa của cái không siêu việt số lượng. Cho nên nói: “Ta chẳng luôn luôn nói rằng tất cả pháp là không ư?,” tướng (tánh) không của các pháp, đức Như lai nói là không, vô tướng, tịch diệt, niết-bàn, chân như, thật tế, v.v. Tánh của tất cả pháp là không thể diễn tả được, ‘không thể nói rằng tướng của tất cả pháp tức là không, là không nên không thể diễn tả được’. Tánh không cũng là không thể diễn tả được, nói là niết-bàn, chân như, v.v., chẳng qua đều là phương tiệnđức Như lai mượn để diễn tả mà thôi. Trong đoạn văn này, không và niết-bàn đều là một tên trong số đó, nên quy nó vào tất cả pháp là không, ở đây là lấy tánh không của tất cả pháp (sarvadharma-śūnyatā) làm chủ đề của nó.

Theo giáo thuyết, niết-bàn là cộng thông [chung] của Tam thừa, tánh không của pháp là bất công [riêng] của đại thừa. Nếu theo lý mà nói, thì niết-bàn và tánh không của tất cả pháp là tương đồng, như ngoài điều mà kinh dẫn ở trên đã nói ra, quyển 2 của Đại phương quảng Phật thuyết Hoa nghiêm kinh(I) nói:

“Vị Bồ-tát sau khi đắc được vô sanh pháp nhẫn, nhập vào địa thứ tám, nhập vào Bất động địa. … Trụ nơi Bất động địa, tất cả tâm ý thức không hiện ra trước mắt, cho đến tâm Phật, tâm bồ-đề, tâm niết-bàn còn không hiện ra trước mắt [hiện tiền], huống gì sẽ sanh tâm thuộc các thế gian! Này Phật tử! Vị Bồ-tát này tùy thuận địa này là bởi do lực của bản nguyện; lại nữa, chư Phật vì vị ấy mà hiện thân mình ra,… đều nói như thế này: Lành thay! Lành thay! Này Thiện nam tử! … Tánh của tất cả pháp, tướng của tất cả pháp, dù có Phật xuất hiện hay không có Phật xuất hiện, nó luôn thường trụ không thay đổi, tất cả chư Như lai vì không cần đạt được pháp này nên mệnh danh là Phật, Thanh vănBích-chi Phật cũng đắc được pháp vô phân biệt tịch diệt này. … Nếu chư Phật không khởi trí môn cho Bồ-tát, thì vị Bồ-tát ấy chung cục vẫn thủ trước nơi niết-bàn.”

Bồ-tát ở địa thứ tám là Bồ-tát ở vị không còn thoái chuyển. Ở địa thứ tám đắc vô sanh pháp nhẫn, ngộ nhập pháp tịch diệt không còn có phân biệt, đây là Nhị thừa cũng có thể đạt đến. Nếu như lực bản nguyện của Bồ-tát không đầy đủ, không có sự khuyến khích của chư Phật, thì vị đó phải chứng nhập niết-bàn, vì thoái lui nên cùng với Nhị thừa giống nhau. Nhờ sự khuyến khích của Phật, vị Bồ-tát này mới (từ bát-nhã khởi ra phương tiện) khởi như huyễn tam-muội, thực hiện đại nghiệp lợi ích cho chúng sanh, công đức trang nghiêm viên mãn nên thành Phật. Quyển 7 của kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật(II) nói:

“Vị Bồ-tát thực hành bát-nhã ba-la-mật, cần phải quán rằng sắc là không, phải quán thọ, tưởng, hành, thức (và mọi pháp) là không. Cần phải dùng tâm không tán (loạn) để quán về pháp, không thấy gì cũng không chứng gì cả. … Bồ-tát quán về không một cách đầy đủ, vốn là đã sanh tâm (tức là bản nguyện) nhưng quán về không mà chẳng chứng không: Ta sẽ học về không, nay là lúc học, chẳng phải lúc chứng, chẳng nhiếp tâm sâu trói buộc trong duyên. … Bồ-tát dựa vào tất cả chúng sanh, buộc tâm nơi Từ tam-muội, … Vượt qua địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật, trụ nơi Không tam-muội mà không dứt hẳn hết các lậu. Này Tu-bồ-đề! Bấy giờ vị Bồ-tát thực hành không (vô tướng, vô nguyện) giải thoát môn, mà chẳng chứng vô tướng, cũng chẳng rơi vào hữu tướng.”

Ý nghĩa mà kinh Bát-nhã nói, cùng với phẩm Thập địa nói là nhất trí với nhau. ‘Nay là lúc học, chẳng phải lúc chứng’, nếu như cho rằng việc cần làm mình đã làm xong, đã xong đại sự, thế thì phải chứng thật tế, trừ hết các lậu nên thành ra là nhập niết-bàn như Nhị thừa. Quán về không mà chẳng chứng không, ngoại trừ bát-nhã ra, chủ yếu là lực bản nguyệntừ bi. Sự biên tập ra kinh Bát-nhã dù hơi sớm, vẫn có nói đến sự gia trì khuyến khích của Phật lực. Tóm lại, tánh không của kinh Bát-nhã chính là ‘pháp tịch diệt không còn phân biệt’ của phẩm Thập địa, nếu như chứng nhập nó, thì chính là niết-bàn. Điều này đã trình bày rồi, tánh không của pháp trong kinh Bát-nhãcăn cứ vào niết-bàn sâu xaPhật thuyết để nói.2

3. Bát-nhã của Đại thừa và kinh A-hàm

Đức Phật Thích-ca thuyết pháp, từ thân tâm hiện thực mà thuyết nên, chỉ ra nguồn gốc của chứng bệnh sống–chết không ngừng, quở trách sự sống–chết, quở trách phiền não, theo Thánh đạo để thực hiện niết-bàn lý tưởng. Niết-bàn (nirvāṇa, parinivāṇa), Phật không có nói là như thế này hay như thế kia, bởi vì niết-bàn là vô lượng, vô số, không thể nói nó là hữu hay vô. Phật chỉ là theo sự không sanh khởi trở lại của phiền não, không sanh khởi trở lại của khổ uẩn (thân, tâm), dùng phương pháp ‘ngăn chặn” (giá) để biểu thị, giống như ngọn đèn (lửa) tắt. Như vậy, nói sanh tửhữu vi (saṃskṛta), thì niết-bàn kia chính là vô vi (asaṃskṛta). Pháp hữu vi có sanh, trụ, biến đổi, tiêu diệt (vô thường), pháp vô vi là không sanh, không trụ, không diệt (thường). Đối với hữu vi có sống-chết và vô vi niết-bàn, thông thường được xem là pháp có tự thể riêng biệt đối lập. Cho dù nói niết-bàn là không và vô vi là không, cũng không thể nói là giống như hữu vi là không. Đây là chúng đệ tử Thanh văn hậu thế đã ìv giải thích Phật pháp, xuất phát từ lập trường tương đối (có hai bên), cuối cùng đã xem nhẹ tính chất tuyệt đối siêu việt của niết-bàn.

Ý nghĩa sâu kín của kinh Bát-nhã tánh không, cũng chính là niết-bàn. Sự thể chứng niết-bàn là không có thời gian, không gian, không có số, lượng, cũng không có sự đối lập giữa năng và sở - chủ quan và khách quan. Hiện quán(a) của cái hoàn toàn không phải hai, không phải khác (cũng sẽ không được biết như là nhất thể), là tất cả đều không thể diễn tả, không thể nắm bắt. Các kinh Đại thừa như kinh Bát-nhã, v.v., chính là từ trong sự thể nghiệm về cái không phải hai, không phải khác này để quán tất cả pháp, tất cả pháp đều không ra ngoài cái này, từ đó có ‘tất cả pháp vốn là không’, ‘tất cả pháp vốn không có sanh diệt’, ‘tất cả pháp đều sâu xa’, ‘tất cả pháp đều không thể nắm bắt được’, ‘tất cả pháp vốn thanh tịnh’, ‘tất cả pháp vốn tự tịch diệt’, ‘tất cả pháp đều là như vậy’, ‘tất cả pháp không ra ngoài pháp giới’, loại mệnh đề này, chính là trong khi hoằng truyền mà có ra như vậy. Kinh Đại Bát-nhã do Huyền trang dịch nói: “Bởi vì pháp tánh chân thật là định lượng.”1 Đây là dùng hiện quán của pháp tánh (cách dịch khác của chân như, tánh không) làm lượng tiêu chuẩn của sự lý giải và tu chứng. Như 42 môn (mẫu) tự của Trung bản Bát-nhã, dùng A (âm từ yết hầu) làm đầu tiên; tất cả ngữ âm đều lấy âm A làm gốc, nhờ A mà khai triển ra. Dùng cái này làm pháp môn tu hành, cũng chính là từ A – bất, phi, vô, ly, để quán tất cả pháp. La-xà (rajas) nghĩa là cáu bẩn, chữ la (ra) chính là ‘vì tất cả pháp lìa sự cáu bẩn’. Đến chữ cuối trà (ḍha) nghĩa là hoàn tất, trà chính là ‘vì là chỗ tột cùng của các pháp, nên không có sự kết thúc [tử] và không có sanh.”2 Từ chữ A làm gốc để quán tất cả pháp, tất cả đều là bất, vô, phi, ly vậy. Kinh Đại thừa Sơ kỳ tuy có khai triển độc đáo trên nhiều phương diện, nhưng vốn lập trường tánh của tất cả pháp là không thể nắm bắt – tánh không, cùng với kinh Bát-nhãnhất trí. Lập trường này, cùng với Phật pháp truyền thống của kinh A-hàm trở về sau, từ thân tâm hiện thực (năm uẩn, sáu xứ, v.v.) xuất phát, chỉ đạo thực hiện để biết, đoạn, chứng, tu để đạt được lý tưởng – niết-bàn, về phương pháptuyệt nhiên bất đồng. Như kinh Phật thuyết Văn-thù-sư-lợi tịnh luật(I) nói:

“Hỏi: Sự thuyết pháp của đức Phật ấy, là phát triển điều gì? Diệt trừ điều gì? Đáp rằng: Vì thứ vốn thanh tịnh kia, bởi không sanh ra cũng không có diệt đi, không cho rằng có sanh và tận (diệt). Vì sao như vậy? Vì chúng sanh ở nước ấy, lấy sự hiểu rõ nghĩa của chân đế làm thứ đứng đầu, không cho rằng thứ mà do duyên hợp thành làm đệ nhất vậy.”

Văn-thù-sư-lợi (Mañjuśrī) đến từ nước của Phật Bảo Anh ở phương đông. Văn-thù nói: Phật pháp ở cõi ấy là dùng pháp chân đế không có sanh và diệt làm đầu; không giống như Phật pháp ở cõi này, là thuyết giáo lấy duyên hợp (nhân duyên hòa hợp sanh ra hoặc duyên khởi) làm đệ nhất, xuất phát từ sự sanh và diệt của nhân duyên, quở trách phiền não, v.v. Phật pháp ở cõi ấy mà Văn-thù đã nói, đã đại biểu cho Đại thừa mới hưng khởi ở (Đông Nam) Ấn độ; cõi này lấy duyên hợp làm đệ nhất, đương nhiên là có sẵn, là Phật pháp truyền thống từ Phật Thích-ca trở đi. Hai loại hình Phật pháp bất đồng lớn này, ở trên mặt phương phápđối lập với nhau. Như kinh A-hàm là từ sự sanh diệt vô thườngtu quán: ‘vô thường cho nên là khổ, vì khổ cho nên vô ngã’ – không. Thậm chí nói rằng: “Nếu có người nào thọ đến 100 tuổi, không quán pháp sanh và diệt, không bằng sống chỉ trong một ngày, mà hiểu rõ pháp sanh và diệt.”3 Nếu như biết đúng về tánh trọng yếu của sanh diệt vô thường, thì có thể suy nghĩ mà biết được. Nhưng kinh Bát-nhã đã nghiêm khắc phê bình huệ do quán về vô thường, như kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật(II) nói:

“Vào đời tương lai, có tỳ-kheo muốn thuyết bát-nhã ba-la-mật mà thuyết tương tợ như là bát-nhã ba-la-mật. … Các tỳ-kheo ấy thuyết rằng: Sắc là vô thường, … Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, nếu cầu như vậy, đó là hành bát-nhã ba-la-mật. Này Kiều-thi-ca! Đây gọi là thuyết tương tợ bát-nhã ba-la-mật.”

Dùng sự quán về sanh diệt vô thường làm tương tợ bát-nhã, dùng sự quán về cái không sanh diệt (bất hoại) làm bát-nhã chân thật, tuy có thể là nhằm vào thuyết của một số bộ phái, nhưng trên mặt văn tự, rõ ràngbất mãn với kinh A-hàm truyền thống. Sự đối lập của A-hàm và các kinh Đại thừa như Bát-nhã, v.v., phải nói là một bất hạnh của Phật pháp vậy!

Trong các kinh Đại thừa như Bát-nhã, v.v., ngoài phát bồ-đề tâm, tu Bồ-tát hành, viên mãn Phật quả ra, xiển dương nghĩa sâu xa – tất cả pháp là không, pháp pháp đều là như, đều là tên gọi khác của niết-bàn, đây hẳn là nhờ vào tư tưởng A-hàm khơi mở mà có, sao có thể đối lập đến như vậy? Những người theo truyền thống thì chỉ trích Đại thừa mới hưng thịnh là chẳng phải do Phật thuyết, những người theo Đại thừa thì gọi kinh A-hàm, v.v., là Tiểu thừa, đối lập gay gắt, có thể không nói là hiện tượng đáng thương của Phật pháp được ư! Từ lập trường siêu nhiên không bị gò bó trong tông phái để nói, thì Phật giáo truyền thốngbộ phái Phật giáo và những người hành theo Đại thừa, đều có nhiều sự thiên lệch vậy! Tư tưởng trung tâm của kinh A-hàmduyên khởi (pratītyasamutpāda), duyên khởi là: “Cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh,… khối thuần khổ lớn tập hợp nên. Cái này không có nên cái kia không có, cái này diệt nên cái kia diệt,… khối thuần khổ lớn diệt.”
Nhờ vào tánh nương tựa lẫn nhau của duyên khởi – nhờ nó mà có, thuyết minh sự tập hợp nên của sanh tử, của pháp hữu vi; cũng nhờ vào tánh nương tựa lẫn nhau của duyên khởi – nhờ nó mà không có, thuyết minh sự diệt của sanh tử, của pháp vô vi. Hữu vivô vi, nhờ vào một nguyên tắc đồng nhất mà sáng tỏ. Nhưng giới Phật giáo truyền thống, dường như ít có thể nắm bắt hoàn toàn duyên khởi; không phải lấy duyên khởi làm bề mặt của sanh diệt (của hữu vi), mà có thể suy tưởng là lý tánh không thay đổi (của vô vi). Còn nữa, huệ giải thoát (prajñā-vimukti) vốn là cách gọi chung của mọi A-la-hán, cho nên luận sự sai biệt giữa Phật và A-la-hán chính là nêu lên huệ giải thoát làm đại biểu cho mọi A-la-hán.4 Nhờ vào không, vô sở hữu, vô tướng nên đắc được tâm giải thoát (cittavimukti), không phải chính là tâm giải thoát của A-la-hán ư?5 Nhưng trong A-la-hán, có vị đắc được định thâm sâu, có vị đắc được định thâm sâu, do lý do này mới phương tiện chia làm hai loại là huệ giải thoát và (tâm huệ) câu giải thoát (ubhayatobhāga-vimukta). Tôi phải nói như vậy, nhân vì phải giải thích một một sự thật. Trong kinh Tạp A-hàm, các tỳ-kheo trưởng lão bảo tỳ-kheo Tu-thâm (Susīma), họ là A-la-hán, nhưng không đắc Tứ thiền (Tương ưng bộ nói là không đắc được 5 thứ thần thông) và định vô sắc. Tu-thâm biết rằng khó dùng lòng tin để hiểu, Phật bảo tỳ-kheo ấy rằng: “Đó gọi là trước hết biết pháp trụ, sau đó biết niết-bàn”; “không cần hỏi ngươi biết hay không biết, vả lại, tự mình trước hết phải biết pháp trụ, sau đó biết niết-bàn.”6 Đây là nói, A-la-hán có tầng thứ trước sau, cũng có thể nói là có 2 loại. 1. Trí biết về pháp trụ (dharma-sthititā-jñāna – pháp trụ trí) biết rằng: duyên khởi được gọi là pháp tánh (dharmatā – đặc tánh của pháp), pháp trụ (dharma-sthititā – sự trụ của pháp), cho nên trí biết về pháp trụ là trong tính tất nhiên của sự sanh khởi và diệt của nhân quả, đối với 5 uẩn, v.v., mà biết như thật, chán bỏ, lìa ham muốn, diệt, nên đắc giải thoát trí: “Ta, sự sanh đã chấm dứt, Phạm hạnh đã vững chắc, điều cần làm đã làm xong, không thọ thân kiếp sau nữa.” Tuy nhiên không có thiền định, nhưng phiền não đã chấm dứt, sanh tử đã xong. Đây là dùng huệ để đắc được giải thoát, biết sự tịch diệt của tất cả pháp, mà không có sự tự mình chứng niết-bàn. 2. Niết-bàn trí (nirvāṇa-jñāna) biết rằng: ngay khi đang sống có thể hiện chứng(a) được sự tuyệt đối siêu việt của niết-bàn (tức là sự chứng nhập tánh không của Đại thừa, dứt hẳn các hí luận; cũng giống như cái mà thông thường gọi là kinh nghiệm thần bí), gọi là đắc được hiện pháp niết-bàn (dṛṣṭadharma-nirvāṇa); vào thời xưa, nó được gọi là đắc được câu giải thoát của diệt tận định (nirodha-samāpatti) (chẳng qua diệt tận định là cái hiểu khác nhau, rối ren của các Luận sư). Ở đây có thể là hai loại A-la-hán, cũng có thể là tầng thứ chứng nhập có trước sau. Căn tánh của chúng sanh là bất nhất, còn có một loại người không phải là tín ngưỡng, hi vọng mong muốn, lắng nghe, suy nghiệm, cũng không phải là ‘chấp nhận sự hiểu biết’(b), nhưng có hiểu biết về ‘có niết-bàn tịch diệt’, nhưng không phải A-la-hán. Giống như nhìn vào trong giếng, thấy và biết chắc chắn rằng đó là nước, nhưng lại không thể thưởng thức được nước đó.7 Trong bộ phái Phật giáo, chủ yếu là hệ Thượng tọa bộ (Sthavira), đặt nặng nơi sự hiểu biết về Tứ đế, ít có đắc được hiện pháp niết-bàn. Trên mặt giáo nghĩa, tuy có nhiều loại A-la-hán, diệt tận định, v.v., mà thiếu đi sự thể nghiệm về cái siêu việt, cho nên giáo nghĩa của hệ này bị chê là: “Chỉ thấy bề nổi phức tạp nên hại cho tình, chi li nên hại cho chí, danh tướng lộn xộn, trọn không có cái hay nào khác” vậy.8

Sự thịnh vượng của Phật pháp Đại thừa, chắc chắn là có liên quan đến Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika). Như chương ở trên đã nói đến: Phương quảng bộ (Vetulyaka) – phái Thuyết đại không (Mahāsuññatāvādin), cho rằng thắng nghĩa Tăng và Phật đều là siêu việt con người hiện thậtthế gian. Đây chính là Phương quảng đạo nhân mà luận Đại trí độ đã nói, có chủ trương ‘mọi pháp đều chẳng sanh chẳng diệt’. Tùy thuận tụng của Đông sơn trụ bộ (Pubbase-liya) cho rằng tánh của pháp là không có hai, những gì Phật thuyết đều “là tùy thuận theo thế gian mà chuyển.” Phân biệt bộ (Prajñaptivādin) nói: “Mọi phàm phu hay bậc Thánh đều ‘lấy không làm căn bản’.” Nhất thiết bộ (Ekavyāvah-ārika) nói: “Thế gian và xuất thế gian đều là giả danh.” Nghĩa sâu xa – tánh của pháp là không có hai, là từ trong học phái Đại chúng bộ khai triển ra. Ngoài ra, Luận sự nói đến: Phái An-đạt-la (Andhaka) cho rằng, Bồ-tát Thích-ca, vào thời Phật Ca-diếp, đã nhập vào quyết định(c).9 Đông sơn trụ bộ, v.v., cũng nói: Bồ-tát trước khi thành Phật, đã trải qua sự đắc được hiện pháp quán (dhammābhisamaya), nhập vào chánh tánh quyết định (sammatta-niyāma).10 Chánh tánh quyết định chính là chánh tánh ly sanh (samyaktva-niyāma). Nhập vào chánh tánh ly sanh là thể ngộ chánh pháptrở thành bậc thánh. Như vậy, Bồ-tát có hai giai vị: một là, phàm phu; hai là, Thánh giả - bậc đắc được chánh tánh quyết định. Sự chia làm 2 cấp bậc của Bồ-tát, cùng với Bồ-tát mà Đại thừa nói đến, là nhất trí. Trong hệ Đại chúng bộ, sự khai triển tư tưởng pháp tánh không phải là hai, được lưu truyền rộng rãi trong Bổn sanh; Bồ-tát đạo được hàng đệ tử Phật xưng tán và ngưỡng mộ, có thành lập nên địa vị của Thánh vị Bồ-tát. Như có người phát tâm tu học, mong cầu thành Phật đạo, theo Phật pháp nói, đây là điều đáng được khen ngợi. Trong giới Phật giáo, Thánh giảhuệ giải thoát là không có niết-bàn trí; bậc có câu giải thoát là có niết-bàn trí, là nhập vào diệt tận định nên chắc chắn hướng đến niết-bàn. Chỉ có một loại người khác (số rất ít), có tri kiến chân chánh ‘có niết-bàn tịch diệt’ mà không chứng được A-la-hán; không nhập vào diệt tận định mà có nhận thức về niết-bàn sâu xa, chính là tư tưởng thuộc Đại thừa Sơ kỳ, quán mọi pháp là không, nên không chứng hình thức Bồ-tát một cách thực tế. Trong pháp Đại thừa, Bồ-tát quán về không mà không chứng thực tế, đương nhiên là do trí huệ sâu xa, bi nguyện tha thiết (vẫn có lực gia trì của Phật), mà cách hiểu tối nguyên thỉ nhất, còn có ‘không nhiếp tâm sâu trói buộc vào trong duyên’11; không đi sâu vào thiền định, bởi vì đi sâu vào thiền định thì phải rơi vào Nhị thừa, chứng thực tế. Cho nên kinh Quán Bồ-tát Di-lặc sanh lên trời Đâu-suất-đà nói: Di-lặc (Maitreya) “tuy xuất gia trở lại, nhưng không tu thiền định, không đoạn phiền não.”12 Pháp cứu (Dharamatrāta), người được tôn xưng là Thí dụ sư trì kinh của Bồ-tát, cũng nói: “Bồ-tát tuy hàng phục ngã kiến, không sợ cái diệt biên tế, không khởi nên hố sâu tư tưởng, mà vì muốn tu rộng rãi ban-la-nhã, tâm không muốn nhập vào diệt tận định, chớ khiến bát-nhã có bị dứt đoạn, có bị chướng ngại.”13 Bồ-tát có chánh kiến sâu sắc về pháp, từ tình huống như vậy mà xuất hiện. Nắm giữ lực bi nguyện, tự biết ‘đây là lúc học, chẳng phải là lúc chứng’. Sở dĩ không đoạn hết phiền não, không có ý tưởng về cứu cánh, không chấp thủ niết-bàn, trở thành vị bồ-tát quán về không mà không chứng về không. Mà sâu xa triệt để nhất, gọi là vô sanh pháp nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti). Trong A-tỳ-đạt-ma, nhẫn là vô gián đạo; xưng là nhẫn, biểu thị ý nghĩa là biết nhưng không phải là chứng nhập.

Nghĩa sâu xa (không), bậc Thánh giảhuệ giải thoát, không có sự thể nghiệm về sự siêu việt của niết-bàn trí, đương nhiên không cần nói thêm. Bậc Thánh giảcâu giải thoát, có hiện pháp niết-bàn, chỉ thích nhập vào định sâu xa, hoặc ở trong định một thời kỳ lâu dài, đương nhiên cũng không phải để xiển dương. Chỉ có có nhận thức về niết-bàn mà không chứng đắc, ở trong khí vận tối cao của Bồ-tát đạo, thì cầu thành Phật đạo, lợi ích cho chúng sanh, mới cần phát huy nên một cách đầy đủ (cũng có thành phần phù hợp với thế gian). Khởi đầu, như kinh Tiểu phẩm Bát-nha ba-la-mật nói: “Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này, phù hợp với (có thể đắc được) Bồ-tát a-tỳ-bạt-trí đã nói ở trước, người mà nghe được điều này, không hoài nghi, không hối hận.”14 Bồ-tát không còn thoái chuyển là ít lại càng ít, cho nên nói: Có vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sanh phát tâm a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, ở trong số ấy, hoặc một, hoặc hai là trụ nơi địa vị a-tỳ-bạt-trí (không thoái chuyển).”15 Đây đương nhiên là pháp môn nghĩa sâu xa, lại không được truyền bá rộng rãi. Có lẽ sau khi pháp môn của Đại thừa được truyền ra, những người theo học cũng dần dần thêm nhiều, do vậy sự thực hành Bồ-tát dài lâu cũng có thể tin và hiều được, cho nên nói: “Người tin và hiểu bát-nhã ba-la-mật sâu xa, cần phải biết vị Bồ-tát này như là a-tỳ-bạt-trí. Vì sao vậy? Bạch Thế tôn! Nếu người nào ở trong đời quá khứ mà không thực hành bát-nhã ba-la-mật sâu xa dài lâu, thời không thể tin và hiểu.”16 Thêm nữa, Bồ-tát ‘mới phát ý’ (nên dịch là ‘mới học’) cũng có khả năng tin và hiểu, như nói: “Nều Bồ-tát mới phát ýđi theo ác tri thức, thời sẽ kinh sợ mà thoái lui; nếu đi theo thiện tri thức, nghe được lời này, thời không kinh sợ mà thoái lui.”17 Và thêm nữa, nghĩa bát-nhã sâu xa của tất cả pháp là không, làm sao mọi người đều có thể khế nhập được, như Trung bản Bát-nhã nói: “(Pháp) môn này, được nhập vào bởi Bồ-tát ma-ha-tát lợi căn. Phật bảo: Bồ-tát độn căn cũng có thể nhập vào được. Môn này, Bồ-tát trung căn, Bồ-tát có tâm tán loạn, cũng có thể nhập vào môn này. Môn này không có chướng ngại, nếu Bồ-tát ma-ha-tát nào nhất tâm học nó, đều nhập vào môn này.”18 Pháp môn bát-nhã sâu xa này, 3 căn tánh đều có đủ, người người đều có thể nhập vào; đây chính là pháp môn trực tiếp từ pháp tánh bình đẳng, pháp pháp đều là không, đều là như để đi sâu vào.

4. Sự phát triển và phân loại của Không

Kinh Bát-nhã lấy niết-bàn siêu việt danh, tướng, phân biệt, cũng chính là sự tự chứng của Thích-ca Như lai, làm lập trường căn bản. Dựa theo đây để quán tất cả pháp, hữu vivô vi không phải là hai, sanh tử và niết-bàn không phải là hai, tất cả đều không phải là hai, không phải là khác, ‘dứt tuyệt mọi hí luận’. Dùng điều này để giáo hóa dẫn dắt, thì không bằng như sự giáo hóa của đức Thích tôn, không bắt đầu từ vô thường, khổ, mà trực tiếp từ không, vô tướng, vô nguyện, v.v., nhập môn, đây là Phật pháp Đại thừađặc sắc của kinh Bát-nhã. Biểu thị nội dung này, như đoạn ở trên đã trình bày, có các tên gọi khác nhau như không, vô tướng, vô nguyện, chẳng khởi, chẳng sanh, vô sở hữu, viễn ly, tịch tĩnh, như, pháp giới, thật tế, v.v., nhưng chỗ độc đáo được kinh Bát-nhã phát huy là không – tất cả pháp là không. Vốn là, kinh Bát-nhã không phải là chẳng nói ‘không’ là chẳng thể được, như kinh Kim cang bát-nhã ba-la-mật, toàn bộ kinh chỉ nói đến vô tướng, trọn không có một chữ ‘không’ nào. Được suy đoán là kinh Bát-nhã nguyên thỉ, phẩm Đạo hành của kinh Đạo hành Bát-nhã cũng không có nói đến ‘không’, chỉ nói ‘ly’, ‘vô sở hữu’, ‘vô sanh’, ‘vô tánh’, ‘không thể nắm bắt’, v.v.

Hạ bản Bát-nhã đã nói đền không, mở đầu nói: “Dùng pháp không để trụ nơi bát-nhã ba-la-mật.” Thế nào là ‘an trụ nơi pháp không’? Kinh trên nói: không trụ nơi hết thảy pháp; không trụ nơi thường và vô thường, vui và khổ, tịnh và bất tịnh, ngã và vô ngã, không và chẳng phải không của hết thảy pháp1 (Trung bản Bát-nhã có thêm: không trụ nơi tịch diệtkhông tịch diệt, viễn ly và không viễn ly). Còn nữa, Tu-bồ-đề (Subhūti) nói: Pháp sâu xatùy thuận mọi pháp; là pháp (sâu xa) không có chỗ chướng ngại, là pháp không sanh, là pháp không có nơi chốn (dấu vết). Các thiên tử nghe xong, tán thán rằng: “Trưởng lão Tu-bồ-đề là sanh từ Phật; vì có thuyết một pháp gì, thì pháp đó đều là không.”2 ‘Vì đều là không’, Huyền trang dịch là ‘vì tất cả đều phù hợp với không’. Ở đây có thể thấy, không có chỗ chướng ngại, không có sanh, không có nơi chốn mà kinh văn nói, đều phù hợp với không, có thể nói đều là nghĩa của không. Còn nữa, Thích đề-hoàn nhân nói: “Thưa ngài Tu-bồ-đề! Như điều mà Ngài đã nói, đều là nhân nơi không.”3 ‘Đều là nhân nơi không’ là nói Tu-bồ-đề an trụ nơi pháp không, vốn thể ngộ về không mà thuyết pháp, dùng mọi pháp (cảnh) nào, hành pháp nào, đắc được pháp (quả) nào, thì người mà đắc được pháp đó, đều không có đắc gì cả. Dựa vào mấy đoạn kinh văn này, và các tên gọi khác nhau của tánh không của pháp đã dẫn ở trên, có thể biết được điều mà Hạ bản Bát-nhã đã nói, là ở trong thực tiễn của bát-nhã, làm rõ tánh không sâu xa. Tánh không sâu xa, trải qua sự nghe, tư duy, quán sát, mà đến chỗ ngộ triệt để của vô sanh pháp nhẫn.

Đến thời Trung bản Bát-nhã, đã có sự phát triển thêm một bước nữa, đem các loại không sắp xếp lại. Trung bản Bát-nhãcần phải chia làm 3 phần, 1. Phần đầu (tiền phần): kinh ở trên nói: “Bồ-tát ma-ha-tát thực hành phù hợp [tương ưng] với bát-nhã ba-la-mật, đó là không, vô tướng, vô tác.” Tuy đồng thời nêu ra ba giải thoát môn, nhưng lại xem trọng không, cho nên nói: “Phù hợp với cái không này, gọi là sự phù hợp đệ nhất.” “Sự phù hợp tối đệ nhất trong các loại phù hợp, đó là phù hợp với không.”4 Quyển 1 của kinh Ma-ha bát-nhã ba-la-mật(I) nói:

“Vị Bồ-tát ma-ha-tát thực hành bát-nhã ba-la-mật, nên thực tập 7 không, đó là: tánh là không, tự tướng là không, các pháp là không, không thể nắm bắt là không, pháp vô là không, pháp hữu là không, pháp vừa vô vừa hữu là không.”

Bảy loại không cũng được Trung bản Bát-nhã nói đến, nhưng phần thứ 2 của kinh Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật và phần thứ 3 của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa đều không có liệt kê danh mục của 7 không. Kinh Quang tán Bát-nhã ba-la-mật đã liệt kê danh mục của 7 không: nội là không, ngoại là không, hữu là không, vô là không, gần là không, xa là không, chân thật là không (tức thắng nghĩa là không),”5 lại cùng với 7 không mà kinh Ma-ha bát-nhã ba-la-mật nói bất đồng. Kinh Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật, v.v., không có liệt kê danh mục, mà cái danh mục đã được liệt kê thì lại bất đồng với nhau, 7 loại không đó, rốt cục là bảy loại không chăng? Dựa theo kinh văn để xem xét, 7 không là tổng kết văn đã nói ở phía trên, như kinh Phóng quang Bát-nhã nói: “Sao gọi là bảy? Là 7 sự việc ở trên vậy.”6 Văn ở phía trên nói cần phải thực tập về không, là quán riêng 5 uẩn là không, 12 xứ là không, 18 xứ là không, 4 Đế là không, 12 duyên khởi là không, tất cả pháp (hoặc hữu vi, hoặc vô vi) là không, bổn tánh là không. Đây là 7 không mà phần trước [Trung bản Bát-nhã] đã nói vậy!

Phần sau [Hậu phần] của Trung bản Bát-nhã có phân loại của 14 loại không, như quyển 523 (phần thứ 3) của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa(II) nói:

“Vị Bồ-tát ma-ha-tát an trụ nơi bát-nhã ba-la-mật-đa, quán nội không và tánh của nội không là không thể nắm bắt, quán ngoại không và tánh của ngoại không là không thể nắm bắt, quán nội ngoại không và tánh của nội ngoại không là không thể nắm bắt, quán đại không và tánh của đại không là không thể nắm bắt, quán không không và tánh của không không là không thể nắm bắt, quán thắng nghĩa không và tánh của thắng nghĩa không là không thể nắm bắt, quán hữu vi không và tánh của hữu vi không là không thể nắm bắt, quán vô vi không và tánh của vô vi không là không thể nắm bắt, quán tất cánh không và tánh của tất cánh không là không thể nắm bắt, quán vô tế không và tánh của vô tế không là không thể nắm bắt, quán vô tán không và tánh của vô tán không là không thể nắm bắt, quán bổn tánh không và tánh của bổn tánh không là không thể nắm bắt, quán tướng không và tánh của tướng không là không thể nắm bắt, quán tất cả pháp không và tánh của tất cả pháp không là không thể nắm bắt; vị Bồ-tát ma-ha-tát này an trụ trong 14 loại không này.”

Phần cuối của phần thứ 2 của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa, kinh Phóng quang Bát-nhã, kinh Ma-ha Bát-nhã, cùng với kinh văn của phần cuối của phần thứ 3 tương đương, đều nói rõ ràng đến 14 không, đây là lấy ‘tất cả pháp là không’ làm sau cùng.7 Ngoài ra, kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật nói đến: “Tất cả pháp đều bởi vì bên trong là không cho nên không, bên ngoài là không cho nên không, bên trong-ngoài không cho nên không, không là không, (đại không, đệ nhất nghĩa không), hữu vi là không, vô vi là không, tất cánh là không, vô thỉ là không, tán là không, tánh là không, tất cả pháp là không, tự tướng là không cho nên không.”8 Đây cũng là 14 loại không, nhưng bỏ rơi mất đại khôngđệ nhất nghĩa không. Ở đây là đặt ‘tất cả pháp là không’ ở trước, ‘tự tướng là không’ ở sau trong 14 loại không. Phần thứ 2 và phần thứ 3 của kinh Đại Bát-nhã cũng đều là như vậy, chỉ là nói một cách giản lược: “Do bên trong là không cho nên không, như vậy cho đến (do tự) tướng là không cho nên không.”9 Phẩm Khen ngợi sự thanh tịnh (thuộc phần giữa – Trung phần) của kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật cũng có lấy ‘tự tướng là không’ làm sau cùng của 14 loại không, phần thứ 2 của kinh Đại Bát-nhã tương đồng.10 Nhưng phần thứ 3 và kinh Phóng quang Bát-nhã đều không có. Cho nên 14 loại không là được xếp vào của phần sau (Hậu phần), đây là do về sau bị chép dời đi sang phần giữa (Trung phần). sự thành lập thành nhóm của 14 loại không, làm cơ sở cho 16 loại không, 18 loại không, 20 loại không sau này.

Mười sáu loại không là thuộc phần thứ 3 của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tại phần giữa, khi giải thích về tướng của Đại thừa, lập nên 16 loại không (cả 3 phần, nhiều chỗ đều có nói đến 16 loại không). 16 loại không là: ở phía sau của ‘tất cả pháp là không’ là sau cùng của 14 loại không, thêm vào ‘tánh của vô là không’ và ‘vô tánh tự tánh là không’.11 Nhưng trong chỗ khuyến khích học tập bát-nhã của phẩm Duyên khởi, từ chỗ 16 loại không trở về sau, lại nói ‘và sở duyên là không, tăng thượng là không, v.v., vô là không, v.v.,”12 đây là điểm cần được chú ý.

Mười tám loại không là thuộc phần thứ 2 của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa. Trong chỗ nói về tướng của Đại thừa thuộc phần giữa (Trung phần), lập nên 18 loại không; đây là ở trong 16 loại không, đã chen vào ‘không thể nắm bắt là không’ và ‘tự tánh là không’. Kinh Ma-ha Bát-nhã, kinh Phóng quang Bát-nhã, kinh Quang tán Bát-nhã cùng thuộc vào Trung bản Bát-nhã, cũng lập 18 loại không giống như thế.13 Tại chỗ khuyến khích học tập, phần thứ 2 lập 20 loại không (cùng với Thượng bản Bát-nhã tương đồng); kinh Ma-ha Bát-nhã cũng là 18 loại không.14 Trong kinh Phóng quang Bát-nhã, đã bỏ rơi mất ‘bên trong-ngoài là không’, ‘tự tướng là không’, ‘tự tánh là không’, ‘vô tánh tự tánh là không’, chỉ có 14 loại không.15 Tại chỗ khuyến khích học tập trong kinh Quang tán Bát-nhã ba-la-mật, lại đề cập đến bên trong là không, bên ngoài là không, bên trong-ngoài là không, không là không, đại không, cái không của cứu cánh (tất cánh không), sở hữu là không, vô hữu là không, hữu vi là không, vô vi là không, chân thật là không (thắng nghĩa không), không có tế tự là không, không có nhân duyên là không, nhân duyên là không, tướng tự nhiên là không (tự tướng là không), tất cả pháp là không, không thể nắm bắt là không, vô sở hữu là không (vô tánh là không), tự nhiên là không (tự tánh là không), vô hình tự nhiên là không (vô tánh tự tánh là không), nhân duyên oai thần là không – 21 loại không.16 So sánh với 18 loại không, thì đã thiếu ‘vô tế là không’, ‘tán là không’ và ‘bổn tánh là không’, nhưng lại có ra nhiều hơn ‘sở hữu là không’, ‘vô hữu là không’, ‘không có tế tự là không’, ‘vô nhân duyên là không’, ‘nhân duyên là không’, ‘nhân duyên oai thần là không’. Đây là vô cùng bất đồng, có thể so sánh với phần thứ 3, như quyển 479 của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa(III) nói:

“Thông đạt về bên trong là không, bên ngoài là không,…, vô tánh tự tánh là không, và sở duyên là không, tăng thượng là không, v.v., vô là không, v.v.”

Sở duyên là không, tăng thượng (duyên) là không mà phần thứ 3 đã nói, cùng với nhân duyên là không, vô nhân duyên là không, nhân duyên oai thần là không, của Phóng quang Bát-nhã, không phải có ý nghĩa tương tự nhau chăng! Vốn dĩ, tại chỗ khuyến khích học tập bát-nhã, thứ tự của bộ phận kinh văn này, mỗi loại kinh vốn là như thế này:17

A

B

C

D

E

11

18 không

11

20 không

11

14 không

11

21 không

11

16 không

22

4 duyên

33

4 duyên

 

 

 

 

22

Sở duyên là không, v.v.

33

(chân) như, v.v.

22

Chân như, v.v.

22

Như, v.v.

22

Như lai, v.v.

33

Chân như, v.v.

Căn cứ vào đây có thể thấy, từ 18 không trở xuống, phải là 4 duyên, mà Phóng quang Bát-nhã và phần thứ 3 lại đem nhân duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, v.v., cũng chép nhầm là thuộc vào loại không. Đây là sự lầm lẫn của tả bản Phạn bổn truyền lại, là không đủ để làm căn cứ. Còn về ‘vô là không, v.v.’ mà phần thứ 3 đã nói, đó là ngoài 18 loại không ra, nêu tóm lược ‘hữu tánh là không’, ‘vô tánh là không’, ‘tự tánh là không’, ‘tha tánh là không’.

Phần đầu (Sơ phần) (Thượng bản Bát nhã) của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa, đối với ‘tự tánh là không’ (hoặc nói: tướng là không hoặc tự-cộng tướng là không) thuộc bản chính, chia ra làm ‘tự tướng là không’ và ‘cộng tướng là không’ – hai loại không. ‘Tán là không’ (hoặc nói: vô tán là không hoặc tán vô tán là không) thuộc bản chính, chia ra làm ‘tán là không’ và ‘vô biến dị là không’ – hai loại không. Như vậy, 18 không được phát triển thành 20 loại không.18 7 không, 14 không, 16 không, 18 không mà Trung bản Bát-nhã đã nói, Thượng bản Bát-nhã đều thay đổi và chép giống nhau là 20 loại không, do đó, quá trình diễn tiến của sự phân loại tánh không, không thể rõ ràng hơn nữa. Bây giờ, dựa vào bản do Huyền trang dịch, đem danh mục của 14 không, 16 không, 18 không, 20 không so sánh như sau:

14 không

16 không

18 không

20 không

Nội không

Nội không

Nội không

Nội không

Ngoại không

Ngoại không

Ngoại không

Ngoại không

Nội-ngoại không

Nội-ngoại không

Nội-ngoại không

Nội-ngoại không

Không không

Không không

Không không

Không không

Đại không

Đại không

Đại không

Đại không

Thắng nghĩa không

Thắng nghĩa không

Thắng nghĩa không

Thắng nghĩa không

Hữu vi không

Hữu vi không

Hữu vi không

Hữu vi không

Vô vi không

Vô vi không

Vô vi không

Vô vi không

Tất cánh không

Tất cánh không

Tất cánh không

Tất cánh không

Vô tế không

Vô tế không

Vô tế không

Vô tế không

Tán không

 

 

Tán không

 

 

Tán vô tán không

 

 

tán không

 

Vô biến dị không

Bổn tánh không

Bổn tánh không

Bổn tánh không

Bổn tánh không

 

 

 

Tự tướng không

Tự cộng tướng không

Tướng không

Tự cộng tướng không

 

 

 

 

Cộng tướng không

Nhất thiết pháp không

Nhất thiết pháp không

Nhất thiết pháp không

Nhất thiết pháp không

 

 

Bất khả đắc không

Bất khả đắc không

 

Vô tánh không

Vô tánh không

Vô tánh không

 

 

Tự tánh không

Tự tánh không

 

Vô tánh tự tánh không

Vô tánh tự tánh không

Vô tánh tự tánh không

Sự phân loại của các loại không, một số là từ trong kinh A-hàm và luận A-tỳ-đàm mà ra. Như luận Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm lập nên 6 loại không, luận Thi thiết lập nên 10 loại không.19 Nội dung của 6 loại không và 10 loại không chính là 12 loại không đứng đầu của 14 loại không, chỉ thiếu một loại là tất cánh không. Cho nên, kinh Bát-nhã là tại các loại không phổ biến ở trên, dựa vào pháp môn bát-nhã, phân loại nhiều thêm nên thành các loại không đó.

Trung bản Bát-nhã đã liệt kê 16 loại không, 18 loại không (Thượng bản Bát-nhã liệt kê 20 loại không), đây là từ quán sát sự và nghĩa bất đồng, nhằm chỉ rõ tất cả đều là không. Tuy nhiều chỗ liệt kê các loại không, nhưng kiểm tra Trung bản Bát-nhã thì thấy nhiều lần đề cập đến nó, phần đầu (từ phẩm Tự đến phẩm Tướng lưỡi) là: 1. (Bổn) tánh là không, như nói: ‘cần phải học tập tánh không’. 2. (Tự) tánh là không, như nói: ‘tánh của từ Bồ-tát là không’. 3. Không thể nắm bắt được không, như nói: ‘vì không thể nắm bắt không ấy, nên chỉ dùng danh từ diễn tả’. 4. Tự tướng là không, như nói: ‘nhập vào tự tướng là không của tất cả pháp’. 5. Tất cả pháp là không, như nói: ‘cần phải học tập ràng tất cả các pháp đều là không’. 6. Tất cánh là không, như nói: ‘vì tất thảy đều là không, nên đừng sanh tâm tiếc lẩn,… đừng sanh tâm si mê.’20 Phần giữa (từ phẩm Ba thứ giả đến phẩm Vô tận) là: 1. (Bổn) tánh là không, như nói: ‘dùng trí do chứng được tánh không để nhập vào tướng của các pháp’. 2. Tự tướng là không, như nói: ‘trong pháp mà tự tướng là không thì không được chấp trước vào nó’. 3. Tự tánh là không, như nói: ‘vì tự tánh của tất cả pháp đều là không’. 4. Tất cánh là không, 5. Vô thỉ là không, như nói: ‘tất thảy là không, vì vô thỉ [ngay từ đầu] là không’. 6. Pháp vô và pháp hữu đều là không (tức là không có tánh và tự tánh là không), như nói: ‘bát-nhã ba-la-mật không bị lay chuyển, không bị quay ngược cho nên ra khỏi, vì pháp vô và pháp hữu đều là không’. 7. Pháp vô là không (tức tánh ‘vô’ là không), như nói: ‘cho thấy Phật và thế gian, pháp vô là không’.21 Phần sau (từ phẩm Nhiếp năm [độ] về sau) là: 1. Tự tánh là không, như nói: ‘tự tánh là không, hư dối như là quáng nắng’. 2. Tự tướng là không, như nói: ‘cần phải thực hành rằng tự tướng của các pháp là không’. 3. Tất cánh là không, 4. Vô thỉ là không, như nói: trụ trong 2 loại không – tất thảy là không, vô thỉ là không, mà thuyết pháp cho chúng sanh’. 5. (Bổn) tánh là không, như nói: ‘quán tánh của tất cả pháp là không’. 6. Không thể nắm bắt là không, như nói: ‘ở trong không, tướng không là không thể nắm bắt, này Tu-bồ-đề! Đó gọi là không thể nắm bắt là không’. 7. Tất cả pháp là không, như nói: ‘sau khi đắc được pháp vô sở hữu, thấy tất cả pháp là không’.22 Xem xét tổng quát toàn bộ Trung bản Bát-nhã, từ sự bất đồng về sự và nghĩa để hiển thị tánh không, dùng bổn tánh là không (prakṛti-śūnyatā), tất cánh là không (atyanta-śūnyatā), tự tánh là không (svabhāva-śūnyatā), tự tướng là không (svalakṣaṇa-śūnyatā), đặc biệttự tánh là không và tự tướng là không, ứng dụng rất rộng rãi. Tự tánh (svabhāva) là tự thể của mỗi pháp, tướng (lakṣaṇa) là tướng đặc biệt của mỗi pháp. Cho nên biết có bao nhiêu pháp thì nhất định là nhờ tướng của nó nên biết được; từ mỗi mỗi tướng mà được nhận thức đến, suy đoán và xác định về pháp có sự bất đồng nào với pháp khác, đây chính là dùng tướng để biết pháp. Tự tánhtự tướng chính là luận đề căn bản của A-tỳ-đạt-ma. Trung bản Bát-nhã nói: tự tánh là không và tự tướng là không (hoặc nói tướng là không), lại dùng tự tánh và (tự) tướng, làm sự quán sát lẫn nhau, mà làm rõ sự không thể nắm bắt của tự tánh và tướng, như kinh nói:23

“‘1. Sắc, là lìa tánh của sắc, … cũng lìa tướng của sắc. … Tướng cũng lìa tướng, tánh cũng lìa tánh.’

‘2. Sắc, là lìa tự tánh của sắc, … cũng lìa tướng của sắc. … Tự tánh cũng lìa tự tánh, tướng cũng lìa tướng; tự tánh cũng lìa tướng, tướng cũng lìa tự tánh.’”

Từ các loại không (có các tên gọi khác như ly, tịnh, v.v.) đã liệt kê, biết rằng điều mà kinh Bát-nhã nói là dựa vào nhiều pháp, nhiều vấn đề, mà qui chúng vào sự siêu việt danh, tướng, phân biệt.

5. Giải thích về Không

Không, ở trong kinh Bát-nhã, nói được vô cùng rộng, rốt cục thuyết minh như thế nào?

1. Các loại không mà kinh Bát-nhã phân loại, lại dựa vào 18 loại không để nói: 1. Nội không (adhyātma-śūnyatā), bên trong là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý – sáu nội xứ, là tự thể của thân và tâm của chúng sanh. Sáu nội xứ là không, gọi là nội không. 2. Ngoại không (bahirdhā-śūnyatā): bên ngoài là sắc, âm thanh, hương, vị, xúc, pháp – sáu ngoại xứ, là đối tượng [cảnh] mà mắt, v.v., nhận lãnh. Sáu ngoại xứ là không, gọi là ngoại không. 3. Nội-ngoại không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā): nội-ngoại là 6 xứ bên trong và 6 xứ bên ngoài, xứ bên trong và ngoài đều là không, gọi là nội-ngoại không. 4. Không không (śūnyatā-śūnyatā): không là tất cả pháp đều là không, không cũng là không, gọi là không không. 5. Đại không (mahā-śūnyatā): đại là 10 phương, 10 phương là sự rộng lớn vô hạn, 10 phương rộng lớn là không, gọi là đại không. 6. Thắng nghĩa không (paramārtha-śūnyatā): thắng nghĩa chính là niết-bàn, niết-bàn là không, gọi là thắng nghĩa không. 7. Hữu vi không (saṃskṛta-śūnyatā): hữu vidục giới, sắc giới, vô sắc giới; tam giớisanh tử lưu chuyển là không, gọi là hữu vi không. 8. Vô vi không (asaṃskṛta-śūnyatā): vô vi là không có tướng sanh, trụ, diệt, vô vi chẳng sanh chẳng diệt là không, gọi là vô vi không. 9. Tất cánh không (atyanta-śūnyatā): tất cánhđạt đến chỗ cứu cánh triệt để, cho nên cũng còn được dịch là chí cánh không. Cứu cánh [rốt ráo] là không, gọi là tất cánh không. 10. Vô tế không (anavarāgra-śūnyatā): tế là biên tế [giới hạn cuối, bờ, mé]. Đức Phật nói: ‘chúng sanh từ vô thỉ đến ngày nay’, không có bờ mé tối sơ, cho nên gọi là vô tế [không có bờ mé] (hoặc dịch là vô thỉ không, bất khả đắc nguyên không). Dựa vào bờ mé tối sơ mà tiến thêm nói đến trung tế, hậu tế, tam tế không có thời gian, cho nên nó là không, gọi là vô tế không. 11. Tán vô tán không: Phạn bản của bản gồm 100.000 bài tụng (Thượng bản Bát-nhã), bản gồm 25.000 bài tụng (Trung bản Bát-nhã), nguyên văn chép là anavakāra-śūnyatā, là ‘vô tán không’. Vô tán không là nghĩa căn bản của kinh Bát-nhã, như kinh Phóng quang Bát-nhã dịch là ‘vô tác không’. Giải thích rằng ‘không có sự từ bỏ đối với các pháp’. Kinh Quang tán Bát-nhã dịch là ‘bất phân biệt không’, giải thích rằng: ‘Nó không xả pháp nào, cũng không trụ nơi pháp nào’. Kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật tuy dịch là ‘tán không’, giải thích cũng vẫn là: ‘tán là tên gọi chỉ cho các pháp không có sự diệt’. Phần thứ 3 của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật nói: “Nếu pháp nào mà không thể có sự quăng, bỏ, xả được, thì gọi là vô tán(a).”1 Bát-nhã trình bày về không, không dùng vô thường làm đối tượng chính để quán, cho nên không có bỏ, không có xả, đích thị là vô tán; vô tán (hoặc dịch là ‘vô biến dị’) là không, gọi là vô tán không. Luận Đại trí độ dẫn kinh A-hàm, giải thích về tán không,2 chính là luận ý của Long thọ (Nāgār-juna). 12. Bổn tánh không (prakṛti-śūnyatā): bổn tánh là tánh của pháp hữu vi, tánh của pháp vô vi, tánh chất vốn có của nó là như thế, nên gọi là bổn tánh. Tánh của pháp hữu vivô vi là không, gọi là bổn tánh không. 13. Tự-cộng tướng không, theo Phạn bản của bản gồm 100.000 bài tụng, bản gồm 25.000 bài tụng, thì nguyên văn là svalakṣaṇa-śūnyatā, cần phải dịch là tự tướng. Như sự biến hoạitự tướng của sắc,3 lãnh nạptự tướng của thọ, v.v.; tự tướng là không, gọi là tự tướng không. Kinh Quang tán, Phóng quang Bát-nhã, v.v., đều chép như thế, nhưng bản dịch của Huyền trang, lại giải thích rằng tự tướngcộng tướng là không. 14. Nhất thiết pháp không (sarvadharma-śūnyatā): tất cả pháp là 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, v.v.; tất cả pháp đều là không, gọi là nhất thiết pháp không. 15. Bất khả đắc không (anupalambha-śūnyatā): bất khả đắc là mong cầu hết thảy pháp là không thể được [không thể nắm bắt được mọi pháp], bất khả đắc chính là không, gọi là bất khả đắc không. 16. Vô tánh không (abhāva-śūnyatā): vô tánh là không thể nắm bắt được dù một thứ nhỏ nhất; vô tánh là không, gọi là vô tánh không. 17. Tự tánh không (svabhāva-śūnyatā): tự tánh là ‘ở trong các pháp mà do sự hòa hợp sanh ra, có tướng của tự tánh’; hoặc nói là ‘tự tánh của các pháp mà do có khả năng hòa hợp sanh ra’.4 Tự tánh là không thể nắm bắt, nên gọi là tự tánh không. 18. Vô tánh tự tánh không (abhāva-svabhāva-śūnyatā):(b) bản dịch của Huyền trang là: “vô tánh tự tánh, đó là tánh của các pháp mà không thể hòa hợptự tánh của pháp mà có hòa hợp;”5 vô tánh tự tánh là không, gọi là vô tánh tự tánh không. Nhưng theo bản dịch của Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva), thì đây là vô tánh không và tự tánh không được gộp chung mà gọi, cùng với ý nghĩa của nội-ngoại không giống nhau.6

Trong đoạn mà kinh Bát-nhã giải thích về tướng của Đại thừa, dù là bản nói 16 loại không, bản nói 18 loại không, bản nói 20 loại không, cũng đều tiếp theo lại nói đến 4 loại không: ‘hữu tánh do hữu tánh không, vô tánh do vô tánh không, tự tánh do tự tánh không, tha tánh do tha tánh không’. 1. Hữu tánh không (bhāva-śūnyatā): hữu tánh – bhāva, dịch là ‘hữu’, như tam giới gọi là tam hữu, quá trình sanh tử lưu chuyển thì lập nên tứ hữu, trong 12 duyên khởi có một chi gọi là hữu chi, hữu là pháp hữu vi (sanh tử) như 5 uẩn, v.v. Hữu (hoặc dịch là hữu tánh, hữu pháp, là sự tồn tại hiện thực) như vậy là không, gọi là hữu tánh không. 2. Vô tánh không (abhāva-śūnyatā): vô tánhvô hữuvô vi pháp. Vô tánh là không, gọi là vô tánh không. 3. Tự tánh không (svabhāva-śūnyatā): tự tánh của tất cả pháp đều là không, ‘không chẳng phải do trí làm ra, chẳng phải do cái thấy [quan niệm] làm ra’, chẳng phải là do từ nơi trí (jñāna), kiến (darśana) mà [trở nên] không, cho nên tự tánh không là ‘tự nó vốn là không’. 4. Tha tánh không (parabhāva-śūnyatā): kinh trên nói: “Nếu Phật xuất hiện ở đời hay không xuất hiện ở đời, thì pháp trụ, pháp định,…, thật tế, đều vì do tha tánh cho nên không”, tha tánh có nghĩa là gì? Chân như, thật tế, v.v., nếu Phật xuất hiện ở đời thì nó cũng như thế, hay Phật không xuất hiện ở đời thì nó cũng như thế, dựa theo phương tiện thế tục để nói, đây là đối với Phật nhưng có ý nghĩa khách quan, cho nên gọi là tha tánh. Tha tánh – chân như, v.v., là không, gọi là tha tánh không. Nhưng kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật nói: “Nếu Phật xuất hiện ở đời, hay Phật chưa xuất hiện ở đời, thì pháp trụ, pháp tướng (pháp tánh), pháp vị (pháp định), pháp tánh (pháp giới), như, thật tế, các pháp mà vượt hơn những pháp này là không, đó gọi là tha pháp tha pháp không(c).”7 ‘Các pháp mà vượt hơn những pháp này là không’, cùng với điều mà kinh Bát-nhã nói: ‘Ta nói niết-bàn cũng như huyễn, như mộng; nếu sẽ có pháp nào thù thắng hơn niết-bàn, thì Ta nói, nó cũng lại là như huyễn, như mộng,”8ý nghĩa tương đồng. Cho nên luận Đại trí độ giải thích rằng: “có người chưa khéo đọan trừ được sự trói buộc của nhận thức [kiến kết], sanh chấp trước về mọi đối tượng. Người này nghe nói về như thị, pháp tánh (pháp giới), thật tế, bèn nói rằng, còn có pháp khác vượt quá pháp này, bởi vậy nên nói rằng nếu có pháp nào vượt hơn như, pháp tánh, thật tế, thì pháp ấy cũng là không.”9 Bốn loại không này, theo bản Phạn gồm 25000 bài tụng, là ở sau 16 loại không, nói lại 4 loại không, gần với phần thứ 3 của kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nhưng Phạn bản không có ‘vô tánh không’ mà có ‘bất khả đắc không’, cho nên từ 16 loại không trở về sau, nói lại 4 loại không, đều không có trùng lặp. Bốn loại không này, đều không rời hữu (bhāva), là hữu và vô hữu, tự hữu và tha hữu, biểu thị mỗi mỗi cái ấy là không.

2. Kinh Bát-nhã từ các loại pháp môn, từ các quan điểmbiểu lộ tánh không, cho nên phân loại làm các loại (tánh) không, lại tóm lược thành 4 loại không; hữu tánh không, vô tánh không, tự tánh không, tha tánh không. Tuy nói là có nhiều loại không, mà lý do những thứ ấy sở dĩ là không, thì các kinh nói hoàn toàn nhất trí. Thử dẫn một trong 18 loại không để làm ví dụ, như kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật(I) nói:

“Ở đây, hữu vi không là gì? [Pháp] được gọi là hữu vidục giới, sắc giớivô sắc giới; ở đây, dục giới là không, lý do bởi vì dục giới là chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Tánh của nó là như vậy. Sắc giới là không, lý do bởi vì sắc giới là chẳng phải thường hằng, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Tánh của nó là như vậy. Vô sắc giới là không lý do bởi vì vô sắc giới là chẳng phải thường hằng, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Tánh của nó là như vậy. Đây được gọi là hữu vi không.”

“Ở đây, vô vi không là gì? Pháp được gọi là vô vi là pháp mà nó không có sanh, không có diệt, không có tướng trụ, không biến đổi thành cái khác. Đây được gọi là vô vi. Pháp vô vi là không, lý do bởi vì vô vi là không phải thường, không phải diệt. Tại sao vậy? Tánh của nó là như vậy. Đây được gọi là vô vi không.”(d)

‘Tánh của nó tự là như vậy’, Huyền trang dịch là ‘vì bổn tánh là như vậy’. Các loại không của kinh Bát-nhã đều là bổn tánh khôngxưa nay vốn như vậy; vì bổn tánh là không, cho nên là chẳng phải thường, chẳng phải [đoạn] diệt. Nói theo thông thường: hữu vitam giới có sự lưu chuyển của sanh tử, là sanh diệt; vô vi là không có sanh diệt. Hữu vi là chẳng phải thường [hằng], vô vithường trụ. Nhưng trong sự nhận thức đúng đắn về bát-nhã, hữu vi, vô vi đều là tánh của nó tự là không. Vì sao là không? Bởi vì nó chẳng phải thường, chẳng phải [đoạn] diệt. điều này dường như rất khó hiểu! Pháp hữu vi chẳng phải thường, sao nói chẳng hoại diệt vậy? Pháp vô vi không có tướng sanh, trụ, diệt, thì sao nói nó chẳng phải thường? Chẳng phải thường, chẳng phải diệt, thì vì sao nói là không vậy? Không biết sự phân biệt giữa hữu vivô vi, là tùy thuận phương tiện của thế tục mà nói, như luận Đại trí độ(II) nói:

“Lìa hữu vi thời không có vô vi, vì sao vậy? Thật tướng của pháp hữu vi tức là vô vi, tướng của vô vi thì chẳng phải là hữu vi, nhưng vì chúng sanh điên đảo cho nên phải chia ra mà nói [phân biệt thuyết]. … Nếu pháp vô vi mà có tướng, thì là hữu vi.”

Pháp vô vithật tướng (tướng thật) của pháp hữu vi, không phải là pháp đối lập hoàn toàn bất đồng. Vì cần để giải thích, không thể không nói là hai – hữu vivô vi. Kỳ thật, hữu vi chính là vô vi, không nhận biết được hữu vi tức là vô vi (chẳng phải hai pháp hợp làm một); ‘không chấp thủ tướng đối với pháp hữu vi và pháp vô vi’ (đây là ý nghĩa nguồn gốc của vô vi). Thế thì, không ngại từ pháp hữu vi để nói đến ‘chẳng phải thường, chẳng phải diệt’, như kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật(III) nói:

“Này Tu-bồ-đề! Ý của ông như thế nào? Tâm mà đã diệt cũng chính là cái tâm sẽ sanh trở lại ư? Không phải vậy, thưa Thế tôn!”

“Này Tu-bồ-đề! Ý của ông như thế nào? Cái tâm mà đã sanh, thì nó cũng chính là cái pháp diệt chăng? Đúng vậy, chính là pháp diệt, thưa Thế tôn!”

“Này Tu-bồ-đề! Ý của ông như thế nào? Cái pháp diệt đó cũng chính là cái pháp sẽ diệt chăng? Không phải vậy, thưa Thế tôn!”

“Này Tu-bồ-đề! Ý của ông như thế nào? Như như thế nào thì sẽ trụ như thế ấy chăng? Đúng vậy, thưa Thế tôn! Như như thế nào thì sẽ trụ như thế ấy.”

Này tu-bồ-đề! Nếu mà như như thế nào sẽ trụ như thế ấy, thì tức là thường trụ chăng? Không phải vậy, thưa Thế tôn!”(e)

Tâm trước và tâm sau là không thể đồng thời mà có, thế thì, cái trước diệt cái sau sanh, làm sao có thể nối tiếp nhau để căn lành được tăng trưởng, viên thành Phật đạo vậy? Phật nêu lên ví dụ như cái đèn đốt cái tim [cái bấc], dùng ý nghĩa chẳng phải tức, chẳng phải ly để giải thích, điều này vừa mới dẫn ra một đoạn vấn đáp. Tâm đã diệt rồi, thì không thể sanh khởi trở lại. Tâm đã sanh khởi rồi thì sẽ có tướng diệt, tướng diệt này lại là không phải diệt. Vì tướng diệt là không phải diệt, cho nên hỏi rằng: ‘thế thì chân như trụ như thế chăng? Cái trụ của chân như lại là không phải thường trụ. Đoạn vấn đáp này chẳng phải chính là ‘chẳng phải thường, chẳng phải diệt’ ư? Thông thường nói các hành là vô thường, nhưng luận đến khoảng giữa của tâm trước diệt và tâm sau được sanh ra, vẫn không khỏi có sai lầm về có giai đoạn giữa. Như các nhà Duy thức học đã đề xuất ra giải thích ‘khi nhân đi trước mà diệt thì quả đi sau lập tức sanh ra, như hai đầu của cái cân khi đầu này đi xuống thấp thì đầu kia đi lên, v.v.’, cũng không khỏi có hiềm nghi về trước và sau là đồng thời xảy ra. Đồng thời, sao có thể có trước và sau vậy? Theo kinh Bát-nhã và luận ý của Long thọ: “Nếu vô thườngthật tánh của tất cả pháp, thì không có sự vận hành của nghiệp báo, …, bởi vậy cho nên tánh của các pháp là chẳng phải vô thường.” “Nếu tất cả pháp thật sự đều là vô thường, thì sao Phật nói nếu cho rằng thế gian vô thường thì gọi là tà kiến! … Nhiều nơi Phật nói đến vô thường, nhiều nơi Phật nói đến bất diệt. … Vì phá cái quan niệm điên đảo chấp thường nên nói là vô thường. … Thật tướng của các pháp là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường.”10 Cho nên, tướng của pháp là chẳng phải thường, chẳng phải diệt, cũng chính là chẳng phải thường, chẳng phải ô thường. Quán tất cả pháp là chẳng phải thường, chẳng phải diệt, không rơi vào nhị biên là thường và vô thường, khế hội được tánh không của trung đạo.

Đoạn ở trên đã dẫn ví dụ như cái đèn đốt cái tim, kinh nói là: “luận chứng [lý thú] của duyên khởi cực kỳ sâu xa.”11 Duyên khởi sâu xaduyên khởi ‘chẳng phỉa thường, chẳng phải diệt’, mà ‘chẳng phỉa thường, chẳng phải diệt, vì bổn tánh vôn là như vậy’ trong 18 loại không, đã biểu thị tánh không của tất cả pháp. Chẳng phải thường, chẳng phải diệt cũng chính là giả danh mà không có tự tánh, như kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật(IV) nói:

“Thưa Ngài Xá-lợi-phất! Tất cả pháp đều là chẳng phải thường trụ, chẳng phải diệt. … Sắc là chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao vậy? Vì tánh của nó tự là như vậy. Thọ, tưởng, hành, thức đều là chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao vậy? Vì tánh của nó tự là như vậy. Cho đến cảm thọ sanh ra do ý tiếp xúc với các nhân duyên là chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao vậy? Vì tánh của nó tự là như vậy. Bởi vì lý do này, thưa Ngài Xá-lợi-phất, các pháp do sự hòa hợp mà sanh nên không có tự tánh.”(f)

‘Các pháp do sự hòa hợp mà sanh nên không có tự tánh’, phần thứ 2 của kinh Đại Bát-nhã gọi là ‘chỉ có tên gọi giả, đều không có tự tánh.’12 Tên gọi giả [giả danh] là các pháp do sự hòa hợp [của nhân duyên] mà được sanh ra, không có tự tánh cũng chính là không. Có thể thấy cái nhìn chính xác của bát-nhã là thông đạt tất cả pháp là chẳng phải thường, chẳng phải diệt (không rơi vào nhị biên) nên là không. Cho nên kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật nói: “Bát-nhã ba-la-mật xa lìa sanh-tử, vì chẳng phải thường chẳng phải diệt(g).”13

6. Ý nghĩa quan hệ song song của không

Không (śūnya) là hình dung từ; danh từ hóa của hình dung từ này chính là śūnyatā – tánh không. Ở trong kinh A-hàm, không tam-muội (śūnyatā-samādhi), không trụ (śūnyatā-vihāra), v.v., đều là tánh không, nhưng không có mang ý nghĩa tánh không của kinh Bát-nhã. Không và vô tướng (animitta), vô sở hữu (ākiṃcanya) cùng là yếu môn của giải thoát, đặt năng nơi quán huệ. Quán huệ của kinh Bát-nhã dần dần xem trọng về không, diễn tiến đến không và chân như (tathatā), niết-bàn (nirvāṇa), pháp tánh (dharmatā), v.v., là dị danh mà đồng nghĩa, như kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật(I) nói:

“(Bổn) tánh không này là chẳng phải thường, chẳng phải đoạn. Vì sao vậy? Vì tánh không này không có trụ xứ, cũng không từ đâu đến, cũng không đi về đâu. Này Tu-bồ-đề! Đó gọi là pháp trụ tướng (tánh). Trong này không có pháp, không có tụ, không có tán, không có tăng, không có giảm, không có sanh, không có diệt, không có cấu, không có tịnh, đó là tướng (tánh) của các pháp.”

Không mà kinh Bát-nhã nói, là từ nhiều loại mà chỉ ra bổn tánh không (prakṛti-śūnyatā) của chúng, bổn tánh không là chẳng thường chẳng đoạn (tức là ‘chẳng phải thường, chẳng phải diệt). Vô trụ xứ là siêu việt khỏi không gian; không từ đâu đến, không đi về đâu, lại là siêu việt khỏi thời gian: đây chính là pháp trụ tướng (tánh) (dharma-sthititā), cũng chính là tướng (tánh) của các pháp. Tại ý nghỉa ở trên, tánh khôngpháp trụ, pháp tánh, chân như, v.v, là cùng một nội dung. Nhưng trên sự biểu thị ứng dụng của pháp nghĩa, vẫn có diểm bất đồng; không là đối tượng quán của quán huệ, từ sự hư vọng, không thật của tất cả pháp mà hiển bày ra.

Nói theo nguyên tắc, kinh Bát-nhã là lấy Bồ-tát hạnh có bát-nhã (prajñā) làm chủ đạo, khi bát-nhã đã viên mãn thì chính là tát-bà-nhã (sarvajñā) – nhất thiết trí (hoặc gọi là ‘nhất thiết trí trí) của Phật. Đây là sự khai thị về sự tu chứng bát-nhã, không phải là trình bày về nghĩa lý. Pháp tướng (tánh) (dharmatā) mà bát-nhã ngộ được, gọi là như, pháp giới, thật tế, v.v., các loại tên gọi khác nhau này, cũng chỉ là phương tiện mà đặt nên. Như kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật nói: “Chúng sanh chỉ trụ trong danh, tướng, trong cái suy nghĩ phân biệt giả dối.”1 Có thể thấy, mọi danh nghĩa, mọi phân biệt đều không thể biểu đạt được pháp tánh. Nhưng vì phương tiện để thuyết pháp, thì không thể khôngphương tiện nhằm diễn tả rằng pháp tánh này không rơi vào danh tướng, phân biệt. Phật pháp vốn đã có sẵn ba giải thoát môn – không, vô tướng, vô tác (nguyện), v.v., liền được sử dụng ngay. Nay căn cứ vào kinh Tiểu phẩm Bát-nhã, lựa chọn những từ loại quan trọng nhất liệt kê ra dùng để biểu thị nó như sau:2

Bất kiên lao

Bất thật

Hư cuống [hư vọng]

Vô sở hữu

Bất khả tư nghị

Bất khả đắc

(Tịch) diệt [tịch tĩnh]

(Thanh) tịnh

(Viễn) ly

Vô tánh

Vô y

Vô (hoặc gọi là ‘bất’) diệt

Vô (hoặc gọi là ‘bất’) sanh

Tận

Vô khởi

Vô tác nguyện

Vô tướng

Không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

A.

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B.

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

C.

 

 

 

1

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

2

1

E.

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

4

3

2

1

F.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

6

5

 

4

3

2

1

G.

 

 

 

6

 

 

3

 

 

 

 

 

5

 

4

3

2

1

H.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

2

I.

 

 

 

 

5

 

 

 

3

2

 

4

1

 

 

 

 

 

J.

 

 

 

 

 

3

 

 

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

K.

 

 

 

 

 

 

4

3

2

 

 

 

 

 

 

 

 

1

L.

 

 

 

1

 

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

M.

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

2

1

 

 

 

 

N.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

1

O.

5

4

3

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

P.

Từ bảng liệt kê trên mà nói, thì không và vô sở hữuý nghĩa đôi.(a) Ở trong kinh Tạp A-hàm, không, vô tướng, vô sở hữu là ba tam-ma-đề hoặc ba giải thoát; ở trong pháp môn giải thoát, vô sở hữuthuật ngữ quan trọng. Nhưng về sau, vô nguyện (apraṇihita) đã thay thế vô sở hữu, cho nên ở trong luận A-tỳ-đạt-ma, đã ít thấy vô sở hữu. Kinh Bát-nhã (và Sơ kỳ Đại thừa) tuy đã kế thừa thuyết ba giải thoát môn gồm không, vô tướng, vô nguyện, nhưng sự ứng dụng của ‘vô sở hữu’ đã được rộng rãi, nói đến không và vô sở hữu, so sánh với vô tướngvô nguyện thì phải nhiều hơn nhiều. Như biểu đồ ở trên đã liệt kê, từ không đến vô sở hữu, như F. là pháp tướng sâu xa; L. là chỉ ra thật tướng của thế gian; I. là hạnh sâu xa nhằm nhập vào bất thoái chuyển; H. là ‘không có (pháp) nào có thể chuyển, không có pháp nào có thể dừng, không có pháp nào có thể chỉ, không có pháp nào có thể thấy’; M. là tất cả [pháp] không có trói buộc, không có giải thoát. Điều này, hoặc là biểu thị pháp tướng sâu xa, hoặc là sự quán sâu xa của Bồ-tát: không và vô sở hữu, v.v, của Hạ bản Bát-nhã, là đặt nặng ở hiển thị sự chân thật. Nhưng từ (không) vô sở hữu trở xuống, như ‘không, vô sở hữu, hư dối không thật’ của P. là được các bản dịch nói giống nhau,3 đây là đã biểu thị sự hư vọng không thật. Như kinh Tiểu phẩm Bát-nhã nói: “Danh tự là không có [tính chất] cố định, không có trú xứ. Vì sao vậy? Vì nó là vô sở hữu(b).”4 Vô sở hữu được nói ở đây, cũng có ý nghĩa là chỉ có tên gọi mà không có thật. Không và vô sở hữuhiển thị tướng như thật, cũng dùng để biểu thị tính chất hư vọng, cho nên nói là có ý nghĩa đôi. Kỳ thật, như các từ tận, vô sanh, vô diệt, tịch diệt, viễn ly, thanh tịnh, những từ này đều là đồng nghĩa mà dị danh của niết-bàn, còn chẳng phải là đều có ý nghĩa ‘ngăn trừ’ vọng ư! Kinh Bát-nhã vốn xem trọng đối với trực quan về pháp tướng sâu xa, nên trong quá trình phát triển của ‘không’, chủ trương về thuyết các hành hoặc tất cả pháp là hư vọng chẳng phải thật, cũng càng thêm nhiều hơn. Như Tiểu phẩm Bát-nhã nói: Bồ-tát đi sâu vào bát-nhã ba-la-mật, tin và hiểu rằng tất cả pháp là vô sanh, tất cả pháp là không, tất cả pháp là tịch diệt, mà không có thể đắc được vô sanh pháp nhẫn, mà nhập vào địa vị bất thoái chuyển, cũng được chư Phật khen ngợi.5 Đây là quán sâu xa về vô sanh, không, tịch diệt, mà kinh Ma-ha Bát-nhã gọi là: tin và hiểu rằng tất cả pháp là vô sanh, tất cả pháp là không; tất cả pháp là hư dối, không có thật, vô sở hữu, không kiên cố; phần thứ 2 của kinh Đại Bát-nhã nói: tin và hiểu về vô sanh, bát-nhã sâu xa, tánh tất cánh không, tánh tịch tĩnh, tánh viễn ly, tánh hư dối, tánh không, tánh vô sở hữu, tánh chẳng tự tại, tánh chẳng kiên cố và thật có.6 Lại nữa, như kinh Ma-ha Bát-nhã nói: thực hành sâu về bát-nhã, cần phải quán về tịch diệt, không, hư dối, không kiên cố và thật; phần thứ 2 thì nói: cần quán về sự tàn tạ và rơi rụng, phá hoại, ly tán, chẳng tự tại, tánh chẳng kiên cố và thật, hư ngụy.7 Lại nữa, như kinh Ma-ha Bát-nhã nói: “Tánh của các ba-la-mật là không do được tạo ra, tự tánh là không, hư dối, như quáng nắng.” Kinh Phóng quang Bát-nhã cũng nói: “Tự nó là không, không có tạo tác gì, không làm cái gì, như ánh sáng khi đốt cháy.” Phần thứ 2 của kinh Đại Bát-nhã thì nói như thế này: “Tự tánh của tất cả pháp đều chậm lụt, không thể làm cái gì, không có chủ tể, hư vọng, chẳng thật, không, vô sở hữu, không có tướng tự tại, giống như ánh nắng, bóng ánh sáng, trăng dưới nước, việc huyễn, giấc mộng, v.v.”8 Hư dối chẳng thật, đây là một thuật ngữ được ứng dụng càng nhiều, theo ý nghĩa pháp môn Bát-nhã, không chỉ là thể ngộ về pháp tướng sâu xa, mà phải quán để phá bỏ cái hư vọng của thế tục, từ đó mà thoát khỏi sự rơi vào danh tướng để khế nhập tướng như thật.

7. Tự tánh khôngvô tự tánh không

Kinh Bát-nhã thường nói đến tự tánh không (svabhāva-śūnyatā). Tất cả pháp đều không có tự tánh (niḥsvabhāva), vì không có tự tánh nên là không (śūnyatā): nhờ sự nỗ lực to lơn để hoằng dương của các Kinh-Luận sư, các học giả dường như biết được tự tánh không mà kinh Bát-nhã nói đến, chính là tất cả pháp khôngtự tánh nên là không. Đương nhiên, kinh Bát-nhã nói tất cả pháp đều là hư vọng không có thật, chỉ có danh tự, là có thể nói mà không có tự tánh. Như kinh nói: “Tên gọi ‘ngã’, … không có tự tánh;” “chỉ có giả danh, đều không có tự tánh.”1 Nhưng tự tánh không mà kinh Bát-nhã nói, cùng với vô tự tánh không, trên mặt ý nghĩa có một số bất đồng. Luận Đại trí độ(I) nói:

“Có 2 loại tự tánh: một là, như tính cứng của đất trong thế gian pháp; hai là, như, pháp tánh (giới), thật tế, được bậc Thánh nhân nhận biết.”

Loại tự tánh thứ nhất là được nói đến trong pháp thế gian, như tính cứng của đất, tính ướt của nước, v.v. Đất lấy sự cứng làm tự tánh, nước dùng sự ướt làm tự tánh, v.v., trong pháp thế tục là có thể nói như vậy. Nếu như tìm kiếm thật thể của tự tánh cứng, v.v., điều đó không thể được, cũng chính là không có tự tánhvô tự tánh. Loại tự tánh thứ hai là chân như (tathatā), hoặc gọi là pháp giới (dharma-dhātu), thật tế (bhūtakoṭi), v.v., được chứng ngộ bởi bậc Thánh nhân. Đây là vốn như thế, có thể gọi nó là tự tánh. Quyển 67 của luận Đại trí độ nói: “Tánh của sắc ấy, … được gọi là tánh cứng của đất, v.v. Lại nữa, tánh thật của sắc được gọi là pháp tánh,”2 cũng chính là phân biệt hai loại tự tánh này. Loại tự tánh thứ hai, một là tự tánh theo thế tục: chúng sanhthế gian cho rằng tự tánh là có, như tánh cứng của đất, v.v., không phù hợp với nghĩa sâu xa của duyên khởi, vì vậy phải phá trừ nó nên chứng minh là chúng không có tự tánh. Hai là tự tánh theo thắng nghĩa, chân như, pháp giới, v.v., được bậc Thánh nhân nhận thức, là bậc Thánh nhân thông đạt một cách như thật, có thể nói là có. Cho nên, luận Đại trí độ nói: “Như, pháp tánh (giới), thật tế, [theo] thế giới [tất-đàn] nên không có, [theo] đệ nhất nghĩa [tất-đàn] nên có;”3 đệ nhất nghĩa chính là thắng nghĩa (paramārtha). Trong đệ nhất nghĩa thì tự tánh là có, Hạ bản Bát-nhã là nhiều lần nói đến nó, 1. Kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật(II) nói:

“Sắc không có trói buộc, không có giải thoát, vì sao vậy? Tánh thật của sắc là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức không có trói buộc, không có giải thoát, vì sao vậy? (…) Tánh thật của thức là thức.”

‘Tánh thật của sắc là sắc’, Đạo hành Bát-nhã và kinh Ma-ha Bát-nhã sao, dịch là: “vì tự nhiên của sắc là sắc,”4 tự nhiên là cách dịch cổ của tự tánh. Kinh Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng Bát-nhã ba-la-mật-đa được dịch vào đời Triệu Tống, cũng chép: “tự tánh của sắc là sắc.”5 Theo hiểu biết thông thường, tướng hư vọng của năm uẩn là sắc, v.v., ấy, cho nên nói là trói buộc, nói là giải thoát. Tự tánh thắng nghĩa (chân thật) của các pháp như sắc, v.v, là tướng thật của sắc, v.v., ở đây là không có trói buộcgiải thoát để có thể nói được. Trung bản Bát-nhã cùng tương đương với nó, như kinh Phóng quang Bát-nhã nói: “Năm ấm chẳng trói buộc, chẳng giải thoát, vì sao vậy? Sắc, tánh vốn có của sắc, … thức, tánh vốn có của thức. Sáu ba-la-mật cũng chẳng trói buộc, chẳng giải thoát, vì sao vậy? Vì sáu ba-la-mật có sự vô sở hữu.”6 Tánh vốn có của năm ấm, còn là tự tánh mà Hạ bản Bát-nhã nói, nhưng Trung bản tăng thêm sáu ba-la-mật, v.v., lại đã thay đổi rằng: “có vô sở hữu’. Kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa, v.v., được dịch vào đời Tần, thì năm ấm, sáu ba-la-mật đồng loạt được đổi thành ‘tánh vô sở hữu’.7 Kinh Đại Bát-nhã do Huyền trang dịch, nói là ‘dùng vô tánh là tự tánh’, hoặc ‘vì tánh vô sở hữutự tánh của sắc, v.v.”8 Căn cứ vào sự so sánh các bản dịch, có thể biết được Hạ bản Bát-nhã là ‘tự tánh’, Trung bản Bát-nhã dần dần khai triển thành ‘tánh vô sở hữu’, lại khai triển thành ‘vô tánh làm tự tánh’, ‘tánh vô sở hữu là tự tánh’. Ý nghĩa tương đồng, nhưng đây là tự tánh của vô tánh, cùng với sự chỉ nói đến ‘tự tánh’ của Hạ bản, là bất đồng.

2. Kinh Đạo hành Bát-nhã(III) nói:

“Người không sanh ra; bát-nhã ba-la-mật và người đều là tự nhiên; vì người hốt hoảng; bát-nhã ba-la-mật (và người) đều không thể tính kể; người cũng bất hoại, bát-nhã ba-la-mật cũng như thế.”

Kinh Ma-ha Bát-nhã sao cũng nói như thế.9 Hai bản dịch cổ này, nói người (chúng sanh) và bát-nhã ba-la-mật đều là không được sanh ra (vô sanh), tự nhiên, hốt hoảng (viễn ly), không thể tính kể (không thể nghĩ lường), chẳng (diệt) hoại. Tự nhiêntự tánh được nói ở đây, Tiểu phẩm Bát-nhã, v.v., thì dịch là vô tánh;10 kinh Đại Bát-nhã lại sử thành ‘vô tự tánh’.11

3. Kinh Đại minh độ(IV) nói:

“Chúng sanh là tự nhiên, niệm cũng là tự nhiên. … Chúng sanh rộng lớn, niệm (cũng) rộng lớn. … Chúng sanh ấy không biết được chính xác nên niệm (cũng) không thể biết được chính xác.”

Ba từ tự nhiên, rộng lớn, không có sự hiểu biết chân chánh, kinh Ma-ha Bát-nhã sao nói là: tự nhiên, hoảng hốt (viễn ly), khó biết rõ.12 Tự nhiêntự tánh, kinh Đạo hành Bát-nhã gọi là ‘không’ tánh;13Tiểu phẩm Bát-nhã, v.v., thì dịch là ‘vô tánh’;14 phần thứ 4 và phần thứ 5 của kinh Đại Bát-nhã thì dịch là ‘vô tự tánh’.15 Các bản thuộc Trung bản Bát-nhã tương đương với nó, đều gọi là ‘vô’, ‘vô tự nhiên’, ‘vô tự tánh’, tự nhiêntự tánh của Hạ bản Bát-nhã cùng với vô sanh, viễn ly, bất khả tư nghì là cùng loại, thực sự là tên gọi khác của thắng nghĩa tự tánh, pháp tánh và niết-bàn, gọi đó là ‘vô sở hữu tánh’, ‘vô tánh làm tự tánh’, tuy rằng thay đổi căn bản ít nhiều (gần với từ ‘chánh’ trải qua ‘phản’ rồi đến ‘hợp’) là có thể được; nhưng nếu đổi thành ‘vô tự tánh’ thì dường như là không được thích đáng!

Trung bản Bát-nhã cũng nói đến tự tánh, như kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật(V) nói:

“Sao gọi là tướng của các pháp vô vi? Đó là tự tánh của các pháp mà không có sanh, không có diệt, không có trụ, không có đổi khác, không có dơ bẩn, không có thanh tịnh, không có tăng, không có giảm. Sao gọi là tự tánh của các pháp? Tánh vô sở hữu của các pháp là tự tánh của các pháp, đó gọi là là tướng của các pháp vô vi.”

Tự tánh của các pháp, bản dịch đời Đường nói là: “Nghĩa là, cái vô tánh của các pháp là tự tánh [của các pháp],”16 ý nghĩa tương đồng. Lại nữa, kinh Ma-ha Bát-nhã nói: “Vì thật tánh của các pháp là không có sanh, không có diệt, không có dơ bẩn, không có thanh tịnh.”17 Thật tánh, bản dịch đời Đường cũng gọi là tự tánh.18 Thuyết vô tánhvô tự tánh là khuynh hướng nhất trí của Trung bản Bát-nhã, nhưng bản dịch đời Đường thì đã thêm vào ‘vô tự tánh’ rất nhiều, ‘vô tánh làm tánh’, ‘lấy vô tánh để làm tự tánh’ rất nhiều. Tôi cho rằng, pháp môn bát-nhã vốn là trực quán về pháp tánh sâu xa, không (tánh) là tên gọi khác của niết-bàn, cho nên tự tánh cũng được xem là thuyết thắng nghĩa tự tánh. Nhưng sự khai triển của pháp môn bát-nhã không chỉ là nói về sự thực hành dài lâu, là nói về sự thân cận bậc không còn thoái chuyển, cũng là nói cho những người mới học; không chỉ nói cho người lợi căn, cũng nói cho người độn căn. Pháp sâu xa này, trong phá trình phân tích, tư duy, quán xét, mà không khám phá ra được sự hư dối chẳng có thật của sự tướng trước mắt, thì từ cái hư vọng chẳng có thật mà đi tìm sự đột phá là không thể được. Vì điều này nên đã nói nhiều về sự ‘vô tánh’ của tất cả pháp, ‘vô tự tánh’ của tất cả pháp. Dùng sự không có tự tánh làm tự tánh, cùng với cặp đôi tầng ý nghĩa của tánh không hư của không và niết-bàn thì vô cùng khế hợp.

Kinh Bát-nhã nói rộng rãi về các loại không, mà định nghĩa đều là: “Chẳng phải thường, chẳng phải hoại. Vì sao vậy? Bởi vì tánh của nó là như vậy.”19 Kinh nói về 14 loại không, 16 loại không, 18 loại không, 20 loại không, dựa theo ý nghĩa của các pháp để chỉ ra cái không, nhưng tất cả đều là dựa theo bổn tánh không (prakṛti-śūnyatā) để nói. Bổn tánh không là cái mà được chứng tri bởi thánh trí, cho nên kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật(VI) nói:

“Này Tu-bồ-đề! Nếu tánh không của bên trong mà chẳng phải là không, ngoại không, cho đến tánh không của pháp vô, pháp hữu, mà chẳng phải là không, thì phá hoại được tánh không. (Bổn) tánh không này là chẳng phải thường, chẳng phải đoạn. Vì sao vậy? (Bổn) tánh không này không có trụ xứ, cũng không từ đâu đến, cũng không đi về đâu. Này Tu-bồ-đề! Đó gọi là tướng pháp trụ. Trong này không có pháp, không có tụ, không có tan, không có tăng, không có giảm, không có sanh, không có diệt, không có dơ, không có sạch, đây là tướng của các pháp.”

‘Đây là tướng của các pháp’, bản dịch đời Đường nói là: “là tánh làm chỗ trụ căn bản của tất cả pháp.”20 Bổn tánh (prakṛti), ở trong Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin), cùng với tự tánh (svabhāva) đồng một nội dung, như luận Tỳ-bà-sa nói: “Như nói là tự tánh, ngã, vật, tự thể, tướng, phần, bổn tánh, cũng như vậy.”21 Trong kinh Bát-nhã có nhiều nơi nói đến bổn tánh không, cũng có nhiều nơi nói đến tự tánh không (svabhāvaśūnyatā), ý nghĩa cũng đại khái tương đồng. Tự tánh không vốn là thắng nghĩa tự tánh không, như nói: “Vì tự tánh là không, vì tự tánh là ly, vì tự tánhvô sanh.”22 Đây là dùng không, ly để biểu thị cho tự tánh; tự tánh là không cũng bằng với chẳng phải không có tự tánh. Do vì ‘chỉ có tên gọi giả mà không có thật’, ‘hư vọng, không có thật’, cùng với nghĩa không hư của không có tương quan lẫn nhau, mà tự tánh không đã có ý nghĩa của không có tự tánh theo thế tục, như kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật(VII) nói:

“Cái tên gọi này, chỉ có cái tên trống rỗng, từ trong suy nghĩ, phân biệt hư vọng sanh ra. … Sự này từ đầu đến cuối đều không có, vì tự tánh là không.”

‘Vì tự tánh là không’, bản dịch đời Đường gọi là ‘tự tánh đều là không’,23 càng làm rõ ra ý đều không có tự tánh theo thế tục. Như nói: “chỉ có tên gọi giả, đều không có tự tánh. … Bởi vì sắc xứ, v.v., cùng với danh đều có tự tánh là không.”24 Tự tánh không theo thắng nghĩa, diễn dịch thành vô tự tánh không theo thế tục, còn có thể từ trong sự phân loại của không chứng minh được. Trung bản Bát-nhã lập nên 16 loại không, là ở sau 14 loại không, liệt kê thêm vô tánh không (abhāva-śūnyatā) và vô tánh tự tánh không (abhāva-svabhāva-śūnyatā), 16 loại không thì không có tự tánh không. Nhưng Trung bản Bát-nhã, không luận là 16 loại không, hoặc 18 loại không (hoặc 20 loại không do Thượng bản lập nên), sau khi nói 16 hoặc 18 loại không đều nói thêm 4 loại không: “Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp (hữu tánh) và pháp tướng đều là không, vô pháp (vô tánh) và tướng của vô pháp đều là không, tự pháp (tự tánh) và tướng của tự pháp đều là không, tha pháp (tha tánh) và tướng của tha pháp đều là không.”25 Tự pháp tự pháp tướng không, chính là ‘tự tánh do tự tánh không’. Tự tánh không được nói đến đó, là: “Cái (tự tánh) không này, chẳng phải được tạo ra do sự hiểu biết, chẳng phải được tạo ra do sự thấy(a).”26 Tự tánh không mà chẳng phải được tạo ra do sự hiểu biết, chẳng phải được tạo ra do sự thấy, cũng chẳng phải do người khác tạo ra, chính là thắng nghĩa tự tánh khôngxưa nay vốn là như thế. Cho đến khi thành lập nên 18 loại không (cùng với phần thứ 2 của kinh Đại Bát-nhã tương đương), mới ở tại nơi giữa vô tánh không và vô tánh tự tánh không, liệt kê thêm tự tánh không. Ba loại không này, như kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật(VIII) nói:

“Những gì là vô pháp (vô tánh) không? Như pháp vô là (vô pháp) cũng không, vì nó chẳng phái thường, chẳng phải diệt.”(b) 

“Những gì là hữu pháp (tự tánh) không? Hữu pháp là tên gọi cho các pháp do hòa hợp sanh ra mà trong ấy có tánh và tướng của chính nó, là hữu pháp không, vì nó chẳng phải thường, chẳng phải diệt.”(c) 

“Những gì là vô pháp hữu pháp (vô tánh tự tánh) không? Trong các pháp không có pháp, trong các pháp do hòa hợp sanh ra ấy, có tánh và tướng của chính nó gọi là vô pháp hữu pháp không, vì nó chẳng phải thường, chẳng phải diệt.”(d)

Vô pháp hữu pháp không, theo kinh văn nói, là kết hợp của pháp vô [vô tánh] và pháp hữu [tự tánh] để quán về không, cho nên luận Đại trí độ cho rằng: nó cùng với ba loại không đầu tiên – nội không, ngoại không, nội-ngoại không, là đồng dạng: “Trong 18 loại không, thì 3 loại không đầu tiên nhằm phá bỏ tất cả pháp, 3 loại không sau cũng phá bỏ tất cả pháp.”27 Lại nữa, như kinh Quang tán Bát-nhã nói: “Tất cả các pháp đều là vô sở hữu, thảy đều là tự nhiên [tự tánh], vì thế tất cả pháp là vô tánhhiển bày ra tự tánh.” Kinh Ma-ha Bát-nhã nói: “Các pháp cũng vô tánh như vậy. Này Xá-lợi-phất! Vì các pháp là do sự hòa hợp sanh ra cho nên không có tự tánh.” Kinh Đại Bát-nhã được dịch vào đời Đường nói rằng: “Các pháp đều không có tự tánh do hòa hợp, vì sao vậy? Vì pháp tồn tại [hữu] do hòa hợp thì [tự tánh] của nó là không.”28 Các pháp do hòa hợp mà sanh ra, cho nên không có tự tánh, đây là tự tánh không của không có tự tánh; cũng cùng với do các duyên hòa hợp sanh ra nên không có tự tánh, vô tự tánh không của duyên khởi tương đồng. Nhưng ở trong kinh Bát-nhã, đây vẫn là một loại không trong 18 loại không, nắm nguyên tắc này mà phát hy triệt để, thì đó là duyên khởi (vì không có tự tánh) tức không của Long thọ vậy.

8. Không và tất cả pháp

Mối quan hệ của không (śūnyatā) với tất cả pháp, như kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật(I) nói:

“Này Xá-lợi-phất! Các pháp [tồn tại] ấy không đúng như sự chấp trước của chúng sanh.”

“Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch Thế tôn! Bây giờ, cái gì có hữu? Phật bảo: Cái vô sở hữu như thế nào, thì hữu như thế ấy, các pháp vô sở hữu như thế (phàm phu không biết được), cho nên được gọi là vô minh.”(a)

Như thứ mà được phàm phu nhận biết, cho tất cả pháp là như vầy, như vầy, đều là có sự chấp trước; thật tướng của tất cả pháp đều giống như kiểu mà phàm phu chấp trước. Xá-lợi-phất hỏi Phật: Thế thì tất cả pháp là như thế nào vậy? Phật nói: tất cả pháp là vô sở hữu [không tồn tại] nhưng hữu [tồn tại]; phàm phu không biết, cho rằng là giống như cái mà thông thường đã biết, cho nên nói là vô minh (avidyā). Vô minh là cái mê lầm căn bản của chúng sanh, cũng chính là nguồn gốc của sanh tử lưu chuyểṇ Vấn đề này đã biểu thị hai phương diện: một là, chúng sanh cho rằng có như thế như thế, là sanh tử do mê chấp; một là, bậc Thánh giả biết tất cả pháp đều vô sở hữu, nên là giải thoát. Điều này thì phù hợp với thuyết nhị đế của Tảo kỳ, bản giải thích Trung luận của Thanh mục nói: “Thế tục đế ấy, tất cả pháp là tánh không, nhưng vì thế gian điên đảo nên sanh ra pháp hư vọng, đối với thế gian [pháp hư vọng ấy] là thật. Các bậc Hiền Thánh vì biết đúng về tánh điên đảo ấy, nên biết tất cả pháp đều là không, không có sanh [vô sanh], đối với bậc Thánh nhân thì đó là đệ nhất nghĩa đế, gọi là thật.”1 Thuyết nhị đế, đến phần sau của Trung bản Bát-nhã, được ứng dụng rộng rãi ra. Theo kinh Bát-nhã nói: đệ nhất nghĩa đế - thắng nghĩa đế, là không có sự sai biệt nào để có thể nói. Vì đã là dùng phương tiện để thuyết pháp, thì không thể không nói hai (tính tương đối), không lập nên hai thì tất cả đều không thể diễn tả được. Cho nên có sự đặt để ra danh tướng của tất cả pháp, và thắng nghĩa không rơi vào danh tướng.

Thắng nghĩa, Hạ bản Bát-nhã phần nhiều dựa vào chân như (tathatā) để lập luận, cũng có khi gọi là pháp tánh (dharmatā), như nói: “Pháp tánh là duy nhất, không có hai, không có ba; là tánh mà cũng chẳng phải là tánh, chẳng phải tạo tác.”2 Phần đầu và phần sau của Trung bản Bát-nhã, phần nhiều gọi là pháp giới (dharma-dhātu), thật tế (bhūtakoṭi), cũng có khi gọi là pháp trụ tánh. Trong 12 tên gọi khác nhau của chân như, không và vô tướng (animitta) không có tính vào trong ấy, nhưng cũng nhiều lần nói đến vô tướng, như nói: “Tất cả pháp này đều chẳng phải kết hợp, chẳng phải ly tán, không có sắc, không có hình, không có đối ngại, chỉ có một tướng đó là không có tướng tướng.(b)3 Không cũng được xưng là không tướng (śūnyatālakṣaṇa), như nói: “Tất cả pháp ấy đều là không tướng, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm.(c)4 Tất cả pháp đều là không – tất cả pháp và không, nên đi tin và hiểu đúng như thật như thế nào? Như kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa(II) nói:

“Này Xá-lợi tử! Các sắc đều là không, nó [không] chẳng phải là sắc; các thọ, tưởng, hành, thức đều là là không, nó chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao vậy? Này Xá-lợi tử! Các sắc đều là không, nó chẳng gây biến đổi và trở ngại cho tướng;… Các thức đều là không, nó chẳng phải nhận biết và phân biệt tướng. Vì sao vậy? Này Xá-lợi tử! Sắc chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc, sắc chính là không, không chính là sắc; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng khác với không, không chẳng khác với thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành, thức chính là không, không chính là thọ, tưởng, hành, thức. Này Xá-lợi tử! Tất cả các pháp đều là không tướng, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm; chẳng phải thuộc quá khứ, chẳng phải thuộc vị lai, chẳng phải thuộc hiện tại. Như vậy, ở trong không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có nhãn xứ,…;… không có đắc, không có hiện quán;… không có Chánh đẳng giác, không có Chánh đẳng giác bồ-đề.”

Đây chính là giáo thuyết được am hiểu rất phổ thông: (như những gì mà Tâm kinh đã nói) ‘sắc chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc, sắc chính là không, không chính là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.’ Giáo thuyết này, Trung bản Bát-nhã nói đến nhiều lần,5 mà như ở trên đã dẫn, nó rất gần với Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh, cho nên dẫn thuật đoạn này để giải thích. Đoạn kinh văn này nói rõ sắc, thọ, tưởng, hành, thức – 5 uẩn, là không, về sau dựa vào không để chứng minh tất cả pháp đều không thể nắm bắt được. Năm uẩn, chủ yếu là tự thể của thân và tâm của mỗi người (tất cả chúng sanh), nghĩa rộng là đã bao hàm núi, sông, đất đai, cỏ, cây, lùm rừng của khí thế gian, có thể nói đó là sự phân loại – năm nhóm, của tất cả hiện tướng giới. Đó là nhằm giản lược văn tự, căn cứ vào ngay sắc uẩn để trình bày. Toàn văn có thể chia làm 3 tiết: nêu lên tông chỉ, giải thích ý nghĩa, kết luận.

1. ‘Các sắc đều là không, nó chẳng phải là sắc,’ là nêu lên tông chỉ. Sự tương ưng của Bồ-tát và bát-nhã ba-la-mật chính là ‘tương ưng với không’ [không tương ưng]. Vì nhằm cần phải xiển minh không nghĩa của sự soi rọi [chiếu kiến] bằng bát-nhã ba-la-mật, cho nên đã nêu lên tông yếu gồm ‘các sắc đều là không, nó chẳng phải là sắc’. Sắc là các hiện tượng vật lý được nói theo thông thường (bốn uẩn khác là sự phân loại các hiện tượng tâm lý). Sắc pháp, được biết theo thông thường, là bổn tánh không; bổn tánh không cũng chính là chẳng phải là sắc. Hai câu này, hoặc được nói là: ‘sắc ấy chẳng phải là sắc cho nên là không, sắc ấy là không nên chẳng phải là sắc.’6 Đây là nói: sắc là chẳng phải sắc, cho nên sắc là không; sắc là không, cho nên là chẳng phải sắc. Nói ngược trở lại, nhưng ý nghĩa vẫn là tương đồng.

2. Từ ‘vì sao vậy’ trở về sau, là giải thích ý nghĩa. Vì sao ‘sắc là không, nên chẳng phải là sắc’ vậy? ‘Các sắc đều là không, nó chẳng gây biến đổi và trở ngại cho tướng’ là dựa theo tự tướng không (svalakṣaṇaśūnyatā) để nói. Vì sao biết được có pháp như thế này, như thế kia? ‘Nhờ tướng nên biết được’, tướng (lakṣaṇa) là đặc trưng của từng pháp, bởi vì tướng bất đồng nên biết rằng pháp cũng bất đồng. Như sự biến đổi và gây trở ngại là tướng của sắc: biến là biến đổi. Ngại là không gian nhất định mà mỗi vật chất chiếm hữu, có cái này thì không thể có cái khác. Như các vị theo Phật giáo bộ phái nói: sắc, phân tích đến thành vật chất điểm nhỏ nhiệm nhất, gọi nó là cực vi (paramāṇu), cực vi là không thể chia nhỏ ra, không thể bỏ cái khác vào, cùng với thuyết nguyên tử của cổ đại tương đồng, không thể bỏ cái khác vào, chính là gây trở ngại. Tướng thay đổi và gây trở ngại được nói theo thông thường đó, Đại thừa pháp là tiến hành phủ định. Không có tướng quyết định của sự biến ngại, thì làm sao nói là sắc? Cho nên không có tướng biến ngại – tướng không, cũng chính là không, chẳng phải là sắc. ‘Vì sao vậy? Sắc chẳng khác với không’ đến ‘không chính là sắc’, là trình bày không nghĩa tiến thêm một tầng nữa. ‘Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc’, hoặc nói ‘sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc.’7 Không là tên gọi khác của niết-bàn, hoặc xem không và sắc là tương đối, niết-bàn không là lìa sắc, diệt sắc nên sau đó trở thành không, cho nên tiến thêm một bước nói: sắc là không nên chẳng phải là sắc mà văn ở trên đã nói, là bổn tánh không. Sắc như huyễn như như hóa, cái tướng không có tánh quyết định, tướng sắc là không, cho nên gọi là ‘chẳng phải sắc’. Cái tướng mà không có tánh quyết định, dường như là có thật, đương thể chính là không; sắc và không chẳng phải là cách ly, chẳng phải là khác nhau, mà là chính sắc làm rõ cho không. Chính sắc là không, chính là bổn tánh của sắc là không. Đặc sắc của bát-nhã Đại thừa là tất cả pháp vốn là không, bổn tánh thanh tịnh, cũng chính là thế gian (năm uẩn, sanh tử) tức là niết-bàn. Như luận Đại trí độ, nêu ra ‘sắc chính là không, không chính là sắc’ của kinh Bát-nhã, mà dẫn bài tụng của Trung luận nói: “Niết-bàn không khác với thế gian, thế gian không khác với niết-bàn; biên tế của niết-bàn và biên tế của thế gian là một biên tế, không có sai biệt.(d)” Đây là thêm một bước trình bày về ‘sắc là không, nó chẳng khác với sắc.’ 3. ‘Các pháp ấy là không tướng’ trở về sau, là kết luận. Pháp môn bát-nhã, từ tín giải tất cả pháp, trải qua mâu thuẫn nhẫn (ānulomikīdharma-kṣānti) rồi vô sanh pháp nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti), đắc được sự thâm ngộ (chẳng qua là thông đạt mà không có chứng nhập) mà cùng với niết-bàn đồng nhất một nội dung. Bát-nhã là thật tiễn của Thánh đạo, không phải là lý luận thâm hyền, cho nên tương ưng với bát-nhã chỉ là quán chiếu bổn tánh của tất cả pháp là không, mục đích là thể ngộ không (tánh) tướng. Cho nên đầu tiên nêu lên ‘sắc là không, nên chẳng phải là sắc’ (v.v.), lại từ tướng của sắc (v.v.) là không để chứng minh rằng chính sắc là không, sau đó qui kết về tông chỉ chánh, để biểu thị tất cả pháp là không tướng. Không (tánh) tướng là siêu việt danh, tướng, phân biệt, không rơi vào đối đãi, thật là không thể diễn tả. Như kinh Ma-ha Bát-nhã nói: “Tất cả pháp đều không thể diễn tả, không thể diễn tả tướng của tất cả pháp nên nó tức là không, là không thì không thể diễn tả.”9 Cho nên gọi là không tướng, cũng chỉ là Phật dùng phương tiện để giả thuyết mà thôi. Kinh ở trên đã nêu ra chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm và chẳng có ba đời gồm vị lai, v.v., để biểu thị không tướng. Sanh là sanh khởi, là có [hữu]; diệt là diệt đi, là không có [vô], dựa vào sự tồn tại và không có tồn tại của pháp thể mà nói. Nhưng không tướng, không thể diễn tả nó là có hay không có; chẳng phải trước đó không có mà sau đó mới có, cũng chẳng phải trước đó có mà lại sau đó không có; chẳng sanh chẳng diệt, đã biểu thiệt sự siêu việt lên tính tương đối của có và không, sanh và diệt. Dơ [cấu] là dơ bản, sạch [tịnh] là trong sạch, căn cứ theo tính chất của pháp mà nói. Không tướng, vốn không có gì để được gọi là dơ bẩntrong sạch. Kinh ở trên, hoặc gọi là thanh tịnh, cũng là phương tiện của Phật nói, như luận Đại trí độ nói: “Tất cánh không tức là rốt ráo thanh tịnh, bởi vì con người sợ không, cho nên nói là thanh tịnh.”10 Căn cứ vào phương tiện để nói, tánh không cũng là ở trong trói buộc nhưng không ô nhiễm, khi ra khỏi sự trói buộc nhưng chẳng phải là được sự thanh tịnh mới. Cho nên chẳng dơ chẳng sạch, đã siêu việt tính tương đối của dơ và sạch. Tăng là tăng nhiều lên, giảm là giảm ít đi, dựa theo số lượng của pháp để nói. Tánh không không có số, không có lượng, cho nên chẳng tăng chẳng giảm, đã siêu việt tính tương đối của tăng và giảm. Tánh khôngsiêu việt tướng của thời gian, cho nên nói ‘chẳng phải thuộc vị lai, chẳng phải thuộc quá khứ, chẳng phải thuộc hiện tại’. ‘Là không nên chẳng thể diễn tả’, nói không tướng chẳng sanh chẳng diệt, v.v, vẫn là dựa vào phương tiện được tạo ra nhằm siêu việt thế tục mà nói. Không (tánh) tướng là như vậy, cho nên tiếp theo nói: ‘trong không (tướng) ấy không có sắc’, v.v. - 5 uẩn, không có 12 xứ, không có 18 giới, không có Tứ đế, không có 12 duyên khởi. ‘Không có sự đắc, không có hiện quán’, chính là ‘không có trí cũng không có đắc’ mà Tâm kinh đã nói; hiện quán (abhisamaya) là hiện chứng trí. Không có trí, không có đắc, cho nên không có bốn quả Thánh giả gồm ‘không có Dự lưu, không có quả Dự lưu;… không có A-la-hán, không có quả A-la-hán’ – không có Thanh văn thừa, và không có bốn Sa-môn quả được đắc. Không có Độc giác Thánh giả, không có Độc giác bồ-đề được chứng đắc; không có (người) Bồ-tát, không có hạnh Bồ-tát; không có Chánh đẳng giác (giả), không có Chánh đẳng giác (giả), không có Chánh đẳng giác bồ-đề. Người, pháp của ba thừa, trong tánh không là chẳng thể đắc. Đoạn văn tự này, cùng với bộ phận chủ thể của Tâm kinh, hoàn toàn tương đồng, chỉ là Tâm kinh cần giản lược một vài điểm. Như ‘soi thấy năm uẩn đều là không’, đến ‘thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy’, cùng với ‘các sắc, (v.v.) là không, nó chẳng phải là sắc’, đến ‘không tức là thọ, tưởng, hành, thức’ tương đương. Đã ‘không có trí, không có đắc’, thì Thánh giảThánh pháp của ba thừa mà có trí có đắc, đương nhiên cũng không thể đắc nên không ngại đã giản lược đi. 

Thật tiễn của bát-nhã là dựa vào tất cả pháp mà quán là tất cả đều là không, chẳng lìa tất cả mà siêu việt tất cả. Sự thể ngộ như thật, như luận Đại trí độ nói: “Bát-nhã ba-la-mật có khả năng diệt trừ các tà kiến, phiền não, hí luận, đem vào trong tất cánh không.”11 Duy thức tông tuy giải thích bất đồng, nhưng khi bát-nhã kiến đạo một cách chân thật, thì cũng không có tướng gì có thể thấy, có thể đắc. Bồ-tát căn cứ vào tất cả pháp để quán tất cả pháp là không, đến khi thông đạt được như thật, thì ‘nhất như, không có hai, không có khác biệt’, ‘giống như các loại sắc thân, khi đến bên Tu-di sơn vương, đều cùng một màu.’12 ‘Trong không, không có sắc,… không có Đẳng chánh giác, Đẳng chánh giác bồ-đề mà kinh Bát-nhã đã nói, chính là ý nghĩa này.

9. Pháp không như huyễn

Tông yếu của kinh Bát-nhã là tức tất cả pháp mà siêu việt lên tất cả pháp. Nghĩa chân thật của siêu việt lên tất cả được gọi là không tánh (śūnyatā), pháp tánh (dharmatā), v.v. “Là đệ nhất nghĩa, thật tế không có tướng, không có phân biệt, cũng không có ngôn thuyết.”1 Vì không có ngôn thuyết cho nên tất cả pháp đều không thể diễn tả; không có tướng cho nên tất cả pháp đều không thể chỉ cho thấy; không có phân biệt cho nên tất cả pháp đều không thể phân biệt. ‘Tướng không của tất cả pháp’ mà lìa danh, lìa tướng, lìa phân biệt ấy, đương nhiên là tất cả đều không thể đắc. Kinh Bát-nhã khai thị Bồ-tát hành của Bồ-tát đạo, dạy học Bồ-tát hạnh, nên làm sao để không chấp trước tất cả, dùng vô sở đắc để có thể hóa độ chúng sanh, để thành Phật đạo. Nhưng trong tâm của thế tục, không khỏi dẫn đến phát sanh nghi hoặc. Ở trong phần sau của kinh Trung bản Bát-nhã, đã không ngừng nêu ra các nghi vấn: Nếu pháp cũng đã không thể năm bắt, chúng sanh cũng không thể năm bắt; không có nghiệp báo, không có đạo quả, không có dơ sạch, không có tu chứng, không có danh tướng; Phật và Phật pháp cũng không thể diễn tả - thì vì sao phải nói? Vì sao nói có sự sai biệt của nghiệp báo, có địa ngục,…, Bồ-tát, Phật, có lục độ,…, 18 pháp bất cộng của Phật, v.v.? Vì sao phải phát tâm, độ chúng sanh, trang nghiêm Phật độ, thành Phật? Ở trong phần sau, nói đến đâu thì hỏi đến đó, giải thích đến đó. Mỗi một tầng vấn đề, vấn để sở dĩ trở thành vấn đề, trước sau là đồng dạng, cũng chính là tính đối lập giữa danh tướng và không có danh tướng. Giải đáp của kinh Bát-nhã vẫn là cùng tương ứng với sự tu chứng, mà không phải là lý luận. Kinh trên đã đề xuất ra thuyết nhị đế, cũng chính là tất cả ngôn thuyết, tất cả sai biệt, nói tu hành, nói phàm nói Thánh, đều là dựa vào thế tục đế mà nói. Như nói: “Chúng sanh (đối với) không có pháp mà tưởng là có pháp, Ta vì trừ bỏ cái vọng chấp ấy (nên nói). Vì là pháp thế tục nên nói là có đắc, chẳng phải đệ nhất nghĩa.”2 Sự sai biệt của tất cả ngôn thuyết là không thể không là ‘hai’ – tương đối; nhằm giáo hóa, cho nên nói có nhị đế theo phương tiện, nói các sự sai biệtdựa vào thế tục mà nói, chẳng phải là nghĩa chân thật. Kỳ thật, “thế tục, đệ nhất nghĩa đế không có sai khác. Vì sao vậy? Thế tục như tức là đệ nhất nghĩa đế như.”3 ‘Hai’, theo tương đối, là ‘không có hai’ theo siêu việt (tuyệt đối), như kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật(I) nói:

 “Các cái mà có hai [hữu nhị] ấy, là có sở đắc; cái mà không có hai [vô hữu nhị] ấy, là không có sở đắc. … Chẳng phải từ trong sự cái có sở đắc mà không có sở đắc, chẳng phải từ trong cái không có sở đắc mà không có sở đắc; này Tu-bồ-đề! Có sắc đắc và không có sở đắc đều bình đẳng, đó đều gọi là vô sở đắc.”

Thế tục (saṃvṛti), theo tương đối, là hai, là có sở đắc (prāpti), là chỗ thủ trước của chúng sanh. Phật nói không có hai, không có sở đắc (aprāptitva), là đệ nhất nghĩathắng nghĩa (paramārtha) của sự tất cả đều không có thủ trước. Nhưng phát tâm tu hành thì phải an trụ vào sự không có sở đắc; không có sở đắc chẳng phải ở trong cái có sở đắc, có sở đắc là có thủ đắc; cũng chẳng thể nói là ở trong cái không có sở đặc, nếu như có cái vô sở đắc có thể đắc được, thì đó là rơi vào tương đối, chẳng phải là không có sở đắc. Cho nên Bồ-tát trụ vào vô sở đắc, dùng vô sở đắc làm phương tiện, v.v., là chẳng dính mắc vào có sở đắc mà lại chẳng dính mắc đối với vô sở đắc. Như vậy, có sớ đắc (là hai) và vô sở đắc (không có hai, vô nhị), không có hai, không có khác nhau, bình đẳngbình đẳng, đây mới là nguồn gốc của mục đíchý nghĩa của vô sở đắc (vô nhị) do Phật thuyết. Đương nhiên, gọi nó là vô sở đắc, chung quy là phương tiện mà không rời giả danh.

Kinh Bát-nhã nhiều lần nói tất cả pháp là không, tất cả pháp là thanh tịnh, tất cả pháp đều không thể nắm bắt, v.v., ý là ở trong chính tất cả các pháp mà siêu việt lên tất cả. Không, vô sở hữu, v.v., đều chẳng phải cái gì cũng đều không có; cũng chẳng phải ở ngoài tất cả pháp ra, còn có niết-bàn, chân như, v.v, biệt lập. Cho nên đối với các loại nghi vấn, kinh ở trên đối với mỗi nghi vấn đều nêu ra các thí dụ như huyễn, như hóa, v.v. Thí dụ, kinh Tạp A-hàm thì đã có rồi, thí dụ như sắc như bọt nước, thọ như bong bóng nước, tưởng như quáng nắng, hành như cây chuối, thức như sự huyễn, v.v.4 Các thí dụ mà kinh Bát-nhã đã nêu ra, trước sau không đồng nhất, có ‘sáu thí dụ’, ‘bảy thí dụ’, ‘chín thí dụ’, ‘mười thí dụ’, v.v. Phẩm Tự của kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật, tổng thảy liệt kê ra 10 thí dụ.5 Một, huyễn (māyā); hai, quáng nắng (marīci); ba, trăng trong nước (udaka-candra); bốn, hư không (ākāśa); năm, tiếng vang (pratiśrutkā); sáu, thành càn-thát-bà (gandharva-nagara); bảy, mộng (svapna); tám, cái bóng (pratibhāsa); chín, hình trong gương (pratibimba); mười, biến hóa ra (nirmita). Ý nghĩa chung củ các thí dụ này là: nhìn cũng không nhìn thấy, nghe cũng không nghe được, rõ ràng có sự việc này, nhưng kỳ thật lại là không có, căn bản không có. Nói nó là không, vô sở hữu, nhưng lại thấy được, nghe được rõ ràng. Thử nêu một thí dụ quáng nắng dễ hiểu để trình bày: trên mặt đất có một lượng nước, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, hóa thành hơi nước, lưu động trên mặt đất. Ở xa xa nhìn đến, nó giống như cái ao nước, ở trong ấy có những làn sóng ngắn dập dềnh. Con nai đang khát nước mà nhìn thấy, cũng sẽ chạy lại để uống, cho nên hoặc gọi là ‘lộc ái’ (cái con nai thích thú). Ở phía trước rõ ràng có nước, sóng ngắn dập dềnh, đây là điều mà mọi người đều thấy được. Nhưng chạy đến được chỗ ấy, thì lại thứ gì cũng không có (hơi nước cũng là thấy chẳng được). Nói không có gì, nhưng ở xa xa nhìn đến, vẫn là những làn sóng ngắn dập dềnh. Như vậy, dùng nước để nói, khi thấy nước, đều chẳng có nước được sanh ra, không thể nói là có; nhìn lại quá khứ, nước đã không có, không phải là nước ấy đã mất đi, cũng không thể nói là không có. Quáng nắng là chẳng sanh chẳng diệt, chẳng phải có, chẳng phải không có [vô] như thế, rõ rànghiện thực nhưng kỳ thật là không. Dùng quáng nắng làm thí dụ, tất cả pháp cũng đều như thế. Tiến thêm một bước nói: có nước hay không có nước, là do vì ở chỗ xa trông lại, hoặc ở chỗ gần quan sát. Nước của quáng nắng, đều chẳng phải là bất chợt mà có, bất chợt mà không có, quáng nắng luôn luôn là như thế như thế, như như chẳng đổi khác. Không thể nói là thường trụ, có thể cũng không có chỗ nào để gọi là sanh diệt. Chẳng qua đây là thí dụ, thí dụ thì chỉ nên nhận lấy ý nghĩa của thí dụ ấy mà thôi.

Mười thí dụ này, có thể từ nhiều phương diệngiải thích bất đồng, mà chủ yếu là: dường như là có, kỳ thật là không, vô sở hữu. Như luận Đại trí độ nói: “10 thí dụ ấy là nhằm giải thích về pháp không,” “các pháp tuy là không, nhưng có phân biệt, có cái không khó hiểu, có cái không dễ hiểu, nay dùng (10 thí dụ) cái không dễ hiểu để thí dụ cho cái không khó hiểu.”6 Cho nên, nói các thí dụ gồm huyễn, hóa, v.v., là nhằm giải thích tất cả pháp là không. Phái Du-già (Yogācāra) thuộc đời sau, căn cứ vào ý của kinh Giải thâm mật (Saṃdhinirmocana-sūtra) nên chia riêng ra để giải thích: hư khôngthí dụ cho tánh viên thành thật (pariniṣpanna-svabhāva); huyễn, hóa, v.v., là thí dụ cho tánh y tha khởi (para-tantra-svabhāva); lập riêng dụ không hoa (khapuṣpa), thí dụ cho tánh biến kế sở chấp (parikalpita-svabhāva), trong Phóng quang, Quang tán mà từ La-thập và trở về trước, là không có cái dụ không hoa. Như vậy, huyễn, hóa, v.v., là nói có mà chẳng phải là không. Nhưng luận về nghĩa cơ bản của pháp môn bát-nhã, là không nên y cứ vào sự phân chia ra để giải thích này.

Kinh Bát-nhã nói sâu xa, tất cả pháp đều là sâu xa; nói thanh tịnh, tất cả pháp đều là thanh tịnh; nói không, vô sở hữu, tất cả pháp đều là không, vô sở hữu; nói pháp tánh, tất cả pháp đều là pháp tánh; nói như huyễn, như hóa, đương nhiên là tất cả như huyễn, như hóa. Như kinh7 nói:

1. “Ta nói rằng chúng sanh như huyễn, như mộng, quả Tu-đà-hoàn cũng như huyễn, như mộng,… Bích-chi Phật đạo cũng như huyễn, như mộng. … Ta nói Phật pháp cũng như huyễn, như mộng, Ta nói niết-bàn cũng như huyễn, như mộng. … Giả sử có pháp nào đó vượt quá hơn niết-bàn, Ta cũng nói như huyễn, như mộng. Này các Thiên tử! Huyễn, mộng, (và) niết-bàn, không hai không khác.”

2. “Tất cả pháp đều là hóa hiện. Ở trong pháp ấy, có biến hóa ra pháp Thanh văn, có biến hóa ra pháp Bích-chi Phật, có biến hóa ra Bồ-tát ma-ha-tát, có biến hóa ra chư Phật, có biến hóa ra phiền não, có biến hóa ra nghiệp báo. Vì bởi nhân duyên này, Tu-bồ-đề! Tất cả pháp đều là biến hóa.”

1. là Hạ bản Bát-nhã, kinh văn không có giản lược, nói tất cả pháp đều như huyễn, như mộng, niết-bàn cũng như huyễn, như mộng. 2. là khi kết thúc, Trung bản Bát-nhã nói đến cái tầng thứ bất đồng của tất cả pháp đều là như (biến) hóa. Trong tất cả pháp, có pháp Thanh văn, phát tâm, tu hành, chứng quả sa-môn, v.v.; có pháp Bích-chi Phật, là sự phát tâm, tu hành, chứng quả của người Độc giác; có pháp Bồ-tát, như phát bồ-đề tâm, dùng bát nhã làm kẻ dẫn đường để tu lục độ, tứ nhiếp, đắc vô sanh nhẫn, quả báo được thần thông, trang nghiêm tịnh độ, thành tựu chúng sanh, v.v.; có pháp Phật, vô biên cộng đức gồm nhất thiết chủng trí, thu nhiếp được 10 lực, bốn vô sở úy, 18 pháp bất cộng của Phật, đại từ đại bi, tướng hảo trang nghiêm, v.v., của Phật – từ đây lên trên là Thánh pháp. Pháp phiền não, pháp nghiệp nhân duyên (cảm lấy quả báo), là pháp phàm phulưu chuyển trong 5 thú. Phàm, Thánh, mê, ngộ, tất cả pháp mà bất đồng tầng thứ này, đều là như hóa. Huyễn, hóa là dương như có nhưng không, không chẳng phải là cái gì cũng đều không có, như luận Đại trí độ nói: “Không, chẳng phải vì không thấy được nên là không, mà bởi vì nó không có tác dụng thật nên nói là không.”8 Huyễn, hóa là dường như có nhưng không, không là không có thật mà không trở ngại cho có; nói tất cả pháp là không, tất cả pháp như huyễn, hóa, là trình bày quan điểm bất đồng, mà chẳng phải là nội dung mỗi cái khác biệt và đối lập nhau. Ở đây nghĩ đến điều mà ở trên đã từng nói qua: kinh Bát-nhã nói 18 loại không (hoặc 16 loại không, 20 loại không), mà mỗi một loại không, đều là “chẳng phải thường, chẳng phải hoại (diệt), vì sao vậy? Vì bổn tánh là như vậy.”9 Từ sự chẳng phải thường, chẳng phải hoại, biết tất cả là không, là bổn tánh như thế, chẳng phải là diệt trừ sắc mà nói là không. Điều này cùng với nhân quả nối tiếp nhau của luận bồ-đề tâm, chẳng phải thường nhưng bất diệt, là hoàn toàn tương đồng. Cho nên ở trong nghĩa chân thật của sự siêu việt khỏi tình cảm và quan niệm, thì tất cả không có hai, không có khác, không có danh, không có tướng, là điều mà chúng sanh không thể hiểu nổi. Chúng sanh chấp thủ và dính mắc với mọi nơi, dựa vào danh mà dính mắc vào tướng, hình thành nên sự bức bách của sanh tử không có dừng nghỉ, vì nhằm pháp trừ kiến chấp của chúng sanh, cho nên nói không, vô sở hữu để biểu thị cho nghĩa chân thật. Không, chẳng phải là cái gì cũng đều không có, vì nhằm giải trừ cái mê đắm dính mắc của chúng sanh, cho nên lại nói như huyễn, hóa, v.v. Nói theo phương tiện: cái như huyễn ấy chính là không – bổn tánh không, bổn tánh không chính là tất cả đều như huyễn, như hóa.

Trong kinh Bát-nhã, hoặc nói ‘sắc tức là không, không tức là sắc’, cũng chính là ‘sự huyễn không khác với sắc, sắc không khác với sự huyễn’.10 Hoặc nói tất cả đều không thể diễn tả, trong không tướng của các pháp tất cả pháp đều không thể nắm bắt. Dường như chủ trương bất đồng với nhau, cho nên từ Ấn độ truyền đến, như được Tây tạng lưu truyền: hoặc “Cho rằng, trong thắng nghĩa đế, dùng sự kết hợp của cả hai cái là hiện tượng và không, gọi đó là lý lẽ để chứng minh cho sự xem như huyễn; và cho rằng thắng nghĩa đế duy chỉ là sự cắt đứt mọi hí luận đối với cảnh đang hiển hiện, gọi là sự vô sở trụ cùng tột.(a)11 Nếu như căn cứ vào Phật học Trung quốc để nói, thì ‘lý lẽ để chứng minh cho sự xem như huyễn’ là trung đạo mà không và hữu không có trở ngại cho nhau, ‘vô sở trụ cùng tột’ là chân không. Nhưng xem xét xuyên suốt nghĩa của toàn kinh Bát-nhã, thì nó phải là tức tất cả pháp mà siêu việt tất cả. Không lìa tất cả pháp mà tất cánh không tịch, biểu thị sự thể ngộ về vô sanh pháp nhẫn, đây là: “Có sở đắc và không có sở đắc là bình đẳng, đó gọi là vô sở đắc.”12 “Không có pháp nhị, không có pháp bất nhị, tức là đạo, tức là quả. .. Trong pháp bình đẳng, không có hí luận.”13 Nếu như dùng phương tiện để nói về tương tức, mà suy nghĩ luận bàn về viên dung; dùng phương tiện nói về sự không thể nắm bắt, mà xem nặng không tịch, sợ rằng đều có thể làm trái và mất đi tông thú Bát-nhã của thật tiễn Thánh đạo!



1 Xin xem tác phẩm của tôi: Diệu vân tập, (9) Trung quán kim luận, tr. 18, 24.

2 Đại trí độ luận 67, T. 25, tr. 529b.

3 Từ đây trở lên, có thể tham duyệt tác phẩm của tôi: Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo chi khởi nguyên dữ khai triển, tr. 595-606.

4 Dùng Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh làm ví dụ, nguyên bản lấy ‘Kiến A-súc Phật quốc phẩm’ làm kết thúc. Từ phẩm đó trở về sau ‘Tùy tri phẩm’, v.v., là người sau tăng thêm, xin tham duyệt tác phẩm của tôi: Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo chi khởi nguyên dữ khai triển, tr. 668-673.

5 Xin tham duyệt tác phẩm của tôi: Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo chi khởi nguyên dữ khai triển, tr. 675-688.

6 Xin tham duyệt tác phẩm của tôi: Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo chi khởi nguyên dữ khai triển, tr. 692-700.

7 1. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 478, T. 7, tr. 420a-b. 2. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 26, T. 8, tr. 412b-c. 3. Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh 19, T. 8, tr. 139a.

1 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 7, T. 8, tr. 566a-b. 2. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 17, T. 8, tr. 344a, 345b-c. 3. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 449, (phần thứ 2), T. 7, tr. 269a-c; quyển 450, tr. 271c.

(I) Đại phương quảng Phật thuyết Hoa nghiêm kinh 26, phẩm Thập địa, T.9, tr.564b-c.

(II) Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 7, T.8, tr.568c-589a.

2 Kinh văn có liên quan đến bát-nhã và niết-bàn không phải ít, xin xem: Khởi nguyên và khai triển của Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo, tr. 656 – 657. Văn cú của Trung bản, Thượng bản tương đương với đoạn này có thể kiểm tra được. 

(a) Hiện quán (現觀), Skt: abhisamaya.

1 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 556, (phần thứ 5), T. 7, tr. 866c.

2 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 6, T. 8, tr. 256a-b.

(I) Phật thuyết Văn-thù-sư-lợi tịnh luật kinh, T. 14, tr. 448c.

3 Pháp tập yếu tụng kinh 3, T. 4, tr. 789a.

(II) Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T.8, tr.546c.

4 Tạp A-hàm 3, T. 2, tr. 19b-c. Tương ưng bộ, (22) Uẩn tương ưng, Nam truyền 14, tr. 102 – 103. Và Tạp A-hàm 26, T. 2, tr. 186b-c.

5 Tạp A-hàm 21, T. 2, tr. 149c-150a. Tương ưng bộ, (41) Chất-đa tương ưng, Nam truyền 15, tr. 452-453.

6 Tạp A-hàm 14, T. 2, tr. 97a-b. Tương ưng bộ, (12) Nhân duyên tương ưng, Nam truyền 13, tr. 180.

(a) Hiện chứng - 現證, Skt. abhisaṃbodhana: đạt được sự giác ngộ ngay hiện tiền.

(b) Kiến thẩm đế nhẫn - 見審諦忍, Pāli: diṭṭhinijjhānakhanti: nhẫn chịu (chấp nhận) sự thấy, ý kiếnhiểu biết, lý giải.

7 Tạp A-hàm 14, T. 2, tr. 98c. Tương ưng bộ, (12) Nhân duyên tương ưng, Nam truyền 13, tr. 170-171.

8 Xuất Tam tạng ký tập 11, T. 55, tr. 78c.

(c) Nhập ư quyết định, 入於決定, Pāli. Okkantaniyāma.

9 Luận sự, Nam truyền 57, tr. 367.

10 Luận sự, Nam truyền 58, tr. 225.

11 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 7, T. 8, tr. 568c. 

12 Phật thuyết quán Di-lặc Bồ-tát thượng sanh Đâu-suất-đà thiên kinh, T. 14, tr. 418c.

13 A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận 153, T. 27, tr. 780a.

14 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 4, T. 8, tr. 554a.

15 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 2, T. 8, tr. 542c.

16 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 4, T. 8, tr. 553c.   

17 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 538c.

18 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 21, T. 8, tr. 372a.

1 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 540b.

2 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 8, T. 8, tr. 562b.

3 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 9, T. 8, tr. 577a-b.

4 Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 224a-c, 225a.

(I) Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T.8, tr. 222c-223a.

5 Quang tán Bát-nhã ba-la-mật kinh 8, T. 8, tr. 199b, 203a. Và quyển 9, tr. 204c.

6 Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 5c.

(II) Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 523, T. 7, tr. 682b.

7 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 459, (phần thứ 2), T. 7, tr. 320b-c. Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh 15, T. 8, tr. 109b. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 20, T. 8, tr. 367b.

8 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 23, T. 8, tr. 387b.

9 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 466, (phần thứ 2), T. 7, tr. 360a. Và Phần thứ 3, quyển 529, tr. 13b.

10 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 12, T. 8, tr. 307c. Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 436, (phần thứ 2), T. 7, tr. 195b-c.

11 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 488, (phần thứ 3), T. 7, tr. 480b.

12 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 479, (phần thứ 3), T. 7, tr. 430c.

13 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 413, (phần thứ 2), T. 7, tr. 73a. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 5, T. 8, tr. 250b. Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh 4, T. 8, tr. 23a-b. Quang tán Bát-nhã ba-la-mật kinh 6, T. 8, tr. 189b trở về sau.

14 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 402, (phần thứ 2), T. 7, tr. 8c. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 219c.

15 Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 3a. ‘Tự tánh không’ trong kinh này là cách dịch khác của ‘bổn tánh không’.

16 Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 149c – 150a.

(III) Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 479, T. 7, tr. 430c.

17 A. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 219c. B. Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh 402, (phần thứ 2), T. 7, tr. 8c. C. Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 3a-b. D. Quang tán Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 149c – 150a. E. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 479, (phần thứ 3), T. 7, tr. 430c.

18 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 51, (phần đầu), T. 7, tr. 290c.

 

19 Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm luận 16, T. 28, tr. 633a. Thi thiết luận, xem A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận 8, T. 27, Tr. 37a; và quyển 104, tr. 540a.

20 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh: 1. Quyển 1, T. 8, tr. 222c. 2. Quyển 1, tr. 221b. 3. Quyển 1, tr.221c. 4. Quyển 1, tr. 223b. 5. Quyển 1, tr. 222c. 6. Quyển 2, tr. 229a. Về phía trên đều nêu một đoạn làm ví dụ; hai đoạn sau cũng như thế.

21 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh: 1. Quyển 3, T. 8, tr. 236a. 2. Quyển 4, tr. 243b. 3. Quyển 11, tr. 299a. 4.5. Quyển 12, tr. 307b. 6. Quyển 12, tr. 311b. 7. Quyển 14, tr. 326c.

22 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh: 1. Quyển 21, T. 8, tr. 369b. 2. Quyển 21, tr. 373c. 3. Quyển 23, tr. 388a. 4. Quyển 24, tr. 392b. 5. Quyển 25, tr. 402a. 6. Quyển 26, tr. 410a. 7. Quyển 26, tr. 412a.

23 1. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T. 8, tr. 236c. 2. Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 409, (phần thứ 2), T. 7, tr. 49b.

(a) Skt: “yasya dharmasya na kaścid avakāraḥ, avakāro nāma avikiraṇaṃ choraṇam utsargaḥ.”

1 Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh 488 (phần thứ 3), T. 7, tr. 480c.

2 Đại trí độ luận 31, T. 25, tr. 292a.

3 ‘Não hoại tướng’, bản dịch của Huyền trang chép ‘biến ngại tướng’, là dựa vào Thuyết Nhất thiết hữu bộ mà sửa.

4 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 5, T. 8, tr. 250c. Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh 413 (phần thứ 2), T. 7, tr. 73c.

(b) Tham khảo: tatra katamā abhāvasvabhāvaśūnyatā? nāsti sāṃyogikasya dharmasya svabhāvaḥ pratītyasamutpannatvāt, saṃyogaḥ saṃyogena śūnyo 'kūṭasthāvināśitām upādāya. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, iyam ucyate abhāvasvabhāvaśūnyatā.

5 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 413 (phần thứ 2), T. 7, tr. 73c.

6 Đại trí độ luận 31, T. 25, tr. 296a.

(c) Tham khảo: tatra katamā parabhāvaśūnyatā? yā utpādād vā tathāgatānāṃ anutpādād vā sthitaivaiṣā dharmāṇāṃ dharmatā dharmasthititā dharmadhātur dharmaniyāmatā tathatā avitathatā ananyatathatā bhūtakoṭis tasyā yā tayā śūnyatā akūṭasthāvināśitām upādāya, na sā pareṇa kṛtā. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, iyam ucyate parabhāvaśūnyatā. Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā sūtra.

7 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 5, T. 8, tr. 251a.

8 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 8, T. 8, tr. 276b. 

9 Đại trí độ luận 46, T. 25, tr. 396b.

(I) Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 5, T. 8, tr. 250b-c.

(d) Skt: tatra katamā saṃskṛtaśūnyatā? saṃskṛta ucyate kāmadhātū rūpadhātur ārūpyadhātuś ca, tatra kāmadhātuḥ kāmadhātunā śūnyo 'kūṭasthāvināśitām upādāya. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, rūpadhātū rūpadhātunā śūnyo 'kūṭasthāvināśitām upādāya. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, ārūpyadhātur ārūpyadhātunā śūnyo 'kūṭasthāvināśitām upādāya. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, iyam ucyate saṃskṛtaśūnyatā.
tatra katamā asaṃskṛtaśūnyatā? asaṃskṛta ucyate yasya notpādo na nirodho na sthitir nānyathātvam, idam ucyate asaṃskṛtam (PvsP1-2: 62) asaṃskṛtena śūnyam akūṭasthāvināśitām upādāya. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, iyam ucyate asaṃskṛtaśūnyatā. Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā sūtra.

(II) Đại trí độ luận 31, T. 25, tr. 289a.

(III) Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 7, T. 8, tr. 567b.

(e) Skt: “Tatkiṃ manyase subhūte yaccittaṃ niruddham, api nu tatpunarutpatsyate? subhūtirāha - no hīdaṃ bhagavan / bhagavānāha - taktiṃ manyase subhūte yaccittamanutpannam, api nu tannirodhadharmi? āha - nirodhadharmi bhagavan / bhagavānāha - tatkiṃ manyase subhūte yannirodhadharmi, api nu tannirotsyate?” “tatkiṃ manyase subhūte tathaiva sthāsyati yathā tathatā? āha - tathaiva bhagavan sthāsyati yathā tathatā / bhagavānāha - tatkiṃ manyase subhūte yadi tathaiva sthāsyati yathā tathatā, tadā mā kuṭasthā bhūt? āha - no hīdaṃ bhagavan.” Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā sūtra, phẩm 19.

10 Đại trí độ luận 1, T. 25, tr. 60b. Và quyển 18, tr. 193a-b.

11 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 450 (phần thứ 2), T. 7, tr. 273b.

(IV) Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 7, T. 8, tr. 269b.

(f) Tham khảo: punar aparaṃ śāriputrākūṭasthā avināśinaḥ sarvadharmāḥ. śāriputra āha: kena kāraṇenāyuṣman subhūte akūṭasthāvināśinaḥ sarvadharmāḥ. subhūtir āha: rūpam āyuṣman śāriputra akūṭastham avināśi. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, vedanā saṃjñā saṃskārā, vijñānam āyuṣman śāriputra akūṭastham avināśi. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, evaṃ kuśalam akuśalaṃ sāvadyam anavadyaṃ sāsravam anāsravaṃ saṃkleśaṃ niḥkleśaṃ laukikaṃ lokottaraṃ saṃskṛtam asaṃskṛtaṃ saṃkleśo vyavadānaṃ saṃsāro nirvāṇam akūṭastham avināśi. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, anenāyuṣman śāriputra paryāyeṇābhāvasvabhāvāḥ sarvadharmāḥ. Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā sūtra.

12 Đại Bát-nhã ba-la-mật đa kinh 422 (phần thứ 2), T. 7, tr. 122c.

(g) Skt: “Saṃsāravimokṣā bhagavan prajñāpāramitākūṭasthāvināśitām upādāya.” (Thưa Thế tôn! Bát-nhã ba-la-mậtgiải thoát khỏi luân hồi, lý do vì nó chẳng phải thường, chẳng phải diệt). Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā sūtra.

13 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 11, T. 8, tr. 302b.

(I) Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 25, T. 8, tr. 402c.

1 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 24, T. 8, tr. 398b.

2 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh, T. 8: A. quyển 6, tr. 563b. B. quyển 1, tr. 537c. C. quyển 9, tr. 576b. D. quyển 5, tr. 559b. E. quyển 5, tr. 557c. F. quyển 7, tr. 569b. G. quyển 5, tr. 558b-c. H. quyển 4, tr. 553a. I. quyển 9, tr. 576c. J. quyển 3, tr. 550b. K. quyển 1, tr. 540a. L. quyển 5, tr. 559a. M. quyển 1, tr. 539a. N. quyển 8, tr. 574a. O. quyển 5, tr. 558c. P. quyển 7, tr. 566c.

(a) Song quan - 雙關, Eng. having a double meaning, bisociation.

3 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 7, T. 8, tr. 566c. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 550 (phần thứ 4), T. 7, tr. 830a; quyển 562 (phần thứ 5), tr. 904a. Phật thuyết Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 17, T. 8, tr. 645a. Đạo hành Bát-nhã ba-la-mật kinh 6, T. 8, tr. 456c. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật sao kinh 4, T. 8, tr. 529b.

(b) Tham khảo: “api tu khalu punarbhagavaṃstad api nāmadheyaṃ na sthitaṃ nāsthitaṃ na viṣṭhitaṃ nāviṣṭhitam / tatkasya hetoḥ? avidyamānatvena tasya nāmadheyasya.” Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā sūtra, Sarvākārajñatācaryā prathamaḥ parivartaḥ. Vô sở hữu – avidyamānatva, tức là không được biết đến hoặc chẳng phải là có thật. Eng. not present or existent, absent, the not being present.

4 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 537c.

5 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 9, T. 8, tr. 576c-577a.

6 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 19, T. 8, tr. 361b. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 457 (phần thứ 2), T. 7, tr. 309a.

7 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 21, T. 8, tr. 373a. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 461 (phần thứ 2), T. 7, tr. 332a.

8 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 21, T. 8, tr. 369b. Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh 16, T. 8, tr. 109b. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 460 (phần thứ 2), T. 7, tr. 323a.

1 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 7, T. 8, tr. 269a. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 420 (phần thứ 2), T. 7, tr. 112a.

(I) Đại trí độ luận 46, T. 25, tr. 396b.

2 Đại trí độ luận 67, T. 25, tr. 528b.

3 Đại trí độ luận 1, T. 25, tr. 59c.

(II) Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T. 8, tr. 551b.

4 Đạo hành Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T. 8, tr. 441c. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật sao kinh 3, T. 8, tr. 523b.

5 Phật thuyết Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 8, T. 8, tr. 616a.

6 Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh 9, T. 8, tr. 63c.

7 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 11, T. 8, tr. 305c.

8 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 559 (phần thứ 5), T. 7, tr. 885b; quyển 545 (phần thứ 4), tr. 801c; quyển 506 (phần thứ 3), tr. 581a, chép: ‘vô sở hữu tánh là tự tánh của sắc, v.v.;’ phần thứ 2 và phần thứ 3, tương đồng.

(III) Đạo hành Bát-nhã kinh 3, T. 8, tr. 441a.

9 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật sao kinh 3, T. 8, tr. 522c.

10 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T. 8, tr. 550b. Phật thuyết Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 7, T. 8, tr. 614b.

11 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 559 (phần thứ 5), T. 7, tr. 884a. phần thứ 4 tương đồng.

(IV) Đại minh độ kinh 1, T. 8, tr. 482a.

12 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật sao kinh 1, T. 8, tr. 511c.

13 Đạo hành Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 429a.

14 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 540a. Phật thuyết Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 2, T. 8, tr. 592a.

15 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 556 (phần thứ 5), T. 7, tr. 870a; quyển 539 (phần thứ 4), tr. 769b.

(V) Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 10, T. 8, tr. 292b.

16 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 430 (phần thứ 2), T. 7, tr. 164c.

17 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 221c. La-thập dịch là ‘thật tánh’, ở trước đã dẫn Tiểu phẩm kinh gọi là ‘chân tánh’, đều biểu thị thắng nghĩa tự tánh, khỏi phải bị lộn xộn với tự tánh của thế tục.

18 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 402 (phần thứ 2), T. 7, tr. 11c.

19 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 413 (phần thứ 2), T. 7, tr. 73a-c.

(VI) Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 25, T. 8, tr. 402c.

20 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 473 (phần thứ 2), T. 7, tr. 398a.

21 A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận 6, T. 27, tr. 29c.

22 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 2, T. 8, tr. 228b. Quang tán Bát-nhã ba-la-mật kinh 2, T. 8, tr. 159c.

(VII) Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 24, T. 8, tr. 398b.

23 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 471 (phần thứ 2), T. 7, tr. 386a.

24 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 422 (phần thứ 2), T. 7, tr. 119c.

25 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 5, T. 8, tr. 250c.

(a) Tham khảo: Skt. ‘na sā jñānena darśanena ca kṛtā.’ Pañcaviṃśati-sāhasrikā Prajñāpāramitā.

26 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 5, T. 8, tr. 251a.

(VIII) Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 5, T. 8, tr. 250c.

(b) Skt: tatra katamā abhāvaśūnyatā? abhāva ucyate asaṃskṛtaṃ, tac cāsaṃskṛtam asaṃskṛtena śūnyam akūṭasthāvināśitām upādāya. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, iyam ucyate abhāvaśūnyatā. Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā sūtra. Ở đây, vô tánh không là gì? Thứ mà được gọi là vô tánh (abhāva) ấy là vô vi, vô vi ấy là không, lý do bởi vô vi ấy chẳng phải thường hằng, chẳng phải đoạn diệt. Tại sao vậy? Vì tánh nó tự như vậy, đây được gọi là vô tánh không.

(c) Skt: tatra katamā bhāvaśūnyatā? bhāva ucyate pañcopādānaskandhāḥ, sa ca bhāvo bhāvena śūnyo 'kūṭasthāvināśitām upādāya. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, iyam ucyate bhāvaśūnyatā. Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā sūtra. Ở đây, [tự] tánh không là gì? Thứ mà được gọi là tự tánh ấy là năm thủ uẩn, tự tánh ấy là không, lý do bởi tự tánh ấy chẳng phải thường hằng chẳng phải đoạn diệt. Tại sao vậy? Vì tánh nó tự như vậy, đây được gọi là tự tánh không.

(d) Skt: tatra katamā abhāvasvabhāvaśūnyatā? nāsti sāṃyogikasya dharmasya svabhāvaḥ pratītyasamutpannatvāt, saṃyogaḥ saṃyogena śūnyo 'kūṭasthāvināśitām upādāya. tat kasya hetoḥ? prakṛtir asyaiṣā, iyam ucyate abhāvasvabhāvaśūnyatā. Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā sūtra. Ở đây, vô tánh tự tánh không là gì? Tự tánh của pháp mà do hòa hợp, từ duyên khởi sanh ra, là không tồn tại, sự hòa hợp ấy là không, lý do bởi sự hòa hợp ấy chẳng phải thường hằng chẳng phải đoạn diệt. Tại sao vậy? Vì tánh nó tự như vậy, đây được gọi là vô tánh tự tánh không

27 Đại trí độ luận 31, T. 25, tr. 296a.

28 Quang tán Bát-nhã ba-la-mật kinh 9, T. 8, tr. 206c. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 7, T. 8, tr. 269a. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 422 (phần thứ 2), T. 7, tr. 121c.

(I) Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật 1, T. 8, tr. 538b.

(a) Tham khảo: Skt: “na hi te śāriputra dharmāstathā saṃvidyante yathā bālapṛthagjanā aśrutavanto 'bhiniviṣṭāḥ / āyuṣmān śāriputra āha - kathaṃ tarhi te bhagavan saṃvidyante? bhagavānāha - yathā śāriputra na saṃvidyante, tathā saṃvidyante evamavidyamānāḥ / tenocyante avidyeti.” Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā sūtra.

1 Trung luận 4, T. 30, tr. 32c.

2 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 4, T. 8, tr. 552a.

(b) Skt: “sarva ete dharmā na saṃyuktā na visaṃyuktā arūpino 'nidarśanā apratighā ekalakṣaṇā yadutālakṣaṇāḥ.” Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā sūtra.

3 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 22, T. 8, tr. 382a.

(c) Tham khảo: Skt: “sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā na vimalā nonā na paripūrṇāḥ|” Prajñāpāramitāhṛdayasūtram

4 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 223a.

(II) Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 403 (phần thứ 2), T. 7, tr. 14a.

5 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 1, T. 8, tr. 221c, 223a; và quyển 3, tr. 235a, 237b; và quyển 4, tr. 240b; tham duyệt quyển 24 (đối luận giữa sắc, v.v., và pháp tánh [giới]), tr. 400a; quyển 25 (đối luận của sắc, v.v. và [bổn] tánh không), tr. 403b.

6 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 409 (phần thứ 2), T. 7, tr. 47a.

7 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T. 8, tr. 237b. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 409 (phần thứ 2), T. 7, tr. 50c.

(d) Skt: na saṃsārasya nirvāṇāt kiṃcid asti viśeṣaṇam | na nirvāṇasya saṃsārāt kiṃcid asti viśeṣaṇam ||19|| nirvāṇasya ca yā koṭiḥ koṭiḥ saṃsaraṇasya ca | na tayor antaraṃ kiṃcit susūkṣmam api vidyate ||20||

9 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 17, T. 8, tr. 345c.

10 Đại trí độ luận 63, T. 25, tr. 508c.

11 Đại trí độ luận 71, T. 25, tr. 556b.

12 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 21, T. 8, tr. 369c.

1 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 24, T. 8, tr. 397b.

2 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 21, T. 8, tr. 374b.

3 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 22, T. 8, tr. 378c.

(I) Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 21, T. 8, tr. 373c-374a.

4 Tạp A-hàm 10, T. 2, tr. 69a. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 20, T. 8, tr. 267a, cũng thêm vào để sử dụng.

5 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 217a.

6 Đại trí độ luận 6, T. 25, tr. 101c-105c.

7 1. Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 540c. 2. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 26, T. 8, tr. 415c. 

8 Đại trí độ luận 6, T. 25, tr. 105b.

9 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 413 (phần thứ 2), T. 7, tr. 73b.

10 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 538b. 

(a) Tib:མིང་བཏགས་པའང་གཉིས་ཏེ།སྣང་སྟོང་གཉིས་ཚོགས་དོན་དམ་བདེན་པར་འདོད་པ་སྒྱུ་མ་ རིགས་གྲུབ་པ་དང་སྣང་བ་ལ་སྤྲོས་པ་རྣམ་པར་བཅད་པ་ཙམ་དོན་དམ་བདེན་པར་འདོད་པ་རབ་ཏུ་མི་གནས་པར་སྨྲ་བའོ། Folio 370, Side 1.

11 Bồ-đề đạo thứ đệ quảng luận 17, Hán tạng giáo lý viện san, bổn 27.

12 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 21, T. 8, tr. 374a.

13 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 26, T. 8, tr. 414b.

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/01/2015(Xem: 23289)
06/12/2022(Xem: 3755)
30/10/2010(Xem: 50944)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.