Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo

07/04/201312:00 SA(Xem: 42968)
Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo

KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG
TRONG PHẬT GIÁO

Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức 2013

khainiemtanhkhong
(Click xem nguyên bìa)
Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ!

Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo:
1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta
2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma)
4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu)
5. Tánh Không (John Blofeld)
6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki)
7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong)

Xem trực tiếp: mục lục bên phải

Hạ tải về nhà phiên bản PDF: KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO PDF

Nghe / Audio:

Đức Phật Thuyết Giảng Về Tánh Không Audio Phần 1

Đức Phật Thuyết Giảng Về Tánh Không Audio Phần 2

Đức Phật Thuyết Giảng Về Vô Ngã Audio Phần

Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ tác giả / dịch gỉa Hoang Phong và đạo hữu Diệu Châu (Phú Ngọc) - người gửi sách và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước tác phẩm quý gía trên. Quý độc gỉa thích ấn bản giấy có thể liên lạc với nhà sách Văn Thành 60/116 Lý Chính Thắng, P. 8, Q. 3 TP. HCM ĐT. 38 482 028 - 0908 585 560 để thỉnh. (Tâm Diệu 16 tháng 6 năm 2013)


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/01/2015(Xem: 21798)
06/12/2022(Xem: 2128)
30/10/2010(Xem: 49735)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).