Thư Viện Hoa Sen

3. Phương Pháp Tu Tập Của Bồ Tát Trong Kinh Tạng Pali

17/10/201012:00 SA(Xem: 14666)
3. Phương Pháp Tu Tập Của Bồ Tát Trong Kinh Tạng Pali

BỒ TÁTTÁNH KHÔNG
TRONG KINH TẠNG PALI VÀ ĐẠI THỪA
Luận án Tiến Sĩ của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương

PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CỦA BỒ TÁT TRONG KINH TẠNG PĀLI

Thức tỉnh bản chất cuộc đời

Vào ngày trăng rằm của tháng năm (Vesākha) năm 623 trước tây lịch,130 tại công viên Lâm-tỳ-ni ở biên giới Ấn độ mà nay thuộc vương quốc Nepal, thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhartha Gotama, Pāli: Siddhattha Gotama, 士 達 多) thuộc dòng tộc Thích ca, là con trai của vua Tịnh phạn (Suddhodhana, 淨 梵) và hoàng hậu Ma-da (Mahāmāya, 摩 耶) của Vương quốc Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu). Thái tử đã trưởng thành và được giáo dục, rèn luyện văn võ song toàn với đầy đủ cả tinh thần lẫn vật chất.

Trước hết, thái tử cũng thọ hưởng đầy đủ các dục lạc trần gian, nhưng khi thọ hưởng thái độ của chàng hoàn toàn khác với người bình thường. Thậm chí trong khi đang thưởng thức thú vui, nhưng bằng trực giác chàng cảm nhận những hạnh phúc bền vữngchân thật sẽ không bao giờ tìm thấy qua những hấp dẫn ham mê khoái lạc được. Điều này chỉ dẫn đến sự tàn hại trí tuệđạo đức mà thôi, hậu quả là càng bị chi phối với sự đau khổ nhiều và nhiều hơn nữa. Chàng tin chắc về điều này. Chàng đã kết hôn với công nương Da-du-đà-la (Yasodharā, 耶 瑜 陀 羅) và có một hoàng nhi là La-hầu-la (Rāhula, 羅侯羅), nhưng chàng vẫn cảm thấy đó không phải là sự hoàn mãn hạnh phúc tối hậu của cuộc sống con người. Trong tâm như thúc giục chàng không ngừng suy nghĩ để tìm ra một lối thoát đầy đủ và viên mãn hơn, không chỉ cho sự giải thoát của riêng chàng mà cho lợi ích tất cả số đông. Điều này đã làm cho chàng tự hỏi:

"Cái gì là sự vui cười, Cái gì là sự thích thú, trong khi cõi đời luôn bị thiêu đốt? Bóng tối bao phủ xung quanh, sao không đi tìm ánh sáng?"

(Ko nu hāso kimānando? niccaṁ pajjālite sati
Andhakārana onaddhā padīpaṁ kiṁna gavessatha?)
131

Vào một ngày đẹp trời, thái tử Sĩ-đạt-đa đã đi dạo chơi ở bốn cảnh thành để nhìn thực tế của thế giới bên ngoài. Vào ngày đầu tiên chàng gặp một ông già lụ khụ, cuộc du ngoạn thứ hai chàng thấy một người bịnh ốm yếu, cuộc du ngoạn thứ ba chàng diện kiến một thây chết đang đưa đi hoả táng và thứ tư là chàng được chiêm ngưỡng một bậc sa-môn khoan thai trầm tĩnh từng bước khất thực. Chàng cảm thấy chấn động mạnh mẽ trước những cảnh tượng mà chàng trực tiếp thấy với những thực tế khắc nghiệt của cuộc đời.

Trong khung giam hãm hạn hẹp của cung điện, chàng chỉ thấy những mặt sáng rỡ tươi đẹp của đời sống xa hoa, còn mặt trái của đời sống quần chúng xung quanh vẫn cố ý che đậy trước mắt chàng.

Ba cảnh đầu tiên đã chứng minh mạnh mẽ cho chàng thấy tính cách ngắn ngủi của đời sống và sự ốm đau bịnh tật phổ thông của con người. Thái tử nhận thấy sự vô nghĩa trong dục lạc, cái mà trần gian rất coi trọng, chàng đã thấy bản chất tất cả pháp trong vũ trụ này thật ngắn ngủi, đau khổ và thay đổi. Làm thế nào có sự thanh tịnh, tinh tếvĩnh cửu kết hợp với bất tịnh, thô thiển và tạm bợ trong thân thể tứ đại này?… Tại sao mọi người và Ta phải chịu chi phối bởi sanh, già, bịnh, chết và sự không tinh khiết này? Như vậy, cần phải truy tìm những điều giống như bản chất thật? Làm sao mà Ta là người bị chi phối vào những điều như vậy, nhận lãnh sự bất lợi của chúng, hãy truy tìm cái gì hoàn hảo, bảo đãm tối hậu, niết bàn (Nibbāna)? và có thể có một cách là cảnh thứ tư của bậc sa-môn thâm trầm siêu thoát đã chỉ ra một con đường để vượt qua những khổ đau của cuộc đời, để đạt được sự tịch tĩnh, an lạctrạng thái thường hằng, không đối đãi…

Những tư tưởng thức tỉnh này đã loé lên trong tâm trí chàng và đã thúc giục chàng từ bỏ trần gian, để rồi cuối cùng vào lúc giữa khuya, chàng đã quyết định rời kinh thành Ca-tỳ-la-vệ để truy tìm chân lý và sự an lạc vĩnh cửu khi chàng vừa tròn 29 tuổi.

Chàng đã đi rất xa và vượt qua sông Anomā, rồi dừng lại bên bờ sông. Tại đây, Bồ-tát đã cắt tóc, râu và cởi hoàng bào cùng những châu báu trang sức cho Sa-nặc (Channa, 沙匿) với lời dặn trở về cung điện. Rồi chàng khoác y phục đơn giản của bậc ẩn sĩ, sống một đời sống nghèo nàn tự nguyện để trở thành một Bồ-tát không có một xu dính túi.

Tìm cầu Chân lý

Như một vị khổ hạnh du hành, Bồ-tát bắt đầu đi tìm học điều tốt để có thể đưa đến sự an lạc vĩnh cửu. Bồ-tát đi từ nơi này sang nơi khác, gặp một số các đạo sư nổi tiếng đương thời, tu tập theo những hướng dẫn của họ và đạt được những mục đích của họ nhắm đến. Trong cuộc truy tìm giải thoát đó có ba giai đoạn lịch sử đáng nhớ như sau:

Lần đầu tiên, Bồ-tát đã gặp đạo sư Uất-đà-ka-la-la (Ālāra Kālāma, 尉 陀 迦 羅 羅)132 là một trong những bậc đạo sư nổi tiếng nhất ở thời đó và là vị thầy đầu tiên đã dạy ngài tu tập để đạt đến thiền cao nhất của đạo sư là Vô-sở-hữu-xứ định (ākiñcaññāyatana, 無 所 有 處 定,thiền không chỗ trú). Sau một thời gian ngắn, luyện tập dưới sự hướng dẫn của đạo sư, nhưng chàng khổ hạnh trẻ tuổi vẫn chưa cảm thấy thoã mãn với phương pháp tu tập mà chỉ đưa đến cảnh giới không. Dù đạt thiền định cao nhưng không đưa đến ‘giải thoát, diệt đau khổ, khinh an, trí giác, giác ngộ và niết bàn’. Bồ-tát cảm thấy giống như một người mù dẫn một người mù khác và do đó, một cách nhã nhặn ngài đã rút lui khỏi đạo sưtiếp tục cuộc truy tìm.

Trong giai đoạn thứ hai, Bồ-tát gặp được đạo sư Uất-đà-ka-la-ma-tử (Uddaka Rāmaputta, 尉 陀 迦 羅 摩)133 là vị thầy thứ hai mà nhờ đó ngài đạt được thiền Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ (n’eva saññā n’āsaññāyatana, 非 想 非 非 想 處, Thiền Vô sắc giới thứ tư, không còn tri giác mà cũng không có không tri giác). Vào thời đó không ai đắc quả thiền nào cao hơn Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ. Sự uy tínnổi danh của đạo sư Uất-đà-ka-la-ma-tử tốt hơn và cao hơn đạo sư Uất-đà-ka-la-la. Và chẳng bao lâu, Bồ-tát Cồ-đàm cũng thông thạo hết học thuyết của đạo sư Uất-đà-ka-la-ma-tử và đạt được trạng thái cuối cùng của thiền định cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhưng mục đích tối hậu vẫn còn xa vời vợi và phương pháp tu tập này vẫn chưa giải đáp được vấn đề đau khổ trong cuộc đời. Cũng không thoã mãn với phương pháp này, ngài lại ra đi và không bao lâu Bồ-tát chợt nhận ra rằng chân lý tối cao sẽ chỉ tìm thấy bên trong chính mình và thế nên, Bồ-tát ngưng tìm kiếm những trợ lực giúp đỡ bên ngoài.

Trong thời kỳ thứ ba, Bồ-tát đi vào khu rừng gần làng Ưu-lâu-tần-loa (Uruvelā) và tu tập khổ hạnh với năm vị ẩn sĩ (Pali: Panca-vaggiya bhikkhu, Sanskrit: Panca bhiksavah) là A-nhã Kiều-trần-như (Pali: Anna Kondanna, Sanskrit: Ajnata Kaundinya, 阿 惹 橋 陳 如)và bốn người bạn là Át-bệ hoặc Mã Thắng (Pali: Assaji, Sanskrit: Asvajit, 馬 勝 / 圠 坒), Bạt-đề hoặc Bà đề (Pali: Bhaddiya, Sanskrit: Bhadhrika, 帗 提 / 婆 提), Thập-lực Ca-diếp (Pali: Dasabala Kassapa, Sanskrit: Dasabala Kasyapa, (十力迦葉)và Ma-ha-nam Câu-ly (Mahānāma-kuliya, 摩 訶 南 拘 厘).134 Bồ-tát đã trải qua sáu năm hành khổ hạnh trong rừng, ngủ trên bụi gai, phơi mình giữa nắng nhiệt ban trưa, chịu lạnh lúc đêm sương khuya, mỗi ngày chỉ ăn một hạt đậu… cho tới một ngày ngài quá yếu ớt vì thiếu ăn. Bồ-tát đã luyện một cách nghiêm khắctinh tấn bằng cách này cho đến khi thân thể ngài chỉ còn một bộ xương khô biết đi. Tuy nhiên, vào một ngày Bồ-tát nhận ra sự khổ hạnh và hành hình như vậy là vô ích không mang đến bất cứ trí tuệsự giải thoát tuyệt đối nào cả như trong kinh Trung bộ minh hoạ như sau:

‘Này Aggivessana, điều này đã xảy ra trong ta, khi ta nghĩ rằng: ‘Hãy giảm thiểu tối đa ăn uống’, ăn ít từng giọt như giọt súp đậu xanh hoặc súp đậu tằm hoặc súp đậu Hà lan. Này Aggivessana, trong khi ta giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt súp đậu xanh hoặc súp đậu tằm hoặc súp đậu Hà lan, thân thể của ta trở nên hết sức gầy mòn. Bởi ta ăn quá ít, tay chân ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Bởi vì ta ăn quá ít, bàn trôn của ta trở thành giống như móng vuốt của con bò thiến; bởi vì ta ăn quá ít, xương sống của ta nhô ra giống như một chuỗi bóng; bởi vì ta ăn quá ít, xương sườn cằn cỗi giống như là rui, xà khập khiễng của nhà kho hư nát; bởi vì ta ăn quá ít, đồng tử trong mắt dường như sâu hõm trong lỗ mắt, giống như giọt nước long lanh nằm sâu thẵm trong giếng nước sâu; bởi vì ta ăn rất ít, da đầu trở nên nhăn nheo khô cằn như trái bí bị cắt trước khi chín, bị những cơn gió nóng làm co rút nhăn nhíu. Và này Aggivessana, nếu ta suy nghĩ rằng: ‘Ta sẽ chạm vào da bụng’. Đó chính là xương sống mà ta đụng vào thôi. Nếu ta nghĩ: ‘Ta sẽ chạm vào xương sống’. Đó chính là da bụng mà ta đụng vào thôi; bởi vì ta ăn quá ít, Này Aggivessana, da bụng của ta bị dính chặt với xương sống. Này Aggivessana, nếu ta nghĩ: ‘Ta sẽ đi đại tiện, hay tiểu tiện’ thì ta sẽ ngã quỵ úp mặt xuống đất, bởi vì ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu ta muốn xoa bóp thân thể ta, lấy tay xoa bóp chân tay, trong khi ta xoa bóp, thì lông tóc bị mục nát như những rễ cây, rơi ra khỏi thân ta, bởi vì ta ăn quá ít…’135

(Tassa mayhaṁ Aggivessana etad - ahosi: Yan - nūnāhaṁ thokaṁ thokaṁ āhāraṁ āhāreyyṁ pasataṁ pasataṁ, yadi vā muggayūsaṁ yadi vā kulatthayūsaṁ yadi vā kaḷāyayūsaṁ yadi vā hareṇukayūsan - ti. So kho ahaṁ Aggivessana thokaṁ thokaṁ āhāraṁ āhāresiṁ pasataṁ pasataṁ, yadi vā muggayūsaṁ yadi vā kulatthayūsaṁ yadi vā kalayayūsaṁ yadi vā hareṇukayūsaṁ, Tassa mayhaṁ Aggivessana thokaṁ thokaṁ āhāraṁ āhārayato pasataṁ pasataṁ, yadi vā muggayūsaṁ yadi vā kulattayūsaṁ yadi vā kalayayūsaṁ yadi vā hareṇukayūsaṁ, adhimattakasimānaṁ patto kāyo hoti. Sey-yathā pi nāma āsītikapabbāni vā kalapabbāni vā evaṁ-eva-ssu me aṇgapaccaṇgāni bhavanti tāy' ev' appāhāratāya, sey-yathā pi nāma oṭṭhapadaṁ evam - eva - ssu me ānisadaṁ hoti tay' ev' appāhāratāya, seyyathā pi nāma vaṭṭanāvaḷī evam eva-ssu me piṭṭhikaṇṭako unnatāvanato hoti tay' ev' appāhārutāya, seyyathā pi nāma jurasālāya gopānasiyo olugga-viluggā bhavanti evam- eva - ssu me phāsuḷiyo oluggaviluggā bliavanti tāy' ev' appāhāratāya, seyyathā pi nāma gambhīre udapāne udakatārakā gambhīragatā okkhāyikā dissanti evam-eva-ssu me akkhikūpesu akkhitārakā gambhīragatā okkhāyikā dissanti tāy' ev' appāhāratāya, seyyathā pi nāma titta- kālābu āmakacchinno vātātapena sampuṭito hoti sammilāto evam-eva-ssu me sīsacchavi sampuṭitā hoti sammilātā tay'ev' appāhāratāya. So kho ahaṁ Aggivessana: udaracchaviṁ parimasissāmīti piṭṭhikaṇṭakaṁ yeva parigaṇhāmi, piṭṭhi-kaṇṭakaṁ parimasissāmīti udaracchaviṁ yeva parigaṇhāmi. Yāva - ssu me Aggivessana udaracchavi piṭṭhikaṇṭakaṁ allīnā hoti tay' ev' appāhāratāya. So kho ahaṁ Aggivessana: vaccaṁ vā muttaṁ vā karissāmīti tatth' eva avakujjo papatāmi tāy' ev' appāhāratāya. So kho ahaṁ Aggivessana imam - eva kāyaṁ assāsento pāṇinā gattāni anomajjāmi. Tassa mayhaṁ Aggivessana pāṇina gattāni anomaijato pūtimūlāni lomāni kāyasmā papatanti tāy' ev' appāhāratāya. Api - ssu maṁ Aggivessana manussā disvā evam-āhaṁsu: kāḷo samaṇo Gotamo ti. Ekacce manussā evam - āhaṁsu: na kāḷo samaṇo Gotamo, sāmo samaṇo Gotamo ti. Ekacce manussā evam-āhaṁsu: na kāḷo samaṇo Gotamo na pi sāmo, maṅguracchavi samaṇo Gotamo ti. Yavassu me Aggivessana tāva parisuddho chavivaṇṇo pariyodāto upahato hoti tāy' ev' appāhāratāya.)136

Rồi tư tưởng như sau đã nảy trong tâm Bồ-tát:

"Này Aggivessana, điều này đã xảy đến trong ta, ta suy nghĩ như sau: Trong quá khứ, có những bậc sa-môn hoặc bà-la-môn đã trải qua những cảm thọ như sắt nhọn, đau đớn, buốt nhói và khốc liệt, những đau khổ này đây là tột bực, không còn cảm giác nào tệ hơn nữa. Trong hiện tại, có những bậc sa-môn hoặc bà-la-môn đã trải qua những cảm thọ như sắt nhọn, đau đớn, buốt nhói và khốc liệt, những đau khổ này đây là tột bực, không còn cảm giác nào tệ hơn nữa. Nhưng ta với sự khổ hạnh khốc liệt này, vẫn không đạt đến pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh. Hay có thể có một con đường khác đưa đến giác ngộ?"137

(Tassa mayhaṁ Aggivessana etad-ahosi: Ye kho keci atītaṁ - addhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā opakkamikā dukkhā tippā kaṭukā vedanā vedayiṁsu, etāvaparamaṁ na - y - ito bhiyyo; ye pi hi keci anāgatam - addhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā opakkamikā dukkhā tippā kaṭukā vedanā vedayissanti, etāvaparamaṁ ra-y-ito bhiyyo; ye pi hi keci etarahi samaṇā vā brāhmaṇā vā opakkamikā dukkhā tippā kaṭukā vedanā vediyanti, etāvaparamaṁ na-y-ito bhiyyo. Na kho panāhaṁ imāya kaṭukāya dukkarakārikāya adhigacchāmi uttariā manussadhammā, alamariyariañaṇadassana - visesaṁ, siyā nu kho añño maggo bodhāyāti.)138

Từ kinh nghiệm này, Bồ-tát nhận ra rằng ngài sẽ chết trước khi tìm được đáp án của đời sống. Vì vậy, nên tìm một phương pháp khác và bình minh của chân lý đã từ từ được khám phá ra.

Trung đạo

Nhờ kinh nghiệm đã trải qua và học từ những đạo sư khác cả về mặt đời cũng như đạo và bởi sự trợ lực mạnh mẽ của tiềm năng trí tuệ bên trong, nên Bồ-tát đã tránh không theo sự quá cực đoan của tự hành xác khiến suy yếu năng lượng như ngài đã trải qua sáu năm luyện tập khổ hạnh, hoặc cũng không nên quá cực đoan chỉ hưởng thọ khoái lạc như ngài đã trải qua tất cả những xa hoadục lạc ở kinh thành Ca-tỳ-la-vệ. Cả hai cực đoan này đều vô dụng cho tiến trình tu tập tâm linh.

Giống như một người chơi đàn guitar, nếu giả sử để dây quá căng (như tu khổ hạnh) hoặc quá lõng (như hưởng thọ dục lạc) thì âm thanh sẽ rất tệ. Ngược lại, nếu một người chơi đàn giỏi thì âm thanh sẽ rất du dương bởi lẽ vị ấy biết thế nào để điều chỉnh cho vừa và thích hợp (như là đi theo con đường trung đạo không nên thiên cực đoan quá).

Do đó, ngài từ bỏ con đường khổ hạnh và bắt đầu đi khất thực để phục hồi lại sức khoẻ cũng như chuẩn bị thực hiện phương pháp tu hành mới. Năm người bạn đồng tu của ngài chứng kiến thấy sự thay đổi của Bồ-tát liền tuyên bố rằng: "Sa-môn Cồ đàm đã trở về đời sống trần gian buông thả rồi" và họ bắt đầu tách rời ngài.

Bồ-tát một mình đi giữa đại dương đau khổ của sống và chết. Bồ-tát bắt đầu suy nghĩ nhiều lần về con đường Trung đạo giữa đời sống xa hoa và sự luyện khổ hạnh mà ngài đều có thực hành. Ngài nhớ lúc còn thiếu thời khoảng 6,7 tuổi, trong buổi lễ ‘Canh điền’, ngồi dưới bóng cây mát, ngài đã nhập thiền (thiền thứ nhất). Ngài phân vân và tự nói với chính mình: "Có thể đó là con đường đưa đến giác ngộ chăng?"

Bồ-tát tiếp tục đi đến làng Ưu-lâu-tần-loa (Uruvela) và dừng lại ở một nơi mà ngày nay gọi là Bồ-đề-đạo-tràng (Bodh Gaya) thuộc tiểu bang Bihar, ngài quyết định sẽ ngồi dưới cây Bồ-đề (Assattha)139 bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Nairanjana) và tu tập phương pháp thiền định của chính ngài cho đến khi nào ngài có thể tìm được câu trả lời chính xác cho vấn đề chấm dứt đau khổ ở trần gian. Đoạn trích dưới đây của kinh Thánh-cầu (Ariyapariyesana Sutta) có thể minh họa như sau:

"Này các tỳ kheo, rồi ta bắt đầu truy tìm cái gì là tốt, con đường tối thượng an tịnh, ta đã đi du hành ngang qua thành phố Ma-kiệt-đà (Magadha) đến làng Ưu-lâu-tần loa (Uruvela). Nơi đây ta rất vui khi thấy dãi đất dài với một khu rừng đầy cây xanh mát, có một dòng sông trong sáng chảy ngang với chỗ lội qua dễ dàng và xung quanh có dân làng kế bên có thể tiện lợi cho việc khất thực. Này các tỳ kheo, điều này đã xảy đến trong ta: ‘Đây thật là một dãi đất thú vị… thật sự tốt cho một người trẻ tuổi tinh tấn tu tập’. Vì vậy, này các tỳ kheo, ta đã ngồi xuống và nghĩ: ‘Thật sự, nơi này thích hợp cho sự nỗ lực".140

(So kho aham, bhikkhave, kim kusalagavesī anuttaram santiuarapadam pariyesamāno Magadhesu anupubbena-cārikam caramāno yena Uruvelā senānigamo tadavasarim Tatth'addasam ramañīyam bhumibhāgam pāsādikañ ca vanasandam, nadiñ-ca sandantim setakam supatittham ramanīyam samantā ca gocaragāmam. Tassa mayham, bhikkhave, etadahosi: Ramaniīyo vata bhūmibhāgo pāsādiko ca vanasando, nadī ca sandati setakā supatitthā ramanāyā, samantā ca gocaragāmo, alam vat'idam kulaputtassa padhānatthikassa padhānāyati. So kho aham, bhikkhave, tatth'eva nisīdim, alam-idam padhānāyati.)141

Thiền định

Trong Pháp cú có câu kệ dạy như sau:

"Dễ làm những điều xấu, nhưng không lợi ích cho tự thân. Ngược lại thật là rất khó để làm những diều mà điều ấy tốt đẹplợi ích."

(Sukarāṇi asādhūni attano ahitāni ca
Yaṁ ve hitañ ca sāḍhuñ ca tam ve paramadukkaraṁ).
142

Điều này rất đúng. Thật ra để đạt giải thoát, Bồ-tát Cồ-đàm đã tinh tấn không ngừng nghỉ suốt 49 ngày dưới gốc bồ đề. Việc này xảy ra rất tự nhiêntâm lý, vì những khát khao bản năng của con người mà nơi đây được nhân cách hoá qua hình thức ma quỹ chẳng hạn như thích thú khoái lạc (kāma, 快 樂), bất như ý (arati,不如意), đói và khát (khuppipāsā 餓 渴), khát ái (taṇhā 渴愛), thụy miên (thīna-middha,睡眠), sợ hãi (bhī,驚 駭), nghi ngờ (vicikicchā 疑 問), phỉ báng và cố chấp (makkha-thambha, 匪 謗, 固 執), thành đạt (lābha,成 達), ngợi khen (siloka, 讚 歎), danh dự (sakkāra, 名譽), danh tiếng (yasa, 有 名)…đã bắt đầu khởi lên và phiền não tâm mình. Nhưng với lời nguyện (praṇidhāna) vững chắc, phi thườngkiên định, Bồ-tát đã tập trung sâu sắc miên mật vì lợi ích của việc khám phá con đường chân thật đưa đến sự giải thoát hoàn toàn cho tất cả.

Bồ-tát đã thấy như thật mối liên kết của nghiệp và mối liên kết của sự hiện hữu như tái sanh, cả nghiệp và tái sanh đều xuất phát từ tâm. Đây là đáp án chính cho vấn đề giải quyết đau khổ của cuộc đời. Vì vậy, nếu năm triền cái (trạo cử, giãi đãi, ái dục, tà kiếnnghi ngờ), tham muốn, tật đố và vô minh… được chuyển đổi; những hành động xấu tạo nên ác nghiệp sẽ bị sanh vào thế giới đau khổ cần phải từ bỏ thì sẽ được giải thoát an lạc. Đây là chân lý hiện hữu của con người và các pháp. Chúng rất tinh tế, sâu sắc và khó hiểu như trong kinh Thánh-cầu đã khẳng định:

‘Đây cũng là vấn đề thật khó thấy, đó là sự tịnh chỉ tất cả các hành động, sự từ bỏ tất cả các chấp thủ, tiêu diệt các khát ái, không dục vọng, ngừng nghỉ và niết bàn.’143

(Alayarāmāya kho pana pajāya ālayaratāya ālayasammuditāya duddasam idam thānam yadidam idappaccayatā paticcasamuppādo, idam-pi kho thānam duddasam yadidam sabbasankhārasamatho sabbupadhipatinissaggo tanhakkhayo virāgo nirodho nibbānam.)144

Với tâm định tĩnh từ bỏ những tham ái và phiền muộn…, Bồ-tát bắt đầu hành thiền dưới cội cây bồ đề bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Niranjana). Sau khi nhập định (samadhi, 禪定) thâm sâu, Bồ-tát bắt đầu quán sổ tức (vipassanā,明 察 慧) và dễ dàng bước vào thiền thứ nhất mà ngài đã từng đạt được vào thời niên thiếu. Từ từ, ngài đạt đến thiền thứ hai, ba… chín. Chín tầng thiền này được minh hoạ như sau:

Bảng II

TIẾN TRÌNH CHÍN THIỀN TRONG KINH ĐIỂN PĀLI 145


TU TẬP PHÁP CHỨNG ĐẠT TRẠNG THÁI TÂM
1 Ly dục, ly bất thiện pháp Thiền thứ nhất Tầm, tư, hỉ, lạc, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả và tác ý.
2 Diệt tầm và tứ Thiền thứ hai Nội tĩnh, hỉ, lạc, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả và tác ý.
3 Ly hỷ trú xả Thiền thứ ba Xả, lạc, niệm, tỉnh giác, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả và tác ý.
4 Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước Thiền thứ tư Xả bất khổ, bất lạc thọ, thọ, vô quán niệm tâm, thanh tịnh nhờ niệm, nhất tâm… tác ý
5 Vượt khỏi tưởng sắc, diệt trừ chướng ngại tưởng Thiền Không vô biên xứ Như hư không, Không vô biên xứ tưởng, hư không, nhất tâm... tác ý.
6 Vượt khỏi cảnh giới Không vô biên xứ Thiền Thức vô biên xứ Như Thức vô biên xứ tưởng, nhất tâm... tác ý.
7 Vượt khỏi cảnh giới Thức vô biên xứ Thiền Vô sỡ hữu xứ Như Vô sở hữu xứ tưởng, nhất tâm... tác ý.
8 Vượt khỏi cảnh giới Vô sở hữu xứ Thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ Như Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chánh niệm khi xuất định, thấy các pháp quá khứ bị biến hoại.
9 Vượt khỏi cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ Thiền Diệt thọ tưởng định Tuệ tri tất cả lậu hoặc hoàn toàn đoạn tận… ‘Không có sự giải thoát nào hơn’.

 

Trong bài kinh Bất đoạn (Anupada sutta) của Trung bộ đã trình bày đầy đủ quá trình phát triển tâm hoặc tiến trình giải thoát như:

"Này các tỳ kheo, đây là liên quan đến trí tuệ tương tục của ngài Xá-lợi-phất quán chiếu các pháp: đối với các pháp, này các tỳ kheo, Xá-lợi-phất đã ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Những pháp này thuộc về thiền thứ nhất: tầm, tứ, hỉ, lạc, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý. Chúng khởi lên một cách tương tục, Xá-lợi-phất biết những pháp này nổi lên, biết những pháp này biến mất và tuệ tri rằng: ‘Như vậy, các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đã biến mất’. Đối với các pháp ấy, Xá-lợi-phất cảm thấy không luyến ái, không khinh ghét, không hệ lụy, không ô nhiễm, tự do, giải thoát an trụ với tâm khônggiới hạn. Xá-lợi-phất biết: ‘Còn có sự giải thoát cao hơn’. Đối với Xá-lợi-phất, còn nhiều việc phải làm hơn nữa.

(Tatr' idaṁ, bhikkhave, Sāriputtassa anupadadhammavipassanāya hod. Idha, bhikkhave, Sāriputto vivice' eva kāmehi vivicca akusalehi dhanunehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ pathamajjhānaṁ upasampajja viharati. Ye ca paṭhamajjhāne dhamma vitakko ca vicāro ca pīti ca sukhañ ca citte-kaggatā ca phasso vedanā sañña cetanā cittaṁ chando adhimokkho viriyaṁ sati upekhā manasikāro, tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti, tyāssa dhamma viditā uppajyanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti. So evaṁ pajānāti: Evaṁ kira me dhammā, ahutvā sambhonti, hutvā pativedentīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo amssito apaṭibaddho vippamutto visaṁyutto vimariyādikatena cetasā viharati; So: Atthi uttariṁ nissaraṇan ti pajānāti. Tabhahulikārā atthi t' ev' assa hoti.)

Và lại nữa, này các tỳ kheo, Xá-lợi-phất diệt tầm và tứ, một trạng thái hỉ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Những pháp này thuộc về thiền thứ hai: nội tĩnh, hỉ, lạc, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý. Chúng khởi lên một cách tương tục, Xá-lợi-phất biết những pháp này nổi lên, biết những pháp này biến mất và tuệ tri rằng: ‘Như vậy, các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đã biến mất’. Đối với các pháp ấy, Xá-lợi-phất cảm thấy không luyến ái, không khinh ghét, không hệ lụy, không ô nhiễm, tự do, giải thoát an trụ với tâm khônggiới hạn. Xá-lợi-phất biết: ‘Còn có sự giải thoát cao hơn’. Đối với Xá-lợi-phất, còn nhiều việc phải làm hơn nữa.

(Puna ca paraṁ, bhikkhave, Sāriputto vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samadhijaṁ pītisukhaṁ dutiyajjhānaṁ upasampajja viharati. Ye ca dutiyajjhāne dhammā ajjhatta-sampasādo ca pīti ca sukhañ ca citte-kaggatā ca phasso vedanā sañña cetanā cittaṁ chando adbimokkho viriyaṁ sati upekhā manasikāro, tyāssa dhammā anupāṭṭavavatthitā honti, tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti. So evaṁ pajānāti: Evaṁ kira 'me dhammā ahutvā sambhonti, hutvā pativedentīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho Vippamutto visaṁyutto vimariyādikatena cetasā viharati. So: Atthi uttariṁ nissaraṇan ti pajānāti. Tabbahulikārā atthi t' ev' assa hoti.)

Và lại nữa, này các tỳ kheo, Xá-lợi-phất ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú thiền thứ ba. Những pháp này thuộc về thiền thứ ba: xả, lạc, niệm, tỉnh giác, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng. tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý. Chúng khởi lên một cách tương tục, Xá-lợi-phất biết những pháp này nổi lên, biết những pháp này biến mất, và tuệ tri rằng: ‘Như vậy, các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đã biến mất’. Đối với các pháp ấy, Xá-lợi-phất cảm thấy không luyến ái, không khinh ghét, không hệ lụy, không ô nhiễm, tự do, giải thoát an trụ với tâm khônggiới hạn. Xá-lợi-phất biết: ‘Còn có sự giải thoát cao hơn’. Đối với Xá-lợi-phất, còn nhiều việc phải làm hơn nữa.

(Puna ca paraṁ, bhikkhave, Sāriputto pītiyā ca virāgā upekhako ca viharati sato ca sampajāno sukhañ ca kāyena paṭisaṁvedeti, yan taṁ ariyā ācikkhanti: Upekhako satimā sukhavihārī ti, tatiyajjhānaṁ upasampajja viharati. Ye ca tatiyajjhāne dhammā upekhā ca sukhañ ca sati ca sam-pajaññan ca citte-kaggatā ca phasso vedanā sañña cetanā cittaṁ chando adhimokkho viriyaṁ upekhā manasikāro, tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti, tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti. So evaṁ pajānāti: Evaṁ kira 'me dhammā ahutvā sambhonti hutvā pativedentīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṁ-yutto vimariyādikatena cetasā viharati. So: Atthi uttariṁ nissaraṇan ti pajānāti. Tabbahulikārā atthi t' ev' assa hoti.)

Và lại nữa, này các tỳ kheo, Xá-lợi-phất xả diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú thiền thứ tư. Những pháp này thuộc về thiền thứ tư: xả bất khổ, bất lạc thọ, vô quán niệm tâm, thanh tịnh nhờ niệm, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý. Chúng khởi lên một cách tương tục, Xá-lợi-phất biết những pháp này nổi lên, biết những pháp này biến mất, và tuệ tri rằng: ‘Như vậy, các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đã biến mất’. Đối với các pháp ấy, Xá-lợi-phất cảm thấy không luyến ái, không khinh ghét, không hệ lụy, không ô nhiễm, tự do, giải thoát an trụ với tâm khônggiới hạn. Xá-lợi-phất biết: ‘Còn có sự giải thoát cao hơn’. Đối với Xá-lợi-phất, còn nhiều việc phải làm hơn nữa.

(Puna ca paraṁ, bhikkhave, Sāriputto sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbe va somanassadomanassānaṁ atthagamā adukkhamasukhaṁ upekhāsatipārisuddhaṁ catutthājjhānaṁ upasampajja viharati. Ye ca catutthajjhāne dhammā upekhā adukkhamasukhā vedanā passi vedanā cetaso anābhogo sati pārisuddbi citte-kaggatā ca phasso vedanā sañña cetanā cittaṁ chando adhimokkho viriyaṁ sati upekhā manasikāro, tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti, tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti. So evaṁ pajānāti: Evaṁ kira 'me dhammā ahutvā sambhonti hutvā pativedentīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṁyutto vimariyādikatena cetasā viharati. So: Atthi uttariṁ nissaraṇan ti pajānāti. Tabbahulikārā atthi t' ev' assa hoti.)

Và lại nữa, này các tỳ kheo, Xá-lợi-phất đã vượt qua tưởng về sắc, diệt trừ chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, nghĩ: ‘Hư không là vô biên’, chứng và an trú trong cảnh giới Không vô biên xứ. Và những pháp này thuộc về không vô biên xứù, như hư không, vô biên xứ tưởng, nhất tâm và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý. Chúng khởi lên một cách tương tục, Xá-lợi-phất biết những pháp này nổi lên, biết những pháp này biến mất và tuệ tri rằng: ‘Như vậy, các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đã biến mất’. Đối với các pháp ấy, Xá-lợi-phất cảm thấy không luyến ái, không khinh ghét, không hệ lụy, không ô nhiễm, tự do, giải thoát an trụ với tâm khônggiới hạn. Xá-lợi-phất biết: ‘Còn có sự giải thoát cao hơn’. Đối với Xá-lợi-phất, còn nhiều việc phải làm hơn nữa.

(Puna ca paraṁ, bhikkhave, Sāriputto sabbaso rūpa-saññānaṁ samatikkamā, paṭighasaññanaṁ tthagamā nānattasaññanaṁ amanasikārā: Ananto ākāso ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharati. Ye ca ākāsanañcayatane ‘dhammā ākāsanañcayatanasañña ca citte- kaggatā ca phasso ca vedanā sañña cetanā cittaṁ chando adhi-mokkho viriyaṁ sati upekhā manasikāro, tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti, tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti. So evaṁ pajānāti: Evaṁ kira 'me dhammā ahutvā sambhonti, hutvā pativedentīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visamyutto vimariyādikatena cetasā viharati. So: Atthi uttariṁ nissaraṇan ti pajānāti. Tabbahulikārā atthi t' ev' assa hoti.).

Và lại nữa, này các tỳ kheo, Xá-lợi-phất đã vượt qua hoàn toàn cảnh Không vô biên xứ, nghĩ rằng: ‘Thức là vô biên’ chứng và an trú trong cảnh giới thức vô biên xứ. Những pháp này thuộc về thức vô biên xứ: thức vô biên xứ tưởng, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý. Chúng khởi lên một cách tương tục, Xá-lợi-phất biết những pháp này nổi lên, biết những pháp này biến mất và tuệ tri rằng: ‘Như vậy, các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đã biến mất’. Đối với các pháp ấy, Xá-lợi-phất cảm thấy không luyến ái, không khinh ghét, không hệ lụy, không ô nhiễm, tự do, giải thoát an trụ với tâm khônggiới hạn. Xá-lợi-phất biết: ‘Còn có sự giải thoát cao hơn’. Đối với Xá-lợi-phất, còn nhiều việc phải làm hơn nữa.

(Puna ca paraṁ, bhikkhave, Sāriputto sabbaso ākāsānañcayatanaṁ samatikkamā: Anantaṁ viññaṇan ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharati. Ye ca viññāṇañcāyatane dhammā viññāṇañcāyatanasaññā ca citte-kaggatā phasso vedanā saññā cetanā cittaṁ chando adhimokkho viriyaṁ sati upekhā manasikāro, tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti, tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti. So evaṁ pajānāti: Evaṁ kira 'me dhammā ahutvā sambhonti hutvā pativedentīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṁyutto vimariyādikatena cetasā viharati. So: Atthi uttariṁ nissaraṇan ti pajānāti. Tabbahulikārā atthi t' ev' assa hoti.)

Và lại nữa, này các tỳ kheo, Xá-lợi-phất đã vượt qua hoàn toàn cảnh thức vô biên xứ, nghĩ rằng: ‘Đây không có gì hết’ chứng và an trú trong cảnh giới Vô sở hữu xứ. Những pháp này thuộc về Vô sở hữu xứ: Vô sở hữu xứ tưởng và nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý. Chúng khởi lên một cách tương tục, Xá-lợi-phất biết những pháp này nổi lên, biết những pháp này biến mất và tuệ tri rằng: ‘Như vậy, các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đã biến mất’. Đối với các pháp ấy, Xá-lợi-phất cảm thấy không luyến ái, không khinh ghét, không hệ lụy, không ô nhiễm, tự do, giải thoát an trụ với tâm khônggiới hạn. Xá-lợi-phất biết: ‘Còn có sự giải thoát cao hơn’. Đối với Xá-lợi-phất, còn nhiều việc phải làm hơn nữa.

(Puna ca paraṁ, bhikkhave, Sāriputto sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamā: Na 'tthi kiñcīti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati. Ye ca ākiñcaññayatane dhammā ākiñcaññayatanasañña ca citte-kaggatā ca phasso vedanā Sañña cetanā cittaṁ chando adhimokkho viriyaṁ sati upekhā manasikāro, tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti, tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti. So evaṁ pajānāti: 'Evaṁ kira 'me dhammā ahutvā sambhonti hutvā pativedentīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṁyutto vimariyādikatena cetasā viharati. So: Atthi uttariṁ nissaraṇan ti pajānāti. Tabbahulikārā atthi t' ev' assa hoti.)

Và lại nữa, này các tỳ kheo, Xá-lợi-phất đã vượt qua hoàn toàn cảnh giới Vô sở hữu xứ, chứng và an trú trong cảnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Với chánh niệm, Xá-lợi-phất xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Xá-lợi-phất thấy các pháp thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: ‘Như vậy, các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đã biến mất’. Đối với các pháp ấy, Xá-lợi-phất cảm thấy không luyến ái, không khinh ghét, không hệ lụy, không ô nhiễm, tự do, giải thoát an trụ với tâm khônggiới hạn.

Xá-lợi-phất biết: ‘Còn có sự giải thoát cao hơn’. Đối với Xá-lợi-phất, còn nhiều việc phải làm hơn nữa.

(Puna ca paraṁ, bhikkhave, Sāriputto sabbaso ākiñcāññayatanaṁ samatikkamā nevasaññānasaññāyatana upasampajja viharati. So tāya samāpattiyā sato vuṭṭhahati. So tāya samāpattiyā sato vuṭṭhahitva ye dhammā atīta mruddhā vipariṇatā te dhamme samanupassati; Evaṁ kira 'me dhammā ahutvā sambhonti hutvā pativedentīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṁyutto vimnriyādikateha cetasā viharati. So: Atthi uttariṁ nissaraṇan ti pajānāti. Tabbahulikārā atthi t' ev' assa hoti.)

Và lại nữa, này các tỳ kheo, Xá-lợi-phất đã vượt qua hoàn toàn cảnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và an trú trong Diệt thọ tưởng định. Và thấy các lậu hoặc cuối cùng đã đoạn diệt. Với chánh niệm, Xá-lợi-phất xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Xá-lợi-phất thấy các pháp thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: ‘Như vậy, các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đã biến mất’. Đối với các pháp ấy, Xá-lợi-phất cảm thấy không luyến ái, không khinh ghét, không hệ lụy, không ô nhiễm, tự do, giải thoát an trụ với tâm khônggiới hạn. Xá-lợi-phất biết: ‘Không còn có sự giải thoát cao hơn’. Đối với Xá-lợi-phất, không còn việc phải làm nữa."146

(Puna ca paraṁ, bhikkhave, Sāriputto sabbaso nevasaññānasaññayatanaṁ sapatikkamā saññavedayita-nirodhaṁ upasampajja viharati. Paññaya c' assa disvā asava parikkhīṇā honti. So tāya samāpattiyā sato vuṭṭhahati. So tāya samāpattiyā sato vuṭṭhahitvā ye te dhammā atīta niruddha vipariṇatā te dhamme samanupassad: Evaṁ kira 'me dhammā ahutvā sambhonti hutvā pativedentīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṁyutto vimariyādikatena cetasā viharati. So: Na 'tthi uttariṁ nissaraṇan ti pajānāti. Tabbahulikārā na 'tthi t' ev' assa hoti.)147

Chín bậc thiền mà Bồ-tát tu tập để chuyển tất cả phiền não thành hỉ lạc, khinh an, an lạc… Đây là phương pháp phát triển và tu tập tâm. Không có nó, chúng ta sẽ không thể nào hiểu bản chất thực thể là gì và không thể giải quyết những vấn đề tâm lý cho sự hoà bình và hạnh phúc ở khắp nơi cũng như sự chấm dứt khổ, trở thành bậc giác ngộđức Phật. Đó là lý do Đức Phật đã khen công đức của chín thiền như:

‘Này A-nan, cho đến khi nào ta chưa đạt được tầng bậc của chín thiền, chưa được thuận thứ, nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi thì ta chưa xác nhận rằng ta đã chứng chánh đẳng chánh giác với thế giới của chư thiên, ma vươngphạm thiên, với các sa-môn và bà-la-môn, chư thiênloài người. Cho đến khi nào, này A-nan, ta đã đạt được tầng bậc của chín thiền, được thuận thứ, nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi thì ta mới xác nhận rằng ta đã hoàn toàn chứng chánh đẳng chánh giác. Tri và kiến đã khởi lên nơi ta: Bất độngsự giải thoát của ta. Đời sống này là cuối cùng, không còn sự tái sanh nữa.’148

(Yānakivañ cāhaṁ Ānanda imā nava anupubbavihārasamāpattiyo na evam anulomapaṭilomaṁ samāpajjim pi vuṭṭhahim pi, neva tāvāhaṁ Ānanda sadevake loke samā rake sabrahmake sassamaṇabrāmaṇayā pajāya sadevamanussāya anuttaraṁ sammāsambodhiṁ abhisambuddho paccaññāsiṁ. Yato ca kho ahaṁ Ānanda imā nava anupubbavihārasamāpattiyo evam anulomapaṭilomaṁ samāpajjim pi vuṭṭhahim pi, athāhaṁ Ānanda sade vake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṁ sammāsambodhiṁ abhisambuddho paccaññāsiṁ. Ñāṇañ ca pana me dassanaṁ udapādi ‘akuppā me cetovimutti, ayam antimā jāti, natthi dāni punabbhavo’ ti.) 149

Với những dẫn chứng trên, chúng ta có thể hiểu thiền địnhphương pháp chính của Bồ-tát trong kinh điển pāli để đưa đến giải thoát.

Ba Trí (Minh)

Bồ-tát an hưởng chín trạng thái của thiền và với tư tưởng thuần tịnh, vắng lặng, an tĩnh của chín thiền, Bồ-tát hướng tâm đến đạt ba minh (Tisso vijjā, 三 明) vào đêm cuối cùng khi ngài đạt giác ngộ như kinh Sợ hãi khiếp đãm (Bhayabheravasutta) thuộc Trung-bộ kinh150 đã tường thuật rõ ràng ba trí này xuất hiện vào đêm cuối cùng khi Bồ-tát đạt giác ngộ dưới gốc cây bồ đề bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Niranjana) như:

‘Rồi với tâm định tĩnh, hoàn toàn thanh tịnh, sáng sủa, không vết nhơ, không phiền não, nhu nhuyến, vững chắc, bất động, ta hướng tâm đến Túc mạng trí. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ: một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: ‘Tại một nơi, ta tên như vậy, dòng họ như vậy, giai cấp như vậy, các món ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy, thọ mạng như vậy. Sau khi chết tại chỗ kia, ta sanh tại chỗ này. Ta có tên như vậy, dòng họ như vậy, giai cấp như vậy, các món ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy, thọ mạng như vậy. Sau khi chết tại chỗ này, ta được sanh ở đây. Như vậy, ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét chung chung và chi tiết.

Vì vậy, này Bà-la-môn, đây là minh thứ nhất mà ta đạt được vào canh một, vô minh biến mất, minh khởi lên, bóng tối đã đi, ánh sáng lại đến trong khi Ta an trú trong sự tinh tấn, nỗ lực, không phóng dật.

(So evam samāhite citte parisuddhe pariyodāte anangane vigatupakkilese mudubhūte kammaniye thite ānejjappatte pubbenivāsā-nussatinānāya cittam abhininnāmesim. So anekavihitam pubbeniudsam anussarāmi, seyyathidam: ekampi jātim dve pijātīyo, ... jātisatasahassampi, anekepi samvattakappe anekepi vivattakappe; amutr' āsim evannāmo evamgotto evam vanno evamahāro evam sukhadukkhapatisamvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādim, tatrap’ āsim evannāmo evamgotto evamvanno evamahāro evam sukhadukkhapativedii evamāyupariyanto, so tato cuto idhupapanno ti. Iti sākāram sauddesam anekavihitam pubbenivāsam anussarāmi. Ayam kho me, brāhmana rattiyā pathame yāme pathamā vijjā adhigatā. Avijjā vihatā vijjā uppannā. Tamo uihato āloko uppanno. Yāthā tam appamattassa ātāpino pahitattassa viharato.)

‘Rồi với tâm định tĩnh, hoàn toàn thanh tịnh, sáng sủa, không vết nhơ, không phiền não, nhu nhuyễn, vững chắc, bất động, ta hướng tâm đến Sanh tử trí về chúng sanh. Với thiên nhãn thuần tịnh siêu việt, thấy sự sống và chết của các chúng sanh. Ta tuệ tri rằng có những chúng sanh bần tiện, cao sang, xinh đẹp, xấu xí, may mắn, bất hạnh, do hạnh nghiệp của họ và ta nghĩ rằng: thật sự những chúng sanh này đã làm những ác hạnh về thân, miệng và ý, đã nhạo báng các bậc thánh, tà kiến, tạo ác nghiệp tương ứng với tà kiến, sau khi chết sẽ sanh vào cảnh giới đau khổ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh giữ chánh kiến, thành tựu thiện hạnh ở thân, miệng, ý, không nhạo báng các bậc thánh, chánh kiến, thực hiện thiện nghiệp tương ứng với chánh kiến, sau khi chết sẽ tái sanh trong cảnh giới lành, cõi trời, trên đời này.

Vì vậy, này bà-la-môn, đây là minh thứ hai mà ta đã đạt được vào canh giữa, vô minh biến mất, minh khởi lên, bóng tối đã đi, ánh sáng lại đến trong khi Ta an trú trong sự tinh tấn, nỗ lực, không phóng dật.

(So evam samāhite citte parisuddhe pariyodāte anangane vigatupakkilese mudubhūte kammaniye thite ānejjappatte sattānam cutuapapatanañāya cittam abhininnāmesim. So dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne upapajjamāne…)

‘Rồi với tâm định tĩnh, hoàn toàn thanh tịnh, sáng sủa, không vết nhơ, không phiền não, nhu nhuyễn, vững chắc, bất động, ta hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Nguyên nhân của Khổ’, ‘Đây là Khổ Diệt’, ‘Đây là Con đường đưa đến Khổ diệt’. Ta thắng tri như thật: ‘Đây là các Lậu hoặc’, ‘Đây là Nguyên nhân các Lậu hoặc’, ‘Đây là các Lậu hoặc Diệt’, ‘Đây là Con đường đưa đến các Lậu hoặc Diệt’. Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm ta thoát khỏi dục lậu, hữu lậuvô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: ‘Sanh đã chấm dứt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa.’

Vì vậy, này bà-la-môn, đây là minh thứ ba mà ta đã đạt được vào canh cuối, vô minh biến mất, minh khởi lên, bóng tối đã đi, ánh sáng lại đến trong khi Ta an trú trong sự tinh tấn, nỗ lực, không phóng dật.

(So evam samāhite citte parisuddhe... abhininnāmesim. So,idam dukkhanti yathābhutam abbhannāsim. Ayam dukkhasamudayo ti yathābhūtam abbhaññāsim. Ayam dukkhanirodhoti yathābhutam abbhaññsim. Ayam dukkhanirodhagāmini patipadāti yathābhūtam abbhaññāsim....

Ayam kho me, brāhmana, rattiyā pacchime yāme tatiyā vijjā adhigatā, avijjā vihatā vijjā uppannā, tamo vihato āloko uppanno. Yathā tam appamattassa ātāpino pihatattassa viharato.)151

Để có thể hiểu dễ dàng tiến trình của ba minh, chúng tathể tham khảo vào sơ đồ thứ III dưới đây:

Bảng III

BA MINH (Tisso Vijjā) 152

ĐÊM THỨ 49 TRẠNG THÁI TÂM HIỆN HỮU ĐỐI TƯỢNG THIỀN QUÁN CHỨNG ĐẠT
Canh I Với tâm định tĩnh, hoàn toàn thanh tịnh, không phiền não, nhuần nhuyễn, vững chắc, bất động. Các đời sống quá khứ, một đời, hai đời... hàng trăm ngàn và nhiều hoại và thành kiếp, chẳng hạn tại một nơi ta tên như vậy, dòng họ như vậy, đẳng cấp như vậy… Pubbe Nivasānussat- ñāna

(Túc mạng trí)

Canh II Với tâm định tĩnh, hoàn toàn thanh tịnh, sáng sủa, không vết nhơ, không có phiền não, nhu nhuyễn, vững chắc… Những chúng sanh làm ác hạnh về thân, miệng, ý, tà kiến…, sau khi chết sẽ sanh vào cảnh giới đau khổ. Ngược lại, chánh kiến… sau khi chết sẽ tái sanh trong cảnh giới lành, … Cutūpapātañāna

(Sanh tử trí)

Canh III Với tâm định tĩnh, hoàn toàn thanh tịnh, sáng sủa, không vết nhơ, không phiền não, nhu nhuyễn, vững chắc, bất động. Đây là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Đây là các lậu hoặc, nguyên nhân các lậu hoặc, các lậu hoặc diệt và con đường đưa đến các lậu hoặc diệt Āsavakkhañāna

(Lậu tận trí)

Sau canh cuối của đêm thứ 49, dữ kiện lịch sử của sự giác ngộ hoàn toàn đã đến, Bồ-tát được trời người tôn xưng như là Đức Phật, bậc Giác ngộ, Thế tôn, Như lai, Bậc Bạt già phạm… và ngài vẫn là con người (chớ không phải Chúa trời hoặc Đấng cứu rỗi) nhưng là một người tỉnh thức, một người hoàn thiện trong lịch sử loài người, đời sống của ngài vượt qua khỏi những giới hạn tham vọng, ích kỷ thường tình và thông điệp cứu khổ của ngài cho tất cả chúng sanh ngang qua việc hoằng pháp hoặc gọi là xiển dương con đường trung đạo cho tới cuối đời ngài nhập niết bàn.

Từ thời gian trở thành bậc giác ngộ ở Bồ-đề-đạo-tràng vừa lúc 35 tuổi cho đến lúc nhập niết bàn (Mahāparinibbāna) tại Câu-thi-na (Kushinagar, Kusinārā) lúc 80 tuổi, Đức Phật đã du hành liên tục một cách không mệt mõi hầu hết các vùng phía bắc và Trung Ấn để truyền bá thông điệp giải thoát của ngài đến tất cả mọi người, vì an lạchạnh phúc cho số đông (bahu jana hitaya bahujana sukhāya).153

Để kết luận chương này, chúng ta có thể nói rằng trong kinh điển Pāli đã trình bày con đường Trung đạoThiền định như những phương tiện cho tiến trình giải thoát và Đức Phật không chỉ tìm cầu giải thoát cho bản thân ngài – một vị Bồ-tát, mà còn đưa đến một đời sống an lạchạnh phúc cho chúng sanh suốt trong thời của ngài và ngay cả sau khi ngài nhập niết bàn cho đến thời hiện đại hiện nay, Thiền địnhcon đường Trung đạo vẫn là nguồn cảm hứng cho tiến trình phát triển tâm linh. ‘Hãy tinh tấn chớ có buông lung’ đó là lời sách tấn cuối cùng của Đức Phật. Không có sự giải thoátthanh tịnh nếu không có sự nỗ lực cá nhân. Những lời cầu nguyện gia hộ hoặc khẩn xin không được ủng hộ trong Phật giáo, thay vì vậy nên thiền định và theo con đường Trung đạo để tự chế ngự, thanh tịnhgiác ngộ. Mục đích hoằng pháp của Đức Phật là đưa tất cả chúng sanh giải thoát khỏi đau khổ bằng cách hoán chuyển những nguyên nhân đau khổ và chỉ ra một con đường để chấm dứt sanh tử cho những ai mong muốn.

Đức Phật là một vị Bồ-tát hoàn toàn thanh tịnhtrí tuệ. Ngài cũng là nhà tư tưởng sâu sắc nhất trong nhiều nhà tư tưởng, là diễn thuyết viên có sức thuyết phục nhất trong những nhà diễn thuyết, người năng lực nhất trong những người làm việc, nhà cải cách thành công nhất trong những nhà cải cách, bậc đạo sư từ bitrí tuệ nhất trong các bậc đạo sư và là nhà quản lý hiệu quả nhất trong các nhà quản lý. Ýù chí, trí tuệ, từ bi, phụng sự, buông xả, mô phạm của một đời sống cá nhân, những phương pháp thiết thực của đức Phật đã được sử dụng để truyền bá chánh pháp và tất cả các nhân tố của sự thành đạt cuối cùng đã góp phần để tôn vinh Đức Phật như là một bậc đạo sư vĩ đại nhất. Đó là lý do mà Pandit Nehru luôn luôn ca tụng Đức Phật như người con trai vĩ đại nhất của đất nước Ấn độ. Hoặc nhà lãnh đạotriết học Ấn độ S. Radhakrishnan đã tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến Đức Phật với lời tán dương như:

"Đức Phật Cồ đàm là bậc thầy trí tuệ ở phương Đông, đứng về phương diện ảnh hưởng xa rộng đến tư tưởngđời sống của con người thì không có ai là người thứ hai như vậy và được sùng kính như một nhà sáng lập truyền thống tôn giáotruyền thống đó mang đầy ý nghĩa sâu sắc. Ngài thuộc về lịch sử của tư duy thế giới đã để gia sản chung cho tất cả phật tử tu tập, được những người có trí tán dương là bậc đạo đức nghiêm chỉnhtrí tuệ sáng suốt, Đức Phật rõ ràng là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử."154

Cũng cùng ý kiến đó, nhà lịch sử học H.G. Wells, trong tác phẩmThe Three Greatest Men in History’ (Ba Nhân vật Vĩ đại trong Lịch sử) đã viết rằng:

"Ở Đức Phật, chúng ta có thể thấy rõ ràng ngài là một con người đơn giản, tận tụy, một mình tranh đấu cho ánh sáng, một người hoạt động thật chớ không phải là huyền thoại. Đức Phật đã gởi thông điệp thoát khổ đến cho nhân loại. Nhiều tư tưởng hiện đại của chúng ta đã hoà hợp gần gũi với pháp thoại của Đức Phật. Để xoá bỏ đau khổ và không thoã mãn, Đức Phật dạy lòng vị tha, không ích kỷ, bỏ cách sống chỉ nghĩ đến cá nhân hoặc bản thân mình thì chúng ta sẽ trở thành người vĩ đại... Trong vài cách, ngài gần với chúng ta hơn và đáp ứng những nhu cầu của chúng ta. Ngài coi trọng giá trị con người, sự hy sinhphục vụ người khác hơn là lòng tin tuyệt đối vào đấng cứu rỗi, Chúa trời, và ngài ít có tham vọng đáp ứng về vấn đề bất tử của con người."155

*

GHI CHÚ:

130 Không giống như kỷ nguyên Thiên chúa, kỷ nguyên Phật giáo được tính từ khi đức Phật nhập Niết bàn (80 tuổi) tức khoảng 543 trước tây lịch, chứ không tính từ thời điểm ngài đản sanh.

131 Dha, kệ số 146, trang 77-8.

132 MLS, tập I, London: PTS, 1954, trang 208.

133 Nt, trang 210.

134 Trong Phật và Thánh chúng của Cao hữu đính dịch: Kiều-trần-như (Ajnata Kaudinya), A-xả-bà thệ (Asvajit), Ma-ha-bạt-đề (Bhadrika), Thập-lực ca-diếp (Dasabala-kasyapa), Ma-nam Câu-ly (Mahanama-kuliya).

135 MLS, I, số 26, Đại kinh Saccaka, trang 300-1.

136 M, tập I, trang 245-6.

137 Như trên.

138 M, tập I, trang 246.

139 Từ khi bồ tát Sĩ đạt đa đạt giác ngộ dưới gốc cây này, các phật tử đã gọi đây là cây bồ đề (Bodhi-tree) hoặc cây bồ tát (Bodhisattva-tree). Hiện nay tên này vẫn được phổ biến.

140 MLS, tập I, số 26, Kinh Thánh cầu, trang 210-1.

141 M, tập I, trang 166-7.

142 Dha, Kệ số 163, trang 85-6.

143 MLS, tập I, số 26, Kinh Thánh cầu, trang 211-2.

144 M, tập I, trang 167.

145 MLS, tập III, số 111, Kinh Bất đoạn (Anupada Sutta), trang 78-0.

146 MLS, tập III, số 111, Kinh Bất đoạn (Anupada Sutta), trang 78-0.

147 M, tập III, trang 25-8.

148 BGS, tập IV, Chương chín Pháp, phẩm 10, Tapussa, trang 295.

149 A, tập IV, trang 448.

150 MLS, tập I, số 4, Kinh Sợ hãi khiếp đãm, trang 28-9.

151 M, tập I, trang 22-3.

152 MLS, tập I, số 4, Kinh Sợ hãi khiếp đãm, trang 28-9.

153 P.V. Bapat, 2500 Years of Buddhism, Ministry of Information and Broadcasting Government of India, 1919, trang vii.

154 Ven. Narada Mahathera, The Buddha, in ‘Gems of Buddhist Wisdom’, The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, Taiwan, 1996, trang 112-3.

155 Như trên.

Tạo bài viết
02/01/2015(Xem: 24591)
06/12/2022(Xem: 5715)
30/10/2010(Xem: 52276)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: