Trả lời những câu hỏi của độc giả (6)

17/11/20158:12 SA(Xem: 14041)
Trả lời những câu hỏi của độc giả (6)

blankblank
Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (6)

 

Bạn H. Nguyen

“- Thưa thầy, con rất thich ví dụ Sư Minh chụp bắt trái cam, trong đó có cả chánh niệmchánh kiến

Tương tợ vậy, hôm qua con ghé qua chợ mua ít đồ dùng, ghé hàng trái cây thấy xoài tươi như xoài cát bên quê mình, nhưng lớn và đẹp lắm vì nhập từ Hawaii. Con cầm lên chú tâm quán sát, tâm “nhận”, “chuyển” từ trái này qua trái kia. Nghĩ là mình có cả chánh niệm, tỉnh giác như lời thầy dạy… Khoảng hai ba phút sau thì miệng con đầy nước bọt vì xoài ngon. 

Xin thầy giải thích cho là khi ta có đủ chánh niệm, chánh kiếntỉnh giác như trên, vậy thì nước miếng ở đâu ra? Tại sao không một niệm khởi nhưng khi nghe xoài chua thì miệng tiết ra nước bọt, hoặc khi thấy đường trơn dễ trợt thì mấy ngón chân như có động đậy như cưỡng lại sự trơn trợt? Xin cảm ơn thầy”.

Trả lời:

Tôi sẽ đi xa một chút để cho bạn thấy rõ vấn đề hơn.

Từ khi tượng hình trong thai bào, ra đời thì toàn bộ thân tâm chúng ta thọ nhận quả của quá khứ, thuật ngữ gọi là quả dị thục. Nói cách khác, mắt tai mũi lưỡi thân ý của chúng ta do nghiệp lành tốt hay xấu ác từ quá khứ nặn ra, tạo nên. Thế rồi lớn lên, nhất là từ khi bắt đầu có ý thức, vòi cái này, vòi cái kia, khóc, cười do buồn, do vui... gì đó là chúng ta bắt đầu tạo kinh nghiệm mới, hạt giống mới trên nền cái cũ. Tháng năm trôi qua, cho đến bây giờ, mỗi người không ngừng tích luỹ, tóm thâu, tạo tác không biết bao nhiêu là hạt giống mới, kinh nghiệm mới, cả tốt cả xấu huân tập trong kho tàng chủng tử cũ.

Hãy nhìn mà xem, tôi và bạn hiện nay, ngay giây phút này, khi thấy cái gì, nghe cái gì, ngửi cái gì... đều do kinh nghiệm cũ cả, chẳng có gì là mới. Thấy hạt bụi gần mắt, mắt tự động nhắm lại, đấy là do kinh nghiệm cũ. Thấy con rắn thì nổi da gà, đấy là do kinh nghiệm cũ. Thấy trái xoài thì tự động chảy nước miếng, đấy là do kinh nghiệm cũ.

Tất cả kinh nghiệm cũ ấy thường có bản năng xen vào. Bản năng cũng giống như phản xạ tự nhiên, mạnh nhất là ở những chúng sanh có thức tánh thấp, ví dụ như con chó thấy cục xương là đớp liền. Đấy là phản xạ tự nhiên của bản năng. Bạn đưa mắt một vòng nhìn khắp nhân loại mà xem. Cái gì đang xẩy ra, đang diễn ra trước mắt chúng ta đều là mới cả nhưng mọi người lạ sử dụng cái kho cũ kỹ, kinh nghiệm cũ để xử lý. Họ xử lý theo tham, sân, theo bản ngã, theo si mê, theo dục vọng truyền đời, theo nghiệp thức sẵn có hoặc theo cả bản năng hoang dã như loài thú nữa.

Trở lại với trái xoài chua. Thấy trái xoài, cũ (vì biết trái xoài là do kinh nghiệm cũ) chảy nước miếng là phản xạ tự nhiên do kinh nghiệm cũ. Cái mới chính là khi ta đang nhìn ngắm trái xoài trong hiện tiền tỉnh thức: “trái xoài chỉ là trái xoài, khi chưa gọi tên nó” đừng xử lý trái xoài do kinh nghiệm cũ. Hiện tiền tỉnh thức chính là minh sát. Và giả dụ như người minh sát nghe nước miếng chảy thì cũng ghi nhận nước miếng chảy trong hiện tiền tỉnh thức “nước miếng chảy!” Nếu có cái thèm khởi lên, do tham thì ghi ghi nhận“đang thèm, đang tham” trong hiện tiền tỉnh thức, thế thôi. Và không có vấn đề gì cả.

Người giác ngộ sống trong thế giới hiện tiền tỉnh thức, nhìn ngắm ngoại giới với đôi mắt xanh trong, vô nhiễm không bao giờ để cho cái cũ (dòng nghiệp) chi phối. Chỉ cần có ý thức ở đấy, tỉnh giác ở đây, các vọng nghiệp do bản năng, do kinh nghiệm cũ không khởi sanh được. Và từ đó, nếu tạo tác cái mới trong thế giới mới thì lành, tốt, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, tâm không tham, tâm không sân thì thật là tuyệt vời. Và nếu cái hiện tiền tỉnh thức như vậy, xử lý mọi việc với tâm không dính mắc, không chấp thủ, với tâm rỗng rang thì đồng nghĩa với giải thoát vậy.

Cuối cùng, bạn có chánh niệm, tỉnh giác nhưng còn có một kẽ hở để cho kinh nghiệm cũ len vào nên chảy nước miếng đó! Tuy nhiên, cũng tự nhiên thôi khi mình thấy rõ đang chảy nước miếng!

Chuyện đường trơn trợt, mấy ngón chân tự động bấm xuống cũng tương tự như giải thích ở trên.

Sau comment của bạn, Tam Tu Hoa chia sẻ mấy dòng chính xác lắm. Tôi đọc qua thì biết Tam Tu Hoa đúng là đệ tử của thiền sư Viên Minh, không sai một ly!

 

Nữ Phật tử Bạch Cúc

Kính thầy Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh 

“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyệncầu xin. Họ cầu nguyệncầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêngquyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con 
Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai??? 

Kính chúc thầy an khang”.

Trả Lời:

Đúng vậy, cầu nguyện một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Các tôn giáo có vị thượng đế hay thần linh, và ngay cả Phật giáo, nếu xem Phật và Bồ-tát có quyền năng siêu nhiên có khả năng cứu khổ, cứu nạn... thì cũng đồng một cầu nguyện giống các tôn giáo hữu thần không khác.

Phật giáo Theravāda cũng có cầu nguyện nhưng “tinh thần” hoàn toàn khác. Cầu nguyện của các tôn giáonương tựa tha lực, tin tha lựcnăng lực siêu phàm, còn cầu nguyện theo tinh thần nguyên thuỷ là tự lực. Tự lực ở đây tôi muốn nói đến chính là năng lực tâm.

Tôi xin được lặp lại: Cầu nguyện của Phật giáo Nam tông là tự lực, tức là năng lực tự tâm.

Chắc nhiều người đều biết, người tu tập định tâm từ có khả năng lan toả ra không gian xung quanh năng lượng mát mẻ, an lành. Người có tâm sân hận thì dường như môi trường thanh xung quanh đều bị nóng nảy theo! Ai có đọc quyển sách “Bí mật của nước” hay “Thông điệp của nước” (Messages from water – Mizu kara no dengen) do ông Masaru Emoto, một nhà khoa học người Nhật nghiên cứu và viết ra. Ai đọc công trình nghiên cứu của ông sẽ thấy rõ những kỳ diệu của tâm, năng lực của tâm. Nó gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về sự tương quan, tương tác, tương duyên của vạn hữu.

Có những điều mà tác giả phát kiến được xem là “kỳ diệu và mới lạ” đáng cho chúng ta quan tâm:

- Nói những lời tích cực như yêu thương, cảm ân, tri ân thì nước hình thành những tinh thể sáng rỡ, đều đặn, đẹp đẽ; nói những lời tiêu cực như nhiếc mắng, nguyền rủa thì nước trở nên méo mó, nghiêng lệch, xấu xí hoặc có dáng hình trông đến khiếp!

- Nói lời cảm ơn trìu mến với cái cây, cái cây phát triển xanh tốt; nói lời nguyền rủa cái cây, cái cây khô héo rồi chết. Tương tự vậy, nói lời cảm ơn, trìu mến với chén cơm nguội thì chén cơm nguội bốc mùi thơm, nói lời nguyền rủa chén cơm nguội, chén cơm nguội bốc mùi thối.

- Không cần nói - mà chỉ cần “khởi ý” rồi dán những từ, cụm từ lên chai nước với nội hàm ý nghĩa như trên thì nước cũng cảm nhận và sẽ đáp ứng tương tợ. Ví dụ: Chai nước có dán từ “cảm ơn” thì nó hiện lên một tinh thể lục giác sáng ngời, đều đặn, rất đẹp. Chai nước có dán từ “mày ngu” thì nó có hình dáng xấu xí, đen đúa, rối loạn. Ấn tượng nhất là khi dán cụm từ “bệnh viêm phổi cấp tính trầm trọng (SARS)” thì nó dường như co rúm lại vì sợ hãi!

- Nước nhiễm bẩn, có thể nói lời lành tốt hoặc nhất tâm cầu nguyện thì nước sẽ thay đổi phẩm chất. Cụ thể là chiếc hồ Biwa, hồ mẹ lớn nhất bị nhiễm bẩn ở Nhật Bản, do nhờ 200 tăng sĩ cầu nguyện mà nước trở nên “trong sạch”, tinh thể nước có cấu trúc lục giác cân đối, vàng sáng mang vẻ đẹp tôn nghiêmthánh thiện.

- Thân vật chất của con người ở mức hạ nguyên tử - nó rung động cộng hưởng với sự rung động của ngoại giới, của vũ trụ. Ngoài ra, tác giả cũng đã chứng minh được là những trạng thái tâm an lành, mát mẻ, thương yêu, tri ân... sẽ tác động lên thân vật chất (ở đây là nước, một trong tứ đại) và biến đổi phẩm chất bởi năng lượng tốt lành ấy.

Có vẻ lời cuối cùng của tác giả: “Chúng ta phải biết sống sao cho tốt đẹp hơn, vì yêu thươngtri ân có thể thay đổi thế giới”kết luận nhân văn nhất.

tu sĩ, tôi rất xúc động khi tác giả đã khám phá và thực nghiệm những kết quả rất gần gũi với giáo pháp đức Phật - những điều có vẻ như “duy tâm” đối với một số người quá tin vào tư duy lý tính, logic hoặc duy vật ngây thơ... thì họ không hiểu được. Thật tình mà nói, những sự thực về năng lực của nước bị rung động, ảnh hưởng bởi năng lực của tâm đã được nghiên cứu có vẻ kỳ diệu ấy không xa lạ gì với đạo Phật và chúng chẳng có gì mới. Có những bài kinh mà các nhà sư đang tụng đọc hằng ngày, là cầu nguyện hoặc chúc phúc an lành cho muôn loài chúng sanh, cho cỏ cây và cho cả môi trường sống. Và ngay chính sự thương yêutri ân cũng chỉ là một trong những tố chất, phẩm tính có được từ Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) là cái tâm của những hành giả học Phật cần phải tu tập, trưởng dưỡng để sống an lành với cuộc đời, với muôn loài.

Trong tất cả các bài kinh có tính cầu nguyện thì kinh Paritta được xem là bài kinh có nhiều năng lực nhất. Kinh Paritta có nghĩa là “Kinh hộ trì an lành!” Hộ trì nghĩa là bảo vệ, che chở! Những người có đức tin nơi Tam Bảo, có đức tin vào năng lực kinh Paritta, tin về những đức lành của kinh Paritta dốc lòng trì tụng kinh Paritta thì có thể tiêu trừ tất cả bệnh tật, tai ương, hoạn nạn; lại có công năng hộ trì an lành, ngăn ngừa được tất thảy những hoạ hại từ xung quanh xảy đến. Như tại kinh thành Vesāli, đại đức Ānanda cùng 500 tỳ-khưu đã tụng kinh Paritta, cả đêm, trọn ba vòng thành; tất cả chư thiên trong nhiều cõi ta-bà đều hoan hỷ; và sau đó, tất cả sự kinh sợ như bệnh dịch, phi nhơn và sự đói khát của nhân dân trong thành Vesāli đều được tai qua nạn khỏi! Như vậy, tụng kinh Paritta phát sanh năng lực chính là năng lực của tâm, năng lực cả thảy 500 tỳ-khưu tụng đọc suốt đêm mới phát sanh uy lực như vậy. Chuyện mẹ ngài Moggallāna (Mục-kiền-liên) thoát khỏi cảnh ngạ quỷ cũng nhờ năng lực tâm thanh tịnh của đức Phậtđại chúng tỳ-khưu mấy ngàn vị chú nguyện - không cho chúng ta thấy rõ năng lực tự tâm cộng hưởng của 500 vị tỳ-khưu đó sao?

Nhân tiện đến đây tôi cũng xin được giải thích rộng một chút.

Có một số người nói rằng, kinh Paritta giống với các Mantra của Mật tông như bạn VU THANH HA sau khi dẫn chứng một bài kinh Pāli, bản Việt dịch của Tống Phước Khải rồi gởi cho tôi kết luận: Bài kệ này (tức Paritta) được sử dụng như một bài thần chú bảo hộ. Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thểkhông gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra”(sic) của Phật giáo Theravāda”. 

 Ta hãy tìm hiểu chút ít về Mantra.

Mantra, tiếng Sanskrit có nghĩa là mật chú, là thần chú. Người ta tin rằng Mantra là một câu chú tạo ra phép lạ khi được đọc lên, được niệm miên mật. Tín đồ của tông này không những dùng những Mantra của Ba-la-môn giáo, họ còn dùng cả một số những kinh ngắn của Phật giáo để làm bùa hộ mạng. Từ thế kỷ thứ VII, khi Mật tôngKim Cương thừa quyện lẫn vào nhau thì những Mantra đã trở thành một thừa chính, một tông chính của Phật giáo Ấn Độ. Tín đồ Mantra-yāna hay Chân ngôn thừa tin rằng, tụng đọc những thần chú sẽ như là chìa khóa để mở cửa giác ngộ, giải thoát. Họ còn nói rằng, nếu người ta áp dụng đúng theo quy luật, không có gì  Mantra không thể thực hiện được. Họ còn nói một cách quá tự tin, quá đáng như thế này nữa: “Quyền lực của những Mantra có thể ban cho ngay cả Phật tính!”.Không biết là bao nhiêu Mantra đã được các tín đồ Mật tông tạo ra, và họ coi Mantra là phương tiện để tiếp lực, tăng thêm năng lực bởi những sức mạnh vô hình ở trong trời đất.

Chưa thôi, Mật tông còn muốn nhân cách hoá những Mantra nữa. Họ nói, những “đấng có từ tâm” đã cho thế gian những Mantra này. Ví dụ, Mantra linh diệu nhất: Úm Ma-ni Bát-mê Hồng (Mantra này là của Bà-la-môn giáo. Úm là do từ Om, Oum hay Aum có nghĩa là đặt trọn vẹn niềm tin tưởng, đặt trọn vẹn sinh mệnh của mình; Ma-ni là ngọc Maṇi; Bát-mê là âm của Padme nghĩa là trong hoa sen; Hồng là âm của Hūm có nghĩa là hoàn thành, kết quả hay thành tựu, còn có nghĩa là tự ngã thành tựu. Nếu bỏ Úm và Hồng ra ngoài thì câu này có nghĩa là ‘ngọc như ý trong hoa sen’) có mặt khắp nơi ở Tây Tạng, ở bất cứ đâu, mà Mật tông nói, nó là một trong những món quà quí báu nhất mà đức Quán Thế Âm đã bi mẫn ban cho chúng sanh. Kinh Đại Nhật  nói rằng:“Nhờ sức mạnh kỳ diệu ẩn tàng trong những Mantra nên khi tụng đọc, tín đồ sẽ được công đức vô lượng”.

Để ý đoạn văn trên: “Đọc tụng các Mantra có thể giải thoát, có thể có Phật tính, có công đức vô lượng”- thì thấy rằng, các nhà Mật tông đã đi quá xa rồi, đã đi ra ngoài biên rìa giáo pháp tinh yếu của đức Phật lịch sử.

Nói khái quát như vậy để chúng ta cùng thấy rõ rằng, kinh Paritta phát sanh năng lực là do “tự lực”, “năng lực tự tâm” còn những Mantra phát sanh năng lực là bởi tha lực, bởi những “năng lực siêu nhiên!”

Nói tóm lại.

- Cầu nguyện, dù là cầu nguyện mang năng lực tối thượng đi nữa, nó không bao giờ đưa đến giác ngộ, giải thoát. Muốn giác ngộ, giải thoát phải tu tập minh sát, quán tam tướng, nói cách khác, phải tu tập Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ - không có con đường nào khác.

- Những thần chú Mantra, cũng vậy, dù niệm miên mật đi nữa cũng chỉ đạt cận hành định, chưa có tuệ giác thì làm sao thấy rõ tam tướng mà nói giác ngộ, giải thoát?

- Bất cứ ai cũng có thể cầu nguyện. Khi tu tập tâm từ hoặc đọc những bài kinh, ví dụ Từ bi kinh, Hạnh phúc kinh là cầu nguyện an lành cho mình, cho cha mẹ, cho thân bằng, quyến thuộc, cho chúng sanh. Chư tăng tụng đọc kinh Paritta hoặc tụng đọc những bài kinh phúc chúc cũng với ý nghĩa tương tự.

- Để đoạn tận tham sân phiền não không thể từ cầu nguyện mà có, không thể do năng lực các Mantra ban phát cho; nói cách khác, các Mạn-trà không phải là “pháp môn” tu tập đưa đến giác ngộ, giải thoát. Chỗ này nhằm để trả lời cho bạn VU THANH HA khi bạn ấy hỏi:“Người tu theo Pháp (tụng đọc kinh Paritta) này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?” Câu hỏi ấy hy vọng bạn đã tìm thấy câu trả lời rồi.

Cuối cùng, có người tụng đọc kinh Paritta thì phát sanh năng lực, uy lực, có người thì không. Chỗ này tôi xin được trích một đoạn trong Mi-tiên vấn đáp.

“Đức vua hỏi:

- Kinh Paritta có năng lực bảo vệ, hộ trì; nhưng trẫm thắc mắc là kinh ấy bảo vệ, hộ trì cho tất cả chúng sanh, tất cả mọi người - hay chỉ là cho một loài, một nhóm, một số người nào đó thôi?

- Không thể hộ trì cho tất cả được!

- Tại sao thế, đại đức?

- Đại vương, ngài nghĩ thế nào, vật thực có hộ trì cho sanh mạng tất cả chúng sanh chăng?

- Thưa, có người hộ trì được, có người không thể.

- Tại sao lại như vậy?

- Ví như có người ăn vật thực quá độ, chất lửa trong bao tử không thể tiêu hóa được, sẽ đầy hơi tức bụng mà chết. Trường hợp ấy gọi là vật thực không thể hộ trì.

Đại đức Na-tiên hỏi lại:

- Thế thì vật thực không thể hộ trì sanh mạng chúng sanh chỉ có hai nguyên nhân: Thứ nhất, thọ dụng vật thực quá độ. Thứ hai, do chất lửa trong bao tử non nên không tiêu hóa vật thực được.

- Đúng như thế, thưa đại đức!

- Vật thực vốn là món nuôi sanh mạng chúng sanh, nhưng bởi lẽ chúng sanh tham ăn tham uống quá độ, không biết thọ dụng chừng mực, vừa phải - nên nó trở thành thủ phạm giết hại sanh mạng chúng sanh, phải vậy không đại vương?

- Thật là chính xác!

- Kinh Paritta cũng như vật thực vậy, tâu đại vương! Kinh Paritta có người hộ trì được, có người không! Những người mà kinh Paritta không thể hộ trì được có ba lý do sau: Một là, do năng lực nghiệp ác cản trở. Hai là, do nhiều phiền não phát sanh ở trong tâm. Ba là, do người đọc tụng mà không có đức tin, không trì chí, không quyết tâm, chỉ tụng đọc vẹt nơi miệng! Đấy là ba cản trở lớn làm cho Paritta không thành tựu, tâu đại vương!

- Như vậy là do chính lỗi lầm, sái quấy của người tụng đọc chứ không phải do kinh Paritta!

- Đúng thế, tâu đại vương! Vật thực cũng như kinh - vốn không có tội gì.

- Đại đức có khả năng cho ví dụ về điều ấy không?

- Thưa được! Ví như có bà mẹ sanh đứa con một, biết bao công lao ẵm bồng, bú mớm, dọn phân, dọn nước tiểu. Lớn hơn chút nữa, lại phải áo quần, trang điểm, giáo dưỡng, dạy bảo nhiều bề. Tuy nhiên, giả dụ như sau này đứa con sinh hư, phạm tội với luật pháp. Người mẹ đau khổ, tìm cách đến công đường cố xin ân xá tội cho con! Tâu đại vương, nếu là đại vương thì đại vương có xá tội cho người con ấy không?

- Người mẹ ấy cũng đáng thương, nhưng luật pháp nghiêm minh, nếu tha thứ cho một người thì nhân dân sẽ khinh nhờn mà phạm nhiều tội khác nữa.

- Vâng, như thế có nghĩa là ai làm nấy chịu, nghiệp ai kẻ ấy phải thọ quả báo! Người mẹ kia không thể xin tội cho con như thế nào - thì kinh Paritta cũng không thể hộ trì cho những người đã bị ba lý do nêu trên cản ngăn!”

Hy vọng rằng, Nữ Phật tử Bạch Cúc hỏi về cầu nguyện và bạn VU THANH HA muốn so sánh kinh Paritta với những Mantra sẽ thấy rõ vấn đề một cách toàn diện hơn.

Thời đại ngày nay, ai tu tập như thế nào cũng tốt cả. Ngay như trong “Thông điệp của nước” (Messages from water)  ông Masaru Emoto có kết luận “Chúng ta phải biết sống sao cho tốt đẹp hơn, vì yêu thươngtri ân có thể thay đổi thế giới” thì Phật tử chúng ta cũng nên như vậy. Tuy nhiên, chư Phật tử nên phân biệt cho rõ đâu gốc, đâu ngọn, đâu là sự tư tập đưa đến chấm dứt tham sân, phiền não, đâu là tuỳ nghi, tuỳ duyên thuận pháp để sống, trong tương quan mình và cuộc đời một cách tốt đẹp nhất. Tu tập để giác ngộ, giải thoát phải là Bát chánh đạo, là Tứ niệm xứ, là Tứ diệu đế. Còn sống với chúng sanh thì cầu nguyện, chúc phúc lành, tụng kinh Paritta hay cao diệu nhất là tu tập định từ, bi, hỷ xả thì mình đi đâu cũng an lành, mát mẻ; vào sa mạc hung ác, bạo tàn cũng tả ra năng lượng an lành, mát mẻ thì thật là tuyệt vời vậy.

(Còn 2 câu hỏi nữa của chư Phật tử. Một là câu hỏi thuộc kinh điển, là Tứ thần túc; hai là tu tập niệm Phật như thế nào mới đúng chánh pháp. Tôi hẹn bài thứ 7. Cảm ơn tất cả mọi người).  

MỤC LỤC


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2011(Xem: 104521)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.