Vô Tâm

11/01/20173:20 CH(Xem: 13436)
Vô Tâm

 

VÔ TÂM
Đỗ Hồng Ngọc

hoa senChuyện kể một đệ tử từ xa lặn lội đến tìm thầy học đạo, bất kể gió mưa, băng tuyết. Vị thầy là một thiền sư từ Tây Trúc đến, tu thiền nhiều năm, ngồi nhìn vách đá. Đệ tử quỳ trước hang động suốt nhiều ngày đêm, áo quần tơi tả, đói lạnh, xanh xao… Vị thiền sư vẫn mặc. Cho đến một hôm, thấy thử thách như vậy là đã đủ, thiền sư quát hỏi: “Ngươi đến tìm ta có việc chi?”. Đệ tử lập cập thưa: “Con chỉ muốn được tâm an”. “Vậy ngươi đưa tâm đây ta an cho”, thiền sư bảo.

Đệ tử bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm tâm. Có lẽ tâm ở trong thân. Có lẽ tâm ở sau con mắt. Có lẽ tâm ở mấy sợi thần kinh, ở mấy nếp nhăn trên vỏ não hay tâm ở vùng dưới đồi, hypothalamus… Không thấy đâu cả. Hay tâm ở ngoài thân. Ở nơi sắc tướng, nơi âm thanh, nơi mùi hương, nơi vị giác… cũng không thấy. Hay tâm là ý? Giác quan thứ sáu, núp sau năm giác quan tai mắt mũi lưỡi mà ai cũng biết. Cũng không thấy. Hay tâm là thức? Là cái nhận biết, biện biệt, so sánh, đánh giá nằm… sau cái ý, luôn xô đẩy con người vào chốn thị phi hơn kém, tham sân si, mạn, nghi, kiến? Cũng không phải. Hay tâm ở trong cái hũ chứa, còn gọi là tàng thức, tích cóp đủ thứ trên đời, từ ngàn kiếp rong chơi, những chủng tử, những hạt mầm. Cũng không phải.

Đệ tử nói: “Con không tìm thấy tâm đâu cả”.

Thiền sư nâng người đệ tử nhiều ngày đêm đã quỳ trên tuyết giá toàn thân gần như sắp đóng băng đứng lên, cho dựa vào người mình rồi ân cần bảo: “Vậy là ta đã an tâm cho con rồi đó”.

Thì ra, tìm không thấy tâm đâu tức là đã làm cho tâm an. Mà thiệt. Tâm tưởng có mà không có. Không nắm bắt được. Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai đều không thể tìm thấy (bất khả đắc). Tâm vô sở trụ. Không trụ vào đâu cả, không dính vào đâu cả thì biết đâu mà tìm! Tâm mà trụ thì tâm bất an ngay, bị “quái ngại”, bị “khủng bố” ngay. Tâm “vô sở đắc”, “tâm bất sinh”…

Trong suốt hành trình tìm kiếm tâm đó có lẽ đệ tử đã mệt nhoài, đôi lần suýt ngất, rơi vào trạng thái vô ngã thực sự, đã không qua khỏi mắt vị thầy…

Đừng tìm kiếm mất công. Nó sẵn đó. Nó luôn sẵn đó. Vằng vặc. Mênh mông. Thuần khiết. Thanh tịnh. Thường hằng. “Bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh…”. Khi Thức kia thành Trí thì đã trở thành một “đại viên cảnh trí” hay “nhất thiết chủng trí”. Mạt-na thành Bình đẳng tánh trí, không phân biệt nữa và giác quan thứ sáu kia thành Diệu quan sát trí. Chân khôngdiệu hữu. Diệu hữuchân không. Vui thay!

Cho nên Trần Nhân Tông bảo: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.

Tôi học được một chữ Hán. Chữ tướng, gồm một bên là chữ mộc (cây), một bên là chữ mục (mắt). Căn với trần gặp nhau thì thành cái tướng, cái hình thể, cái trình hiện, bày biện ra cho thấy. Khi thêm vào một chữ tâm thì thành chữ tưởng, sinh sự ngay, nào phân biệt, nào dính mắc, phan duyên lằng nhằng, chằng chịt, gỡ không ra!

Tiếng Việt hay thiệt: Tướng với Tưởng chỉ khác nhau chút xíu ở cái dấu sắc thành dấu hỏi đó thôi! (TC. Văn Hóa Phật Giáo 1-11-2016)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/12/2015(Xem: 10934)
11/12/2018(Xem: 13604)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.