Dính mắc thì đau khổ

21/03/20184:40 SA(Xem: 13216)
Dính mắc thì đau khổ
DÍNH MẮC THÌ ĐAU KHỔ
Quảng Tánh

Chánh niệm tỉnh giác, hộ trì các căn (giác quan) là pháp tu căn bản, được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện răn nhắc rất nhiều lần. Hình ảnh những con thú hoang dính bẫy của thợ săn dụ cho người tu không hộ trì các căn, dính vào năm dục phải lệ thuộc vào ác ma rất phổ biến trong kinh điển

dinh mac troi buocQuả không dễ dàng khi chúng ta sống trong cõi dục mà muốn vươn ra khỏi dục. Bởi lẽ, người tu cũng cần phương tiện tối thiểu để sống, có sức khỏe mới tu tập được. Bốn vật dụng căn bản (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, thuốc thang) phải ổn định mới có thể tiến tu nhưng thiếu giác tỉnh với chúng thì tức khắc liền rơi vào tham đắm.

Thế nên, nếu không biết nương vào oai lực của đại chúng, không kiên định lập trường trung đạo, nhất là ‘không hộ trì các căn’ và xa rời ‘nơi đi lại của mình, chỗ ở của cha mẹ mà sống’ thì chắc chắn sẽ không tiến xa và cao trên đường đạo. Ác ma bên ngoài với bẫy mồi thơm ngon thì luôn rình rập, ác tâm bên trong thì liên tục thôi thúc, nên sau giai đoạn sơ tâm dũng mãnh thì đa phần chúng ta mãi loay hoay, nhiều lúc cũng tiến thoái lưỡng nan.

“Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà nơi thành Vương-xá. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Trong núi Đại Tuyết, chỗ hiểm trở băng giá, khỉ vượn sống còn không được, huống chi là con người. Hoặc có núi có khỉ, vượn ở mà không có người. Hoặc có núi nơi người và thú cùng ở chung. Trên lối đi của khỉ vượn, thợ săn dùng keo bôi lên cỏ. Những con vượn khỉ nào khôn ngoan thì tránh xa bỏ đi. Những vượn khỉ con ngu si không biết tránh xa, thì dùng tay chạm vào chút xíu, liền bị dính tay. Nó dùng tay kia để gỡ, tức thì dính cả hai tay. Nó lại dùng chân để gỡ, hai chân cũng bị keo dính luôn. Nó dùng miệng cắn cỏ, miệng cũng bị keo dính chặt. Năm chỗ đều bị dính keo, phải nằm co quắp trên đất. Thợ săn đi đến, vội lấy gậy xỏ vào khiêng đi.

Tỳ-kheo nên biết, bọn vượn khỉ ngu si rời bỏ cảnh giới của mình, chỗ ở của cha mẹ, đi chơi nơi cảnh giới kẻ khác, nên bị khổ não này. Cũng vậy, Tỳ- kheo, phàm phu ngu si, sống nương ở nơi làng xóm, sáng sớm đắp y, mang bát vào thôn khất thực, không khéo hộ trì thân và không thủ hộ các căn. Mắt thấy sắc liền sanh ra nhiễm đắm; tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với xúc đều sanh ra nhiễm đắm. Tỳ-kheo ngu si sau khi các căn bên trong và các cảnh bên ngoài bị trói buộc năm chỗ, nên bị lệ thuộc vào ước muốn của ma. Cho nên các Tỳ-kheo cần nên học tập như vầy: ‘Hãy chỉ nơi đi lại của mình, chỗ ở của cha mẹ mà sống, chớ đi đến chỗ khác và cảnh giới kẻ khác’.

Thế nào là nơi đi lại của mình, nơi ở của cha mẹ Tỳ-kheo? Là chỉ cho bốn Niệm xứ: Sống với chánh niệm quán thân trên thân, sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.

Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 620)

Chúng tahình ảnh ‘Những vượn khỉ con ngu si… Năm chỗ đều bị dính keo, phải nằm co quắp trên đất. Thợ săn đi đến, vội lấy gậy xỏ vào khiêng đi’ có nhiều điểm tương đồng. Ai với năm dục, khéo hộ trì các căn, tỉnh giác thì thoát. Ai vụng về dính mắc thì bị bắt trói, bị khiêng đi.

Một điều quan trọng nữa là cần đi đúng ‘nơi đi lại của mình’, cần ở đúng ‘chỗ ở của cha mẹ’. Các Tỳ-kheo thời Thế Tôn chỉ làm ba việc chính mà thôi, đó là thiền định, khất thực, thuyết pháp. Còn chúng ta hiện nay làm nhiều việc hơn, cũng tốt thôi, nhưng mải mê làm những việc phụ mà quên việc chính thì phải suy ngẫm lại.

Phật, Thánh chúng và thầy tổ là cha mẹ, ngày xưa cha mẹ làm gì và hôm nay chúng ta đã làm gì? Chỗ của cha mẹTứ niệm xứ, không nên lìa chỗ này. Xa rời Tứ niệm xứ là đánh mất phần cốt lõi của sự nghiệp tu học. Thế nên, chánh niệm tỉnh giác, hộ trì các căn, sống thiền Tứ niệm xứ là nền tảng căn bản để vượt thoát dính mắc, thành tựu các Thánh quả.
Quảng Tánh
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/03/2024(Xem: 427)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.