Ứng dụng phương pháp tu tập chánh niệm theo con đường niệm xứ

24/03/20185:47 CH(Xem: 16468)
Ứng dụng phương pháp tu tập chánh niệm theo con đường niệm xứ

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CHÁNH NIỆM
THEO CON ĐƯỜNG NIỆM XỨ 
Thích Giác Chinh

 

chanh niemGiới thiệu chung: Chánh niệm là cột trụ, là cốt tủy trong đạo Phật. Phương pháp tu tập Chánh niệm theo cách Niệm xứpháp môn cổ xưa của con đường đạo Phật nguyên gốc. Là phương pháp quán cơ bản về sự chánh niệm tỉnh giác. Phương pháp thiền quán niệm này, theo những chỉ dẫn đúng cách, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem đến những thành quảlợi lạc lớn. Phát triển và thực tập liên tục như thế thành tựu được Bốn lĩnh vực quán niệm (tức là Tứ niệm xứ), đưa đến giác ngộ, tỉnh giác và đoạn trừ khổ đau. Nội dung bài pháp học và pháp hành trong khóa tu 3 tháng An cư Kiết Đông 2017 chủ yếu được rút tỉa và tham khảo chính yếu từ 2 bài kinh căn bản của Niệm xứ, đó là kinh Tứ niệm xứkinh Đại niệm xứ. Xin trân trọng chia sẻ đến đại chúng xa gần.

 

1Nhận biết Chánh niệm

Chánh niệm là một danh từ có nguồn gốc từ chữ Pali là sammā-sati , trong tiếng Phạn là samyak-smṛti; là thuật ngữ mà các hành giả Khất sĩThiền sinh thực tập chánh niệm ngày nay thường nhận thấy trong hầu hết các kinh điển cốt lõi trong đạo Phật.

Chánh niệm tức là sự tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây.

Chánh niệm là sự tuệ tri được những gì đang có mặt, đang xảy ra (biết rõ).Khi hành giả tu tập Thiền định tức là đang ứng dụng chi phần Chánh niệm một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo. Chánh niệm là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một hành giả. Thực tập Chánh niệm tức là đang đi trên con đường của bốn nền tảng Chánh niệm (tức là Tứ niệm xứ).

Từ đoạn kinh quan trọng và thiêng liêng của Đức Phật đã để lại trong bài kinh Tứ Niệm xứ:

“Này Ananda, hãy là hòn đảo của mình, hãy là nơi nương tựa của mình! Đừng nương tựa vào người khác. Hãy để giáo Pháp là hòn đảo của mình, để giáo Phápnơi nương tựa của mình; đừng nương tựa vào chỗ nào khác! Và này Ananda, làm cách nào một người tu lấy mình làm hòn đảo, lấy mình làm nơi nương tựa, và không nương tựa vào chỗ khác? Làm cách nào để giáo Pháp là hòn đảo và nơi nương tựa, chứ không phải chỗ nào khác?

Ở đây, một người tu sống thực hành quán xét thân… thực hành quán xét những cảm giác… thực hành quán xét tâm… thực hành quán xét những đối tượng của tâm, nhiệt thành, hiểu biết rõ ràngChánh niệm, sau khi đã vượt qua những tham muốnphiền não đối với thế giới.

Này Ananda, theo cách như vậy, một người tu là hòn đảo và nơi nương tựa của mình, chứ không phải chỗ nào khác; theo cách như vậy, người đó sẽ có giáo Pháp là hòn đảo và nơi nương tựa của mình, chứ không phải chỗ nào khác.

Và này Ananda, tất cả những ai, bây giờ hoặc sau khi ta chết, sống biết lấy mình làm hòn đảo của mình, làm nơi nương tựa của mình, chứ không lấy chỗ nào khác; có giáo Pháp là hòn đảo và nơi nương tựa của mình, chứ không phải chỗ nào khác thì họ nằm trong số những Tỳ-kheo (hành giả Khất sĩ) của ta sẽ đạt đến đỉnh cao tâm linh, nếu họ quyết tâm tu tập chính mình như vậy ”.

Pháp Chánh niệm này được Đức Phật giảng dạy và đưa đến Tuệ Giác chứng đắc Niết-bàn.

Các hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tậpứng dụng Chánh niệm chính là tu tập lời Phật dạy; phần sau đây, sẽ được dẫn ra từ lời giảng của Phật từ trong kinh Tứ niệm xứ đã được kết tập thành Đại tạng kinh. Với nhiều từ ngữ Phật học chuyên môn trong kinh, cần phải thận trọng suy xét, tìm hiểu đúng đắn trong lý thuyết lẫn thực hành, như thế mới có được cái hiểu đúng đắntu tập đúng đắn về pháp Chánh niệm.

Đầu tiên, hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh hãy là hòn đảo của mình, hãy là nơi nương tựa của mình!Trong kinh Tứ n iệm xứ có đoạn khẳng định tầm quan trọng của Tứ niệm xứNày các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn niệm xứ.. .

Con đường duy nhất để đạt Niết-bàn là Chánh niệm trên 4 pháp: Thân, Thọ , Tâm, Pháp là bốn chỗ quán niệm .

Thế nào là bốn? Đức Phật dạy:

“Này các Tỷ-kheo ( Khất sĩ), ở đây vị Khất sĩ sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.”

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm muốn đúng đắn thì phải thực hành pháp Tứ niệm x ứ theo k inh Tứ niệm xứ . Là bốn phương pháp quán cơ bản về sự chánh niệm, tỉnh giác. Phương pháp thiền quán niệm này, theo những chỉ dẫn đúng cách, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem đến những thành quảlợi lạc lớn. Phát triển và thực tập liên tục như thế thành tựu được bốn lĩnh vực quán niệm (tức là Tứ niệm xứ), đưa đến giác ngộ, tỉnh giác và đoạn trừ khổ đau. Bốn pháp cần được Chánh niệm được Đức Phật dạy như sau:

 

2. Tu tập bốn pháp quán niệm

2.1. Quán than

 

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm trên thân tức là quán sát theo dõi hơi thở, đi đứng nằm ngồi, quán sát để thấy thân là bất tịnh (không trong sạch), quán sát tứ đại, quán sát tử thi (ở nghĩa địa, ngày xưaẤn Độ người chết bị quăng thây ở nghĩa địa , ngày nay có thể đăng ký vào bệnh viện trong nhà xác hoặc phòng thực tập tử thi của các y, bác sĩ). Mục đích để thấy những thành phần hơi thở, oai nghi (đi đứng, nằm, ngồi) v.v... là khổ, vô thường (luôn biến chuyển, đổi thay), vô ngã (không có tự ngã của tôi và cái của tôi) .

Trong kinhTứ niệm xứ, Đức Phật dạy phương pháp này như sau:

“Này các Tỷ-kheo (hành giả Khất sĩ), thế nào là một vị Khất sĩ sống quán Thân trên thân?

Ở đây, vị Khất sĩ đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri:“Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri:“Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri:“Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri:“Tôi thở ra ngắn”;“Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập;“Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập;“An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập;“An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm cần nhận biếttuệ tri (biết rõ) 4 biểu hiện sau:

1. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri :“Tôi thở vô dài ”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “ Tôi thở ra dài ”;

2. Thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri:“ Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “ Tôi thở ra ngắn”;

3. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô” , vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra ” , vị ấy tập;

d. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra ”, vị ấy tập.

 

Đức Phật đã ví dụ và giảng giải trong Niệm xứ như sau:

Các hành giả Khất sĩ như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: “Tôi quay dài” ; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: “Tôi quay ngắn ” . Cũng vậy, này các thầy Khất sĩ , vị Khất sĩ thở vô dài, tuệ tri: “ Tôi thở vô dài ” ; hay thở ra dài tuệ tri: “ Tôi thở ra dài ” ; hay thở vô ngắn, tuệ tri: “ Tôi thở vô ngắn ” ; hay thở ra ngắn, tuệ tri: “ Tôi thở ra ngắn ” ; “ Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô ” , vị ấy tập; “ Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra ”, vị ấy tập; “ An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô ”, vị ấy tập; “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra ” , vị ấy tập ”.

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm bằng phương pháp đó, có tuệ tri, chánh niệm, tỉnh giác.

Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây” , vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các vị Khất sĩ , như vậy vị Khất sĩ sống quán thân trên thân ”.

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm trong tứ oai nghi (đi, đứng, ngồi, nằm) bằng phương pháp sau:

“Lại nữa, này các Tỷ-kheo (hành giả Khất sĩ), vị Khất sĩ đi, tuệ tri: “Tôi đi”; hay đứng, tuệ tri: “Tôi đứng”; hay ngồi, tuệ tri: “Tôi ngồi”; hay nằm, tuệ tri: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy”.

Bằng cách đó, Đức Phật dạy:

“Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy là vị Khất sĩ sống quán thân trên thân”.

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm như sau:

“Lại nữa, vị Khất sĩ khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm. Khi mang áo Sanghàti (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán thân trên thân”.

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm quán và tuệ tri (biết rõ) như sau:

Lại nữa này các vị Khất sĩ quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu.”

Đức Phật đã ví dụ và giảng giải như sau:

… cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quan sát: “Đây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu đỏ, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”. Cũng vậy, này các hành giả Khất sĩ, một vị Khất sĩ quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”.

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân.“Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán thân trên thân.

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm quán và tuệ tri (biết rõ) như sau: “Lại nữa này các hành giả Khất sĩ, vị Khất sĩ quán sát thân này về vị trí các giới (các thành phần) và sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đạiphong đại ”.

Đức Phật đã ví dụ và giảng giải như sau:

“Này các hành giả Khất sĩ, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy này các vị Khất sĩ, vị Khất sĩ quán sát thân nay về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đạiphong đại.”

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân.“Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán thân trên thân.

Về vị trí các giới: tức là các thành phần của địa đại, thủy đại, hỏa đạiphong đại.

Nhìn và quán sâu vào tử thi:

“Lại nữa này các hành giả Khất sĩ, vị Khất sĩ như khi thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Vị Khất sĩ quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy.”

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán thân trên thân.

“Lại nữa này các hành giả Khất sĩ, vị Khất sĩ như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn; hay bị các loài chó ăn; hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Vị Khất sĩ quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”.

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thên trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán thân trên thân.

Này các vị Khất sĩ, lại nữavị Khất sĩ như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa; với các xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; với các xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại, với các xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia, ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu,...vị Khất sĩ quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”.

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán thân trên thân.

Lại nữa này các hành giả Khất sĩ, vị Khất sĩ như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Các vị Khất sĩ quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy.”

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán thân trên thân.

 

2.2. Quán Thọ

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm trên Thọ tức là quán sát những cảm thọ, cảm giác phát sanh liên tục để khám phá ra và nhận biết những cảm giác này cũng là khổ, vô thường, vô ngã.

Kinh Tứ Niệm xứ, Đức Phật dạy phương pháp này như sau:

“Này các vị Khất sĩ, như thế nào là vị Khất sĩ sống quán thọ trên các thọ?”

Này các Tỷ-kheo (các vị Khất sĩ), ở nơi đây, khi cảm giác lạc thọ, biết rằng:“Tôi cảm giác lạc thọ”; khi cảm giác khổ thọ, biết rằng: “Tôi cảm giác khổ thọ”; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, biết rằng: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”. Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất biết rằng: “Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất.

Như vậy vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên cả các nội thọ, ngoại thọ. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các thọ; hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. “Có thọ đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán thọ trên các thọ.

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh niệm cần nhận biếttuệ tri (biết rõ) biểu hiện sau:

- Khi cảm giác lạc thọ, biết rằng: “ Tôi cảm giác lạc thọ”;

- Khi cảm giác khổ thọ, biết rằng: “ Tôi cảm giác khổ thọ”;

- Khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, biết rằng: “ Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”;

- Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất biết rằng: “ Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất”;

- Hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: “ Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất”;

- Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rằng: “ Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất”;

- Hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, biết rằng: “ Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất”;

- Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất”;

- Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất” .

 

2.3. Quán tâm

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh niệm trên Tâm tức là quán sát tâm, những trạng thái thuộc về tâm (tâm sở) để thấy, biết chúng cũng là khổ, vô thường, vô ngã.

Trong kinh Tứ Niệm xứ, Đức Phật dạy phương pháp này như sau:

Này các vị Khất sĩ, như thế nào là vị Khất sĩ sống quán tâm trên tâm?

Này các vị Khất sĩ,, ở đây vị Khất sĩ: “Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham”; hay “Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham”; hay “Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân”; hay “Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân”; hay “Với tâm có si, biết rằng tâm có si”; hay “Với tâm không si, biết rằng tâm không si”; hay “Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp”; hay “Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn”; hay “Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại”; hay “Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại”; hay “Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn”; hay “Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng”; hay “Với tâm có định, biết rằng tâm có định”; hay“Với tâm không định, biết rằng tâm không định”; hay “Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát”; hay “Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát”.

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh niệm cần nhận biếttuệ tri như sau:

- Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham;

- Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham;

- Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân;

- Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân;

- Với tâm có si, biết rằng tâm có si;

- Với tâm không si, biết rằng tâm không si;

- Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp;

- Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn;

- Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại;

- Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại;

- Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn;

- Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng;

- Với tâm có định, biết rằng tâm có định;

- Với tâm không định, biết rằng tâm không định;

- Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát;

- Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát.

Đức Phật dạy: “Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. “Có tâm đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán tâm trên tâm”.

 

2.4. Quán Pháp

Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm trên Pháp tức là quán sát các pháp trong quá trình chánh niệm, hễ pháp nào phát sanh thì quán pháp đó. Mục đíchchứng đắc Niết -bàn. Phương pháp này đòi hỏi đã qua pháp quán Thân, Thọ, Tâm trước để thuần phục, trước khi quán Pháp .

KinhTứ niệm xứ, Đức Phật dạy phương pháp này như sau:

“Này các vị Khất sĩ, như thế nào là vị Khất sĩ sống quán pháp trên các Pháp?”

Này các vị Khất sĩ, ở đây vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cáiVà này các vị Khất sĩ, thế nào là vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái?

 

Về phương pháp đối trị tham dục:

Ở đây vị Khất sĩ , nội tâmtham dục, tuệ tri: “Nội tâm tôi có tham dục ”; hay nội tâm không có tham dục, tuệ tri rằng: “ Nội tâm tôi không có tham dục ”. Và với tham dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy, Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm cần nhận biếttuệ tri rõ ràng về:

Nội tâm tôi có tham dục; hay nội tâm không có tham dục, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có tham dục”.

- Và với tham dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy.

- Và với tham dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.

- Và với tham dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

 

Về phương pháp đối trị sân hận (nóng giận):

Nội tâmsân hận, tuệ tri rằng: “ Nội tâm tôi có sân hận”; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có sân hận”. Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy, Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm cần nhận biếttuệ tri rõ ràng về:

Nội tâm tôi có sân hận; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có sân hận”.

- Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy.

- Và với sân hận đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.

- Và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

 

Về phương pháp đối trị hôn trầm thụy miên (tức là buồn ngủ hoặc ngủ luôn trong khi Thiền):

Nội tâmhôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: “ Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên”; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên” . Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy, Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm cần nhận biếttuệ tri rõ ràng về:

Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên” .

- Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy.

- Và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.

- Và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

 

Về phương pháp đối trị trạo hối (tức là trạo cử, cử động hoặc lắc lư không yên trong khi thiền):

Nội tâmtrạo hối, tuệ tri rằng: “ Nội tâm tôi có trạo hối”; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có trạo hối”. Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy, Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm cần nhận biếttuệ tri rõ ràng về:

Nội tâm tôi có trạo hối; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có trạo hối”.

- Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy.

- Và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.

- Và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

 

Về phương pháp đối trị nghi ngờ:

Nội tâm có nghi, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi có nghi”; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có nghi. ” Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy . V à với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy, hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm cần nhận biếttuệ tri rõ ràng về:

Nội tâm tôi có nghi; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có nghi.”

- Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy.

- Và với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy .

- Và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Đức Phật dạy: “ Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ, như vậy vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp, đối với năm triền cái.

 

Về phương pháp Quán Pháp với năm uẩn:

Vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp đối với n ăm thủ uẩn. ” Này các vị Khất sĩ , thế nào là vị Khất sĩ , sống quán pháp trên các pháp đối với n ăm thủ uẩn?

Vị Khất sĩ, suy tư(tư duy) : “Đây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt. Đây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt. Đây là tưởng, đây là tưởng sanh, đây là tưởng diệt. Đây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt. Đây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt”.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây” , vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các vị Khất sĩ ,, như vậy vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn.

 

Về phương pháp Quán Pháp với sáu nội ngoại xứ:

Các vị Khất sĩ , vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp đối với s áu n ội n goại xứ. Này các vị Khất sĩ , thế nào là vị Khất sĩ , sống quán pháp trên các pháp đối với s áu nội ngoại xứ?”

Ở đây vị Khất sĩ tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy... và tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... và tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... và tuệ tri lưỡi và tuệ tri các vị... và tuệ tri thân và tuệ tri các xúc... và tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ ,, như vậy vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp, đối với sáu n ội ngoại xứ.

 

Về phương pháp Quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi:

Vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Này các vị Khất sĩ, thế nào là vị Khất sĩsống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi?

Ở đây vị Khất sĩ, nội tâmNiệm Giác chi, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi có Niệm Giác chi”, hay nội tâm không có Niệm Giác chi, tuệ tri rằng:“Nội tâm tôi không có Niệm Giác chi”; và với Niệm Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với Niệm Giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy:

- Hay nội tâmTrạch pháp Giác chi...

- Hay nội tâmTinh tấn Giác chi...

- Hay nội tâmHỷ Giác chi...

- Hay nội tâmKhinh an Giác chi...

- Hay nội tâmĐịnh Giác chi...

- Hay nội tâmXả Giác chi.

Hành giả tuệ tri rằng: Nội tâm tôi có Xả Giác chi” ; hay nội tâm không có Xả Giác chi, tuệ tri rằng: “Nội tâm tôi không có Xả Giác chi. ” Và với Xả Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với Xả Giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây”; vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các vị Khất sĩ , như vậy vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Lại nữa này các vị Khất sĩ, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật.

 

Quán Pháp trên các pháp đối với bốn sự thật (Tứ diệu đế):

Thế nào là vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp đối với bốn s ự thật?

Ở đây Vị Khất sĩ như thật tuệ tri: “Đây là khổ ” ; như thật tuệ tri: “ Đây là khổ tập ” ; như thật tuệ tri: “Đây là khổ diệt ” ; như thật tuệ tri: “ Đây là con đường đưa đến khổ diệt ”.

Như vậy, Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệmcần nhận biếttuệ tri rõ ràng về (như thật tuệ tri ):

Đây là khổ;

Đây là khổ tập;

Đây là khổ diệt;

Đây là con đường đưa đến khổ diệt.

 

Về Khổ Thánh đế:

Thế nào là Khổ Thánh đế?

“Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi. khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ. ”

- Như thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các vị Khất sĩ, như vậy gọi là sanh.

- Như thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Như vậy là già.

- Như thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. như vậy gọi là chết.

- Như thế nào gọi là sầu? Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy. Như vậy gọi là sầu.

- Như thế nào là bi? Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Như vậy gọi là bi.

- Như thế nào là khổ? Sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. N hư vậy gọi là khổ.

- Như thế nào là ưu? Sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. N hư vậy gọi là ưu.

- Như thế nào là não? Với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Như vậy gọi là não.

Như vậy, Hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh n iệm cần nhận biếttuệ tri rõ ràng về 8 cái khổ.

Thế nào là cầu bất đắc khổ?

Chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: “ Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh” . Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các vị Khất sĩ , chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: “ Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não ” . Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Như thế nào là tóm lại, năm Thủ uẩn là khổ?

Đó là, như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn ; như vậy tóm lại năm Thủ uẩn là khổ.

Thế nào là Khổ tập Thánh đế?”

- Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

- Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Ở đời cái tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

- Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các hương... ở đời các vị... ở đời các cảm xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

- Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời thân thức... ở đời ý thứcsắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

- Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

- Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở thanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ... ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

- Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

- Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

- Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp áisắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đây.

- Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

- Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

Về Khổ diệt Thánh đế (diệt đế):

“Này các vị Khất sĩ , và thế nào là Khổ diệt Thánh đế?”

Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy). Này các vị Khất sĩ , sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? Ở đời các sắc gì thân, các sắc gì ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy. Ở đời lỗ tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các mùi hương... ở đời các vị.. ở đời các xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời ý thứcsắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở sanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ.. ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp áisắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.

Về Khổ diệt đạo Thánh đế:

Thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế?

Khổ diệt đạo Thánh đế đó tức là con đường Bát Thánh đạo; tức là:

- Chánh tri kiến,

Chánh tư duy,

Chánh ngữ,

Chánh nghiệp,

Chánh mạng,

Chánh tinh tấn,

Chánh niệm,

Chánh định.

Với phương pháp chánh niệm trên con đường Niệm xứ, tức là hành giả phải ứng dụngthực hành các chi phần Bát chánh trong đời sống hằng ngày và là kết quả của con đường hành thiền có niệm, có định lực với một tuệ giác tri vững chãi. Con đường đó là:

- Thế nào là Chánh tri kiến?

Tức là, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Dùng tuệ lực tri kiến để nhận biết, như vậy gọi là Chánh t ri kiến.

- Thế nào là Chánh tư duy?

Tức là, Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại ; như vậy gọi là Chánh tư duy.

- Thế nào là Chánh ngữ?

Tức là, Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này các vị Khất sĩ, như vậy gọi là Chánh ngữ.

- Thế nào là Chánh nghiệp?

Tức là, Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Này các vị Khất sĩ, như vậy gọi là Chánh nghiệp.

- Thế nào là Chánh mạng?

Ở đây, khi hành giả thực hành chánh niệm tứ là phải từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng; như vậy gọi là Chánh mạng.

- Thế nào là Chánh tinh tấn?

Ở đây vị Khất sĩ , đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Đối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chíPhương pháp này, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.

- Thế nào là Chánh niệm?

Ở đây vị Khất sĩ sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời ; như vậy gọi là Chánh niệm.

- Thế nào là Chánh định?

Ở đây vị Khất sĩ ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Rồi vị Khất sĩ ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị Khất sĩ ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị Khất sĩ ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Trong phương pháp định niệm này , như vậy gọi là Chánh định.

Như vậy với phương pháp ứng dụngthực hành như thế, bằng con đường Niệm xứ có Niệm, có Định, Có Tuệ giác; đó gọi là Khổ diệt đạo Thánh đế.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây” , vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời , như vậy vị Khất sĩ sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế. ”

 

3. Kết quả và lợi ích

Lời khẳng định về sự chứng đắc đã được Đức Phật tuyên bố trong kinh Tứ Niệm xứ rằng, chỉ cần thực hiện bài kinh này liên tục từ 7 ngày cho đến 7 năm tối đa sẽ chứng một tron g Tứ thánh quả từ: Tu-đ à -hoàn, hoặc Tư -đ à -hàm, hoặc A -n a -hàm, hoặc đến A -la - hán là quả vị cao nhất .

Kinh Tứ Niệm xứ, Đức Phật đã dạy: “Này các vị Khất sĩ, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm... trong năm năm... trong bốn năm... trong ba năm... trong hai năm... trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các vị, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các vị, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng... trong năm tháng... trong bốn tháng... trong ba tháng... trong hai tháng... trong một tháng... trong nửa tháng... vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các vị, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các vị, đây là con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ”.

Con đường thực tậpứng dụng tu tập Chánh niệm vào đời sống rất thiết thực, thiết thực như chính hiện tại đang là, chánh niệm, tỉnh giác, chế ngự các tham ưu ở đời. Một hành giả Khất sĩ và các Thiền sinh thực tập Chánh niệm là một người đang tu, sống và thực hành quán xét thân; thực hành quán xét những cảm giác; thực hành quán xét tâm; thực hành quán xét những đối tượng của tâm, nhiệt thành, hiểu biết rõ ràngChánh niệm, người ấy nhận biết, an lạc, hạnh phúcgiải thoát, đạt được tự do đích thực.

Bài pháp học và pháp hành Chánh niệm được học và thực tập vào khóa Thiền 3 tháng An cư Kiết Đông tại Rừng Thiền Dharma Mountain and Forest Meditation,

Thiền viện Pháp Thuận – Dharma Meditation Temple, Valley Center, California, USA, 2018.

 

Trân trọng,

An vui với Lòng từ,

 

Khất sĩ Thích Giác Chinh

Viện chủ Thiền Viện Pháp Thuận.
Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:

Chánh Niệm Là Gì

Thiền chánh niệm là gì?

Chánh niệm là gì

Thật sự thực hành chánh niệm





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2011(Xem: 104576)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.