Phụ Lục 2: Bảy Giai Đoạn

07/02/20193:53 SA(Xem: 6958)
Phụ Lục 2: Bảy Giai Đoạn

TỈNH THỨC
AWARENESS ITSELF
Ajaan Fuang Jotiko
Tỳ Khưu Thanissaro (Geoffrey DeGraff)
Chuyển ngữ từ Thái sang Anh.
Diệu Liên Lý Thu Linh
Chuyển Ngữ từ Anh sang Việt
2018-2019

 

PHỤ LỤC 2:  BẢY GIAI ĐOẠN

 

&  Trích trong Keeping the Breath in Mind (Giữ Hơi thở trong Tâm) của thiền sư Ajaan Lee.

Có bảy bước căn bản:

  1. Bắt đầu với ba hay bảy hơi thở vào-ra dài, nghĩ bud- với hơi thở vào, và dho với hơi thở ra.  Hãy giữ các âm dài như hơi thở.
  2. Hoàn toàn tỉnh giác với hơi thở vào-ra.
  3. Quán sát hơi thở khi nó vào ra, biết nó dễ chịu hay khó chịu, rộng hay hẹp, vướng mắc hay thông suốt, nhanh hay chậm, dài hay ngắn, nóng hay mát.  Nếu cảm thấy hơi thở không thoải mái, thay đổi hơi thở cho đến khi thấy thoải máiThí dụ, nếu thở vào, thở ra dài mà thấy khó chịu, thì thử thở vào ngắn, thở ra ngắn.  Ngay khi đã điều chỉnh hơi thở cho dễ chịu, hãy để hơi thở ấy trải ra khắp châu thân.

Bắt đầu với hơi thở vào ở gáy, rồi để hơi thở chảy dài xuống sống lưng.  Rồi, nếu là nam, hãy để hơi thở dọc theo chân phải đến tận gót chân, các đầu ngón chân, và thoát ra ngoài hư không.  Lại hít thở vào ở gáy, để hơi thở chạy dài xuống sống lưng, xuống chân trái đến tận các ngón chân, và ra ngoài hư không.  (Nếu là nữ, hãy bắt đầu bên trái trước, vì hệ thống thần kinh nam và nữ khác nhau).

Sau đó để hơi thở đi từ gáy xuống hai vai, qua khủy tay, cổ tay, đến các đầu ngón tay, và ra ngoài hư không.

Hãy để hơi thở đi từ yết hầu xuống các dây thần kinh trung tâm ở phía trước thân, qua phổi, gan, xuống tận thận và ruột kết.

Hít vào ngay giữa ngực và để nó xuống tận các đường ruột.

Hãy để các cảm giác của hơi thở trải rộng cho đến khi chúng kết nối và chảy cùng với nhau, và bạn sẽ cảm nhận một cảm giác thoải mái hơn nhiều.

  1. Tập bốn phương cách điều chỉnh hơi thở:
    1. Vào dài, ra dài
    2. Vào dài, ra ngắn
    3. Vào ngắn, ra dài
    4. Vào ngắn, ra ngắn

       Thở cách nào mà bạn thấy thoải mái nhất.  Tốt hơn, cứ học thở thoải mái với cả bốn cách, vì điều kiện vật lýhơi thở của bạn luôn thay đổi.

  1. Hãy làm quen với các gốc hay điểm tập trung của tâm –những điểm dừng của hơi thở- và tập trung ý thức vào điểm nào mà bạn thấy thoải mái nhất.  Một số điểm gốc là:
    1.  Đầu mũi,
    2.  Giữa đầu
    3.  Vòm họng
    4.  Yết hầu
    5.  Xương ức
    6.  Rốn (hay điểm trên rốn)

    Nếu bạn thường thấy nhức đầu hay có vấn đề về thần kinh, tránh chú tâm vào bất cứ điểm nào trên yết hầu.  Và tránh cố gắng đè nén hơi thở hay đặt mình vào thế khó xoay trở.  Thở nhẹ nhàng, tự nhiên.  Hãy để tâm thoải mái với hơi thở -nhưng đừng cho nó vuột mất.

 

 

  1. Trải tâm tỉnh giác –cảm giác các thọ- tràn đầy thân.

 

  1. Kết hợp các cảm nhận qua hơi thở trên khắp thân, để chúng chảy chung một dòng nhuần nhuyễn, giữ sự tỉnh giác hết sức mạnh mẽ.  Một khi hành giả đã ý thức đầy đủ về mọi tính chất của hơi thở trên thân, hành giả cũng sẽ đạt được sự hiểu biết đủ loại tính chất của các thành tố khác.  Hơi thở, bản chất của nó là có nhiều khía cạnh: các cảm giác của hơi thở chảy tràn qua hệ thần kinh, có hơi thở đi quanh các dây thần kinh, có cái trải từ các dây thần kinh đến từng lỗ chân lông.  Các cảm giác của hơi thở có ích và có hại trộn lẫn vào nhau theo bản chất của chúng.

 

Tóm Tắt:

  1. Để làm tốt hơn các năng lượng sẵn có trong mọi bộ phận cơ thể, để ta có thể chịu đựng được những thứ như bệnh tật, đau đớn.
  1. b.  Để làm rõ hơn trí tuệ đã sẵn có bên trong ta, để nó có thể trở thành cơ bản cho các thiện xảo đưa đến sự buông thư và thanh lọc tâm –ta nên luôn nhớ đến bảy giai đoạn này trong tâm, vì chúng tuyệt đối cơ bản về mọi khía cạnh của thiền hơi thở.

 

CHÚ GIẢI

Abhidhamma (Vi Diệu Pháp): Quyển thứ ba trong tạng kinh Pali, bao gồm các văn bản được hệ thống dựa vào các liệt kê từ giáo lý của Đức Phật.

Ajaan: Thầy; Người đỡ đầu.

Apadana (Avadana): Các câu chuyện được kể trong các chương cuối của tạng kinh Pali, cho rằng Đức Phật và các đệ tử của Ngài được đi trên con đường đến giác ngộ nhờ đã cúng dường đến một vị Phật trước đó và đã hồi hướng công đức đó đến một loại giác ngộ đặc biệt.

Arahant: Bậc thánh thiện hay bậc đáng tán thán, nghĩa là người mà trong tâm không còn các uế nhiễm, do đó không phải tái sinhDanh hiệu của Đức Phật và các vị thánh đệ tử của Ngài.

Brahma: Vị ở trên các cõi trời sắc giớivô sắc giới, một vị trí đã đạt được –nhưng không phải là vĩnh viễn- do vun trồng các giới hạnhthiền định (Jhana), cùng với lòng từ bi, hỷ, xả vô lượng.

Buddho: Tỉnh giác – một danh hiệu của Đức Phật.

Chedi: Tháp chứa xá lợi của Đức Phật hay của đệ tử của Ngài; các vật dụng liên quan đến các ngài, hay các bản kinh Phật giáo.

Dhamma (dharma): Giáo lý của Đức Phật; sự thực hành các giáo lý; sự giải thoát khỏi khổ đau đạt được nhờ thực hành.

Jataka: Các câu chuyện được ghi chép trong tạng kinh Phật giáo, liên quan đến các tiền kiếp của Đức Phật.

Jhana:   Thiền định.

Karma (kamma): Hành động có chủ tâm –qua thân, khẩu, ý- đem lại hậu quả cho người hành động dựa vào tính chất của sự chủ tâm.

Khandha: Các uẩn.  Năm uẩn là các thành phần của cảm xúc giác quan, căn bản cho cảm giác của “cái ngã”.  Chúng là: sắc, thọ, tưởng, hành và thức (tâm được coi là giác quan thứ sáu).

Nibbana (Nirvana- Niết-bàn): Giải thoát.  Sự diệt tận của tham, sân và si trong tâm, kết quả là hoàn toàn giải thoát khỏi khổ đau, phiền não.

Pali: Ngôn ngữ dùng trong các kinh tạng Phật giáo.

Parami: Ba-la-mật; mười đức tính nếu được phát triển sẽ đưa đến Giác ngộ: Bố Thí (Dàna), Trì Giới (Sìla), Xuất Gia (Nekkhamma), Trí Tuệ (Pannà), Tinh Tấn (Viriya), Nhẫn Nại (Khanti), Chân Thật (Sacca), Quyết tâm (Adhìtthàna), Tâm Từ (Mettà), và Tâm Xả (Upekkhà).

Sangha: Cộng đồng các đệ tử của Đức Phật.  Thông thường, danh từ này được dùng để chỉ các đệ tử xuất giaLý tưởng hơn, danh từ này chỉ các đệ tử -bao gồm cả cư sĩ và tu sĩ- đã tu chứng được ít nhất sơ thiền trên đường đi đến giải thoát.  Phật, Pháp và Tăng, được gọi chung là Tam Bảo.  Người Phật tử nương trú nơi Tam Bảo –coi đó là các hướng dẫn tột cùng trong cuộc đời một con người.

Sumeru: Ngọn núi huyền thoại, rất cao, được cho là ở trung tâm vũ trụ, về phía bắc của dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Than Phaw: Sư phụTiếng gọi để diễn tả lòng kính yêu đối với các lão tăng ở miền đông nam Thái Lan.

Vessantara:Đức Phật trong kiếp trước khi thành Phật, khi ngài thực hành hạnh bố thí bằng cách từ bỏ ngai vàng, ùng với những thứ ngài yêu thương nhất: vợ, con ngài.

Wat: Tu viện; chùa.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2011(Xem: 104576)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.