- Tính độc ác

13/03/201910:37 SA(Xem: 10122)
- Tính độc ác
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CÁC KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 
(CÂU 182 ĐẾN 304)

 


Suy tư về tính độc ác

 

295

 

            Đôi khi chỉ vì vô minhchúng ta gây ra khổ đau cho các chúng sinh khác, nhưng không hề hay biết gì cả về các sự khổ đau đó. Thật vậy, không mấy khi chúng ta ý thức được là thú vật cũng cảm nhận được thích thú và khổ đau (không mấy khi chúng ta nghĩ đến sự sợ hãiđau đớn của các con vật bị giết trong các lò sát sinh mà chỉ trông thấy đĩa thịt thơm ngon trước mặt mình). Cũng vậy không mấy khi chúng ta thật sự cảm nhận được những nỗi đớn đau của những kẻ đồng loại, trừ phi chính mình phải chịu đựng những nỗi khổ đau đó. Thật hết sức rõ ràng: người khác đang khổ đau nhưng mình thì không. Chỉ khi nào biết nghĩ rằng: "Nếu người ta đánh đập và nguyền rủa tôi thì tất tôi cũng sẽ phải khổ đau như thế này hay thế kia", thì khi đó chúng ta mới có một ý niệm về sự khổ đau của kẻ khác.    

 

296

 

            Một số người hoàn toàn vô ý thức về các các nỗi đau buồn mà mình gây ra cho kẻ khác. Họ nghĩ rằng điều quan trọng hơn cả là phải tự mình tìm cách thoát khỏi các thứ khổ đau của mình một cách an toàn. Cách suy nghĩ đó sẽ tạo ra thêm cho mình một sự vô ý thức khác. Nếu càng tạo ra khổ đau cho kẻ khác thì mình cũng càng tạo ra thêm các nguyên nhân mang lại khổ đau cho chính mình. Vả lại, nếu cứ gây ra  những điều tệ hại cho xã hội thì cũng là cách khiến mình phải gánh chịu khổ sở gấp đôi (Chúng ta tìm cách thoát khỏi các khổ đau của mình nhưng không cần biết đến khổ đau của kẻ khác là gì, sự vô tình đó sẽ tạo cho mình các nguyên nhân trực tiếp mang lại khổ đau cho mình. Đồng thời  hành động tránh né khổ đau đó của mình cũng gián tiếp gây ra khổ đau cho kẻ khác, tạo ra các nguyên nhân khác mang lại các khổ đau khác cho mình. Tất cả những sự vô tình đó đều nằm trong chuỗi dài níu kéo giữa nguyên-nhân hậu-quả. Hãy đưa ra một thí dụ cụ thể, nếu mình gian lận thuế má, các đóng góp an ninh xã hội, bảo hiểm..., thì chủ ý gian lận đó dưới hình thức các xúc cảm sẽ lưu lại các vết hằn ăn sâu trên dòng tri thức mình mà người ta gọi là nghiệp. Đồng thời sự gian lận đó cũng làm thiệt hại cho toàn thể các thành phần trong xã hội, trong đo có cả chính mình. Trong khi đó thì mình lại cứ xem sự gian lận đó của mình là một sự thành công mang lại cho mình một niềm sung sướng. Đó là sự "vô ý thức" nói đến trên đây).

 

297

 

            Nếu lỡ phạm vào một hành động quá tồi tệ đối với kẻ khác thì phải biết hối lỗi. Phải nhận lỗi lầm mà mình gây ra, thế nhưng không nên nghĩ rằng mình sẽ phải gánh chịu suốt đời sự trừng phạt đó và không còn tạo được một cuộc sống bình thường như trước đây nữa. Không nên quên những gì mình làm, nhưng cũng không nên để cho sự hối hận khiến mình mãi mãi đau buồn và tuyệt vọng. Không được phép dửng dưng vì đó là thái độ làm ngơ, mà chỉ nên tự tha thứ cho mình: "Trước đây tôi từng phạm vào sai lầm, thế nhưng từ đây tôi sẽ không để cho những chuyện như thế xảy ra nữa. Là con người, tôi sẽ hội đủ khả năng tự giải thoát tôi ra khỏi các lầm lỗi mà tôi đã lỡ vi phạm". Khi nào sự tuyệt vọng vẫn còn đay nghiến mình thì cũng có nghĩa là mình chưa đủ sức để tự tha thứ cho chính mình.

 

298

 

            Trong trường hợp nếu mình làm một điều gì khiến cho một người đàn bà hay đàn ông nào đó bất bình, và nếu có thể được thì nên tìm gặp người ấy. Hãy nói với họ một cách thành thật: "Tôi đã cư xử không phải lẽ, gây ra quá nhiều sai trái, hãy bỏ qua cho tôi những lỗi lầm đó". Nếu họ chấp nhận sự hối lỗi của mình, nhờ đó sự oán hận của họ cũng nguôi ngoai, thì đấy chẳng phải là cách mà Phật giáo xem là một hình thức "xưng tội" hầu mang lại một sự hàn gắn hay sao? (có nghĩa là chỉ có người mà mình gây ra sự sai trái cho họ mới có thể tha lỗi cho mình mà thôi. Một bên nhận lỗi và một bên tha thứ nói lên một sự hàn gắn giữa đôi bên. Không có người ngoại cuộc nào có thể đứng ra tha lỗi cho mình được).

 

299

 

Thế nhưng cũng không nên dựa vào đó để tạo ra một khái niệm tín ngưỡng nào cả. Thật ra cũng chỉ cần chìa tay ra với người mà mình gây ra khổ đau cho họ để nhận lỗi và bày tỏ sự hối hận thành thật của mình, thì cũng đủ làm cho sự oán hận của họ nhẹ bớt đi. Tất nhiên sự hàn gắn đó cũng chỉ có thể thực hiện được khi nào cả đôi bên đều phát động được tinh thần thật cởi mở (Sám hối trong Phật giáo là một sự ăn năn, hối hận, một sự ý thức về hậu quả mang lại bởi sự lầm lỗi do mình tạo ra, và cũng là một sự quyết tâm không tái phạm, nhưng hậu quả mang lại từ hành động của mình sẽ không tránh khỏi được, mình chỉ có thể làm nhẹ bớt hay chuyển hướng khác đi mà thôi. Không có một vị Bồ-tát nào hay một vị Phật nào có thể "tha lỗi" cho mình được. Nghiệp không phải là một cái gì đó cụ thể mà là một quá trình diễn tiến tự nhiên của các hiện tượng).

 

300

 

              Tôi nghĩ rằng sự mong muốn làm hại kẻ khác không mang tính cách tự tại, có nghĩa là không hề có từ khi mới sinh, mà chỉ bùng lên sau này mà thôi. Sự mong muốn đó thuộc lãnh vực tạo tác tâm thần. Lúc đầu Hitler nghĩ rằng người Do-thái là những người gây ra tai hại cần phải tận diệt, ý nghĩ đó ngày càng phát triển thêm đến độ che lấp cả các ý nghĩ khác và loại bỏ mọi cảm tính từ bi.

 

301

 

            Mọi cách nhìn vào kẻ khác và xem là kẻ thù của mình đều phát sinh từ sự tưởng tượng (tức là một sự tạo tác hay phóng tưởng tâm thần). Phật giáo xem sự kiện đó là giả tạo, là một thứ gì đó được tạo dựng đi ngược lại với sự hiện hữu tự nhiên của mọi sự vật (kẻ khác không phải là "kè thù" cũng chẳng phải là "bạn hữu" mà chỉ là "như thế"). Mỗi khi có một ý nghĩ bùng lên, thì tức khắc người ta tin ngay vào ý nghĩ đó và cho nó là đúng, bèn gán cho nó một vai trò quan trọng (dán cho nó một nhãn hiệu)căn cứ vào đó để phác họa cả một chương trình hành động và mang ra thực hiện, không cần biết là sẽ gây ra khổ đau cho kẻ khác hay không.

 

302

 

            Nếu muốn biến cải những người có xu hướng suy nghĩ và hành động nông nổi như trên đây thì trước hết phải khơi động tình nhân loại sâu xa nơi họ và tìm cách tách họ ra khỏi ý thức hệ không tưởng của họ, dù chỉ được phần nào cũng vậy. Thật ra thì cũng chỉ cầu mong họ suy nghĩ chín chắn hơn thế thôi. Một khi đã không còn cách nào có thể biến cải họ được nữa thì đành phải sử dụng sức mạnh. Thế nhưng không phải là bất cứ một thứ sức mạnh nào cũng được. Dù họ phạm vào các tội ác kinh tởm nhất thì cũng phải đối xử với họ bằng tình nhân loại. Đấy là phương pháp duy nhất có thể giúp chúng ta trông thấy họ thay đổi một ngày nào đó.

 

303

 

Tình thuơng là giải pháp tối hậu có thể giúp biến cải kẻ khác, dù trong lòng họ đang ngập tràn giận dữhận thù. Nếu lúc nào các bạn cũng phát động vững chắc được tình thương đó, không xao xuyến cũng không mệt mỏi, thì họ sẽ phải xúc động. Điều đó đòi hỏi nhiều thời giankiên nhẫn. Thế nhưng với quyết tâm tinh khiết, lòng từ bi và tình thương yêu không lay chuyển, thì các bạn sẽ thành công.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2011(Xem: 104593)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.