Giàu lên dễ sinh tật

14/03/20194:09 SA(Xem: 10099)
Giàu lên dễ sinh tật
GIÀU LÊN DỄ SINH TẬT
Quảng Tánh

tienbacLàm giàu chính đáng là việc khó đối với nhiều người. Nhưng khi khấm khá rồi mà biết an hưởng “không phóng dật, không tham đắm, không tạo những ác hạnh đối với chúng sinh” lại càng khó khăn hơn. Không ít người khi giàu có lên bỗng thay tính đổi nết, sa đà vào tiệc tùng, bài bạc, ăn chơi, bồ bịch… dẫn đến gia đình ly tán, con cái hoang đàng, thân bại danh liệt.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh tư duy, tự nghĩ: “Thế gian ít có người được tài lợi thắng diệu mà không phóng dật, không tham đắm, không tạo những ác hạnh đối với chúng sinh. Nhưng thế gian có nhiều người được tài lợi thắng diệu là hay sinh ra phóng dật, tăng trưởng tham đắm chúng, khởi lên các tà hạnh”. Nghĩ vậy rồi, vua đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

 - Bạch Thế Tôn, con một mình ở chỗ yên tĩnh tư duy, tự nghĩ: “Thế gian ít có người được tài lợi thắng diệu và đối với tài lợi đó không sinh ra phóng dật, không sinh ra tham đắm, không tạo ra tà hạnh. Nhưng thế gian có nhiều người được tài lợi thắng diệu là hay sinh ra phóng dật, sinh ra tham đắm, khởi lên các tà hạnh”.

Phật bảo vua Ba-tư-nặc:

- Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! “Thế gian ít có người được tài lợi thắng diệu mà không tham đắm, không sinh ra phóng dật, không khởi lên những tà hạnh. Nhưng thế gian có nhiều người được tài lợi thắng diệu và đối với tài lợi phóng dật, mà khởi lên tham đắm, khởi lên các tà hạnh”. Đại vương nên biết, những người thế gian kia được tài lợi thắng diệu, đối với tài lợiphóng dật, mà khởi tham đắm, làm các tà hạnh, đó là những người ngu si, sẽ chịu khổ lâu dài, không lợi ích. Đại vương, giống như người thợ săn, học trò thợ săn, giăng lưới bắt giết nhiều thú vật, trong rừng hoang vắng; hại chúng sinh khốn khổ, nghiệp ác tăng trưởng. Cũng vậy, người thế gian được tài lợi thắng diệu, đối tài lợi sinh phóng dật, khởi lên tham đắm, tạo các tà hạnh; người ngu si này sẽ chịu khổ não lâu dài, không được lợi ích.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:

Đối tài vật tham dục

Bị tham làm mê say

Cuồng loạn không tự biết

Giống như người thợ săn

Vì sự phóng dật này

Nên chịu báo khổ lớn.

Phật nói kinh này xong, vua Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1230)

Mới biết, có tiền cũng cần phải học để biết cách xài; xài cách nào để thân khỏe tâm an và giàu có lâu dài, càng xài tiền thì bản thângia đình càng hạnh phúc an vui. Bởi tiền bạc của cải dẫu do chính mình làm ra nhưng thực sự nó là biểu hiện của phước đức. Phước đức còn thì mọi thứ đều còn, phước đức hết thì mọi thứ hết.

Đức Phật dạy người Phật tử nên chia tài sản mình kiếm được đúng pháp ra làm bốn phần: Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra, một phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời, một phần dùng để phụng sự cha mẹ, bố thí, cúng dường.

Thế nên cần phát huy tuệ giác trong việc an hưởng thành quả lao động của mình. Không biết cách xài tiền, chỉ lo thụ hưởng rồi “sinh phóng dật, khởi lên tham đắm, tạo các tà hạnh”, Thế Tôn gọi “người ngu si này sẽ chịu khổ não lâu dài, không được lợi ích”.
Quảng Tánh
Thư Viện Hoa Sen


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.