Chuyển nghiệp ác

14/10/20193:53 CH(Xem: 9976)
Chuyển nghiệp ác

CHUYỂN NGHIỆP ÁC
Thích Chân Tính

thich chan tinh 2Thầy xin gửi lời chào đến toàn thể quý Phật tử về tham dự Khóa tu Phật thất lần thứ 91 tại chùa Hoằng PhápHiện tại, thầy đang nhập thất đọc kinh Nikāya, không thể về chùa tham dự khóa tu cùng quý Phật tử. Do vậy, thầy làm clip này gửi về thăm hỏi và chia sẻ Phật pháp đến đại chúng.

Có một số Phật tử thắc mắc: “Tại sao thầy tu tập bên Bắc truyền lại nghiên cứu kinh tạng Nam truyền?” Thầy trả lời: “Kinh tạng Nam truyền cũng là kinh đức Phật thuyết”. Đây là kho tàng trí tuệ rất quý giá mà đức Phật đã tặng cho chúng ta. Thầy nghĩ, người xuất gia cần đọc nhiều để hiểu biết thật rộng và đúng những lời đức Phật dạy trong cả hai truyền thống Nam truyền lẫn Bắc truyền. Thường sau thời khóa tụng kinhchúng ta kết thúc bằng bài Tam tự quy, trong đó có câu: “Tự quy y pháp, đương nguyện chúng sinhthâm nhập kinh tạngtrí tuệ như hải”. Như vậy, phải thâm nhập kinh tạng thì trí tuệ mới như biển được. Hôm nay, thầy xin chia sẻ một vài vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho người Phật tửđặc biệt là những Phật tử tu theo pháp môn Tịnh độ. Đó là ba vấn đề: chết theo nghiệp, chuyển nghiệp trước khi chết và chuyển nghiệp ngạ quỷ.

Vấn đề thứ nhất là chết theo nghiệp. Trong kinh Tương Ưng Bộ có câu chuyện.

“Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Thích Ca (Sakka), tại Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), khu vườn Ni Câu Luật (Nigrodha).

Rồi họ Thích Mahānāma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên và bạch rằng:

– Ca Tỳ La Vệ này, bạch Thế Tôn, là phồn vinh, phú cường, dân cư đông đúc, quần chúng khắp nơi chen chúc, chật hẹp. Bạch Thế Tôn, sau khi con hầu hạ Thế Tôn hay các tỳ kheo đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Ca Tỳ La Vệ, con gặp con voi cuồng chạy; con gặp con ngựa cuồng chạy; con gặp người cuồng chạy; con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy; con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy. Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến Phật bị hoang mang, tâm con nghĩ đến Pháp bị hoang mang, tâm con nghĩ đến chúng Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Nếu lúc ấy con mạng chung, thời sinh thú của con là gì, sinh xứ đời sau chỗ nào?”.

– Chớ có sợ, này Mahānāma! Không ác sẽ là cái chết của ông! Này Mahānāma, với ai đã lâu ngày tâm tu tập trọn vẹn về tín, tâm tu tập trọn vẹn về giới, tâm tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với người ấy, dầu thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sinh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệthoại diệt; dầu cho thân này ở đây bị quạ ăn, chim kên ăn, chim ưng ăn, chó ăn, hay giả can ăn, hay các loại chúng sinh sai khác ăn; nhưng tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.

Ví như, này Mahānāma, một người nhận chìm một ghè sữa bơ, hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở đây, các mảnh ghè hay mảnh vụn chìm xuống nước; nhưng sữa, bơ hay dầu thời nổi lên, trồi lên trên. Cũng vậy, này Mahānāma, với ai đã lâu ngày, tâm được tu tập trọn vẹn về tín, tâm được tu tập trọn vẹn về giới, tâm được tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm được tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm được tu tập trọn vẹn về trí tuệ; thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng”.[1]

Và một bài kinh khác, đức Phật cũng lấy thí dụ một cái cây, nó nghiêng về phía nào, lúc đổ chắc chắn sẽ đổ về phía đó. Khi chúng ta tu tập tín, giới, văn, thí, tuệ đầy đủ thì cũng giống như cái cây nghiêng về một phía, khi đổ chắc chắn sẽ đổ về phía đó.

Vấn đề thứ hai là chuyển nghiệp trước khi chết. Thầy sẽ kể hai câu chuyện trong kinh Tiểu BộCâu chuyện thứ nhất là Lâu đài của nàng Chiên đà la:

“Trong lúc đức Thế Tôn đang trú ngụ tại Vương Xá (Rājagaha), Ngài nhập định Đại bi mà chư Phật thường trú, sau đó xuất định và quán sát thế gian. Ngài thấy ngay trong thành phố ấy tại khu vực của dân chúng Candāla (Chiên đà la, hạng người vô loại khốn cùng không ai tiếp xúc) có một bà lão sắp mạng chung và một ác nghiệp đưa đến địa ngục đã xuất hiện cho bà. Với tâm Đại bi, muốn làm cho bà tạo một nghiệp lành đưa đến cõi trời, Ngài suy nghĩ: “Ta sẽ an trú kẻ ấy vào thiên giới”, Ngài liền cùng đại chúng tỳ kheo vào Vương Xá khất thực. Vào lúc ấy, bà lão Chiên đà la chống gậy ra khỏi thành, thấy đức Thế Tôn đến gần, và khi bà đối diện Ngài, bà dừng lại. Đức Thế Tôn cũng dừng lại và đứng ngay trước mặt bà như thể cản bà tiến lên. Thấy bà lão có vẻ lúng túngMục Kiền Liên (Moggallāna) liền nói: “Hôm nay bà có phước rất lớn được gặp đức Phật và chư Tăng, bà nên đảnh lễ Ngài vì đây là cơ hội rất quý báu, không phải dễ có được”. Nghe nói đến đức Phật, trong lòng bà rất hoan hỷ. Trước đây, bà cũng đã từng nghe đến danh hiệu đức Phật nhưng chưa bao giờ được gặp. Bây giờ may mắn gặp Ngài, trong lòng bà phát sinh niềm hoan hỷ vô cùng, liền cúi đầu đảnh lễ. Sau đó, đức Phật chúc lành cho bà rồi cùng chư Tăng tiếp tục đi khất thực. Bà đứng nhìn theo đức Phật và chư Tăng một cách chăm chú, thành kính, tràn ngập niềm vui. Lúc đó, có con bò chạy tới vô tình húc bà chết tại chỗ và ngay lập tức, bà được sinh thiên. Đây là câu chuyện thứ nhất”.[2]

Câu chuyện thứ hai, tựa đề là Lâu đài do cúng mè:

“Bấy giờ đức Thế Tôn đang trú ở Xá Vệ (Sāvatthi), tại Kỳ Viên (Jetavana), trong tinh xá ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika). Thời ấy tại Vương Xá có một nữ nhân đang mang thai, rửa sạch mè và phơi khô vì bà muốn uống một ít dầu mè.

Thọ mạng của bà sắp chấm dứt, và bà có số phận phải chết ngay hôm ấy với các hạnh nghiệp chồng chất đưa đến tái sinh vào địa ngục.

Bấy giờ, đức Thế Tôn, trong khi quán sát thế gian vào lúc rạng đông, với thiên nhãn Ngài thấy bà và suy nghĩ: “Nữ nhân này sắp chết hôm nay có thể tái sinh vào địa ngục. Vậy bây giờ Ta hãy làm cho bà ấy tái sinh thiên giới bằng cách nhận mè do bà ấy bố thí”.

Chỉ trong chốc lát, Ngài đi từ Xá Vệ đến Vương Xá, và trong khi Ngài đi khất thực ngang qua thành Vương Xá, Ngài đến cửa nhà bà. Nữ nhân ấy thấy đức Thế Tôn, lòng tràn ngập hân hoan hạnh phúc, vội đứng lên chắp hai tay, và thấy không có gì khác xứng đáng để cúng dường, bà rửa tay và lùa mè lại thành một đống, bà bụm cả hai tay lại, bốc đầy mè và đặt vào bình bát đức Thế Tôn. Do lòng từ mẫn đối với bà, đức Thế Tôn bảo: “Mong con được an lạc”, rồi tiếp tục lên đường.

Đêm ấy, lúc gần rạng đông, nữ nhân đó từ trần và được tái sinh vào cõi trời Ba mươi ba”.[3]

Vấn đề thứ ba là chuyển nghiệp ngạ quỷ. Cũng trong kinh Tiểu Bộbài kinh Mẹ của Trưởng lão Xá Lợi Phất (Sāriputta), được ghi như sau:

“Bấy giờ, ở Ba La Nại (Benares), có một Bà la môn đại phú gia, vốn là một giếng nước đầy đối với các Sa mônBà la môn, đám dân nghèo, du sĩ, du khách hành khất; vị ấy cúng dường bố thí thực phẩmy phục, sàng tọa và nhiều vật dụng khác.

Vị ấy điều hành sinh hoạt của mình và bố thí tùy theo cơ hội phù hợp với khách vãng lai, đủ mọi vật chất cần thiết cho tuyến đường trường. Vị ấy thường dặn bà vợ:

– Này bà, đừng quên việc bố thí này, bà phải chuyên tâm chăm lo bố thí như đã được định đoạt.

Bà vợ đồng ý, nhưng khi ông ra đi, bà liền cắt giảm tục lệ cúng dường chư Tăng. Hơn nữa, đối với đám lữ khách đến xin cư trú, bà chỉ vào túp lều xiêu vẹo bị bỏ phế đằng sau nhà và bảo họ:

– Hãy ở lại đó.

Khi các du sĩ đến xin thực phẩm, nước uống và các thứ khác, bà thường buông lời nguyền rủa, kể ra cho từng người bất cứ vật gì ô uế đáng ghê tởm và bảo:

– Hãy ăn phân đi! Hãy uống nước tiểu đi! Hãy uống máu đi! Hãy ăn óc mẹ ngươi đi!

Do nghiệp lực trói buộc, lúc từ trần, bà tái sinh làm nữ ngạ quỷ chịu nỗi khổ khốn cùng phù hợp với ác hạnh của bà. Khi nhớ lại quyến thuộc trong tiền kiếp, bà ước mong đến gần Tôn giả Xá Lợi Phất, và bà tìm đến nơi ngài cư trú.

Các vị Thổ thần trong nhà ngài không chấp nhận cho nữ quỷ vào, nữ quỷ trình bày như sau:

– Trong kiếp thứ năm kể về trước, tôi là mẹ của Trưởng lão Xá Lợi Phất, hãy cho phép tôi vào cửa để thăm ngài.

Vừa nghe như vậy, vị Thổ thần liền cho nữ quỷ vào.

Khi nữ quỷ vào, Xá Lợi Phất không biết là ai. Sau khi hỏi thăm mới biết nữ quỷ là mẹ ngài trong năm kiếp về trước. Nữ quỷ xin ngài cứu giúp. Xá Lợi Phất thương xót nhận lời. Sau đó, Xá Lợi Phất nhờ sự giúp đỡ của vua Tần Bà Sa La (Bimbisāra) làm bốn am thất và các thực phẩm dâng lên đức Phật và chư Tănghồi hướng công đức đến nữ ngạ quỷ. Nữ ngạ quỷ hưởng các lợi lạc này liền được tái sinh lên thiên giới”.[4]

Câu chuyện này, quý vị nghe thấy có giống câu chuyện gì không? Gần giống câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ đọa ngạ quỷ. Cũng nhờ công đức cúng dường đến đức Phật và chư Tăng của Mục Kiền Liên mà bà Thanh Đề được thoát khỏi nạn quỷ đói, sinh về thiên giới.

Qua ba vấn đề này, chúng ta rút ra được bài học gì?

Vấn đề thứ nhất là chết theo nghiệp. Khi chúng ta tu tập đầy đủ tín, giới, văn, thí, tuệ thì dù chết ở hoàn cảnh nào cũng sẽ sinh về cảnh giới tốt lành.

Tín là có niềm tin đối với đức Phật, với giáo pháp của đức Phật và với chư Tăngđệ tử của đức Phật.

Giới là người Phật tử thọ trì năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Và chúng ta cố gắng giữ trọn vẹn năm giới này.

Văn là nghe, học những giáo pháp của đức Phật để có chính kiến, không rơi vào tà kiến và đi đúng Thánh đạo tám ngành mà đức Phật đã dạy.

Thí là cúng dường lên các bậc thầy, cha mẹ, các bậc ân nhân hoặc cho những người cần giúp đỡ để mở rộng lòng thương, trừ diệt tâm bỏn xẻntham lamích kỷ.

Tuệ là hiểu rõ được bốn sự thậtsự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, chấm dứt khổ và con đường đưa đến chấm dứt khổ.

Người nào tu tập trọn vẹn năm điều này, khi chết chắc chắn sẽ sinh về cảnh giới tốt đẹpĐức Phật lấy hình ảnh thí dụ, như cái ghè đựng dầu dù có nhận chìm dưới đáy hồ, khi đập bể cái ghè thì dầu cũng nổi lên; hoặc như cái cây lúc bình thường nghiêng về phía nào, khi đổ, sẽ đổ về phía đó. Cả đời chúng ta tu tập thiện nghiệpchắc chắn khi chết sẽ sinh về cảnh giới tốt đẹp. Đó gọi là chết theo nghiệp.

Vấn đề thứ hai là chuyển nghiệp trước khi chết. Không chỉ hai mẩu chuyện vừa được kể, mà trong kinh Tiểu Bộ còn một số mẩu chuyện khác cũng có nội dung tương tự. Tức là, trước khi chết, họ có hiện tướng sẽ sinh vào địa ngục, thế nhưng nhờ đức Phật và các vị Thánh Tăng trợ duyên, họ phát khởi tâm lành, tâm bồ đề và chuyển hóa được nghiệp địa ngục, sinh về cõi trời.

Vấn đề thứ ba là chuyển nghiệp ngạ quỷcụ thể nhất là câu chuyện của mẹ ngài Xá Lợi Phất, vì tạo ác nghiệp trong quá khứ nên kiếp này làm thân ngạ quỷ. Nhờ công đức của Xá Lợi Phất cúng dường lên đức Phật và chư Tăng, nên bà thoát khỏi khổ cảnh, sinh về thiên giới.

Trong ba trường hợp trên, quý vị suy nghĩ chúng ta nên tu theo trường hợp nào? Theo thầy, trường hợp đầu tiên là tốt nhất. Bởi vì, chúng ta căn cứ theo nhân quảMột đời tu tập tín, giới, văn, thí, tuệ đầy đủ, nhân đó sẽ có quả đó, chắc chắn cảnh giới tái sinh sẽ là tốt đẹp.

Trường hợp thứ hai, trước khi chết được gặp đức Phật hoặc các vị Thánh Tăng, nhờ công đức đó chuyển hóa nghiệp địa ngục, được sinh về thiện thúthiên giới, điều này rất khó; cả hàng chục nghìn, trăm nghìn người may ra mới có một người hữu duyên như thế. Trong cuộc sống, chúng ta tạo nhiều ác nghiệp, khi sắp chết khó có thể bình tĩnhan lànhTai nạn chết, bệnh đau rên la mà chết, hôn mê mà chết,… là những trường hợp không thể tránh khỏi. Ngay lúc này, nếu không được đức Phật và chư Thánh Tăng hộ niệm, làm sao có thể phát khởi tâm bồ đề, hướng về điều thiện để chuyển hóa nghiệp xấu ác? Trường hợp thứ hai giống việc chư Tăng Ni và Phật tử tu theo pháp môn Tịnh độ đến hộ niệm cho những người sắp mất. Chúng ta thấy có sự trùng hợp là đều hướng tâm người sắp chết đến đức Phật, đến điều thiện. Thế nhưng khác ở chỗ, trong kinh Nikāya thì nói những người này hữu duyên gặp được đức Phật hoặc chư Thánh Tăng, ngay lúc đó, họ phát khởi tín tâm. Chẳng hạn như bà cụ trong câu chuyện thứ nhất, gặp đức Phật tuy không có gì cúng dường, nhưng bà đã thành kính đảnh lễ Ngài, nhờ vậy thay vì đọa địa ngục, bà được sinh về cõi trời. Còn người thứ hai thì cúng dường ít mè lên đức Phật với tâm hoan hỷ, sau đó chết cũng được sinh về thiên giớiTrở lại vấn đề, nếu trong khi hộ niệm, người sắp chết không được tỉnh táosáng suốt thì việc hộ niệm của chúng ta không có kết quả. Quan trọng ở chỗ, người sắp mất có phát khởi tín tâm Tam bảo, hướng thiện, hướng thượng hay không? Họ phải phát tâm thiện hoặc thực hiện những việc cúng dườngđảnh lễ chư Tăng hay niệm Phật,… mới có thể chuyển được nghiệp ác. Thế nhưng, theo thầy, việc này không đảm bảo chắc chắn. Vì sao? Vì đây chỉ là tác động duyên lên cận tử nghiệp, lúc đó họ chết và có thể sinh về thiên giới nhưng hết thời gian ở cõi trời, họ phải đọa xuống địa ngụcNghiệp ác họ gây tạo không hề mất, chỉ đợi ngày nào đó chín muồi là họ phải nhận quả khổ. Cho nên, vấn đề thứ hai này cũng chưa thật sự an toàn. Để gặp được đức Phậtchư Tăng, gặp được nhân duyên tốt giúp mình chuyển hóathoát khỏi cảnh địa ngục, ngạ quỷsúc sinh là một chuyện trăm nghìn vạn lần khó.

Còn vấn đề thứ ba là chuyển nghiệp ngạ quỷ, trên thực tế cũng hết sức khó khăn. Khi đã đọa vào ba đường ác, để gặp được đức Phật hoặc các vị Thánh Tăng và nhờ các ngài giúp đỡ, làm các công đức đầy đủ, đúng pháp, hồi hướng cho mình chuyển hóa nghiệp khổ ác thú thì thật là hy hữu.

Như vậy, trong ba trường hợp nêu trên, chúng ta nên chọn trường hợp thứ nhất, là cố gắng tinh tấn tu tập. Nhân đó thì quả đó. Đức Phật đã dạy, như cái cây nghiêng về phía nào, nó sẽ đổ về phía đó; dù chúng ta chết ở hoàn cảnh nào, nếu tu tập đầy đủ tín, giới, văn, thí, tuệ chắc chắn sẽ sinh về thiện thúthiên giớiTrường hợp thứ hai và thứ ba không thể bảo đảm chắc chắn và cực kỳ hy hữu. Nếu căn lành phước đức của mình không đủ, không thể nào gặp được nhân duyên tốt để chuyển hóa.

Những câu chuyện thầy kể trên, được ghi chép rõ ràng trong tạng kinh Nikāya, phải có đọc mới biết rõ vấn đề. Bằng không, thầy không thể trình bày chính xáccụ thể cho quý Phật tử hiểu. Điều này cho thấy, giữa kinh Nikāya với kinh tạng Bắc truyền cũng gần giống nhau. Chẳng hạn, trường hợp người sắp chết được chuyển nghiệp, cả kinh Bắc truyền và kinh Nam truyền đều có nói. Về vấn đề chuyển hóa nghiệp ngạ quỷ, bên Bắc truyền có kinh Vu Lan Bồn diễn tả việc ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề; kinh tạng Nam truyền có câu chuyện ngài Xá Lợi Phất cứu nữ ngạ quỷ là mẹ của mình trong năm kiếp trước. Nếu thầy không đọc kinh Nikāya, thầy không thể biết những vấn đề này và có thể sẽ không vững vàng trong lập luận khi người khác đặt nghi vấn.

Vừa qua, thầy đã chia sẻ những bài học mà thầy đã thu thập được trong thời gian nhập thất đọc kinh Nikāya. Thầy mong rằng, quý vị sẽ hiểu rõ và xem bài pháp này là một bài học quan trọng, để chúng ta có một định hướng tu tập rõ ràng ở hiện tại. Và nhờ đó, không còn lo về chuyện sau khi chết sẽ đi về đâu. Dù cho quý vị có chết trong hoàn cảnh nào, khi trong mình đã tu tập đầy đủ tín, giới, văn, thí, tuệ, chắc chắn con đường tương lai, cảnh giới sắp tới sẽ là tốt đẹp. Kính chúc quý vị có bảy ngày tu tập được thanh tịnh và an lạc.

 


[1] Kinh Tương Ưng Bộ tập II, Chương mười một, III. Phẩm Saranasi, 21.I. Mahānāma.

[2] Kinh Tiểu Bộ tập I, Chuyện thiên cung, (21) Chuyện thứ tư, Lâu đài của nàng Chiên đà la.

[3] Kinh Tiểu Bộ tập I, Chuyện thiên cung, 10. Chuyện thứ mười, Lâu đài do cúng mè.

[4] Kinh Tiểu Bộ tập II, Chuyện ngạ quỷ, Phẩm II, 14. Chuyện thứ hai, Mẹ của Trưởng lão Sāriputta.

Trích từ sách:
Chó Rừng và Sư Tử (Thích Chân Tình)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2011(Xem: 104593)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.