Phúc - Họa Ở Đời

19/01/20211:00 SA(Xem: 5476)
Phúc - Họa Ở Đời
PHÚC - HỌA Ở ĐỜI
Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda

"Phúc là phải do tu mà có. Phúc thì nên tích mà không nên tán. Phúc không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa". (Đức Pháp chủ T. P. Tuệ)

phap-hy
Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda

Khi một người trẻ tuổi thấy một nhân vật VIP nào đó đang hưởng phúc, đứng/ngồi ở vị trí quan trọng, có quyền lực, được ngưỡng mộ & kiêng sợ bởi nhiều người, và có vẻ oai lực; điều này có thể gợi cảm hứng cho những người kém phước hơn, khiến họ muốn tự thân vận động, vươn lên để có được những gì người kia có. Vậy là người đó bắt đầu xây dựng một hình tượng nào đó để trở thành, khiến cho người khác biết đến, phải kiêng nể, khâm phục, hay chí ít được chú ý đến theo cách nào đó. Họ có thể thành công, đạt được mục đích mà họ đã muốn – thậm chí có thể trở thành tổng thống của nước US – người gần như đứng trên đỉnh cao của quyền lực thế giới. Rồi sao nữa?

Họ có thể dùng quyền lực và những phương tiện đó để đưa đến ‘phúc đức’, đã có phước rồi tạo thêm phước nữa – được yêu mến hơn, được ngưỡng mộ và sùng bái hơn, thậm chí được xem như một hiện tượng xuất hiện một lần trong cả trăm năm. Rồi sao nữa? Họ có thể đắc chí, say sưa, tưởng rằng mình muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, muốn gây ra chuyện gì cũng được – miễn là chưa ai có khả năng nắm gáy hay cạnh tranh lật đổ. Rồi chuyện gì xẩy ra? PHÚC biến thành HỌA, mà ‘phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”.

Thương thay chúng sinh vô minh đi trong sinh tử luân hồi, khi làm phúc, khi tạo tội theo ý chí của bản ngã. Vì không tin nhân quả nghiệp báo, cũng không thấy lý duyên khởi, không nhận ra các mối liên hệảnh hưởng chằng chịt như ổ kén, như cuộn chỉ - các pháp trùng trùng duyên khởi – các cá nhân và những tổ chức do họ tạo ra tiếp tục tạo nghiệp, khi thiện khi ác; được tung hê bởi nhóm này, bị phỉ báng bởi nhóm kia. Nhân loại cứ điên đảo quay cuồng trong chuỗi “VÔ MINH DUYÊN HÀNH” (Avijja paccaya sankhara) để rồi kết thúc trong một đống khổ đau (dukkhakkhandhassa Samudaya hotu.)

Mà chuyện phúc họa ở đời cũng là những nhân duyên mà thôi. Hetu paccaya – cái quy luật không có qui luật định sẵn này là những mối liên hệphản ứng mang tính dây chuyền, tương tác qua lại. “Vì cái này có mặt nên cái này có mặt; vì cái này vắng mặt nên cái kia chấm dứt…” Nếu không thấy lý duyên khởi này, người không có chánh kiến rất dễ bị lôi kéo vào những thông tin giả thật lẫn lộn tràn lan trên Youtube, TV và các phương tiện Internet bị lạm dụng khác để xúi dục, kích động đám đông mù quáng cùng tạo nghiệp bất thiện.

Nên mới thấy thời nay “tiểu thừa” không còn nữa, “đại thừa” cũng rất hiếm, chỉ có hàng “ĐỔ THỪA’ là nhiều nhất, phổ biến nhất và … rất tiếc là họ cũng sôi nổi và hung hăng nhất!

Khi thất bại, điều này thật khó chấp nhận, và họ sẽ bằng mọi giá, không công nhận điều đó. Họ đổ lỗi, buộc tội (vô căn cứ cũng không sao khi đang cay cú đến mù quáng), và những kẻ thiếu suy xét mạch lạc, bị chi phối bởi tình cảm yêu –ghét, thích không thích, sợ hãi, bất an, theo – không theo, mà phần lớn là bị định kiến, bị kinh nghiệm quá khứ làm cho cái thấy, cái nghe, cái hiểu và cái cảm thông đã bị bóp méo theo cảm tính – liền hùa theo vỗ tay tán thưởng. Họ nghĩ tưởng rằng đó là yêu nước, đó là biết ơn, đó là thể hiện chính kiến, quyết bảo vệ ‘sự thật’ đến cùng. Ôi ‘sự thật’ đã bị trí trá đó đã đi về đâu? “Whatever you think it is, It becomes something else.” (The Dart, Sutta Nipata – English by Khanti Palo Thero).

Thời còn trẻ có một Ni cô mắc nạn, cũng vì huynh đệ tranh giành quyền thừa kế một ngôi chùa do thầy để lại mà họ bị lôi kéo vào những lời tố cáo - vu oan và bị truy đuổi suốt mấy năm khốn khổ. Có một vị Pháp sư đã từng tu hành nhiều năm từ Thái và Miến, khuyên cô Ni trẻ rằng: "Trong cái rủi có cái may con à. Đừng buồn phiền chuyện bị người ta vu họa khiến bị mang tiếng xấu và bị CA theo dõi quấy rầy. Hãy xem như đó là SINH TỬ NGHIỆP BÁO trong đời. Chỉ có tu học đúng hướng với chánh kiến mới hóa giải được các oan trái." và vị thầy đó đã hỗ trợ về mặt tâm lý - ngoại giao để ni cô được đi du học và tu thiền ở nơi Phật giáoquốc giáo. Ni cô trẻ cảm thấy biết ơn vô hạn vị thầy đó, và các vị thầy mà cô đã gặp ở Việt nam, Myanmar & Sri Lanka - những người đã không quản tuổi cao sức yếu, họ xem sứ mạng truyền trao Phật Pháp (Buddha's Dhamma) từ thế hệ này đến thế hệ khác là quan trọng nhất.

Cô Ni đó đã học được tinh thần đó, lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Rời xa thầy tổ và thân quyến trong gia đình cũng như trong giáo pháp, vị đó du phương không dừng lại ở đâu quá lâu để không bị luyến áichấp thủ ràng buộc. Như con chim tự do, vị đó đến trong thế giới này như một người khách, sống và học tập, làm việc như một chủ nhân có trách nhiệm. Vị đó thường giữ thái độ của một chứng nhân “không là ai cả” mỉn cười nhìn thế giới như một kịch trường, một sân khấu lớn cho những vở diễn khi bi, khi hài, khi thực tế, khi minh triết sâu xa mà mỗi cá nhân đóng một vai tuồng nào đó, và có thể đổi vai theo ý của đạo diễn, theo những kịch bản đã viết sẵn, hay theo ngẫu hứng nhất thời bị sách động bởi tham – sân – si.

Một trong những đề tài quán sát mà vị đó học được, khi ứng dụng thì thấy rất hiệu quả để buông, để an nhiên tự tại trước các thăng trầm của đời sống, các đổi thay của lòng người và thế sự, phép quán niệm đó là thấy vô thường, quán sự chết như bài kinh sau đây:

Dart of Death

Here’s the life of mortals,
wretched and brief,
its end unknown,
to dukkha joined.

There’s no means that those
who’re born will never die.
Reached decay, then death:
the law for beings all.

As with what’s ripe
there’s always fear of falling,
so for mortals born
there’s always fear of death.

Just as a potter’s vessels
made of clay all end
by being broken, so
death’s the end of life.

The young, those great in age,
the fools, as well the wise
all go under the sway
of death, for death’s their goal.

Those overcome by death,
to another world bound:
father can’t protect his son,
nor relatives their kin.

While relatives are watching,
they weep and they lament;
See mortals one by one,
led as an ox to slaughter.

As the world’s afflicted
by death and by decay,
so the wise grieve not,
knowing world’s nature well.

Their path you do not know
whereby they come, they go,
neither end you see,
useless your lament.

While lamenting,
The confused harm themselves;
If any benefit could be found,
Would not the wise do it to?

Not by weeping and wailing,
Can peace of mind be reached.
It just creates more suffering,
And distresses the body.

You become thin and discolored,
Harming yourself with your self;
And the departed are not protected by this,
Lamentation is pointless!

When grief is not abandoned,
A person falls into even more suffering;
Wailing over the dead,
They are overpowered by grief.

See how others fare,
People passing on according to their deeds;
Creatures tremble,
As they fall under the sway of Death.

Whatever you think it is,
It becomes something else.
Such is separation,
See the way of the world.

Even if a person were to live
A hundred years or more,
They would still be divided from their family,
Abandoning this life.

That is why having heard the arahant,
And dispelled lamentation;
When you see the dead and departed,
You don’t think you can get them back.

Just as one would extinguish
A burning building with water;
So too a steadfast, wise one, a skilful, clever person,
Would quickly blow away
Grief when it arises,
As wind, a tuft of cotton.

One who is seeking happiness
should draw out the painful dart—
lamentations and longings—
the grief that is within.

Dart withdrawn and unattached,
the mind attains to peace,
passed beyond all grief,
griefless, fires put out.

(Sutta nipāta, salla sutta, 3.8. translated from Pali to English by Laurene Khantipalo Law)

NS Pháp Hỷ - Dhammananda Theiri

Viết tại chùa Linh Sơn Dickinson, TX.

18/01/2021

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2014(Xem: 18007)
14/02/2019(Xem: 12174)
18/09/2013(Xem: 20451)
30/01/2020(Xem: 8681)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.