Trang Nghiêm Giáo Hội – Sứ Mệnh Của Người Con Phật Thông Qua Việc Hành Trì Giới Luật

06/01/20235:20 CH(Xem: 1646)
Trang Nghiêm Giáo Hội – Sứ Mệnh Của Người Con Phật Thông Qua Việc Hành Trì Giới Luật
TRANG NGHIÊM GIÁO HỘI
SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CON PHẬT
THÔNG QUA VIỆC HÀNH TRÌ GIỚI LUẬT

LẠC NHIÊN


Trong Kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán, Đức Phật dạy: “Vào biển Phật pháp lấy đức tin làm căn bản, vượt dòng sanh tử lấy giới luật làm thuyền bè. Nếu người xuất gia mà không giữ giới cấm, lại tham đắm, vướng mắc những thú vui thế tục, hủy báng giới pháp của chư Phật, hạng Tỳ kheo như thế không còn được gọi là người xuất gia nữa”. Người xuất gia mang trên vai bốn ơn sâu nặng thì trách nhiệm và bổn phận không phải là nhỏ. Nhiệm vụ giữ gìn mạng mạch Phật pháplưu truyền nơi thế gian, đó là trách nhiệm của mỗi người xuất gia cần phải làm. Người con Phật muốn cho chánh pháp trường tồn thì phải lấy Giới làm thầy. Bởi ba đời chư Phật đều nương vào giới luậttu tập cho đến khi thành tựu đạo quả

CÔNG NĂNG TO LỚN CỦA GIỚI LUẬT

Giới – tiếng Phạn là Sila, dịch nghĩa là Thanh lương, vì khi giữ giới, tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ. Giới còn dịch là biệt giải thoát, bởi nhờ giữ giớiđược giải thoát, giữ giới phần nào thì được giải thoát phần ấy. Giới như hàng rào bảo vệ, nhờ giữ giới mà các việc làm xấu ác được ngăn chặn, tâm tưởng cũng nương theo đó không trở nên phóng dật, buông lung. “Giới như ngọn đèn lớn, soi sáng đêm tối tăm, Giới như gương báu sáng, chiếu rõ tất cả pháp, Giới như châu ma ni, rưới của giúp kẻ nghèo. Thoát khổ mau thành Phật, chỉ Giới này hơn cả”. Công năng của Giới to lớn như vậy, nên người xuất gia với lý tưởng “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” không được xem nhẹ. Hơn nữa, Giới chính là tràng hoa, là anh lạc, là món trang sức đẹp tuyệt vời của hàng xuất gia. Người có Giới hạnh thì đi đến đâu cũng lan tỏa hương thơm giới đức, đi đến đâu cũng tỏa ngát vị an lạc, thảnh thơi và chất liệu từ bi cho khắp tất cả. 

Trẻ em khi mới vào trường, được dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”, còn người xuất gia khi mới vào chùa được học câu: “Tiên học lễ, hậu học kinh”. Rõ biết rằng Giới chính là gốc làm nên phẩm hạnh của một người xuất gia. Người xuất gia mà không học giới, không giữ giới thì chẳng khác gì kẻ ngoại đạo. Hơn thế nữa, Giới như chiếc bè bền chắc đưa người sang sông, vượt qua dòng sanh tử luân hồi để trở về với bến giác. Tam vô lậu học (tức 3 môn học giải thoát: Giới – Định – Tuệ) như một chiếc kiềng ba chân, không thể tách rời nhau. “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu” (Kinh Trường Bộ 16 – Đại Bát Niết Bàn). Nếu tu Giới mà không có Tuệ, đôi khi rơi vào Giới cấm thủ, có Định mà không có Giới thì giống như ngoại đạo, có Định mà thiếu Tuệ thì thành si Định. Có Tuệ mà không có Giới – Định thì rơi vào tà kiến. Vì vậy, người xuất gia học Phật trước cần phải học về Giới, kế đó phải hành trì sao cho “Giới luật nghiêm tinh” thì “Tòng lâm đời đời hưng thịnh”. 

Chúng ta đều biết, muốn một tập thể tồn tại lâu dài cần phải có những quy chế, quy định; muốn gia đình phát triển và hòa hợp cũng phải có gia quy; muốn đất nước bền vững lâu dài cũng phải có quốc pháp. Tương tự, để trang nghiêm Giáo hội, Tăng đoàn phát triển bền vững thì yếu tố cần và tiên quyết cũng xuất phát từ giới luật, từ những vị xuất gia tu họchành trì theo giới luật ấy.

Người xuất gia ngày nay rất nhiều, song vì vẫn còn là hàng hữu học nên mỗi vị xuất gia phải tự trang nghiêm thân mình, lấy giới luật làm thầy, luôn thu nhiếp tâm ý nương theo nơi giới. Có vậy, sự xuất gia tu học của chúng ta mới có được sự lợi ích. Chúng ta hằng ghi nhớ lời Đức Phật dạy: 

“Lại có Tỳ kheo bên trong phạm giới, ngoài giả hộ trì, nhận sự cúng dàng của tín thí. Lại có Tỳ kheo tuy không phá giới mà ôm lòng sẻn tiếc y phục, ăn uống và tham lận vật của chúng Tăng, không cho khách Tăng ăn dùng. Lại có Tỳ kheo tuy không phá giới nhưng lận tiếc phòng xá giường tòa của chúng Tăng, không cho khách Tăng sử dụng. Lại có Tỳ kheo, tuy không phá giới, vì Đàn Việt cúng dàng lễ bái mà nhận được nhiều tài lợi, tâm họ không muốn các Tỳ kheo khác được người cúng dàng, chỉ muốn mình nhận được sự cúng dàng. Lại có Tỳ kheo nhận được nhiều bốn thứ cúng dàng của Đàn Việt, bên trong không có thật đức, chỉ tăng trưởng lòng tham, chỉ vì mạng sống, chẳng vì tu hành. Lại có Tỳ kheo buôn bán kiếm lợi để tự nuôi thân mạng, như thế vô lượng nhân duyên địa ngục, sau khi từ bỏ mạng sống này đều đọa địa ngục. A Nan, ví như sư tử mạng tuyệt thân chết, hoặc hư không, mặt đất, dưới nước, trên cạn, không có loài vật nào dám đến ăn thịt sư tử, chỉ có trùng trong thân sư tử, quay lại ăn thịt sư tử mà thôi. A Nan! Phật pháp của ta, tà ma ngoại đạo chẳng thể hoại được, mà các ác Tỳ kheo ở trong pháp của ta phá hoại Phật pháp”. 

(Trích từ Giới Luật Pháp Yếu, TT. Thích Tiến Đạt)

Giới – tiếng Phạn là Sila, dịch nghĩa là Thanh lương, vì khi giữ giới, tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ. Giới còn dịch là biệt giải thoát, bởi nhờ giữ giớiđược giải thoát, giữ giới phần nào thì được giải thoát phần ấy. Giới như hàng rào bảo vệ, nhờ giữ giới mà các việc làm xấu ác được ngăn chặn, tâm tưởng cũng nương theo đó không trở nên phóng dật, buông lung.

Thật đau lòng! Vì vậy mà nói: “Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ” là vậy. Chỉ có những người con của Phật, những người xuất gia theo Phật mà không học Phật pháp, không học Giới, không nương theo Giới mà hành trì thì mới làm cho Phật pháp băng hoại. Vì thế, để Phật pháp được cửu trụ tại thế gian (tồn tại lâu dài nơi thế gian), bản thân mỗi người phải phát huy giới đức của mình, làm sao cho hương giới đức lan tỏa khắp muôn nơi. Phải cố gắng trau dồi thân tâm, tinh chuyên nghiêm trì giới luật, ngày đêm nhớ nghĩ chánh pháp và siêng năng hành trì theo lời Phật dạy

NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT ĐỂ PHẬT PHÁP TRƯỜNG TỒN

Trong Luật Thập Tụng có chép người xuất gia siêng tu năm pháp này thì Phật pháp được cửu trụ

1. Tôn trọng chính giáo: Nghĩa là các vị Tỳ kheo, chỉ y cứ vào chính giáo để tu tập, xa lìa ngoại đạo tà kiến, hay khiến cho chính pháp bất diệt

2. Chấm dứt sân ác: Nghĩa là các Tỳ kheo thường hành nhẫn nhục, không sinh sân khuể, đức tốt truyền xa, khiến người quy ngưỡng cho nên hay khiến cho chính pháp bất diệt

3. Kính trọng bậc trưởng thượng: Nghĩa là các Tỳ kheo đối với các bậc Thượng tọa, Trưởng lão có đức lớn phải cung kính, thừa thuận siêng cầu pháp yếu, cho nên hay khiến cho chính pháp bất diệt

4. Vui trong chính pháp: Nghĩa là các Tỳ kheo ở nơi các Thượng tọa được nghe Diệu pháp, sinh lòng tin ưa, hoan hỷ phụng hành, cho nên hay khiến cho chính pháp bất diệt

5. Khéo răn dạy người sơ cơ: Nghĩa là các Tỳ kheo đối với pháp Đại thừa dùng phương tiện để diễn nói, khiến cho người sơ tâm học đạo, có chỗ y cứ để tiến tu đạo nghiệp, cho nên hay khiến cho chính pháp dất diệt”. 

(Đại chính – Q.23, Tr.358) 

Trong Luật Thiện Kiến cũng nói đến 5 việc khiến Phật pháp được cửu trụ: “Bấy giờ Đức Phật bảo ngài A Nan rằng: Sau khi Ta diệt độ, có 5 pháp khiến cho chính pháp cửu trụ

1. Tỳ Ni là Đại Sư của các ông; Tuân bẩm giáo pháp

2. Chí ít còn 5 vị Tỳ kheo trì luật còn ở đời (Tịnh Tăng thành chúng); 

3. Ở nơi Trung Tâm 10 người, ở nơi biên địa 5 người như pháp trì yếu giới Cụ túc (Truyền thụ không dứt); 

4. Cho đến đủ hai mươi người tới (Hành nghiệp thanh tịnh); 

5. Do luật sư Trì Luật cho nên Phật Pháp trụ thế 5 ngàn năm (Trụ trì cửu vĩnh).

Như vậy, để chánh pháp được trường tồn, chỉ có những người con của Phật, xuất gia theo Phật, học Giới, nương theo Giới mà hành trì mới có thể hộ trì chánh pháp, trang nghiêm Giáo hội và kéo dài thọ mạng Phật pháp được.

Đời sống xuất gia tu họcmột đời sống tự khép mình trong bốn oai nghi và các muôn tế hạnh cùng với việc nghiêm tinh hành trì giới pháp. Tuy nhiên, cần phải hiểu, giới luật mà Phật chế ra để bảo vệ chúng Tăng, kéo dài thọ mạng Phật pháp, chứ chẳng phải để ngăn cấm, ép buộc, áp đặt. Nên việc giữ giới là sự tự nguyện và xuất phát từ bên trong mỗi người. Nếu ai đó cho rằng giới luật chỉ là cấm đoán thì nhất định sẽ không đạt được thành tựulợi ích mà Giới mang lại. Một vị xuất gia sống phạm hạnh đầy đủ sẽ mang lại niềm tin chơn chánh cho những ai chưa có lòng tin, củng cố và làm tăng trưởng cho những người đã có lòng tin nơi Tam bảo. Và nhờ sống đời phạm hạnh đầy đủ như vậy, vị ấy sẽ đạt được lợi ích ngay trong hiện tại mà Giới mang đến. Cũng như vậy, vị ấy sẽ là bậc mô phạm của chư Thiênloài người. Cho nên giới pháp cần phải được giữ gìn, hộ trì và truyền lại cho nhiều thế hệ, có vậy mạng mạch Phật pháp mới được trường tồn

Để Phật pháp được cửu trụ tại thế gian (tồn tại lâu dài nơi thế gian), bản thân mỗi người phải phát huy giới đức của mình, làm sao cho hương giới đức lan tỏa khắp muôn nơi. Phải cố gắng trau dồi thân tâm, tinh chuyên nghiêm trì giới luật, ngày đêm nhớ nghĩ chánh pháp và siêng năng hành trì theo lời Phật dạy.

Tóm lại, giới luật là một khía cạnh không thể thiếu đối với đời sống của người xuất gia. Giới luật còn là nền tảng đưa đến sự giải thoát, giác ngộ, chấm dứt sanh tử. Là nền tảng cho tất cả lời dạy của Đức Phật, người học pháp, hiểu pháp, hành trì pháp cũng chính là đang hành trì giới luậthộ trì chánh pháp. Vì vậy, chỉ khi nào giới luật được tuân thủ, thì đồng nghĩa với chánh pháp được hộ trì, mạng mạch Phật pháp trường tồn. Trong Tạng luật Đại Phẩm 1, chương Trọng yếu khẳng định: “Cho đến khi kinh và vi diệu pháp bị quên lãng mà luật chưa bị tiêu hoại thì giáo pháp vẫn còn tồn tại”. Vì vậy “Tỳ ni tạng giả, Phật pháp thọ mạng, Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ, Tỳ ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt!” là điều hiển nhiên và là điều kiện tiên quyết để giáo hội được trang nghiêm, để chánh pháp cửu trụ tại thế gian, chính là sự tôn kính đối với giới luật, học giới, hành trì giới nơi mỗi người xuất gia tu học.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2011(Xem: 104593)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.