Drop The Cleaver And Become A Buddha/Buông Đao Thành Phật (Bilingual)

16/07/20234:40 SA(Xem: 1603)
Drop The Cleaver And Become A Buddha/Buông Đao Thành Phật (Bilingual)

 

Bilingual:
DROP THE CLEAVER AND BECOME A BUDDHA

Author: Đan Tâm
Translated by Nguyên Giác

 

buong dao thanh phat
Daku Angulimala

People who read Kim Dung's swordplay novels frequently come across the phrase "Let go of the butcher's cleaver and immediately become a Buddha." A butcher is a person who specializes in slaughtering animals. Meanwhile, one of the important precepts of Buddhism is that you have to refrain from killing. Buddhists are not permitted to endanger the lives of sentient beings; how can a person who lives by killing, taking the lives of so many living creatures all his life, simply lay down his cleaver and become a Buddha instantly?

Of course, the reader realizes that this idiom is an exaggeration that exaggerates the reality in order to remind us that everyone has Buddha nature; that is, everyone who is aware of his heavy karmic action and decides to give up can become a Buddha. The Buddhist scriptures mention a situation of serious bad karma, but when people repent, they achieve holy results.

The first case is described in the Angulimala Sutta, which is sutta 86 of the Majjhima Nikaya, about a famous assassin known as Daku Angulimala (the one who wears a string of human fingers). During the Buddha's time, in King Pasenadi's Kosala nation, there was a murderer who, after killing someone, cut off a finger and linked those fingers to a chain around his neck. This person worked alone, and did not steal, but had strength and was adept at dodging. This man's behavior left people all over Kosala bewildered. The people of Kosala pleaded with the king to find him and bring him to justice, but the military officers encircled the murderer multiple times without result.

According to the Jataka, the Buddha observed that this person had a kinship relationship with him in previous lives and was originally a person of goodwill, just because he held the incorrect belief that it was necessary to earn 1,000 fingers to perform a special ceremony: If the killer offered his guru 1,000 fingers to teach him magic power, then that magic would be effective, and so he became cruel. The Buddha was determined to conquer Angulimala, both to free this guy from his false beliefs and to protect the people. Angulimala had acquired all 999 fingers at the time and was being vigorously chased.

A woman who was the wife of a prominent officer in Pasenadi's court received a warrant for Angulimala's arrest. Although she had no idea who Angulimala was, the lady assumed it was her son, whose name was Ahimsaka (The One who does not harm). The name was given to dispel an omen that her son would grow up to be a cruel killer when he was born. According to the Jataka, this son was raised to be a good man, but when he grew up, he was sent a few hundred miles away from home to study with a famous teacher at the time, and promptly became an assassin right after leaving the teacher's house, so the family was unaware of the son's cruel behavior.

The woman loved her son, affirming that Angulimala was indeed her son, so she sought to inform Angulimala of the king's order to arrest him. Hearing that Angulimala was hiding in a remote area, she set out to find her son. It was also at that time that the Buddha decided to help Angulimala. Buddha used extraordinary powers, walking into the trail where Angulimala waited to kill the 1,000th person. Many people who saw the Buddha entering that trail begged the Buddha not to continue for fear that Angulimala would harm him.

From his hiding place, Angulimala saw a person walking on the trail and realized it was his mother. The killer had just contemplated his desire to kill her in order to get the 1,000-finger necklace when he noticed the Buddha approaching. For a moment, Angulimala thought that he should not try to kill his mother but try to kill the monk, although killing the monk was more difficult than killing his mother, a weak woman.

Angulimala chased after the Buddha, but the more he chased, the farther the distance between him and the Buddha, although the Buddha still walked slowly to the rhythm of walking meditation. Surprised, Angulimala called out, "Monk, stop!" The Buddha answered him, "I have stood still for a long time, Angulimala. As for you, stand still!" The Buddha's answer confused Angulimala. And Angulimala's goodness shone. Subsequent interactions between the killer and the Buddha aided his awareness. Angulimala asked to follow the Buddha, giving up evil karma. Angulimala then diligently practiced, patiently suffered numerous pains, and gained Arahantship.

The second case is recorded in the Mahaparinirvana Sutra of the Taisho Revised Tripiṭaka, only mentioning the case of a butcher in the city of Benares named Quảng Ngạch. This man kills many goats every day. One day, the butcher met Venerable Sariputra and requested to receive the Eight Precepts for a day and a night, and because of that predestined cause, after his death, he was reborn in the heavens of the celestial King Vaisravana in the North.

These are the stories from the Buddhist scriptures that illustrate that persons who did evil, once conscious of their evil karma and resolute to stop doing evil, could achieve supreme enlightenment. The history of Buddhism in India also includes the case of ruler Asoka, a notoriously harsh ruler who murdered his half-brothers in order to steal the throne, expanding his empire through political wars and cruel punishment, and it was the mourning of the wars that caused the king to regret it. The monarch became a devout Buddhist, a compassionate ruler, helped the expansion of Buddhism outside of India, and was hailed as the greatest Dharma protector of Buddhism.

From a personal perspective, the cleaver is just a tool to kill and butcher meat. But from a social perspective, like in the case of King Asoka, the cleaver in the above quote can be understood as a symbol of power. People with power can become brutal because of ambition, ignorance, or wrong views. But as soon as they realize the negative karma and regret it, the king's power can bring great benefits to many people.

History has always condemned ambitious conquests, the armaments trade, the worldwide slave trade, and wars of aggression that decimated a few peoples and cultures due to the mistaken belief that only the God they serve is righteous and all other religions are heretics. History also harshly criticizes tyrants who use power to kill many people, plunder the people, drain the country, and serve only a few individuals and clans. History also condemns capitalists who only know how to manipulate, speculate, and exploit workers and consumers to enrich themselves and plunder huge amounts of wealth without helping others.

However, history recognizes the gratitude of many politicians and military personnel who achieved independence, freedom, and prosperity for the country, knowing how to use power tools to punish bad guys who harmed the people and country, knowing how to minimize damage in all disputes, and knowing how to nourish the people in wars to move towards the time of peaceful construction.

(Văn Hóa Phật Giáo Magazine, issue 143)

 

.... o ....

 

BUÔNG ĐAO THÀNH PHẬT
Đan Tâm

 

Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức? Tất nhiên, người đọc cũng hiểu, thành ngữ này có tính thậm xưng, nói quá hơn sự thật, để nhắc nhở rằng mọi người đều có Phật tính; chỉ cần nhận thức được hành vi mang nghiệp nặng của mình, quyết tâm từ bỏ, thì có thể thành Phật. Kinh điển nhà Phật có đề cập trường hợp phạm ác nghiệp nặng nề nhưng khi biết hối cải thì đã đạt được thánh quả.

Trường hợp thứ nhất được nêu trong kinh Angulimala, bản kinh số 86 thuộc Trung bộ, nói về một sát thủ nổi tiếng có biệt danh là Daku Angulimala (Kẻ đeo xâu chuỗi bằng ngón tay người). Dưới thời Đức Phật, ở xứ Kosala của vua Pasenadi, một dạo, có một kẻ chuyên giết người để chặt lấy một ngón tay, sau đó xâu các ngón tay ấy vào thành một chuỗi đeo ở cổ. Người này hoạt động đơn độc, không cướp của, nhưng có sức mạnh và khéo lẩn tránh. Hành vi của người này khiến dân chúng khắp cõi Kosala đều hoang mang. Dân chúng xứ Kosala cầu xin nhà vua truy lùng để trừ họa hại cho dân nhưng quan quân mấy lần vây bắt đương sự mà không thành công. Theo kinh Bổn sanh thì Đức Phật quán sát biết người này trong các tiền kiếp cũng từng có quan hệ thân tộc với Ngài và vốn là người có thiện tâm, chẳng qua vì có tà kiến rằng cần phải kiếm đủ 1.000 ngón tay để làm lễ vật dâng người dạy thần thông cho mình thì thần thông ấy mới có hiệu nghiệm nên mới trở nên tàn ác. Đức Phật quyết tâm thu phục Angulimala, vừa giải thoát tà kiến cho người này, vừa tiêu trừ họa hại cho dân chúng. Lúc ấy, Angulimala đã thu thập đủ 999 ngón tay và đang bị truy bắt ráo riết. Lệnh truy bắt Angulimala đến tai một người là phu nhân của một vị đại thần trong triều của Pasenadi; tuy không biết Angulimala là ai nhưng vị phu nhân này đoán rằng đó chính là con trai của mình, vốn có tên là Ahimsaka (Kẻ không gây hại), cái tên đã được đặt nhằm giải trừ một điềm báo khi con bà mới sanh rằng đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành một kẻ giết người không gớm tay. Cũng theo kinh Bổn sanh thì người con này đã được nuôi dạy rất cẩn thận để trở thành người hiền, nhưng khi trưởng thành, lại được gửi đến cách nhà vài trăm dặm để theo học một vị thầy nổi tiếng đương thời, và lập tức trở thành sát thủ ngay sau khi rời khỏi nhà thầy nên gia đình không biết về hành vi tàn ác của người con. Bà mẹ thương con, khẳng định Angulimala là con mình, tìm cách báo cho Angulimala biết lệnh truy bắt của nhà vua. Nghe tin Angulimala trốn tránh tại một khu vực hẻo lánh, bà lên đường tìm con. Bấy giờ cũng là lúc Đức Phật quyết định cứu giúp Angulimala. Đức Phật dùng thần thông tiến vào con đường nơi Angulimala rình rập chờ giết người thứ 1.000. Nhiều người thấy Đức Phật đi vào con đường ấy đều năn nỉ Ngài không nên đi tiếp vì sợ Ngài bị Angulimala làm hại. Từ chỗ ẩn nấp, trước hết Angulimala thấy có một người đang đi trên đường và nhận ra đó chính là mẹ mình. Kẻ sát nhân vừa lóe lên ý định sát hại bà để thành tựu xâu chuỗi 1.000 ngón tay thì trông thấy Đức Phật cũng đang đi tới. Trong một thoáng, anh ta nghĩ rằng không nên giết mẹ mà hãy cố giết vị sa-môn kia, mặc dù giết vị sa-môn thì khó khăn hơn là giết mẹ, một người phụ nữ yếu đuối. Anh ta đuổi theo Đức Phật, nhưng càng đuổi thì khoảng cách giữa anh ta với Đức Phật càng xa, mặc dù Đức Phật vẫn đi theo nhịp thiền hành. Ngạc nhiên, Angulimala gọi lớn, “Sa- môn, hãy đứng lại!”. Đức Phật trả lời y, “Ta đã đứng lại rồi, này Angulimala. Còn ngươi, cũng hãy đứng lại!”. Câu trả lời của Đức Phật làm Angulimala hoang mang. Và thiện tính của người này bừng sáng. Những câu đối đáp tiếp theo giữa kẻ sát nhân và Đức Phật đã củng cố ý thức của anh ta. Angulimala xin được theo Phật, từ bỏ ác nghiệp. Kinh Trung Bộ cho biết sau đó Angulimala tu tập tinh tấn, nhẫn nhục chịu nhiều quả báo đau khổ, rồi đạt thánh quả A-la-hán.

 

Trường hợp thứ hai được ghi trong kinh Đại Bát Niết- bàn thuộc Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, chỉ nhắc qua trường hợp một người làm nghề bán thịt ở thành Ba- la-nại có tên là Quảng Ngạch, mỗi ngày đều giết không biết bao nhiêu là con dê; một hôm gặp được Tôn giả Xá-lợi-phất, xin thọ Bát giới kinh một ngày một đêm, nhờ nhân duyên ấy, sau khi qua đời, được thác sanh lên cõi trời của Tỳ-sa-môn thiên vương ở phương Bắc.

 

Đấy là những sự tích lấy từ trong kinh điển nhà Phật, cho thấy những người làm ác một khi nhận thức được ác nghiệp, quyết tâm từ bỏ, đều có thể đạt tới sự giác ngộ tối thượng. Lịch sử Phật giáoẤn Độ còn ghi nhận trường hợp vua Asoka (A-dục), một vị vua nổi tiếng tàn bạo, giết sạch ngay cả những người anh em cùng cha khác mẹ của mình để chiếm ngôi, mở rộng đế quốc của mình bằng những chiến dịch chinh phạt hung hãn; nhưng cũng chính cảnh tang tóc của chiến tranh đã khiến nhà vua hối hận. Ông quay đầu về với lý tưởng hòa bình của Phật giáo, trở thành một Phật tử thuần thành, một vị hoàng đế của lòng từ, góp phần truyền bá Phật giáo ra ngoài đất Ấn Độ, được người đời xưng tụng là bậc hộ pháp vĩ đại nhất của Phật giáo.

 

Nhìn từ góc độ cá nhân, con dao chỉ là vật để giết mổ. Nhưng đứng ở góc độ xã hội như trường hợp vua Asoka, đao trong câu thành ngữ dẫn trên có thể được hiểu là biểu tượng của quyền lực. Con ngườiquyền lực có thể vì tham vọng, vì vô minh, vì tà kiến mà trở nên tàn bạo. Nhưng ngay khi nhận thức được ác nghiệp, thì chính quyền lực đem lại phúc lợi lớn cho nhiều người.

 

Lịch sử luôn lên án những cuộc chinh phụctham vọng, những hoạt động buôn bán vũ khí, buôn bán nô lệ quy mô toàn cầu, những cuộc chiến tranh xâm lược tiêu diệt hẳn một vài dân tộc và nền văn hóa, vì tà kiến cho rằng chỉ có đấng thượng đế mà mình tôn sùng mới chính đáng, còn tất cả những niềm tin khác biệt đều là tà giáo. Lịch sử cũng phê phán gay gắt những bạo chúa sử dụng quyền lực giết hại nhiều người, cưỡng đoạt của nhân dân làm kiệt quệ đất nước chỉ phục vụ cho cá nhân và dòng tộc. Lịch sử cũng kết tội những nhà tư bản chỉ biết lũng đoạn đầu cơ bóc lột người lao động, người tiêu thụ để làm giàu cho chính mình, tập trung những khoản của cải kếch xù mà không biết giúp đỡ ai.

 

Nhưng lịch sử cũng ghi nhận công ơn không ít những nhà chính trị, quân sự phải giải quyết vấn đề độc lập, tự do, phú cường cho đất nước, biết sử dụng công cụ quyền lực để trừng trị kẻ xấu xa hại dân hại nước một cách chính đáng, biết giảm thiểu thiệt hại trong mọi quá trình tranh chấp, biết dưỡng sức dân trong chiến tranh để hướng đến lúc xây dựng trong hòa bình.

 

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 143

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a18562/buong-dao-thanh-phat

 

.... o ....

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/12/2014(Xem: 13044)
18/07/2015(Xem: 11232)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.