Cảm Ứng Thiên Vựng Biên - 感應篇彙編

02/04/20243:17 SA(Xem: 1277)
Cảm Ứng Thiên Vựng Biên - 感應篇彙編

CẢM ỨNG THIÊN VỰNG BIÊN
感應篇彙編

(Theo bản in của Phật-đà Giáo Dục Cơ Kim Hội năm 2000)
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Đức Phong - Huệ Trang
CẢM ỨNG THIÊN VỰNG BIÊN BÌA SÁCHPDF icon (4)CẢM ỨNG THIÊN VỰNG BIÊN- QUYỂN 1
CẢM ỨNG THIÊN VỰNG BIÊN- QUYỂN 2


LỜI TỰA ĐỀ XƯỚNG IN CẢM ỨNG THIÊN VỰNG BIÊN

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, nói đơn giản chính là bài văn dùng lý và sự nhân quả cảm ứng để khuyên mọi người bỏ ác làm lành. Chẳng biết tác giả là ai! Có người nói là Cát Hồng1 , người học chưa chắc đã tin theo thuyết ấy. Còn như nói tác giảThái Thượng [Lão Quân]2 , là giáo huấn xứng theo lòng trời 1 lập ra thì thuyết ấy càng mơ hồ, chẳng thể nào tra cứu được! Kể từ đời Triệu Tống3 đến nay, bài văn này được lưu truyền rất thịnh, được ghi chép trong Đạo tạng4 . Ngoài những sách dạy về bùa chú, luyện đơn, hành công, tu luyện ra, đây là một tác phẩm giúp giữ yên cõi đời bậc nhất của Đạo giáo. Toàn bộ bài văn này chỉ hơn một ngàn chữ, nhưng lý lẫn sự đều chu đáo. Trong ấy đã kể ra hơn hai trăm chuyện lầm lỗi mà thế gian thường phạm để cảnh tỉnh mọi người, bao gồm những điều to lớn hay nhỏ nhặt, chẳng sót một điều nào, chẳng ngại phiền phức, do thương xót kẻ đôi khi vì chẳng thận trọng mà trót phạm, sẽ chuốc lấy họa tai! Ý tưởng thanh thoát, ngôn từ hòa nhã, nhưng khí thế chánh nghĩa tràn trề, lẫm liệt, dường như có quỷ thần xét soi, khiến cho người đọc hoảng sợ, xót xa, áy náy, hổ thẹn chẳng yên! Từ đấy, tự vấn lòng mình, mạnh mẽ tỉnh ngộ, lại còn lập tức hiểu họa phước là do chính mình tạo, cũng như thấu đạt ý nghĩa sống động trong trời đất, sẽ có hy vọng thành thánh, thành hiền. Do bài văn này chỉ bảo rành rành, dẫu ngu hay hiền hễ đọc đến đều được lợi lạc. Khuyên dụ đủ mọi lẽ, dẫu kẻ học kém vẫn dễ thấu đạt lẽ cao xa, mà cũng toàn là những điều học vấn thiết thực, gần gũi. Do vì như vậy, nó có hiệu quả khuyến thiện rành rành, có công năng giữ yên cõi đời sâu xa. Đạo trưởng dưỡng sự tăng tấn, học vấn nhằm giáo hóa dân, giữ yên mỹ tục, đều được chứa đựng hết trong tác phẩm này. Dẫu nói đây là trước tác của Cát Hồng cũng được, dẫu bảo là lời dạy của trời cao truyền lại, cũng đều chẳng có gì là không được!

Trải các đời, đã có nhiều người chú giải. Có vị giảng giải văn từ, có vị trích dẫn những lời lẽ xiển dương nghĩa lý, có vị dùng những câu chuyện để làm chứng. Cho đến đời Thanh, những người có chí bèn hội tập, chỉnh lý, nhuận sắc, khiến cho ngữ ý tường tận, nghĩa lý thấu triệt, dẫn chứng rộng rãi, đặt tên là Vựng Biên. Do vậy, những lời nghị luận liên quan đến tâm tánh và đức nghiệp trong sách Nho, kinh Phật, những mẩu chuyện liên quan đến nhân duyên quả báo trong chánh sử, dã sử đều được thu thập hết sức phong phú, tinh hoa nối tiếp khôn cùng. Bộ sách này có khoảng hai mươi vạn chữ, văn chương trong sáng, lưu loát dễ đọc, sự lẫn lý cùng dung hội. Nói chung là lấy lòng nhân từ trắc ẩn làm thể, lấy chuyện yên đời lợi người làm dụng. Một niềm khẩn thiết rạng ngời trên giấy, mỗi phen đọc đến, chẳng khi nào không cảm thấy chánh khí tốt lành tràn trề nảy sanh. Đúng là một bộ đại kỳ thư trong thiên hạ vậy!

Nếu bảo: “Thiện ác là nghĩa lý của Nho gia, nhân quảpháp giáo trong Phật môn, cảm ứng là sự chỉ dạy của đạo nhân, cớ sao lại khiên cưỡng kết hợp ba thứ ấy? Hơn nữa, để khuyến thiện cần gì phải dùng nhân quả, cảm ứng? Từ xưa, giáo huấn “thành tựu phẩm đức, trọn hết cái tâm để biết tánh” của bậc thạc Nho đã đủ để nói rồi, chưa hề dùng nhân quảcảm ứng vì sợ rúng động lòng người. Dùng cảm ứngnhân quả để khuyến thiện, có nghĩa là đánh động đến họa phước, lợi hại. Do vì họa phước, lợi hại mà làm lành, điều thiện ấy sẽ chẳng phải là chân thiện!” Tôi cho rằng phẩm cách của con người có nhiều loại, cho nên giáo hóa cũng có nhiều cách. Từ tánh cách như Nghiêu, Thuấn trở xuống, trăm vị quân tử thuở đầu lập chí, chưa vị nào có thể thuần thiện vô dục! Khi động tâm, lòng canh cánh nhân quả, kiêng dè họa phước, há chẳng phải là đã giúp đỡ to lớn cho sự kiêng sợ, nỗ lực giữ vẹn phẩm đức suốt từ sáng đến tối đó ư? Hơn nữa, nhân quả báo ứng, họa phước đưa tới, có cảm bèn ứng, vốn là chuyện thật tình trong trời đất, tạo hóa. Cậy vào đó sẽ chẳng hề thêm nhiều, dẫu gạt bỏ đi cũng chẳng ít bớt. Bậc quân tử tăng tấn đức hạnh, có so đo lợi hại, họa phước để làm lành hay không, lạnh nóng tự biết. Thoạt đầu dựa vào đó thì nặng nề, cuối cùng bỏ đi thì nhẹ nhàng5 , cũng chẳng trở ngại công phu tâm tánh có thể ngày càng thêm tinh thuần, danh vọng, tài lộc, địa vị, trường thọ chẳng cầu mà tự đạt! Vì thế, người khéo tu đức, tuy dốc chí nơi tâm tánh, vốn chẳng cầu công quả mà tự có công quả, cớ gì cứ phải vất vả gạt bỏ nhân quả, cảm ứng để tự coi mình là cao siêu?



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2016(Xem: 14033)
07/11/2013(Xem: 27073)
11/12/2014(Xem: 18338)
09/10/2014(Xem: 12325)
05/07/2020(Xem: 8185)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.