Thư Viện Hoa Sen

Quán Đề Mục “6 Nội-ngoại Xứ” Trong Kinh Tứ Niệm Xứ | Thích Nữ Hằng Như

10/07/20253:49 SA(Xem: 40)
Quán Đề Mục “6 Nội-ngoại Xứ” Trong Kinh Tứ Niệm Xứ | Thích Nữ Hằng Như

QUÁN ĐỀ MỤC “6 NỘI-NGOẠI XỨ”
TRONG KINH TỨ NIỆM XỨ
(Thích Nữ Hằng Như)

 

 

Thích Nữ Hằng Như 11I.DẪN NHẬP

Xứ theo nghĩa thông thường là vị trí, nơi chốn. Trong giáo lý nhà Phật có 12 xứ, gồm sáu nội xứ và sáu ngoại xứ, gọi chung là “Sáu nội-ngoại xứ”. Sáu nội xứ  chính là sáu Căn có nghĩa là lĩnh vực, cơ quan, bộ phận, cánh cửa, nguồn gốc, sức mạnh... Sáu Căn là sáu giác quan của thân tâm con người, đó là: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý, được xem như sáu cánh cửa liên lạc với thế giới bên ngoài khi tiếp xúc với sáu ngoại xứ, tức sáu trần cảnh là:  Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.

 

II. Ý NGHĨACÔNG DỤNG CỦA “6 NỘI-NGOẠI XỨ”

 - Sáu nội xứ, hay sáu căn gồm:

1. Nhãn xứ/Nhãn căn: Là hai con mắt, có khả năng ngắm nhìn, tiếp xúc với ánh sáng, hình ảnh, màu sắc... 

2.Nhỉ xứ / Nhỉ căn: Là hai lổ tai, có khả năng nghe, tiếp xúc với âm thanh, tiếng động.

 3.Tỷ xứ / Tỷ căn: Là hai lỗ mũi, có khả năng ngửi, tiếp xúc với các loại mùi hương bên ngoài.

4.Thiệt xứ / Thiệt căn:  Là đầu lưỡi, có khả năng nếm, tiếp xúc với các vị mặn, ngọt, đắng, cay v.v...

5.Thân xứ / Thân căn: Là toàn bộ cơ thể, ngoại trừ tóc, lông, móng tay, răng. Thân  có khả năng cảm nhận sự xúc chạm với nóng lạnh, trơn, mềm , đau đớn v.v.

6. Ý xứ / Ý căn:  Là trung tâm vận hành các căn còn lại. Có khả năng suy nghĩ, nhận thức các pháp.

- Sáu ngoại xứ hay sáu trần, là đối tượng của sáu căn gồm:

1. Sắc xứ: Hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, là đối tượng của mắt.

2.Thanh xứ: Âm thanh, tiếng động, là đối tượng của tai.

3. Hương xứ: Mùi hương... là đối tượng của mũi.

4.Vị xứ: Vị, mặn, ngọt, đắng, cay... là đối tượng của lưỡi.

5.Xúc xứ:  Cảm giác nóng, lạnh, cứng, mềm, đau đớn...  là đối tượng của thân.

6. Pháp xứ:  Hình ảnh, ý niệm, cảm xúc, suy nghĩ... là đối tượng của ý.

Khi 6 nội xứ và 6 ngoại xứ tương tác với nhau, sinh ra cái biết, gọi là thức. Thí dụ mắt nhìn thấy bình bông thì ngay khi đó trong tâm hình thành cái biết về mắt và bình bông được gọi là Nhãn thức. Tiếp theo cảm xúc khởi lên thích, hay không thích, hay  trung tín, đưa đến tình trạng tham lam hay sân hận và sau cùng là phát ra lời nói, hành động... tạo nghiệp. Nghiệp dù lành hay dữ đều là nguyên nhân khiến con người rơi vào vòng luân hồi sanh tử. Do sáu căn là nơi tiếp xúc với sáu trần sanh phiền não nên bị xem là gốc rễ của khổ đau. Muốn đoạn tận khổ đau hành giả phải tu tập bằng cách quán chiếu để hiểu rõ từng cảm xúc xuất hiện. Quan sát một cách  khách quan không theo đuỗi, cũng không xua đuỗi. Giây phút quan sát hiểu rõ đó là giây phút tuệ giác xuất hiện làm chủ được Nhãn căncảm thọ. Khi tuệ giác có mặt thì kiết sử lặng yên.  Tương tự như Nhãn thức. Năm thức kia là Nhỉ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức cũng vậy.

 

III. QUÁN ĐỀ MỤC “6 NỘI-NGOẠI XỨ” TRONG KINH TỨ NIỆM XỨ

Trong kinh Tứ Niệm Xứ, phần quán pháp trên đối tượng “Sáu Nội-Ngoại Xứ”,  Đức Phật dạy rằng do hai duyên Căn và Trần gặp nhau khởi sinh Kiết sử. Kiết sử là sự trói buộc khiến con người rơi vào nỗi khổ niềm đau. Cách tu tậphành giả phải tuệ tri về hai pháp đó, cũng như tuệ tri kiết sử từ lúc khởi lên cho đến khi chấm dứt như thế nào, tuyệt đối không can thiệp. Nguyên văn lời kinh như sau:

“... Này các Tỷ kheo , thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Tìm hiểu đoạn kinh văn này, hành giả biết rằng khi một trong sáu căn tiếp xúc với trần cảnh tương ưng sẽ  phát sanh kiết sử. Thực tập quán pháp trên đề mục “sáu nội-ngoại xứ” bằng cách tuệ tri nội-ngoại xứ, đồng thời cũng tuệ tri kiết sử từ lúc mới xuất hiện đến khi kiết sử đoạn diệt...  mà không can thiệp vào. Chúng như thế nào biết như thế ấy.

Thí dụ như: Bình thường kiết sử không hiện hữu, hành giả tuệ tri trong tâm khôngkiết sử. Đến khi tai nghe những lời nói không hay về mình, hành giả cảm thấy bực bội khó chịu. Tai là nội xứ, tên gọi là Nhỉ xứ hay Nhỉ căn.  Những lời nói không hay này là Thanh xứ.  Sự bực bội sân hậnkiết sử. Như vậy, do duyên hai pháp: Tai và Âm thanh tương tác với nhau nên khởi sinh phiền não. Kinh Tứ Niệm Xứ dạy phần quán Pháp trên đối tượng “sáu nội-ngoại xứ” bằng cách hành giả tuệ tri các pháp nội ngoạikiết sử mà không có phản ứng gì cả. Chỉ lặng lẽ quan sát sự vận hành của kiết sử mà thôi. Đối với năm nội xứ và năm ngoại xứ còn lại cũng quán như thế!

Đoạn kinh tiếp, Đức Phật dạy:

“Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. “Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này cá Tỷ kheo, như vậy là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội-ngoại xứ.”

Khi hành giả thường xuyên quán nội pháp, ngoại phápkiết sử như thế, hành giả sớm nhận ra sự vận hành của các pháp. Không pháp nào có mặt thường hằng ở trên đời này. Nó thay đổi theo chu kỳ “sinh, trụ, hoại, không”. Nó khởi sinh, tồn tại rồi đoạn diệt. Từ đó, hành giả nhận ra tánh sinh-diệt của các pháp. Khi có bất cứ pháp nào xuất hiện, hành giả an trú chánh niệm trên pháp đó. Dần dần chánh trí được phát huy, đưa đến kết quả là hành giả buông bỏ tham, sân, si, sống không nương tựa, không chấp trước, không bám víu bất cứ pháp gì trên đời, ngay cả tấm thân ngũ uẩn,  hành giả cũng không xem đó là mình, là của mình. Vị Tỷ kheo nào sống được như vậy, Đức Phật xác nhận vị Tỷ kheo đó  sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội-ngoại xứ.

 

 IV. KẾT LUẬN

Học Phật, hành giả biết nguyên nhân của Khổ là  tham ái, dục vọng, phát sinh từ sự dính mắc của mắt với sắc đẹp, của tai với âm thanh êm dịu, của mũi với mùi hương quyến rủ, của lưỡi với vị ngon ngọt, của thân với cảm giác đê mê, của ý với những suy nghĩ, tưởng tượng hấp dẫn. Những thứ này là cội rễ sinh đau khổ.  Như vậy sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là sáu cửa ngỏ khởi đầu sự dính mắc với sáu trần sanh phiền lụy khổ đau (Kiết sử). Để tránh tình trạng này, hành giả cần tu tập rèn luyện để sáu căn tự làm chủ, không chạy theo sự quyến rủ của sáu trần, thì kiết sử không sanh khởi.

Đời sống bản thân của mỗi người là sự cộng hưởng của cá thểvũ trụ. Con người liên lạc với thế giới bên ngoài là nhờ có sáu cánh cửa đó là sáu căn. Hạnh phúc hay đau khổ là do hành giả có làm chủ được sáu căn hay không ?  Cho nên bài quán pháp trên đề mụcSáu nội-ngoại xứ” không chỉ là bài học lý thuyết về ý nghĩa từ ngữ, mà còn là bài pháp nhắc nhở hành giả cần rèn luyện chánh niệm mỗi lúc mỗi thời để làm chủ sáu căn. Lúc nào cũng có chánh niệm thì tâm không phóng dật lang thang. Đó là cách thanh lọc để các căn được thanh tịnh. Chúng tôi tạm dừng bài viết nơi đây. Kính chúc quý độc giả quý thiền sinh sớm thành tựu được pháp tu đã chọn. Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.

                                            THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Sinh hoạt on line ngày 06/7/2025 với Hội Thiền Tánh Không Texas)                                                                                                                             

Tạo bài viết
04/01/2017(Xem: 18522)
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.