Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

17/09/201212:00 SA(Xem: 42173)
Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

TU TỊNH ĐỘ
KHÔNG PHẢI CHỈ TỤNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ

 

kinhadida_13small-thumbnailHỎI: Gần đây tôi nghe nhiều người tu niệm Phật nói về hai việc khiến tôi rất hoang mang. Một là, phải quy y Phật A Di Đà với pháp danh Diệu Âm mới được vãng sanh Tịnh độ. Hai là, thời mạt pháp này chỉ nên niệm Phật A Di Đàtụng kinh Vô Lượng Thọthôi, không nên tụng những kinh khác. Mong quý Báo giải thích hai vấn đề cho tôi được hiểu để an tâm trong việc tu tập theo pháp môn Tịnh độ truyền thống.

 

(THIỆN BẢO, qv619@yahoo.com)

ĐÁP:

Bạn Thiện Bảo thân mến!

Vấn đề “phải quy y Phật A Di Đà với pháp danh Diệu Âm mới được vãng sanh Tịnh độ” hiện chúng tôi chưa tìm thấy kinh luận nào trực tiếp đề cập đến. Trong kinh Vô Lượng Thọ (phẩm 48 - Nghe kinh được lợi ích) có nói đến danh hiệu Diệu Âm: “Bốn vạn ức na-do-tha trăm ngàn chúng sanh chưa từng phát nguyện thành Phật, nay mới phát tâm gieo các căn lành, nguyện sanh về Cực lạc, thấy Phật A Di Đà, đều sẽ vãng sanh về cõi Tịnh độ của Phật Vô Lượng Thọ, thảy đều thứ lớp thành Phật khắp các phương cùng một danh hiệuDiệu Âm Như Lai” nhưng đây là sự thọ ký của Phật A Di Đà, chứ không phải là bắt buộc quy y lại với Ngài.

Mặt khác, khi một người phát tâm quy y Tam bảo, quy y Phật tức vị ấy đã quy y tất cả chư Phật trong mười phương ba đời, trong đó tất nhiên đã quy y với Đức Phật A Di Đà rồi nên bây giờ quy y thêm lần nữa thì không đúng. Mà quy y với tâm niệm ràng buộc kiểu “phải quy y Phật A Di Đà với pháp danh Diệu Âm mới được vãng sanh Tịnh độ” thì lại càng xa lạ với Chánh pháp, không đúng và không nên. Đành rằng thâm tín với Phật A Di Đà chính là quy mạng, quy y Ngài nhưng sự quy y đó mang ý nghĩa quay về nương tựa vào lời Ngài dạy thực hành tự độ, độ tha cho đến ngày công viên quả mãn; hiển lộ tự tánh Di Đà hằng thanh tịnh và sáng suốt của bản tâm tịch tịnh chứ không phải là quy y lại theo sự tướng bên ngoài.

Tu học theo pháp mônTịnh độ, để thành tựu vãng sanh, theo kinh A Di, hành giả phải thành tựu tín-nguyện-hạnh và nhất là niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn từ một cho đến bảy ngày. Niệm Phật nhất tâmchánh hạnh, còn trợ hạnh là làm tất cả các việc lành, chánh hạnh và trợ hạnh phải song hành trong quá trình tu tập. Đây chính là nguyên tắc căn bản nhất, xuyên suốt nhất, là điều kiện cần và đủ để vãng sanh theo tôn chỉ tu tập của Tịnh Độ tông.

Tiếp đến, vấn đề “thời mạt pháp này chỉ nên niệm Phật A Di Đà và trì tụng kinh Vô Lượng Thọ thôi” cũng chưa ổn. Riêng vấn đề “không nên tụng những kinh khác” là hoàn toàn sai với Chánh pháp. Bởi giáo lý Tịnh độ dạy người muốn vãng sanh thì phải: Hiếu kính cha mẹsư trưởng, phát Bồ-đề tâm, tu tập thiện nghiệpđọc tụng kinh điển Đại thừa (Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ).

Nếu đổ thừa cho thời mạt pháp mà chủ trương như vậy lại càng sai. Chính thời mạt pháp, người Phật tử phải phát Bồ-đề tâm, hành theo hạnh Bồ-tát, nỗ lực truyền bá Chánh pháp của Phật. Y theo tôn chỉ “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học/Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”, mới xiển dương Chánh pháp của Phật, sao lại chủ trương quay lưng với kinh điển Phật dạy?

Mặt khác chủ trương “không nên tụng những kinh khác” là mắc tội phá kiến, khiến cho số đông người không hiểu hoặc hiểu sai bản chất của toàn bộ giáo lý Đức Phật; điều này người học Phật nên thận trọng, vô tình phạm vào tội hủy báng Chánh pháp. Tu hành chưa được bao nhiêu công đức, mà phạm tội đó thì đáng tiếc, phải chịu quả báo khổ đau, làm sao mà thành tựu nguyện lực vãng sanh!

Có thể sau quá trình tìm hiểu nhiều kinh điển liên quan đến Tịnh Độ tông, hành giả chọn một vài kinh tiêu biểu như kinh A Di Đà hay kinh Vô Lượng Thọ để hành trì chuyên sâu. Thế nhưng, kêu gọi những hành giả sơ cơ chuyên nhất vào kinh Vô Lượng Thọ mà không tìm hiểu, đọc tụng các kinh sách khác là không nên, nếu điều đó vì dụng ý riêng để dựng tông lập phái thì Phật tử chúng ta phải hết sức cảnh giác.

Hiện nay một số vị hành giả Tịnh tông (ảnh hưởng Phật giáo nước ngoài) đang cổ xúy cho việc chuyên nhất vào kinh Vô Lượng Thọ, tụng kinh thì tốt nhưng kêu gọi Phật tử “không nên tụng những kinh khác” là một sự sai lạc cần được chấn chỉnh. Bởi lẽ, nhân danh tu tập pháp môn Tịnh độ mà kêu gọi Phật tử từ bỏ Phật Thích Ca để quy y với Phật A Di Đà là không thể chấp nhận. Thậm chí có nơi đã xảy ra hiện tượng “phế” Phật Thích Ca để chỉ thờ duy nhất Phật A Di Đà mà thôi. Chúng ta thử hình dung có một tổ chức Phật giáo mà gần như lãng quên Đức Giáo chủ Phật Thích Ca, chỉ biết đến duy nhất niệm Phật A Di Đàthọ trì kinh Vô Lượng Thọ mà thôi, thì tổ chức ấy có còn là Phật giáo đích thực nữa không? Nhân đây chúng tôi kính đề nghị các ban ngành hữu quan của GHPG Việt Nam quan tâm đến vấn đề này để kịp thời chấn chỉnh.

Đối với những ai đã quen với nếp tu học niệm Phật, tụng kinh, lễ báithực hành theo kinh A Di Đàcùng nhiều kinh điển Đại thừa khác như cổ lệ chùa chiền Việt Nam từ trước đến nay thì cứ như vậy mà tu hành, không có gì phải dao động cả. Tu học theo Phật pháp là không nên vội tin bất cứ điều gì mà phải luôn vận dụng tuệ giác soi xét tất cả các pháp trong tinh thần Chánh kiến của đạo Phật.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2015(Xem: 4820)
29/01/2015(Xem: 5424)
22/10/2010(Xem: 59399)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.