Tự Tri 48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

14/05/20163:19 CH(Xem: 7347)
Tự Tri 48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

TỰ TRI 48 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ
Lưu Tâm Lục

blankLời bạt :

Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……

Sự tranh luận về pháp Phật cũng đã có từ thời Đức Phật còn tại thế và sau khi các ngoại đạo tà giáo hiểu ra được chánh pháp Phật đều xin quy y làm đệ-tử….tuy nhiên Đức Phật đã giải thích rõ ràng sai chổ nào, nếu có đúng thì cũng chưa rốt ráo…..đàng nầy chư-vị chỉ trích mà không tự ở nơi tư duy của chính mình để xem sai đúng thế nào, thật là nói theo pháp Phật là không đúng lắm.

Kính chư vị !

Trong những đóng góp ý kiến chỉ trích về bộc bạch của tôi xin chư vị đó chỉ giáo cho tôi hầu sữa sai những lỗi lầm để gọi là người chỉ trích (học pháp Phật đúng chánh pháp) ngõ hầu sách tấn cùng nhau học theo lời Phật dạy.

Sau đây tôi xin bộc bạch tiếp về chính đề trên.

Trước là để được nghe luôn một lần những gì mà hiện nay nhiều người học pháp Phật cho rằng tu theo pháp môn tịnh độ là tà đạo….

Trước tiên theo tôi người tu pháp môn Tịnh-độ niệm Phật vãng sanh lấy 48 đại nguyện của Tỳ-Kheo Pháp-Tạng là kim chỉ nam, nghiã là căn cứ vào đó để phân biệt chánh-tà trong pháp môn.

Kinh tiểu bổn A-Di-Đà thì có thuyết cho rằng theo học giả Đoàn-Trung-Côn không phải Phật thuyết.

Kinh Thập-lục quán thì nguyên nhân có được là do chuyện tích của Hoàng-Hậu Vi-Đề-Hi……tuy nhiên theo tôi xét trên hành trì thời nay chẳng có ai thực hành được cho dù ngoài pháp môn. Hơi dài giòng mong chư vị thông cãm.

***

Tỳ-Kheo Pháp-Tạng khi phát nguyện trước Đức Phật Thế-Tự-Tại-Vương-Như-Lai không phải từ lúc đó mới phát tâm vô-thượng bồ-đề. Đây là thân sau cùng để đạt thành đạo quả Chánh-Đẵng-Chánh-Giác giống như Thái-Tử Tất-Đạt-Đa là thân sau cùng trở thành Phật Thích-Ca của chúng sanh cõi Ta-bà nầy.

Với 48 đại nguyện được huân tu trong 5 đại kiếp Tỳ-Kheo Pháp-Tạng đã tạo lập một cõi nước thật thù thắng vi diệu để cho Trời-Người và chúng Bồ-Tát của cõi nước đó đầy đủ thắng duyên phương tiện tu hành đạt đạo quả vị Phật tương lai giáo hoá chúng sanh trong thập phương.

Trong 48 đại nguyện nầy Tỳ-Kheo Pháp-Tạng cũng mở rộng lòng Đại-Từ-Bi mẫn đối với Trời, Người, Thanh-văn Duyên-giác và Bồ-Tát ở khắp thập phương pháp giới sinh về đây tiếp tục huân tu thành bậc nhất-sanh-bổ-sứ.

Theo như kinh-điển viết thì một quốc độ Phật giáo hóa là tam thiên đại thiên thế giớiduy nhất chỉ có một vị Phật mà thôi.

Cõi ta-bà ngũ trược ác thế nầy là một thành phần nhỏ trong một quốc độ giáo hoá của Phật Thích-Ca…và trong cõi ta-bà nầy Đức Phật ví như là một lò lữa lớn bao trùm cả tam giới do đó khuyên nhắc là sớm mau ra khỏi cõi ác trược ngũ thế nầy….

Xa thật là xa ngoài quốc độ giáo hoá của Đức Phật Thích-Ca ở hướng Tây ta-bà những 10 muôn ức cõi Phật có một cõi nước tên là Cực Lạc được hình thành bởi một Đại-Tỳ-Kheo tên là Pháp-Tạng bỏ ra công đức huân tu 5 đại kiếp…

Sự khác biệt của hai cõi nước như sau :

Hiện nay cõi Cực-Lạc vẫn đang được giáo hoá của Đức Phật A-Di-Đà, ngược lại cõi ta-bà thì Đức Phật Thích-Ca đã Đại-Niết-Bàn hơn 3000 năm vì cơ duyên giáo hoá đã tròn đủ…..cũng như một đại lương-y sau khi đã trị lành bịnh chổ nầy liền đến nơi khác thị hiện giáo hoá chúng sanh khác….

Tựu chung hai cõi nước từ vật chất đến tinh thần cũng như công đức tu trì đều trái ngược hẳn….cho đến nỗi dùng tư duy biện biệt một chiều và kết luận đó là cõi địa không tưởng….

Trước khi đi vào từng chi tiết đại nguyện, người tu trì theo pháp môn niệm Phật A-Di-Đà cầu vãng sanh về thế-giới cực-lạc nên phân tích hai nhóm câu (Khi tôi thành Phật) –đã thành Phật cách đây 10 đại kiếp và vẫn hiện còn đang giáo hóa tứ chúng ở cõi đó và (nguyện không ở ngôi chánh-Giác) đây là xác quyết quá ư Đại-Từ, Đại-Bi của Đức Phật A-Di-Đà-Phật dám bỏ đạo quả Phật (để huân tu thêm công đức) nếu Trời,Người và Bồ-Tát của cõi nước Ngài cũng như Trời,Người và Bồ-Tát ở thập phương thế-giới vãng sanh, sanh về mà không được theo như đại nguyện mà Tỳ-Kheo Pháp-Tạng đã phát ra dưới sự chứng minh của Đức Phật Thế-Tự-Tại-Vương-Như-Lai (Kinh cũng có ghi Đức Phật không bao giờ vọng ngữ với chúng sanh và ngược lại vọng ngữ thì không phải là Phật)

Ngoài ra chúng ta cũng nên nhận biết rằng Trời, Người và Chư Thánh chúng ở cõi Cực-lạc cũng như tứ chúng thập phương vãng sanh về đó cũng có khác nhau về công hạnhđịnh lực. Tất cã sự khác biệt là về trí tuệ và sự tu hành huân tu công đức của từng cá nhân tại cõi địa hay từ các quốc độ vãng sanh về. Bất cứ một cõi giới quốc độ Phật nào cũng có sự chênh lệch về trí tuệ của từng cá nhân. Chỉ có một cõi địa đạt được sự bình đẵng tuyệt đối mọi mặt đó là cõi địa của Chư Phật thường trụ cách đây 42 muôn ức đại thiên thế giới về hướng Tây ta-bà nầy như trong kinh Đại-Bát-Niết-Bàn Đức Phật có dạy.

ĐẠI NGUYỆN THỨ NHẤT : KHI TÔI THÀNH PHẬT, NẾU CÕI NƯỚC TÔI CÒN CÓ ĐỊA NGỤC, NGẠ QUỸ, SÚC SANH THÌ TÔI NGUYỆN KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH-GIÁC.

Tỳ-Kheo Pháp-Tạng cho dù có là người đại trí cũng không thể nào thấy được các cõi Phật (khác) ngoài cõi nước mà mình đang làm Vua. Cõi có Vua thì đương nhiên có quần thần dân chúng, sinh hoạt xã hội v.v… muôn sự, muôn vật khác nhau đan lộn vào nhau để tạo thành cảnh vui, nguồn chán. Từ đó sẽ cũng phải có “tam đồ khổ”

Với tâm đại-từ-đại-bi Tỳ-Kheo Pháp-Tạng mới cầu thỉnh Đức Phật hiển thị cho mình thấy có cõi nước nào hiệp ứng với tấm lòng mình chăng ? Hầu theo đó tu hành kiến lập một nơi chốn đầy đủ sở nguyệntu trì. Sau khi được Đức Phật chấp thuận với 210 ức quốc độ Phật hiện ra cho thấy trong tất cã những quốc độ cũng có sai biệt khác nhau nhưng đều giống chung một cảnh đó là “tam đồ khổ”. Mà vì có ba cảnh nầy thì đương nhiên phải có chúng sanh làm ác đoạ vào. Có “tam đồ khổ” thì không có một năng lực gì làm cho trở thành không……mà đã không giải trừ được thì ta có làm Phật cũng không phù hợp với tấm lòng thương tất cã chúng sanh trong thập phương thế giới có một nơi chốn thù thắng để huân tu công đức hầu thành Phật sau nầy cứu độ chúng sanh. Cũng như Đức Phật Thế-Tự-Tại-Vương-Như-Lai đang là Phật cõi ta đây cho dù có thương tưởng chúng sanh cách mấy cũng vẫn còn có chúng sanh đọa tam đồ, ác đạo.

Đây là nguyên nhân Tỳ-Kheo Pháp-Tạng phát đại nguyện (1) nầy lập cõi nước để giáo hoá. Liệu Tỳ-Kheo Pháp-Tạng có tạo lập cho mình một cõi nước theo như ý muốn được chăng? Ai có đạo lực soi rõ mối nghi nầy cho người trong đạo không tin. Ngu tôi có đọc một đoạn kinh ĐBNB ở phẩm QMBCCQĐV Bồ-Tát nói về “thế nào là thanh tịnh cõi Phật ? Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-Niết-Bàn, vì vô thượng bồ-đề, vì độ chúng sanh nên xa lìa tâm sát hại. Do căn lành nầy, nguyện cùng tất cã chúng sanh đồng thành Phật, nguyện chúng sanh được thọ mạng dài lâu, có thế lực lớn, được thần thông lớn. Do sức thệ nguyện nầy nên đời vị lai bồ-tát thành Phật tất cã chúng sanh trong cõi nước được thọ mạng dài lâu, có thế lực lớn và thần thông lớn. Ngoài ra còn có các bất khả tư nghì khác như lìa tâm trộm cướp thì cõi nước thuần là bảy báu, chúng sanh đầy đủ vật cần dùng tuỳ theo ý muốn. Xa lìa tâm tham dục thì cõi nước không có tam đồ, cũng không có người đói khát khổ não. Xa lìa tâm vọng ngữ thì cảnh vật cõi nước tuyệt vời, chúng sanh đều được tiếng nói tốt thanh tịnh. Xa lìa tâm lưỡng thiệt thì tất cã chúng sanh trong cõi nước cùng nhau giãng luận pháp yếu. Xa lìa tâm ác khẩu thì cõi nước bằng thẳng không có sạn sỏi, gai góc, tâm chúng sanh đều bình đẵng. Xa lìa lời nói vô nghiã thì cõi nước không có khổ não. Xa lìa tâm tham lam tật đố thì chúng sanh trong cõi nước đuề không có tâm tham lam, tật đố, não hại, tà kiến. Xa lìa tâm não hại thì chúng sanh trong cõi nước đều tu tập đại từ, đại bi, được bậc nhứt tử. (hết trích).

Đem đoạn kinh văn nầy ra để thực chứng các đại nguyện của Tỳ-Kheo Pháp-Tạng thì chẳng có gì không thấu hiểu rằng vì sao cõi Cực-lạc lại vi diệu thù thắng như đã mô tả trong kinh.

Trên đây là đem lời Phật dạy để làm niềm tin, còn riêng về thế pháp thì những tiện nghi ta có được hôm nay thì cách đây chỉ chừng 100 năm làm sao mà tin. Cái sự không tin nầy cũng tạm giống như những ai chỉ trích về pháp môn tịnh-độ nầy vậy, thật là quá tội nghiệp cho cái trí quá cao đâm ra thành khờ khạo, uổng lắm thay.

Nếu cho rằng sự tạo lập cõi ta-bà như thế thì các cõi khác cũng không ngoại lệ….thì chắc rằng Đức Phật mà còn vọng ngữ sao. Tin theo lập luận nầy thì với người ngoại đạo còn khả dĩ chấp nhận nhưng trong tứ chúng đệ-tử của Đức Phật mà cũng tin theo chuyện nầy thì chẳng là phỉ báng Đức Phật sao ?

Hay cho rằng Đức Phật đã thanh tịnh nên cõi nước ta-bà nầy cũng tịnh….với Đức Phật thì thật là cõi tịnh (hoàn thành tự độ) nhưng Đức Phật cũng phải bôn ba giáo hoá chúng sanh không ngưng nghĩ trong 49 năm (độ tha) thế mà cõi nước nào có tịnh hay đến bây giờ càng đoạ lạc thêm hơn. Theo tôi những ai nói lời nầy nhiều thì kẽ đó lại sớm tìm núi non, rừng thẵm để tránh xa cõi trược.

Trong kinh Vô-lượng-thọ của Tỳ-Kheo Trí-Tịnh dịch có một đoạn ngắn ít người để ý đến đó là “ Một Bồ-Tát phát nguyện cứu độ chúng sanh ở các quốc độ đều đạt thành tâm nguyện duy chỉ với cõi ta-bà ngũ trược, ác thế nầy thì chưa thể quyết định” tại sao ư ! Kinh A-Di-Đà nói rất rõ “các Đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẵng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy “Đức Thích-Ca-Mâu-Ni-Phật hay làm được việc rất khó khăn hy hữu, có thể ở trong cõi ta-bà đời ác năm món trược : Kiếp, Kiến, Phiền-não, Chúng sanhmạng trược mà Ngài chứng được ngôi Vô-Thượng Chánh-Đẵng Chánh-Giác.

Cái mấu chốt để không thoát được tam giới đó lá ÁI- DỤC.

Có hai thử thách mà trước khi thành Phật, Thái-tử Tất-Đạt-Đa phải vượt qua của chặng chót là :

          Kiếp sống sau cùng là Vua Chúa.

          Thử thách sau cùng là Thiên-ma-nữ

ĐẠI NGUYỆN THỨ 2 : KHI TÔI THÀNH PHẬT NẾU TRỜI, NGƯỜI TRONG CÕI NƯỚC TÔI SAU KHI MẠNG CHUNG MÀ CÒN BỊ ĐOẠ VÀO BA ĐƯỜNG ÁC THÌ TÔI NGUYỆN KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC.

Suốt một thời gian dài ngu tôi học tu trì theo pháp môn niệm Phật nhưng cứ bâng khuân mãi với đại nguyện nầy. Tại sao ! đó hai vế “sau khi mạng chung” và “còn bị đọa vào ba đường ác”. Tôi có đưa ra hỏi hai thắc mắc nầy mỗi khi có dịp gặp người cùng tu hay tu-sĩ. Nhưng hình như họ không thấy có điều nầy bởi họ chỉ đọc qua kinh “Bình đẵng giác…” trong đó thâu gọn 48 nguyện còn lại ít nguyện hơn. Ngay cã nhiều vị tu-sĩ cũng cho rằng nguyện 1 và 2 chung một nguyện mà thôi. Chả lẽ nào Tỳ-Kheo Trí Tịnh dịch sai. Đây phải chăng là ngu tôi mất đi một chân trong cái ghế ba chân để vãng sanh hay sao ? Chẳng lẽ học Phật mà cứ riu ríu vâng lời như thế sao ! Người tu trì theo pháp môn tịnh-độ thì lúc nào cũng lấy sự ngược lại hai vế trên để tinh tấn tu hành. Không còn mạng chung thì mới có đủ cơ duyên để hoàn thành tâm nguyện chứ. Đã còn bị mạng chung mà còn lại bị đọa vào ba đường ác thì thử hỏi tu trì theo pháp môn nầy nào có ích gì ? Đức Phật chẳng khi nào vọng ngữ với chúng sanh. Thế thì sao đây ! Đức Phật cũng có dạy “luận về cái gì cũng tin, thì là không tin gì cã”. Ngoài ra Đức Phật cũng có dạy quá ư là Đại-Từ, Đại-Bi, Đại-Hỷ, Đại-Xã : Ngay cã đối với lời Ta nói mà có lòng nghi ngờ cũng đừng nghe theo, huống hồ là của các hạng người ấy”. Hạng người ấy đó là những ai? Đó là Đức Phật nói đến những người đã chứng tứ Thánh quả. Thêm nữa là người xưa thường nói “đa nghi, đa ngộ”. Theo ngu tôi nghi mà bỏ qua mới là đọa lạc, còn nghi mà tìm câu trả lời để vén màn nghi thì niềm tin sẽ không bao giờ lay chuyển được. Đăi nguyện thứ 1 xác quyết là cõi nước Cực-lạc không có ba đường ác thì mặc nhiên Trời, Người ở cõi đó không còn gây ra nhân nầy, mà cho dù có gây ra nhân cũng lấy đâu nơi chốn để mà đọa vào.

Tuy nhiên thật là hoan hỷ khi cách đây không lâu (hơn 10 bắt đầu tu trì, học hỏi) ngu tôi sắp xếp lên núi tập tu trì theo tu viện Thiền của hệ phái Theraveda do người ngoại quốc hướng dẫn. Thời gian họ nhập thiền thì tôi niệm thầm danh hiệu Phật. Ngoài giờ chấp tác buổi sáng và sau giờ ăn ngọ thì thời gian còn lại là sinh hoạt cá nhân. Nói là dự định tu học 3 ngày nhưng mới có một ngày một đêm ngu tôi đã bỏ cuộc vì sức khỏe không cho phép. Nhưng bù lại khiếm khuyết đó tôi đã tìm ra được câu trả lời cho đại nguyện thứ nhì mãi đeo dính trong tôi. Điều nguyện thứ 15 đã như ánh mặt trời soi tỏ sương mai tan biến….

Trời, Người cõi Cực-lạc mạng chung là vì nguyện riêng của họ (xin nhắc là mọi chúng sanh khi đã ở cõi địa nầy cho dù được vãng sanh về cũng gộp chung là chúng sanh cõi nầy), nghĩa là vì nguyện riêng của họ đối với chúng sanh cõi nước khác trong khi dùng thần thông để đến các quốc độ (đang có Phật giáo hoá chúng sanh) (điểm nầy rất là quan trọng mà người tu theo pháp môn niệm Phật phải tinh ý tỏ tường). Tại sao tôi phải lưu ý, sẽ tuần tự theo các nguyện sẽ rõ.

Vì là còn ở địa vị Trời, Người nên “vi-tế hoặc” cũng còn, do đó sợ hãi với nguyện riêng của mình, nên sợ đọa ác đạo khi chuyển sanh (mạng chung). Nhìn ra thấu suốt nỗi lo sợ nầy nên Tỳ-Kheo Pháp-Tạng dùng đại nguyện 15 để bổ khuyết.

ĐẠI NGUYỆN THỨ 3 VÀ 4 CÓ THỂ GỌP CHUNG : KHI TÔI THÀNH PHẬT NẾU HÀNG TRỜI, NGƯỜI TRONG CÕI NƯỚC TÔI THÂN CHẲNG MÀU VÀNG RÕNG TẤT CẢ, THÂN HÌNH CÓ KẺ TỐT, NGƯỜI XẤU CHẲNG ĐỒNG NHAU THỜI NGUYỆN KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC.

Màu vàng ròng có tính phản chiếu hơn các màu vàng khác và toả sáng lộ ra bên ngoài mạnh nhất. Các màu vàng khác vì bị pha tạp chất nên mất đi tính kỳ diệu nầy. Trời, Người cõi Cực-lạc nhiều vô số vô biên cùng đồng màu vàng ròng phản chiếu cho nhau, không có kẻ tốt người xấu, đồng nhau không sai khác đối diện nhau chẳng khác nào qua một tấm kiếng, nói đúng ra là để mình xét về mình đấy thôi. Người phàm phu ta-bà chúng ta (có cã tôi) có mấy ai thấy mình chăng ? Khi mà tâm ý lúc nào cũng hướng ngoại, chưa bao giờ nhìn lại chính mình nên gây toạo biết bao nhiêu lỗi lầm. Với vô số vô biên thân như vậy và hãy lấy một thí dụ là toàn số đông đó cùng ở trong một hội trường để thính pháp thì sẽ nói lên được một điều gì. Đó là một tập thể vô biên, vô số mà cũng như một không có một niệm gì sai khác. Người phàm phu chúng tanhận thấy đối phương (SẮC) không phải là mình (khácnhau)  và những ý nghĩ thầm kín của mình không ai biết nên tha hồ não hại lẫn nhau. Trời, Người cõi Cực-lạc khác với ta-bà là chổ nầy nhìn đối phương cũng chính đó là mình, ý nghĩ riêng tư sẽ chẳng có (vì có ai chẳng biết nhau) chả lẽ ta não hại chính ta. Tỳ Kheo Pháp-Tạng không uổng phí công đức huân tu, dày dạn kinh nghiệm nên mới có sự tỷ mỷ nầy. Hơn nữa trong 210 muôn ức quốc độ Phật lộ ra nhược điểm nầy….

Kính Chư-Vị !

Xin ngưng tới đây vì còn đến 44 đại nguyện nữa mới hết bộc bạch nầy, tuy nhiên vì để sách tấn cùng nhau tu học pháp Phật nên tạm dừng để cầu học hỏi sớm sữa sai, mong chư vị giáo pháp cho.








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2015(Xem: 4820)
29/01/2015(Xem: 5424)
22/10/2010(Xem: 59399)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.