Chương 15: Quán Hữu Vô

03/07/201012:00 SA(Xem: 15598)
Chương 15: Quán Hữu Vô

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG XV: QUÁN HỮU VÔ[1]

Hỏi: Các Pháp thảy đều có tự tánh vì có lực dụng. Như chiếc bình có tự tánh của bình, vải cũng có tự tánh của vải. Khi nào các duyên hòa hiệp, tánh ấy xuất hiện phải không?

Đáp:

171)Trong các duyên có tánh,

Điều ấy thì không đúng.

Tánh xuất hiện từ duyên,

Phải là pháp tạo tác.[2] [1] 

Nếu các pháp có tự tánh, không thể xuất hiện từ các duyên. Vì sao? Nếu xuất hiện từ các duyên thì đó là pháp tạo tác, không có tự tánh cố định.

Hỏi: Nếu tự tánh của các pháp được tác thành từ các duyên, thì sai lầm ở chỗ nào?

Đáp:

172)Nếu tánh do tạo tác,

Làm sao có nghĩa này.

Tánh không do tạo tác,

Không lệ thuộc pháp khác. [2] 

Như vàng lẫn lộn đồng thì chẳng phải vàng ròng. Cũng thế, nếu có tự tánh thì không cần đến các duyên. Nếu từ các duyên mà xuất hiện nên biết chẳng phải là thật tánh. Lại nữa, tánh nếu cố định thì không cần phải lệ thuộc cái khác mới có thể xuất hiện. Không phải như dài và ngắn, cái này và cái kia. Vì chúng không có tự tánh quyết định, nên phải lệ thuộc cái khác mới có.

Hỏi: Các pháp nếu khôngtự tánh, vậy chúng có thể có tha tánh?

Đáp:

173)Pháp nếu không tự tánh,

Làm gì có tha tánh.

Tự tánh đối tha tánh,

Cũng gọi là tha tánh. [3] 

Vì do các duyên tạo ra, và cũng vì do đối đãi mà thành cho nên các pháp vốn không có tự tánh. Nếu thế, tha tánh đối với tha tánh cũng là tự tánh, bởi từ các duyên mà sinh. Do nương nhau nên cũng là không, không làm thế nào nói các pháp từ tha tánh phát sanh vì tha tánh cũng là tự tánh.

Hỏi: Nếu lìa tự tánh và tha tánh mà có các pháp thì có lỗi gì?

Đáp: 

174)Lìa tự tánh, tha tánh,

Làm sao có các pháp.

Nếu có tự, tha tánh,

Các pháp mới được thành. [4] 

Ông nói lìa tự tánh và tha tánh mà có các pháp; điều này không đúng. Nếu lìa tự, tha tánh, không có các pháp. Vì sao? Có tự tánh, tha tánh thì pháp mới có thể tựu thành. Thí dụ như chiếc bình là tự tánh thì y phục các thứ là tha tánh.

Hỏi: Nếu lấy tự tánh, tha tánh để phá cái có thì ở đây có thể có cái không?

Đáp:

175)Hữu nên không thành tựu,

Vô làm sao được thành.

Vì nhơn có pháp hữu,

Hữu hoại gọi là vô. [5] 

Nếu ông đã chấp nhận cái hữu không thành, thì cũng nên chấp nhận cái vô cũng không. Vì sao? Pháp hữu bị hoại diệt, nên gọi là vô. Vô, nghĩa là cái hữu bị hoại diệt mà thành vô.

176)Nếu người chấp hữu vô,

Chấp tự tánh, tha tánh;

Như thế tất không thấy,

Nghĩa chân thật Phật pháp. [6] 

Nếu người đắm chấp các pháp, tất tìm cầu cái kiến chấp về hữu. Nếu phá tự tánh thì có kiến chấp về tha tánh. Nếu phá tha tánh thì có kiến chấp hữu. Phá hữu lại kiến chấp vô. Nếu phá vô thì mê hoặc! Nếu hàng lợi căn ít tâm chấp trước, biết rằng hủy diệt những kiến chấp, tất được an ổn, sẽ không còn sanh khởi bốn thứ hí luận: có, không, chẳng phải có, chẳng phải không; cũng có, cũng không; người ấy, quyết định thấy nghĩa chân thật của Phật Pháp. Thế nên nói bài tụng trên.

Lại nữa:

177)Phật hay diệt hữu vô,

Như được nói trong kinh

Giáo giới Ca-chiên-diên,

Lìa Hữu cũng lìa vô. [7] 

Trong kinh “San-đà Ca-chiên-diên”, Đức Thế Tôn giảng cho Ca-chiên- diên về ý nghĩa chánh kiến, lìa có, không. Nếu trong các pháp có một chút gì là thực hữu; đức Phật không bao giờ có thể hủy phá có không. Nếu phá có thì người ta cho là không. Phật thông đạt tướng của chư pháp nên nói cả hai đều không. Thế nên ông phải bỏ kiến chấp có không.

Lại nữa:

178)Nếu pháp thật có tánh,

Sau không thể biến dị.

Tánh nếu có tướng dị,

Điều ấy không hề đúng. [8] 

Nếu các pháp đều quyết định có tánh thì không bao giờ có thể biến dị. Vì sao? Nếu quyết địnhtự tánh, không thể có tướng dị biệt như ví dụ vàng thật ở trên. Vì nay hiện thấy các pháp tương dị biệt, nên biết không có tướng cố định.

Lại nữa:

179)Nếu pháp thật có tánh,

Sao có thể biến dị?

Pháp nếu thật không tánh,

Sao có thể biến dị? [9] 

Nếu pháp quyết định có tánh, làm thế nào có thể biến đổi? Nếu không tự tánh, chẳng có tự thể, làm sao có thể biến đổi?

Lại nữa:

180)Thật có là chấp thường,

Thật không là chấp đoạn.

Thế nên người có trí,

Chẳng nên chấp có không. [10] 

Nếu pháp quyết định có tướng hữu thì không bao giờ có tướng vô; ấy tức là thường. Vì sao? Như nói ba đời. Trong đời vị lai có tướng của pháp; pháp ấy đi đến hiện tại rồi chuyển sang quá khứ mà không mất bổn tướng của nó, tức là thường. Lại nói, trong nhân trước có quả; cũng là thường. Nếu nói quyết định có cái vô; cái vô ấy, tất trước có nay không, thế là đoạn diệt; đoạn diệt là không có sự tương tục. Do vì hai kiến chấpxa lìa Phật Pháp.

Hỏi: Vì sao nhơn chấp có mà sanh thường kiến; nhơn chấp không phát sanh đoạn kiến?

Đáp: 

181)Nếu pháp có định tánh,

Phi vô tức là tường.

Trước có mà nay không.

Ấy tức là đoạn diệt. [11] 

Nếu pháp tánh quyết định có; thì đó là tướng có chứ không phải là tướng không, và không bao giờ có thể trở thành không. Nếu không, thì không phải là có, tức là pháp vô. Ở trên đã nói đến sự sai lầm này. Theo đó, nó sẽ rơi vào thường kiến. Nếu pháp trước có, hoại diệt mà thành không thì gọi là đoạn diệt. Tại sao? Vì cái có chẳng thể là cái không. Vì ông nói có và không đều có tướng cố định. Nếu có kiến chấp đoạn, thường thì không có tội, phước v.v.. là hủy phá sự thực thế gian, thế nên phải xả.


--------------------------------------------------------------------------------

[1] Đề chương theo bản Phạn hiện tại là “Svabhàva-parìkwà”, phê phán khái niệm svabhàva, thường dịch là tự thể, hay tự tánh. Đây là một trong các từ khóa của Trung luận. Từ này cùng ngữ tộc với các từ hữu (bhava), không (abhava), thể (bhàva), vô thể (abhàva), là những từ phái xuất của động từ căn BHÙ: là, hay trở thành; và thông thường cũng dịch là hiện hữu hay tồn tại. Do đó, làm rõ ý nghĩa hữu (bhava) và vô (abhava) cũng là để làm rõ ý nghĩa svabhàva. Đó là luận điểm chính của chương nầy. TS

[2] Quán hữu vô là quán tất cả các pháp hữu vi, vô vi, các tự tánh hay không tự tánh. Các pháp nếu thật có tự tánh riêng biệt thì nó không bị thay đổi biến dịch. Còn nếu nó không tự tánh, thì tha tánh cũng không. Ngoài tha tánh và tự tánh tìm không thấy có tánh nào khác. Chấp các pháp có định tánh thì mắc phải lỗi chấp thường (thường kiến). Chấp các pháp khôngđịnh tánh thì bị lỗi chấp đoạn (đoạn kiến). Người có trí tuệ sáng suốt, không nên chấp thường, đoạn, hữu, vô v.v… không một pháp nào có tánh quyết định, vì tất cả đều do nhân duyên hòa hiệp, hình thành luôn luôn thay đổi, không pháp tướng nào nhất định mãi mãi…

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?