Khẩu Truyền Sao

17/09/20234:22 SA(Xem: 2265)
Khẩu Truyền Sao
KHẨU TRUYỀN SAO
Giác Như Thượng nhân
(覺如上人, 1270-1351)
Quảng Minh dịch Việt

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

          Khẩu Truyền Sao (口傳鈔), tác phẩm gồm 3 quyển, do vị Tăng người Nhật là Giác Như Thượng nhân (覺如上人, 1270-1351), trụ trì Bản Nguyện Tự (本願寺), Tông chủ đời thứ ba Tịnh độ Chân tông, biên soạn vào năm Nguyên Hoằng thứ nhất (元弘, 1331), lúc 62 tuổi, được thu vào Đại Chánh Tạng, tập 83, No. 2663. Sách này được viết bằng tiếng Nhật, nội dung gồm 21 điều mục về Pháp ngữhành trạng của Tổ sư Thân Loan (親鸞, 1173-1262), người khai sáng Tịnh độ Chân tông của Nhật Bản, có phụ thêm những ghi chép của Như Tín Thượng nhân.

          Tựa đề của cuốn sách này là Khẩu Truyền Sao, nghĩa là “Sư khẩu trần tư bút ký” (師口陳資筆記, Thầy miệng nói, trò bút ghi), đồng nghĩa với “Khẩu Thọ Truyền Trì” (口授傳持) hay “Diện Thọ Khẩu Quyết” (面授口決). Theo đó, cuốn sách này chứa đựng những điều trọng yếu của Tha lực Chân tôngThân Loan Thánh nhân đã nói với Như Tín Thượng nhân, trụ trì thứ hai của Bản Nguyện Tự. Và Như Tín Thượng nhân đã truyền đạt nó cho Giác Như Thượng nhân. Thân Loan Thánh nhân trực tiếp chỉ giáo (Diện thọ khẩu quyết) cho Như Tín Thượng nhân, người đã đưa ra lời chứng của mình, và được Giác Như sao chép dưới dạng một bài viết gồm 21 điều mục.

          Chấp Trì Sao (執持抄)[1] được Giác Như soạn thuật ở tuổi 57, trước Khẩu Truyền Sao 5 năm, nó đã không đề cập đến sự kế thừa lời dạy của Như Tín Thượng nhân. Nhưng ở sách này, lần đầu tiên Giác Như khẳng định ba thế hệ huyết mạch truyền trìPháp NhiênThân LoanNhư Tín, và lập luận rằng, giáo nghĩa chánh thống của Pháp Nhiên đã truyền thừa cho Thân Loan Thánh nhân, và tiếp tục truyền thừa cho Giác Như thông qua Như Tín Thượng nhân, qua đó nhằm minh xác mối quan hệ “sư tư tương thừa” (師資相承, Thầy trò nối nhau).

          Qua sách này, Giác Như Thượng nhân muốn nói: Thứ nhất, ông cho rằng phái Trấn Tây (鎮西派) của Thánh Quang (聖光) và phái Tây Sơn (西山派) của Chứng Không (證空) là các dòng truyền thừa khác nhau của Pháp Nhiên Thượng nhân, nhưng chỉ có phái Chân tông của Thân Loantruyền thừa thực sự của Pháp Nhiên. Thứ hai, đối với các đệ tử của Thân Loan Thánh nhân, chủ yếu là đệ tử trực tiếp và giáo đoàn môn đệ kế thừa, thì Bản Nguyện Tự ở vùng Đại Cốc do Giác Như Thượng nhân khai sơntrung tâm chính của Tịnh độ Chân tông. Thứ ba, cốt lõi của giáo nghĩa Chân tông là “Tín tâm chánh nhân”, “Tha lực tuyệt đối” và “Xưng danh báo ân”; đối tượng cứu độ của Bản nguyện là “Ác nhân chánh cơ” và “Vốn vì phàm phu, chẳng vì Thánh nhân.”

          Khẩu Truyền Sao bản Nhật ngữ có 21 điều mục: (1) An Cư Viện tham hướng; (2) Nhân duyên của Quang minhDanh hiệu; (3) Mặt trời Vô ngại quang và bóng tối Vô minh; (4) Hai nghiệp thiện ác; (5) Tự lực tu thiện, Tha lực Phật tríHộ niệm lợi ích; (6) Đệ tử đồng hành và Bổn tôn Thánh giáo; (7) Phàm phu vãng sanh; (8) Hiệu đính tất cả kinh và công đức cà sa; (9) Ba loại búi tóc; (10) Thủ ý của nguyện thứ 18; (11) Trợ nghiệp là phụ; (12) Thánh nhân bản địa Quán Âm; (13) Giấc mơ của Liên Vị Phòng; (14) Thể thất vãng sanh và Bất thể thất vãng sanh; (15) Khai xuất tam thân; (16) Đức tin về Xưng danh; (17) Cơ Giáo của Tịnh độ Chân tông; (18) Giáo huấn về Ái biệt ly khổ; (19) Giáo thuyết về Ác nhân chánh cơ; (20) Ức chỉNhiếp thủ; (21) Nhất niệm và Đa niệm.

          Khẩu Truyền Sao bản Hán ngữ có thể tìm thấy trên mạng internet[2], nhân duyên là một Liên Hữu thấy được “Tín tâm kim cươngnguyện tâm tha thiết đối với bản nguyệntha lực của Đức Phật A Di Đà” mà khẩn cầu chúng tôi chuyển ngữ sách này.  Bản Hán ngữ chỉ có 19 điều mục: (1) An Cư Viện tham hướng; (2) Nhân duyên của Quang minhDanh hiệu; (3) Quang minh phá ám; (4) Hai nghiệp thiện ác; (5) Hai lực thành hoại; (6) Tín Lạc ly môn; (7) Phàm phu nhập báo; (8) Liệu giản chữ Thế; (9) Trợ nghiệp là phụ; (10) Quán Âm thùy tích; (11) Di Đà lai hiện; (12) Tranh luận vãng sanh; (13) Di Đà bản nguyện; (14) Xưng danh báo ân; (15) Khuyên dạy hư giả; (16) Huấn dụ người sầu khổ; (17) Phàm ác là chánh cơ; (18) Phân biệt tạo ác; (19) Phân biệt một nhiều. Như vậy, bản Hán ngữ không có hai điều mục (8) và (9) của bản Nhật ngữ. Chúng tôi cố gắng chuyển ngữ hai điều mục này từ nguyên bản Nhật ngữ, và đặt chúng ở phần Phụ Lục để tham khảo.

          Nói về bản Hán ngữ, chúng tôi không thấy tên người dịch. Nhưng xét văn tự cú pháp thì rất cổ xưa, cho nên ngờ rằng đây có thể là nguyên bản viết tay bằng chữ Hán của Giác Như Thượng nhân. Để củng cố cho lập luận này, chúng tôi tìm thấy bản Chánh Tượng Mạt Pháp Hòa Tán (正像末法和讃) ở trên mạng internet bằng Hán ngữ[3], và khi so với kinh cùng tên ở Đại Chánh Tạng, Tập 83, No. 2652, Thân Loan soạn, hoàn toàn bằng Nhật ngữ (xen lẫn Hán ngữ) thì thấy trùng khớp chính xác. Thí dụ một kệ tụng, bản Nhật ngữ viết là: “釋迦如來カクレマシマシテ。二千餘年ニナリタマフ。正像ノ二時ハヲハリニキ。如來ノ遺弟悲泣セヨ末法五濁ノ有情ノ。” (tr. 664c05) và bản Hán ngữ ghi là: “釋迦如來涅槃後,迄今二千有餘年,正像二時皆已過,如來遺弟應悲泣.” (Thích Ca Như Lai Niết bàn hậu, Hất kim nhị thiên hữu dư niên, Chánh tượng nhị thời giai dĩ quá, Như Lai di đệ ứng bi khấp. Sau Thích Ca Như lai Niết-bàn, Đến nay hai ngàn năm có hơn, Hai thời Chánh Tượng đều đã qua, Đệ tử Như Lai nên thương khóc.)

          Hán tạng có rất nhiều Phạn bản do tăng sĩ Ấn Độ mang đến và tăng sĩ Trung Quốc mang về, nhưng không hiểu tại sao ghi chép được kinh điển để đem đến hay mang về, gian nan biết bao nhiêu, và đã làm được công việc dịch thuật đồ sộ, vậy mà Phật giáo Trung Quốc không làm được cái việc bảo tồn Phạn bản, khiến cho mất hết?

          Dai Nihon Bukkyō zensho (Đại Nhật Bản Phật Giáo Toàn Thư, 大日本佛教全書) gồm 953 bộ, 3396 quyển, được Hội Phật Thư San Hành (佛書刊行會) biên soạn và in ấn từ năm Minh Trị thứ 44 đến năm Đại Chánh thứ 11 (1911-1922), do các ông Nam Điều Văn Hùng, Cao Nam Thuận Thứ Lang, Đại Thôn Tây Nhai, Vọng Nguyệt Tín Hanh, v.v. chủ trương thành lập. Bộ Toàn Thư này thu tập các sách chú thích kinh, luật, luận, sách nói về tông chỉ của các tông phái, sử truyện, v.v. do các tác giả Nhật Bản soạn thuật (cũng có một số trứ tác do tác giả Trung Quốc soạn thuật), trong đó chia làm 28 bộ môn: Mục lục, Tổng ký, Chư Kinh, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Thai Mật, Chân ngôn, Tất đàm, Tịnh độ, Dung thông, Niệm Phật, Thời tông, Giới luật, Tam luận, Pháp tướng, Nhân minh, Câu-xá, Khởi tín, Thiền tông, Hành sự, Tông luận, Bổ nhậm, Hệ phổ, Địa chí, Tự chí, Nhật ký, Từ tảo, Tạp loại, v.v. Đây là bộ sách Phật giáo do người Nhật soạn thuật lần đầu tiên được ấn hành với qui mô lớn như vậy. Bộ sách được đóng thành 150 tập theo kiểu đóng sách phương Tây, có riêng một tập mục lục. Nó được tái bản vào năm Chiêu Hòa thứ 5 (1930). Từ năm 1919 đến 1921 họ cũng cho xuất bản 51 tập Đại Tạng Kinh, gọi là Nhật Bản Đại Tạng Kinh (日本大藏經, Nihon Daizokyo). Năm 1953-1941, giáo sư Takakusu Junjirō (1866–1945), người biên tập Đại Chánh Tạng, cũng cho xuất bản bộ dịch Nhật văn toàn bộ Đại Tạng Pali tên là Nanden Daizōkyō (Nam Truyền Đại Tạng Kinh, 南傳大藏經). Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (大正新脩大藏經, Taishō Shinshū Daizōkyō ), Tập 83, từ No. 2646 đến No. 2679, là các trước thuật của chư Sư của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản, có cả thảy 34 mà chỉ có 8 tác phẩmhoàn toàn Hán ngữ, còn lại là Nhật ngữ. Các nguyên tác bằng chữ Hán của một số chư Sư có thể được bảo tàng trong Đại Cốc Bản Nguyện Tự sau khi chuyển dịch sang tiếng Nhật.[4]

          Có những tác phẩmgiá trị như Duy Tín Sao Văn Ý (Thân Loan soạn), Thán Dị Sao, Chấp Trì Sao, Khẩu Truyền Sao, Duy Tín Sao (Thánh Giác soạn), Tịnh Độ Chân Yếu Sao, Nhất Niệm Đa Niệm Phân Biệt Sự, v.v. nhưng rất tiếc không được chuyển dịch sang Việt ngữ, bởi vì người am hiểu tiếng Nhật cổ xưa không có mấy ai. Vả lại, Tịnh độ Chân tông Nhật Bản cũng chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam, và đây là điều thiệt thòi cho người tu Tịnh độ Việt Nam. Gần đây, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương trượng Chùa Viên Giác Hannover Đức quốc, đã chuyển dịch những tác phẩmgiá trị vể Tịnh độ Chân tông như: “Tịnh Độ Tông Nhật Bản”[5] của Kakehashi Jitsuen, “Sống với ‘Thán Dị Sao’ của Ngài Thân Loan” của Yamazaki Ryuumyou. Tuy nhiên, nếu các tác phẩm tuyệt vời kể trên mà được chuyển dịch sang Việt ngữ thì là “đại lợi vãng sanh” cho người tu Tịnh độ Việt Nam.

          Cầu nguyện cho dịch phẩm Khẩu Truyền Sao này có thể giúp người tu Tịnh độ phát khởi tín tâm kiên cốnguyện tâm thiết tha vào tha lực của Đức Bổn Tôn A Di Đà Phật.

                   “Khi những dòng sông phiền não chảy vào

                   Biển cả bản nguyện đại từ đại bi

                   Vô ngại quang của Phật chiếu mười phương

                   Chuyển thành một mùi vị nước trí tuệ.”[6]      

          Đệ tử chúng con chí tâm quy mạngđảnh lễ cùng tận không giới, khắp cả mười phương Vô Ngại Quang Như Lai. Nguyện xin Đức Như Lai dùng năng lực đại từnăng lực đại bi mà cứu vớt mười phương chúng sanh, nhất là chúng sanh thời kỳ dữ dội đầy cả năm thứ vẩn đục, làm cho những người hiện đang chịu khổ, sống với vô minh, ác nghiệp thôi thúc, tâm trí thác loạn, không chút tự giác, không tin Tam bảo và cả nhân quả, luôn được Như Lai nhiếp thủ bất xả, khiến họ tin vào bản nguyện vĩ đại mà luôn nghĩ nhớ tới Ngài trong ánh sáng rực rỡ mà ấm áp.

 

San Francisco, ngày 10 tháng 5 năm 2023

Nhân Lễ húy kỵ báo tiến Đại Sư thượng Minh hạ Phát (21/3/Quý Mão)

Đệ tử Quảng Minh kính ghi

 

 

KHẨU TRUYỀN SAO
No. 2663
 Giác Như Thượng nhân (1270-1351)
61 tuổi trước tác, năm 1331
Những điều mục của Thời thời vật ngữ[7]
Bản Nguyện Tự Thân Loan Thánh nhân đối đáp với Như Tín Thượng nhân[8]

 

 

          1. AN CƯ VIỆN THAM HƯỚNG

Một thời người ta nói: Khi Tịnh độ Chân tông của Hắc Cốc Thánh nhân (Nguyên Không)[9] ngày càng hưng thịnh, thì khởi đầu từ Thiên Hoàng, đầy trời toàn nhóm quý tộc cố chấp.

Nhân đây, để phá giáo nghĩa lập tông của Tịnh độ, gặp lúc có pháp hành Nghịch tu[10] bảy ngày trong hoàng cung, Thiên Hoàng[11] sắc thỉnh Pháp sư Thánh Giác Pháp Ấn[12]An Cư Viện làm Xướng đạo sư[13], và muốn làm rõ sắc dụ của mình: “Ngoài các tông phái của Thánh đạo, không thể thành lập một tông phái Tịnh độ nào riêng biệt.” Bản thânđệ tử lớn của Không Thánh nhân, Pháp Ấn Thánh Giác dù tiếp nhận sắc chiếu của Thiên Hoàng nhưng nhận thức sâu sắc bản hoài của bậc Thầy mô phạm là Không Thánh nhân, vì bảo vệ Thầy mình, và chưa có dịp nói, thừa cơ hội này, tuyên bố lý lẽ: “Ngoài Thánh đạo ra, nên hưng hành một tông phái Tịnh độ, điều đó mang lại lợi ích to lớn cho những phàm phu.”

Rồi thì, khi nghe biết sự thể này, Thánh nhân (Pháp Nhiên) đối với triều đình có sự lo nghĩ: "Nếu đây là thời điểm khó khăn, bị đánh phá, làm sao tông nghĩa Tịnh độ được thiết lập?” Vì vậy, Ngài muốn cử một sứ giả đến An Cư Viện. Nhưng ai phù hợp với nhiệm vụ này?

Đại chúng muốn chọn người ấy, bấy giờ Thánh nhân trước đã định chọn người ấy, nói: "Thiện Tín Phòng (Thân Loan)[14] nên là người ấy." Các vị đồng môn cũng đồng lòng tiến cử, đều nói: "Người phù hợp nhất với nhiệm vụ này."

Lúc đó, Thượng nhân (Thiện Tín) đã nhiều lần từ chối, nhưng khó thể không tuân, vì vậy Thượng nhân đã trở thành sứ giả đến An Cư Viện.

Tuy nhiên, sự việc liên quan đến buổi tồn vong của một tông Tịnh độ, muốn tìm người đồng hành, Thánh nhân bèn nói, "Thật nên như vậy", vì vậy Sư đã thêm Tây Ý Thiện Xước Phòng[15].

Hai người đi đến An Cư Viện, đúng lúc Pháp sư Thánh Giác đang tắm rửa, từ trong hỏi vọng ra: "Sứ giả là ai?” Đáp: "Thiện Tín đang ở đây.”

Khi ấy rất là kinh ngạc, Pháp sư nói: "Người này là sứ giả, không hẹn mà gặp, ắt không phải việc tầm thường,” bèn lao ra khỏi phòng tắm, họp mặt cùng nhau. Sau đó, Thiện Tín nhẹ nhàng thưa rõ ý định của Thánh nhân (Pháp Nhiên) khi yêu cầu ông đến đây.

Pháp Ấn nói: “Việc này được ấp ủ từ nhiều năm nay, làm sao Thánh Giác có thể lơ là được! Giả sử có sắc lệnh định đoạt, cũng không thể phá vỡ giáo chỉ của bậc Thầy mô phạm. Vì vậy, trước khi tiếp nhận sắc lệnh, cũng không được lẫn lộn hai môn Thánh đạoTịnh độ, mà phải nói rõ tông nghĩa kiến lập Tịnh độ. Đây là vì lòng hiếu với Thầy còn hơn mệnh lệnh của vua. Chỉ xin Thánh nhân, chớ có lo âu!”

Ở đây, một thầy kể việc xảy ra, một thầy không kịp nói hết.

Thế là Thượng nhân (Thiện Tín) quay về Tăng phường, thưa lại rằng: “Kính bạch Thánh nhân, những gì Thánh Giác đã nói, con không bỏ sót một lời.”

Bấy giờ, Thánh nhân hỏi Thiện Xước Phòng: “Có chỗ lầm lẫn gì chăng?”

Thiện Xước Phòng khen ngợi, chứng thực, và đáp: “Tây Ý lắng nghe hai thầy thuyết pháp xong, một câu một chữ, mảy may không lầm, thực sự chẳng phải ngôn ngữ với tới được.”

Trong số hơn ba trăm tám mươi đệ tử, người nói Thượng nhân là “thượng túc”[16], người cho Ngài là “khí dụng”[17], đã là sự lựa chọn tốt để làm sứ giả, và Tây Ý cũng làm người phát ngôn, e rằng điều ấy tương đồng với sự kiện “Đa Bảo chứng thực”[18] trong quá khứ.

Việc này được Đại Sư Thánh Nhân (Nguyên Không) đánh giá cao vì đã làm tròn bổn phận.

Bàn về bản tánh chất và sự thuyết đạo của Thượng nhân, dẫu không thẹn với người xưa, nhưng đối trước Thánh nhân đã phát thệ nguyện rằng: “Chẳng làm thầy mọi người, chẳng làm thầy truyền giới.” Do đó, không dua nịnh đàn-việt, họ mời thỉnh chẳng đi.

Sau khi nhập đạo được tịnh tín, có đàn-việt hoàn thành công trình vĩ đại là kiến lập một ngôi già-lam với mục đích cúng dường. Mặc dù họ hết lòng mời thỉnh Thượng nhân (Thiện Tín), xin đến xướng đạo, nhưng Ngài từ chối hết thảy, nói ra việc đã phát nguyện trước đây.

Vào thời điểm đó, Thượng nhân (Thiện Tín) tuy hệ thuộc sự quyền hóa của Đức Phật, nhưng Ngài vẫn là một phàm phu vẩn đục thác loạn, biểu hiện tội lỗi thô trọng qua sự bất tịnh thuyết pháp[19].

         

2. NHÂN DUYÊN CỦA QUANG MINHDANH HIỆU

Sự nhân duyên của quang minhdanh hiệu.

Trong chúng sanh mười phương, đối với giáo pháp Tịnh độ, có căn cơ tín thọ, cũng có căn cơ bất tín thọ. Tại sao như vậy?

Như Đại Kinh có nói: “Những người đời quá khứthiện căn sâu dày, thì đời nay gặp được giáo pháp này liền sanh tín lạc. Những người không có thiện căn, dù gặp giáo pháp này vẫn không nhớ giữ, giống như không gặp.”[20]

Như kinh văn “Muốn biết nhân quá khứ”[21], dựa vào tướng trạng đời nay có thể biết rõ có hay không thiện căn đời quá khứ.

Tuy nhiên, dấu hiệu của người có căn cơ khai mở thiện căn đời trước là khi gặp bậc thiện tri thức thì được khai ngộ, không sanh một niệm nghi hoặc. Sở dĩ người ấy không sanh nghi hoặc là do duyên tố gặp quang minh.

Nếu duyên tố “quang minh” không thúc đẩy thì không trực tiếp gặp được nhân tố “danh hiệu”, là nhân tố chân thật cho sự vãng sanh Báo độ.

Vô ngại quang chiếu sáng mười phương thế giới, nhờ nó chiếu khắp mà chỗ chiếu rực sáng, vô minh chìm xuống nên phiền hoặc dần tan. Khi gốc rễ tín căn - nhân tố chân thật của Niết-bàn - bỗng chốc nẩy mầm, thì được sanh về Báo độ, an trụ địa vị Chánh định tụ[22].

Địa vị này được mô tả là “Quang minh chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót.”[23]

Hơn nữa, Hòa thượng chùa Quang Minh (Thiện Đạo) giải thích rằng: “Dùng quang minhdanh hiệu để nhiếp hóa mười phương, chỉ muốn chúng sanh có được tín tâm, cầu niệm.”[24]

Vì vậy, tín tâm quyết định cho sự vãng sanh, chẳng phải lĩnh vực trí tuệ của chúng ta.

Nên biết, nhờ duyên tố “quang minh” thúc giục và nuôi dưỡng mà có được đức tiný thức “danh hiệu”, nhân tố của Báo độ. Đây được gọi là Tha lực vậy.

 

3. QUANG MINH PHÁ ÁM

Sự nương ánh sáng vô ngại chiếu phá bóng tối vô minh.

Thượng nhân (Thân Loan) của chùa Bản Nguyện một hôm dạy môn đệ rằng: “Mọi người thường biết: Đêm sáng sau đó mặt trời mọc chăng? Hay mặt trời mọc sau đó đêm sáng chăng?

Môn nhân hầu như đều đáp: “Đêm sáng sau đó mặt trời mọc.”

Thượng nhân nói: “Không đúng! Mặt trời mọc thì đêm sáng.”

Sở dĩ như vậy là: khi mặt trời vận hành ở giữa chừng núi Tu-di thì ánh sáng gần với các châu khác, còn châu Nam Thiệm Bộ lại sáng rỡ, cho nên nói, “Mặt trời mọc thì đêm sáng”. Đây là thí dụ.

Khi mặt trời “vô ngại quang” không soi chiếu, không tiếp xúc, thì đêm tối “vô minh” vĩnh viễn không sáng. Nhưng ngày nay, khi thiện căn đời quá khứ đến thời điểm gặp mặt trời “nan tư quang, bất đoạn quang” vận hành ở giữa chừng núi “tham, sân”, thì bóng tối vô minh sẽ dần tan biến, tín tâm bỗng bừng sáng.

Tuy nhiên, vì mây mù “tham, sân” bị hư giả che lấp, cho nên ánh sáng mặt trời “viêm vương quang, thanh tịnh quang” không xuất hiện.

Thế nên giải thích rằng: “Phiền não chướng, mắt dù không thấy.”[25]

Cũng nói: “Dù đã phá được vô minh ám.”[26]

Nếu mặt trời “tha lực” không chiếu đến, bằng cái lực của chính mình thì không thể phá trừ vô minh; nếu vô minh không phá, thì không có hạn kỳ xuất ly [sanh tử].

Bởi vì tha lực phá được vô minh, nên nói: “Mặt trời mọc sau đó đêm sáng.”

Ở đây tuy giống với nghĩa ý của “quang minh và danh hiệu” trước đó, nhưng vì để phân biệt giữa tự lựctha lực, mà pháp và dụ hợp lại nói.

 

4. HAI NGHIỆP THIỆN ÁC

Sự hai nghiệp thiện ác.

Thượng nhân (Thân Loan) nói: “Tôi hoàn toàn không cầu thiện căn, cũng không sợ nghiệp ác. Không cầu thiện căn, vì không thiện căn nào hơn được sự tín thọ bản nguyện Di Đà. Không sợ nghiệp ác, vì không nghiệp ác nào chướng ngại được bản nguyện Di Đà.”

Tuy nhiên, người đời thường cho rằng, ‘Người nào thiện căn không đầy đủ, thì dù niệm Phật cũng không được vãng sanh’. Cũng nói, ‘Người nào nghiệp ác sâu nặng, thì dù niệm Phật cũng không được vãng sanh’. Thật là không đúng khi có ý tưởng như vậy.

Nếu nghiệp ác có thể mặc ý chấm dứt, thiện căn có thể hết lòng đầy đủ, mà được  xuất ly sanh tử, vãng sanh Tịnh độ, thì người không tin biết bản nguyện, có gì không đủ?

Đây đều không thể mặc ý hay hết lòng. Dù sợ nghiệp ácnghiệp ác thường sanh khởi. Dù cầu thiện căn mà không thể có được vì còn bản tánh phàm phu.

Với những ác cơ[27] đầy đủ ba độc và hèn mọt như thế, không gì bằng hãy ngước lên và tin nhận trí tuệ của Phật, bởi vì Ngài có bản nguyện ‘năm kiếp tư duy’[28], nhiếp thủ căn cơ tự lực không thể xuất ly.

Những ai cho rằng, ‘Thiện cơ niệm Phật, thì quyết định vãng sanh’, và nghi ngờ ‘Kẻ ác niệm Phật, thì sự vãng sanh không xác định’. Quy mô của bản nguyện, họ tự đánh mất ở đây! Họ không biết tự thân là ác cơ.”

Báo PhậtBáo độ được thành tựu bởi biệt nguyện ‘tu nhân cảm quả’[29], cùng với tâm từ bi vô duyên dẫn tiếp phàm phu, để năm thừa cùng bước vào bằng thệ nguyện bất tư nghị siêu thế mà chư Phật chưa từng phát ra. Dù là thiện căn đọc tụng kinh Đại thừa, hay thiện căn tín giải Đệ nhất nghĩa đế, nhưng chỉ dựa vào thiện căn tự mình thủ đắc cũng không được vãng sanh cõi kia.

Thêm nữa, nghiệp ác vốn là đối tượng xả bỏ trong giáo pháp của chư Phật. Căn cơ xấu ác không thể vừa mời gọi điều ác vừa mong mỏi cõi kia.

Tuy nhiên, cả hai thiện cơ hay ác cơ, trong khả năng tự nhiên của mình, không nên cho là được, cũng không cho là mất, đối với việc vãng sanh Báo độ, là đúng như thế.

Do đó, tôi chỉ tin nhận rằng, vượt ra bên ngoài trí tuệ của Đức Phật A Di Đà, hàng phàm phu, thiện cơ và ác cơ, làm sao được có phần vãng sanh?”

Chánh nhân[30] là như vậy, nên nói ‘không sợ nghiệp ác’, cũng nói ‘không cầu thiện căn’.

Vì vậy Đại sư Thiện Đạo, chùa Quang Minh nói: “Về hoằng nguyện, như trong Đại Kinh chép: ‘Tất cả phàm phu thiện ác được vãng sanh, không ai không nương vào đại nguyện nghiệp lực[31] của Đức Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên[32]’.”[33]

Ý của đoạn văn này là: Cái gọi là ‘hoằng nguyện’, như Kinh Vô Lượng Thọ có nói: Tất cả phàm phu thiện ác đều có thể vãng sanh, không ai không nương vào đại nguyện nghiệp lực của Đức Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên.

Thế nên, người trồng thiện căn sâu dày ở đời trước, thì đời nay ưa thích điều thiện, sợ hãi điều ác; người tạo ác nghiệp nặng nề ở đời trước, thì đời nay ưa thích điều ác, thờ ơ điều thiện. Hai loại người duy thiện và duy ác, mặc kệ nhân quá khứ của họ, đối với “đại lợi vãng sanh”, đều nương tha lực của Đức Phật A Di Đà.

Đừng bao giờ nhìn vào căn cơ thiện hay ác để xác định một người sẽ vãng sanh hay không.

Vì vậy, có lúc nói: “Ngoài niệm Phật ra, các ông còn có con đường tắt dễ dàng vãng sanh, ta sẽ dạy ngay.” “Nếu sát hại ngàn người thì dễ được vãng sanh, xin mọi người làm theo lời dạy ấy, vậy thì làm sao?”

Bấy giờ có một người nói: “Với một ai đó, chớ nói ngàn người, cho dù một người cũng không đủ sức sát hại.”

Thượng nhân nói thêm: “Ông đối với lời dạy của ta, hàng ngày không trái, chắc không nghi ngờ những gì ta dạy hôm nay?

Tuy nhiên, người không đủ sức sát hại dù chỉ một người, là do không có nhân sát hại ở đời quá khứ. Nếu người ở đời quá khứ có tạo nhân ấy, thì dù có nghiêm khắc răn dạy, “Chớ phạm tội sát sanh, ai phạm tội ấy thì không được vãng sanh”, họ vẫn tạo tội sát sanh như xưa, vì nhân quá khứ thúc đẩy.

Đối với hai hạng thiện ác, hãy xét đến nhân quá khứ, cảm ra quả hiện tại. Nhưng đối với sự vãng sanh, điều thiện chẳng thành trợ lực, điều ác chẳng thành chướng ngại, dựa theo đây mà biết.”

 

5. HAI LỰC THÀNH HOẠI

Tự lực tu thiện thì khó tích lũy. Tha lực Phật trí là lấy lợi ích “chư Phật hộ niệm”[34] làm sự dồn chứa. Giả sử tu tập muôn hạnh và tích lũy pháp tài của chư thiện, cũng chẳng thành tựu tư lương tiến đạo.

Lý do là: “Sáu giặc nghe biết, tranh nhau xâm đoạt.”[35]

Nhưng trong sự niệm Phật, đã giải thích là “chẳng phải chư thiện của hành giả, chẳng phải muôn hạnh của hành giả”.

Thế thì, chẳng phải tự lực tu thiện của phàm phu, toàn là Phật trí của A Di Đà. Hành giả được chư Phật hộ niệm nên sáu giặc không thể xâm đoạt, lấy đó làm tư lương xuất ly, thành chánh nhân Báo độ. Nên biết điều này.

 

6. TÍN LẠC LY MÔN

Không nên tranh luận về đệ tửđồng hành[36], không nên tước bỏ sự sùng kính Thánh giáo và Bổn tôn [của bất cứ ai].

Tín Lạc Phòng[37] ở Tân Đề[38], Thường Lục Quốc[39], ở trước Thánh nhân [Thân Loan], do vì nghĩa lý trong văn cú giáo pháp chẳng thuận theo lời dạy, bị khiển trách bèn về bổn quốc.

Khi ấy, đệ tử Liên Vị Phòng[40] nói: “Tín Lạc Phòng đã rời bỏ vai trò đệ tửquay về bổn quốc, thì có nên lấy lại tượng Bổn Tôn và Thánh giáo đã truyền trao? Rất nhiều sách Thánh giáo, dưới tiêu đề có ghi tên người soạn là Thích Thân Loan, huynh ấy đã rời môn hạ thì chắc hẳn không còn lòng sùng kính với Thầy?”

Thánh nhân nói: “Lấy lại tượng Bổn tôn và sách Thánh giáo thì rất không nên. Lý do là, Thân Loan không có một đệ tử. Ta dạy bảo được sự gì mà gọi họ là đệ tử? Vì chúng ta đều là đệ tử của Đức Phật A Di Đà, và cùng nhau đồng hành.[41] Có được tín tâm ‘niệm Phật vãng sanh’ là do phương tiện được phát khởi bởi hai Đức Thế Tôn Thích CaA Di Đà, hoàn toàn không phải Thân Loan truyền dạy. Ở đời có lúc trái nghịch nhau, lấy lại Bổn tôn, Thánh giáo, lấy lại phòng hiệu[42] đã trao, thì khác gì lấy lại tín tâm ư! Việc này ở nước ta thịnh hành, nhưng chúng ta thì tuyệt đối không được làm.

Bổn tôn và Thánh giáo là những phương tiện lợi ích chúng sanh, cho dù Thân Loan không hòa thuận với phương tiện nào, nhưng khi đi vào môn thất của người khác, cũng không phải việc của mình mà tự chuyên. Giáo pháp Như Lai, toàn bộ là vật lưu thông. Nếu duyên cớdanh tự của Thân Loan mà ghét ai đó, mà chán vật nào, thì dẫu vứt bỏ Thánh giáo ấy nơi đồng ruộng, núi non, thì hữu tình quần loại nơi ấy, nhờ Thánh giáo ấy cứu giúp mà đều được lợi ích. Thế thì, bổn hoài làm lợi ích chúng sanh [của Thân Loan], khi đó mới mãn túc. Không thể giống như hàng phàm phu chấp trước của cải, châu báu mà muốn lấy lại, hãy khéo biết điều đó.”

 

7. PHÀM PHU NHẬP BÁO

Sự phàm phu vãng sanh.

Sự việc “Phàm phu đến Báo độ”, chư tông đều không chấp nhận.

Tuy nhiên, đối với Tịnh độ Chân tông, và ý của Đại sư Thiện Đạo, phán định Tịnh độ An DưỡngBáo Phật, Báo độ[43]. Về căn cơ được vào Báo độ, “phàm phu” được bàn luận nhiều nhất.

Sự thể này làm kinh động “tánh tướng”[44] mà thôi.

Vì bị hạn chế bởi tánh tướng ấy mà lòng người nhiều mơ hồ, đối với nghĩa này có xu hướng hoài nghi.

Sự hoài nghi ấy xảy ra chưa hẳn là nghi về bi nguyện siêu thế của Đức Phật A Di Đà, cho rằng “không có sự thể này”, mà vì nghĩ mình là thân phận thấp kém, nhận biết lẽ ấy, và xem xét đạo lý của Thánh đạo môn, cho rằng phàm phu không thể nhập Báo độ. Lấy đây so sánh, hiện nay hiếm có người hoài nghi [quan điểm] Chân tông.

Bởi vì [nghĩa lý về] tánh tướng[45] của Thánh đạo được lưu bố ở đời, nên khó tránh lý do “nghe quen” ư?

Có nhiều sự đề phòng, và nghi ngờ quan điểm “Tha lực” – con đường riêng biệt của Chân tông, với lý do:  một là, [người theo Chân tông] ngu si mê lầm nơi vô minh; hai là, do không gặp được bậc minh sư.

Nguyên nhân: Tông chỉ của Tịnh độ là, “Vốn vì phàm phu, chẳng vì Thánh nhân.”[46]

Thế thì, cho dù tham dục sâu, sân khuể mạnh, ngu si nhiều, thì ngày nay độ người thuận thứ vãng sanh[47], vì lời Phật không hư vọng, càng hiểu rõ “Tất định”[48].

Chúng ta thường lầm lẫn ba độc trong tâm ta không mạnh, cũng đã nhiều lần khởi thiện tâm, nhưng lại suy nghĩ “vãng sanh bất định”[49].

Nguyên nhân: Đức Phật đã nói rõ ràng rằng “Bản nguyện vì phàm phu”.[50]  

Tuy nhiên, tâm ta dường như khôngtrạng thái phàm phu, mà suy nghĩ,  “Tôi không phải là một phàm phu, sợ lòng mong cầu này sẽ bị lộ.”

Tuy nhiên, vì ba độc tham, sân, si đều hiện diện đủ trong tâm chúng ta, nên chúng ta hãy đem căn cơ này để vãng sanh, bởi vì “Bản nguyện vì phàm phu” đã phát khởi. Đó là [đức tin] “Tất định” vậy.

Nếu biết nghĩa lý này, thì tâm ta dẫu xấu xa, căn cơthấp kém, nhưng đạo lývăn chứng “không thể không vãng sanh” thì rất là rõ ràngchính xác.

Bất luận từ quan điểm nào mà nói, sự kiện “Phàm phu vãng sanh” đâu phải vì bị lậu hoặc [che lấp] mà thành trống rỗng ư!

Thượng nhân Nhiên Tức từng nói: “Năm kiếp tư duy, triệu năm tu hành, chỉ vì Thân Loan một người vậy.”[51]

Riêng Thượng nhân Giác Như[52] nói: “Lấy đây xét kia, lời này không giới hạn ở Tổ sư Thánh nhân, mà lũ chúng ta thời Mạt thế toàn là phàm phu, cũng đồng vãng sanh vậy. Nên biết điều này.”

 

8. LIỆU GIẢN CHỮ THẾ

          Sự giải thích nguyện thứ 18 của Đại sư Thiện Đạo.

         Đại sư Thiện Đạo giải thích “Phật ấy nay hiện tại thành Phật”[53], bản lưu bố có hai chữ “tại thế” (在世), nhưng Hắc Cốc Pháp NhiênBản Nguyện tự Thân Loan, cả hai sư khi dẫn dụng đều lược bỏ chữ “thế” (世).

          Riêng xét nguyên do, chữ bị lược bỏ chắc phải có lý do của nó?

         Trước hết, Kinh Đại Thừa Đồng Tánh nói: Trong Tịnh độ thành Phật, đều là Báo thân; trong Uế độ thành Phật, đều là Hóa thân.[54]

          Dựa vào văn này, Đại sư Thiện Đạo lập nghĩa Báo thân, Báo độ. Sử dụng chữ “thế” (世) này, nghĩa lý thật là nông cạn ư?

          Nguyên do: Xét A Di Đà Như Lai “trong Tịnh độ thành Phật”, nếu huấn độc[55] cụm từ “kim tại thế” (今在世), nghĩa lý ấy ít có tắc nghẽn ư?

          Có người cho rằng, đã giải thích thế giới Cực Lạc, thì chữ “thế” (世) này, sao có thể bỏ nó?

          Nhưng trường hợp này cũng là đối với tự tông, khi người nông cạn thuyết minh, là nghĩa của “nhất vãng”[56] vậy.

          Đối với chư tông, chữ này phần nhiều được sử dụng vào thời điểm “nông cạn”.

          Như tánh tướng của Luận Câu-xá phân biệt rằng: “An lập khí thế gian, Phong luân ở dưới cùng.”[57]

          Khi kiến lập khí thế gian, sử dụng chữ [thế] này, rất là rõ ràng.

          Bồ-tát Thế Thân tạo chữ, có lý do của nó, cũng là đương nhiên.

          Nhưng mà đến Chân tông của chúng ta, dựa vào ý của Hòa thượng Thiện Đạo, đã lấy sự phế lập “Báo thân, Báo độ” làm quy mô.

          Vậy thì, dùng luận văn “Quán tướng thế giới ấy, Vượt qua tam giới đạo”[58]suy xét, thuyết minh rằng: “Vượt qua tam giới đạo” là Báo độ, rồi khi Đức A Di Đà Như Lai thành Chánh giác, lấy chữ “thế” quen dùng cho sự “nông cạn thế gian”, làm thế nào thành lập nghĩa của nó?

          Dựa đạo lý này, nay lược bỏ một chữ!

          Cho nên huấn độc là “Phật ấy nay hiện tại thành Phật”, nó có nghĩa lý và có văn điểm. Một chữ [thế] này thật là dư thừa vậy.

          Dùng đạo lý này, khảo sát hai Thầy[59] truyền nhau, tám tông[60] gồm học, Thánh nhân Liễu Nhiên (đặc biệt đối với Tam luận tông) đàm luận về việc liệu giản[61] hiện nay, nói rằng: “Đối với Tịnh độ Chân tông, một nghĩa này tuy không tương tuyền, nhưng việc liệu giản này, về lý nên tán đồng vậy.”

 

          9. TRỢ NGHIỆP LÀ PHỤ

          Sự nương tựa nơi trợ nghiệp.

          Thánh nhân Thân Loan khi đi qua Đông Quốc, cảm bệnh phong hàn, ba ngày ba đêm, nước nôi chẳng vào miệng, đã không uống thuốc thang các vật, cũng không người khám bệnh kề bên.

          Trải qua ba ngày, bỗng nhiên thốt lên: “Ôi! Rốt ráo như vậy,” bèn khỏi bệnh, coi như bình thường.

          Bấy giờ, Huệ Tín Ni thưa hỏi: “Bởi vì phong hàn, Thầy nằm ngủ hai ba ngày, nay nói ‘Rốt ráo như vậy’, là việc gì vậy?”

          Thánh nhân nói: “Ta ở trong thời gian ba năm này, đọc tụng không biết mệt ba bộ kinh Tịnh độ, nghĩ muốn cùng lúc đọc một ngàn bộ. Lúc mới đọc, lại nghĩ, ngoài câu ‘Tự tín dạy người tin, Trong khó chuyển càng khó’[62], có gì đó không đủ, lại phải chứa con số ba bộ? Vì án định sâu xa việc này, trong thời gian bị phong tà nằm bệnh, vì là bệnh phi thường, nay nói ‘Rốt ráo như vậy’.”

          Riêng nói: “Xét kỹ việc này, như người cảm mộng được dạy bảo, chính là thùy tích của Đức Quán Âm, là nghĩa ‘Nhất hướng chuyên niệm’[63] được hoằng thông, giơ cao tỏ rõ vậy.”

 

10. QUÁN ÂM THÙY TÍCH

Ở một nơi gọi là quận Diêm Cốc[64], nước Hạ Dã (nay là huyện Lệ Mộc)[65], vợ của Ngài Thân LoanHuệ Tín Ni cảm ứng điềm mộng:

Có một miếu đường, chánh hành pháp hội, âm nhạc vi diệu, trầm bỗng uyển chuyển, cao nhã trang trọng. Trên hư không có một bài lâu[66], và có hai bức tranh tượng Bổn Tôn treo nơi bài lâu: một bức không có hình thể, chỉ có ánh sáng hoàng kim, và một bức có tôn hình trang nghiêm.

Có một người chỉ vào bức Bổn Tôn không hình thể, hỏi một người khác rằng: “Đó là vị Phật nào?”

Người ấy đáp: “Vị ấy là Bồ-tát Đại Thế Chí, tức Thánh nhân Nguyên Không (Pháp Nhiên).”

Lại hỏi: “Nay một bức có tôn hình, đó là vị Phật nào?”

Người ấy đáp: “Đó là Bồ-tát Đại Bi Quán Thế Âm, tức là Thiện Tín Phòng.”

Huệ Tín Ni nghe xong lời này thì liền tỉnh mộng.

Sáng hôm sau chỉ đem việc mộng thấy Bồ-tát Đại Thế Chí mà hỏi Thánh nhân.

Thánh nhân nói: “Thật đúng như thế. Bồ-tát Đại Thế Chí là Bồ-tát tượng trưng cho Trí tuệ. Tiên sư Thánh nhân Nguyên Không chính là hóa thân của Bồ-tát Đại Thế Chí. Người đời ai cũng biết.”

Nhưng với bản địa của Thánh nhân Thân Loan, người chồng của mình, [Huệ Tín Ni] có sự kiêng sợ nên chưa từng hỏi đến.

Sau khi chính mình cảm nhận giấc mộng kia, bà đã sống những ngày tháng còn lại của mình với một khát ngưỡng ôm giữ sâu kín trong lòng.

Thánh nhân Thân Loan trở về Kinh Đô, Ngài nhập diệt lúc chín mươi tuổi.

Một số Tiêu tức[67]Huệ Tín Ni có được còn lưu giữ ở nước Việt Hậu[68]. Vào mùa Xuân năm Hoằng Trường thứ ba[69], Huệ Tín Ni gởi một lá thư đến con gái là Giác Tín Ni[70], mới kể lại sự bản địa của Thánh nhân Thân Loan, và nói, “Ta muốn cho con biết cha con là bậc đại quyền thị hiện”.

Riêng nói: “Thánh nhân Nguyên Không là hóa hiện của Bồ-tát Đại Thế Chí, vì hoằng hưng giáo văn của Bổn Sư Di Đà nơi Hòa Quốc. Thánh nhân Thân Loanthùy tích của Bồ-tát Quán Thế Âm, vì cùng nhau làm rạng rỡ đuốc trí của Vô Ngại Quang Như Lai ở Bản Triều.  Họ cùng nhau làm Thầy trò, để “tương thừa khẩu quyết”[71], sự ấy sáng chói, đáng ngưỡng mộ, đáng tôn kính vậy!

 

11. DI ĐÀ LAI HIỆN

Liên Vị Phòng (học trò thường theo hầu Thánh nhân, học giả kê cứu việc xưa của Chân tông) cảm ứng điềm mộng mà ghi lại.

Vào ngày mồng 9 tháng 2 năm Bính Thìn, niên hiệu Kiến Trường thứ 8[72] (1256), ban đêm giờ Dần, Thích Liên Vị trong giấc mơ thấy mình nhận sắc chỉ từ Thánh Đức Thái tử.

Tôn dung thị hiện của Hoàng Thái tử hướng về Pháp sư Thích Thân Loan, mà tụng bài kệ kính lễ Thánh nhân Thân Loan rằng:

Kính lễ Đại từ A Di Đà Phật

Bậc lai sanhdiệu giáo lưu thông

Thế giới dữ dội, thời ngũ trược ác

Ai quyết định liền được Vô thượng giác.

          Liên Vị đặc biệt cung kính tôn trọng Hoàng Thái tử, cho nên sau khi tỉnh giấc mộng, tức thời ghi chép lại văn này.

          Riêng nói: “Nghe đọc ký sự cảm mộng này, Tổ sư Thánh nhân, hoặc hiện ra thùy tích của Quán Âm, hoặc chỉ bày lai hiện của Bổn Sư Di Đà, sự ấy rất rõ ràng. Di ĐàQuán Âm, một thể khác tên, không gì mâu thuẩn.[73] Vậy thì, khẩu quyết họ tương thừa, thuật nghĩa thuộc [người] mạt lưu[74], [thế mà] giúp kẻ khác sửa đổi [ký sự], có thể gọi là ‘không coi ai ra gì’[75], ‘không kiêng sợ gì cả’[76], nên biết.”

 

12. TRANH LUẬN VÃNG SANH

Sự thể thất vãng sanh và bất thể thất vãng sanh.[77]

Thánh nhân (Thân Loan) nói: Vào thời Tiên sư Thánh nhân (Pháp Nhiên), không ngờ có sự tranh luận về kinh văn giáo pháp:

Thiện Tín (Thân Loan) nói: “Căn cơ người niệm Phật vãng sanh là bất thể thất được vãng sanh.”

Thiện Huệ Phòng (Chứng Không)[78] ở Tiểu Phản[79] nói: “Thể thất được vãng sanh.”

Đây là tranh luận với nhau.

Trong huynh đệ đồng môn, vì phân biệt hơn kém, nhiều người ở trước Đại sư Thánh nhân (Pháp Nhiên), mỗi một phát ngôn khởi đầu sự tranh luận.

Đại sư nghe Thiện Tín Phòng lập nghĩa “Bất thể thất vãng sanh”, lập tức phán chứng rằng: “Đúng vậy”; nghe Thiện Huệ Phòng lập luận “Thể thất vãng sanh”, cũng lập tức nói: “Đúng vậy.”

Bởi vì hai phương diện này đúng sai khó biện biệt, đại chúng hỏi lại ý chỉ của nó.

Đại sư đáp: “Thiện Huệ Phòng trình bày cái lý ‘Thể thất vãng sanh’, là vì dựa vào căn cơ của ‘Chư hành vãng sanh’[80]. Thiện Tín Phòng nói về cái lý ‘Bất thể thất vãng sanh’, là vì dựa vào căn cơ ‘Niệm Phật vãng sanh’.

‘Giáo pháp của Như Lai vốn không hai, chính vì chúng sanh căn cơ bất đồng.’[81] (Pháp Sự Tán)

Dựa vào căn cơ được lãnh ngộ, là dựa vào thiện căn đời trước nhiều hay ít.

Niệm Phật vãng sanh, là Bản nguyện của Phật.

Chư hành vãng sanh, là chẳng phải Bản nguyện của Phật.

Niệm Phật vãng sanh, là không bàn tới [căn cơ] thiện ác lúc lâm chung.

Chí tâm tín lạc[82], nhất tâm quy mạng, từ tha lực [của Phật] quyết định thời khắc, liền được vãng sanh, bởi vì trú đạo lý ‘Bất thối chuyển’, gặp bậc thiện tri thức, lúc bình sanh nghe giữ [danh hiệu] mà lập tức được chuyển đổi định nghiệp. Thân thể nhớp nhúa này dù chưa mất đi mà nghiệp sự hoàn thành, cho nên nói ‘Bất thể thất vãng sanh’.

Kinh văn về ‘Bản nguyện’ thì rất rõ ràng. Có thể thấy điều đó.

Lại nữa, căn cơ của ‘Chư hành vãng sanh’, nếu chẳng cầu lâm chung [trợ niệm], chẳng đợi [Di Đà] đến đón, cho dù thai sanh hay biên địa, cũng không được vãng sanh. Thế nên, thân thể nhớp nhúa này khi chưa mất đi vẫn không chỗ trông chờ. Trình bày ý chỉ này, xem ở nguyện thứ 19[83]

Đối với một sự hơn kém: ‘Niệm Phật vãng sanh’ chính là Bản nguyện, cùng khắp mười phương vãng sanh. ‘Chư hành vãng sanh’ thì chẳng phải Bản nguyện, chỉ giới hạncăn cơ định tán[84].

Bất thể thất vãng sanh của căn cơ ‘Bản nguyện niệm Phật’ và thể thất vãng sanh của căn cơ ‘Phi Bản nguyện Chư hành vãng sanh’, chẳng phải hơn kém cách xa nhau.

Nếu trước dẫn lời giải thích Kinh văn, thì cả hai trường hợp đều phân biệt rõ ràng, không cần tranh luận.”

 

13. DI ĐÀ BẢN NGUYỆN

Chân tông thiết lập Báo thân Như Lai, thoát ra sự “Tam thân”, là thông đồ của chư tông.[85]

Phán định A Di Đà Như LaiBáo thân Như Lai, bất luận là tự tông hay tha tông, xưa nay đã nói vậy.

Do đó, Đại sư Kinh Khê[86] nói: “Những gì chư tông khen ngợi đa phần là Đức Di Đà.”[87]

Hòa thượng Giác Vận[88] của Đàn Na Viện giải thích: “Cửu viễn thật thành Di Đà Phật, Khác xa những gì chư kinh nói.”[89]

Thêm nữa, tạm gác các tiên triết của triều đại ta, Tông sư Thiện Đạo đã giải thích: “Trên từ Hải Đức Như Lai đầu tiên, cho đến Thích Ca thời nay, chư Phật đều nương hoằng thệ, bi trí song hành.”[90]

Vậy là, từ Đức Phật Hải Đức đến Bổn Sư Thích Tôn, chư Phật lần lượt xuất thế đều nương hoằng thệ của Di Đà, lấy tự lợi, lợi tha làm nghiệp, rất là hiển nhiên.

Thích nghĩa của Hòa thượng Giác Vận đã nói rõ Đức Thích Tôn cũng là Đức Di Đà cửu viễn [thật thành]. Hội hợp với lời giải thích của Tông sư hiện nay, tất cả chư Phật, kể từ Đức Phật Hải Đức đầu tiên, cũng đều là Hóa thân của Đức Phật A Di Đà cửu viễn Chánh giác. Tất nhiên, đạo lý ấy được chứng minh bằng Kinh văn.

Đại sư Thiện Đạo viết: “Một câu một chữ, không thể thêm bớt, [muốn biên chép đó], không khác Kinh pháp”[91]. Những thích sớ của Ngài đều dựa vào kinh điển của Phật, tức là kinh điển chánh y[92] của tự tông.

Kinh điển bàng y cũng có nhiều số Kinh văn, như Kinh Lăng Già nói:

                  “Mười phương các sát độ

Trong chúng sanh, Bồ-tát

Bao nhiêu Pháp, Báo Phật

Hóa thân cùng Biến hóa

Đều từ Vô Lượng Thọ

Cực Lạc giới mà ra.”[93]

          Kinh Bát-chu[94] cũng nói: “Chư Phật ba đời trì niệm Di Đà tam-muội mà thành Đẳng chánh giác.”

          Nguyện hạnh “tự lợi, lợi tha” của chư Phật lấy Di Đà làm chủ. Phương tiện lợi sanh như phân thân đi về, biến hóa, rất là rõ ràng.

          Dựa trên điều này, Đức Phật A Di Đà cửu viễn thật thành được xác định là bản thể của Báo thân Như Lai, và từ Báo thân đây mà chư Phật thùy ứng tích ba thân phổ quát là Pháp thân, Báo thânỨng thân. Tất cả thân đều là hóa dụng của Đức Phật A Di Đà, có thể hiểu được sự ấy.  

          Vậy thì, khái niệm “Báo thân” là ước định cho Đức Phật A Di Đà cửu viễn thật thành, bản thể của Pháp thân thường trú.

          Ba thân phổ quát đến [thế gian] để khai phóng cho những căn cơ cạn cợt đều là hoạt dụng của Đức Phật A Di Đà cửu viễn thật thành.

          Thế nhưng, có sự ngộ nhận “Thánh đạo nan hành”[95] là bản ý của Như Lai xuất thế, bởi vì hàng căn cơ không đảm đương nổi “Thánh đạo nan hành” thì lấy chỗ dị hành dị tu – chẳng phải bản ý xuất thế – làm nơi nương tựa. Nay đem “Niệm Phật tam-muội”[96] của Tịnh độ giáo để khích lệ khắp các căn cơ, và các tông phái của Thánh đạo môn đều có ý tưởng này ư?

          Chánh pháp tương truyền huyết mạch từ thế hệ này sang thế hệ khác, khởi từ Thánh nhân Pháp Nhiên, một hóa thân của Bồ-tát Đại Thế Chí, [đến Thánh nhân Thân Loan, rồi Thượng nhân Như Tín[97], v.v.] nhưng không phải như vậy. Từ Đức Phật Hải Đức[98] cho đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngày nay, tất cả thuyết giáo của chư Phật về bản ý xuất thế đều lấy “Đức Phật A Di Đà cửu viễn thật thành (bản địa) và Tịnh độ giáo được phát khởi từ [lời phát nguyện] Chánh giác của Tỳ kheo Pháp Tạng (thùy tích)” làm sự vụ chính yếu, và đem bản ý này xác định cho con đường cứu độ chúng sanh.

          Ở đây, vì cơ pháp[99] Tịnh độ chưa được điều phụcthành thục, [Đức Phật Thích Ca] tạm thích ứng với quyền cơ[100] lúc tại thế, thiết lập giáo pháp phương tiện mà thuyết năm thời giáo [là Hoa Nghiêm, A-hàm, Phương Đẳng, Bát-nhã và Pháp Hoa – Niết-bàn], nên biết điều này. Thí như khi đợi trăng lên, khuây khỏa phiền muộn bằng chân tình phong nhã.

          Nói về thời gian thuyết pháp của Ba kinh:

          Kinh Vô Lượng Thọ thuyết minh “Pháp chân thật”, đối cơ đều là Quyền cơ.

          Kinh Quán Vô Lượng Thọ thuyết minh “Cơ chân thật”, đây là Thật cơ. Cái gọi là năm chướng của người nữ[101] mà Vi-đề-hy làm đối cơ, xa thì ngang với người nữ và kẻ ác thời mạt thế.

          Kinh A Di Đà thuyết minh “Cơ chân thật” và “Pháp chân thật”, như vừa nói ở trên, hợp thuyết hai kinh mà nói: “Không thể chỉ đem thiện căn nhỏ, phước đức nhỏ làm nhân duyên để được sanh quốc độ ấy.”[102] thì ngang bằng với “Vô thượng đại lợi là danh hiệu và bản nguyện”[103], kết làm “chấp trì danh hiệu hoặc một ngày, …, hoặc bảy ngày”, mà hiển thị lời thành thật của chư Phật chứng thực sự bất khả tư nghị của Đức Phật A Di Đà.

          Dựa vào điều này, Đại sư Thiện Đạo giải thích: “Lúc Thế Tôn nói pháp sắp hết, [Ân cần phó chúc Di Đà danh, Năm trược thêm lên nhiều nghi báng, Tăng tục hiềm nhau không chịu nghe.]”[104] Điều trọng yếu khi kết thúc một đời thuyết giáo của Đức Thế Tônphó chúclưu thông danh hiệubản nguyện của Đức Phật A Di Đà. Có thể thấy bản ý ấy nơi kinh văn.

           Nay đem ba bộ Kinhthuyết giảng cho hạng phàm cơ tạo ác ở Mạt thế nghe, và Thánh đạo chư giáo[105] làm phần Tựa của ba bộ Kinh.       [106]

          Lời giải thích này của Đại sư Thiện Đạo, rõ ràng có thể thấy ở mọi nơi.

          Lấy đây làm bản ý xuất thế của chư Phật, là căn nguyên của chúng sanh được giải thoát, sự ấy tỏ rõ vậy.

          Huống nữa, trong kinh Pháp Hoa, chư tông thừa nhận bản hoài xuất thế của Đức Thế Tôn, và Tịnh độ giáo hiện nay là giáo pháp có cùng một pháp vị.

          Vào thời kinh Pháp Hoa được thuyết, trong tám năm, vương cung[107] gặp phải thời kỳ ngũ nghịch[108], chính ngay lúc ấy, Đức Phật rời tòa ngồi nơi pháp hội ở núi Linh Thứu, giáng lâm vương cung.[109] Đây là nguyên do Đức Phật thuyết giảng giáo lý Tha lực.

          Tất cả điều này cho thấy, nguyên ý một đời xuất thế của tất cả chư Phật, từ Đức Phật Hải Đức cho đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nói một cách khái quát là lấy một giáo pháp của Đức Phật A Di Đà làm căn bản.[110]

 

          14. XƯNG DANH BÁO ÂN

          Sự đức tin rồi sau xưng danh.

          Đệ tử của Thánh nhân (Thân Loan) là Giác Tín Phòng ở Cao Điền[111], thân mang trọng bệnh. Khi lâm chung ở trong chùa, Thánh nhân đi vào phòng, nhìn thấy thân thể nguy cấp, hơi thở nặng nhọc khó khăn, trong khoảng ngưng dứt và chưa dứt hơi, ông vẫn không giải đãi xưng danh, không có cách hở. Bấy giờ, Thánh nhân hỏi thăm: “Bệnh khổ như này, vẫn có thể niệm Phật mạnh nhiều, thật là thần diệu. Nhưng không rõ ông có được khỏe không?”

          Giác Tín Phòng đáp: “Con hoan hỷ việc vãng sanh gần kề, mạng sống thúc ép trong một cái chớp mắt. Cho dù trong khoảnh sát-na, vẫn còn một hơi thở, con không thể không nghĩ nhớ báo đáp ơn Phật đã cho con lợi ích lớn vãng sanh, thế nên xưng danh là một cách báo đáp ơn Phật vậy.”

          Lúc này, Thánh nhân có sự cảm kích rằng, trong những năm qua, khoảng thời gian thường theo hầu hạ, được dạy răn, có một điềm triệu của nó! Cảm động đến rơi lệ, ngàn hạnh muôn hạnh vậy.

          Vậy thì, riêng tôi (Giác Như) xin xét đoán việc này: Trọng yếu của Chân tông, cốt lõi của An tâm[112] là do điều này ư? Chúng ta gắng sức tự lực xưng danh, trông chờ lúc lâm chung được xếp bằng trên đài sen, nhưng ai mà biết được nghiệp nhân đời trước của mình. Mỗi người có duyên chết riêng: chết cháy, chết đuối, chết bởi đao kiếm, thậm chí nằm ngủ mà chết, đây chẳng phải đều do túc nhân quá khứ hay sao? Nếu bản thân có đủ túc duyên như vậy, càng không thể trốn tránh.

          Nếu khi bị kẻ oán địch làm hại, trong một sát-na, phàm phu suy nghĩ, ngoại trừ những oán kết, có ý niệm gì khác? Lại nữa, trong trường hợp nằm ngủ mà chết, bản tâm đã không biết khi nào hơi thở ngưng dứt. Lại nữa, trong trường hợp bị sát hại, ngoài oán niệm ra, không có ý niệm nào khác. Nếu là như vậy thì không được rảnh rang niệm Phật, những mong cầu lúc lâm chung cũng trở thành trống rỗng. Giả sử căn cơ có những duyên chết như thế này, trái ngược với mong đợi thường ngày của họ, người ta cho rằng họ không được vãng sanh. Dẫu có là “bản nguyện chánh cơ”[113], khi lâm chung còn gặp phải những ác duyên, thì họ không có khả năng xưng danh. Phương chi là người xưa nay tự lực xưng danh, đến lúc mạng chung, tuy được như nguyện, chỉ sanh biên địa[114]. Huống hồ nghiệp nhân quá khứ khó tránh, căn cơ gặp những chướng nạn này, muốn thực hiện ước vọng bình sanh, thì là khó trong khó. Như vậy mà biếng nhác, sự vãng sanh biên địa cũng không thể đạt được. Đây đều là làm ngược lại với bản nguyện của Đức Phật A Di Đà.

          Giáo Hành Tín Chứnggiải thích điều này:

          “Nhớ nghĩ Di Đà bản nguyện Phật

          Tự nhiên tức thời nhập Tất định

          Chỉ phải thường xưng Như Lai hiệu

                   Để báo ơn hoằng thệ đại bi.” [115]

          Căn cơ của người bình sanh thọ giáo từ vị thiện tri thức, và khi tín tâm được khai phát, trú địa vị Chánh định tụ[116], khi lâm chung chẳng cần mong đợi một lần nữa “đại lợi vãng sanh”.

          Từ đây về sau, người xưng danh mới báo đáp ơn Phật bằng đại hạnh được thúc giục bởi tha lực. Lý ấy có Kinh văn, rất là hiển nhiên.

          Dựa vào đây, trong thời khắc sau cùng của vị đệ tử kia, tương thừa nhãn mục[117], vì chẳng trái nhau, cảm kích rơi lệ, khó mà đè nén. Nên biết điều này.

         

          15. KHUYÊN DẠY HƯ GIẢ

          Sự bản thânphàm phu với hình thái mạnh mẽ trong mọi việc, nhưng tất cả đều là hư giả.

          Gặp gỡ, yêu nhau mà xa cách là khổ. Người ta đau buồn khi biệt ly cha mẹ hay vợ con, hãy vì họ mà nói: “Đây là cơ hội tự mình nắm giữ Phật pháp, nghĩ nhớ tới Phật, đâu không hiệu quả và lợi ích? Có nhớ thương than vãn cũng không được gì.” Chúng ta khuyên nhủ ai đó mà lấy làm hổ thẹn, vì lũ tương tợ tiên đạt[118] như chúng ta, đa số đều như thế.[119]

          Đây là thói thường của căn cơ tu học Thánh đạo chư tông, họ không biết căn cơgiáo lý của Tịnh độ Chân tông.

          Trước hết, cái gọi là phàm phu đều là ngu dốt, bất kể làm gì và được gì. Thực chất con người là xảo trá mà làm ra vẻ tốt đẹp bề ngoài, và biểu hiện sự hiền lành đều là hư giả không thật.

          Mặc dù chưa đi tới sanh xứ, mà quyết định sanh Báo độ Di Đà, tất cả chúng ta không còn nghi ngờ gì về ngày hội ngộ ở Tịnh độ. Nhưng đã là phàm phu ngu si mê hoặc, đối với việc người trước ra đi, người sau chết mất[120], một sớm biệt ly, sao không buồn thương!

          Quả thậttúc duyên sanh sanh thế thế nên nhiều kiếp lưu chuyển. Đời này chính phải chấm dứt luân chuyển, bởi vì quán trọ ở tạm thời là tham ái chấp trước và làng xóm cần rời xa là nhà lửa nhân giới.  Y báochánh báo[121], sao không bị ràng buộc, lưu luyến cho được! Nếu không lưu luyến cuộc đời này, tức chẳng nhiếp vào hàng phàm phu. E rằng do kiên nhẫn [sống nơi quán trọ và nhà lửa], mà ngộ nhận chính mình là căn cơ “Tự lực Thánh đạo”, chẳng phải căn cơ “Tịnh độ tha lực”. Có sự hoài nghi này.

          Tuy nhiên, đã ngu si và đau buồn, thì biết chính mình tương ưng với căn cơ “Tha lực vãng sanh”. Nói chung là, tình trạng phàm phu thì không thể thay đổi.

          Thánh nhân nói: “Một đại sự của vãng sanh, là quay về nhở cậy Đức Phật A Di Đà. Đời nay, hành vi nơi thân, suy nghĩ nơi tâm, nói năng nơi miệng, lấy ba độc tham, sân, si làm căn nguyên. Ngang qua cái thân thể vẩn đục này, mười điều ác: sát sanh, trộm cắp, v.v. khó đoạn trừ, khó điều phục, muốn tách rời mà không được. Sự thật là, phàm phuthành quả của ngu siphiền não. Chỉ dựa vào sự thật “phàm phu” này[122], không có bề ngoài giả dối, mới là “Bản nguyện chánh cơ”[123] của Tịnh độ Chân tông.

          Nhưng mà người bình thườngái chấp sâu đậm vợ conquyến thuộc, nên lúc lâm chung có phong tục tập quán không cho gần kề, không cho gặp mặt, tháo thân lui đi. Sở dĩ làm như vậy là vì không muốn người sắp lâm chung đọa vào ác đạo.

          Đây là thường tình của Tự lực Thánh đạo. Tha lực Chân tông không có việc như này.” 

          Nguyên do: Tuy muốn biết cảnh giới tuyệt ly như thế nào, nhưng nếu không được nhiếp trì bởi Phật pháp của Tha lực, thì sao có thể xuất ly sanh tử?

          Giả sử những người vọng ái, mê tâm sâu nặng, nhưng vì Bản nguyện được thiết lập vốn lấy căn cơ này làm đối tượng cứu độ, ngoại trừ chí cực đại tội, trọng tộingũ nghịchbáng pháp - nghiệp nhân của địa ngục Vô gián. Huống nữa là đối tượng cứu độ không bị chướng ngại bởi sự đau buồn không chịu nổi của “ái biệt ly khổ”.

          Tuy thành tựu tín tâm về “Vãng sanh Tịnh độ”, nhưng vì lần này là tối hậu thân[124] của luân hồi sanh tử, nên đau buồn cũng sâu đậm.

          Tuy nhiên, bên gối vây quanh, đau buồn nghẹn ngào; đám đông trái phải, thương tiếc khóc lóc, mà mảy may không trở ngại.

          Bằng chẳng được như thế, sẽ cho rằng bản thân không có khí tánh phàm phu, vậy thì có hay không tương ưng với căn cơ “Tha lực vãng sanh”? Nhân đó mà sanh nghi ngờ.

          Thế nên, cảnh giới như đây, không cần phải kiêng sợ; đau buồn biệt ly, cũng không cần thiết khuyên dạy.

 

          16. HUẤN DỤ NGƯỜI SẦU KHỔ

          Sự khuyên nhủ thật tình: Nỗi đau buồn của con người khi gặp phải cái khổ biệt ly, vì họ mà khuyên đi tới phương thuốc Phật pháp.

          Trong tám cái khổ của nhân sanh, “ái biệt ly khổ” là chủ yếu, như vừa nói ở trên.

          Trước hết, hãy kể về cảnh giới sanh tử, nơi không có cái lẽ thường trú, và nói về cảnh giới An Dưỡng, nơi thường trú thực sự. Nếu chỉ khởi lên nỗi buồn than, mà không nguyện sanh Tịnh độ “không có buồn than”, thì tương lai cũng sẽ đau buồn như vậy. Chẳng bằng khi biệt ly “chỉ nghe tiếng sầu than”[125] của sáu đường, hãy về đến Tịnh độ Di Đà “vào thành Niết-bàn kia”[126].  

          Dạy bảo như vậy, thì tối tăm “đau buồn” từ từ trong sáng, tự quay về với lợi ích của “ánh sáng nhiếp thủ”.

          Tiếp theo, với những người thân thuộc như thế, nếu càng nói ra sự đau thương, thì cố nhiên trong đau thương lại thêm đau thương, chẳng thành lời chia buồn an ủi. Nếu làm như vậy, đã chẳng phải lời đồng cảm, trái lại khiến họ buồn khổ, mất tinh thần.

          Rượu có tên gọi là “Vong ưu”[127]. Cũng vậy, hãy khích lệ an ủi, khiến người vui cười, cũng là phương tiện giải sầu đi vào Phật pháp, chỉ như thế mới thành sự chia buồn phúng viếng.

          Thánh nhân nói như thế, nên biết.

 

          17. PHÀM ÁC LÀ CHÁNH CƠ

          Sự bản nguyện của Như Lai: “Vốn vì phàm phu, chẳng vì Thánh nhân.”

          Thánh nhân Bản Nguyện tự[128] (Thân Loan) được tương thừa từ Tiên đức Hắc Cốc (Nguyên Không), Thượng nhân Như Tín kể lại như vầy:

          Người đời thường cho rằng: “Kẻ ác còn được vãng sanh, huống là người hiền!”[129]

          Đây là, xa thì trái với bản nguyện của Đức Phật A Di Đà, gần thì ngược với lời vàng “xuất thế” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

          Nguyên do: Siêng khó “Năm kiếp tư duy”, kham nhẫn “Lục độ vạn hạnh”, đều vì sự xuất ly sanh tử của phàm phu, hoàn toàn không vì Thánh nhân.

           Vậy thì, phàm phu là chánh cơ nương tựa Bản nguyện để vãng sanh Báo độ. Phàm phu nếu không thể vãng sanh, thì “nguyện” không có tác dụng, “lực” không có hiệu quả. Nhưng lực và nguyện bổ sung cho nhau, vì chúng sanh mười phương, thành tựu đại lợi ích, nhân đây mà [Đức A Di Đà] thành Chánh giác đến nay đã mười đại kiếp.

          Chứng thực cho sự kiện này là lời nói thành thật[130] của hằng hà sa số chư Phật, đâu có phải lời nói giả dối!

          Do đó, Đại sư Thiện Đạo cũng giải thích: “Tất cả phàm phu thiện ác đều được vãng sanh …”[131]. Ở đây cũng lấy ác phàm phu là gốc, thiện phàm phu là kề bên.[132]

          Vì vậy, bàng cơ là thiện phàm phu mà còn được vãng sanh, riêng chánh cơ là ác phàm phu há không được vãng sanh?[133]

          Nên nói: “Người hiền còn được vãng sanh, huống là kẻ ác!”[134]

 

          18. PHÂN BIỆT TẠO ÁC

          Sự tin biết tội nặng, dù là ngũ nghịch, báng pháp, cũng được vãng sanh, nhưng không tạo một tội lỗi nhỏ nào.

          Cùng là lời nói của Thánh nhân, tiên sưThượng sư Như Tín đã kể rằng:

          Người đời thường nói: “Tội nghiệp tuy nhỏ, ai sợ muốn dừng thì mặc ý mà dừng. Thiện căn dù nhỏ, ai vui muốn tu thì tùy nguyện mà thành. Đã được đại lợi ích, cũng thành phương pháp xuất ly.”

          Đây là trái với trọng yếu của Chân tông, ngược với lời dạy của tiên triết.

          Trước hết, tạo tác những tội nghịch, đó là trọng cấm của chư tông, cũng không phải bản ý của Phật pháp. Đối với ác nghiệp, phàm phu vốn biết dè chừng để không phạm, nhưng do bị nghiệp quá khứ dẫn dắt, họ không tránh khỏi phạm những tội nặng này.

          Lại nói: “Dù tội nhỏ cũng không được phạm”, dẫu có nghe nói, “Phàm phu mặc ý, được dừng tội nghiệp.”

          Tuy nhiên, bản chất phàm phu vốn là tội lỗi, và tội ác làm thể tánh[135], nên bất luận lớn nhỏ, ba nghiệp tác dụng, đều là tội ác.

          Nhưng khi nói “Tội nhỏ cũng không được phạm”, thì hình như xác định rằng, “Cố ý phạm tội thì chớ xét tới, vô ý phạm tội cũng không được vãng sanh.”

          Với nghĩa này, An tâmtrọng yếu, thường phải tư duy quyết trạch.

          Với thuyết này, hoặc theo giải thích của chú sớ, hoặc theo ý của ức chỉ môn[136].

          Ức chỉphương tiện của Đức Thích Tôn. Chỗ An tâm quyết định của Chân tông hoàn toàn nằm trong Bản nguyện của Đức Di Đà.[137]

          Vậy thì, tội nhỏ tội lớn, luận nghị về tội, chỉ có khả năng dừng lại mới có lợi ích. Đối với phàm phu không dừng lại được điều ác, như lời dạy ở đây, làm sao có căn cơ quay về nhờ cậy Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà?

          Tội phỉ báng chánh pháp cũng sinh khởi từ tâm không tin vào Phật pháp, vốn chẳng phải đồ đựng của Phật pháp. Nếu người biết cải hối thì cũng được vãng sanh.

          Đây là lý do để giải thích câu: “Kẻ phỉ báng chánh pháp, xiển-đề mà hồi tâm đều được vãng sanh.”[138]

 

          (19) PHÂN BIỆT MỘT NHIỀU

          Sự tin biết một niệm là đủ, nhưng vẫn cố gắng nhiều niệm.

          Đây là, một niệm hay nhiều niệm đều là văn ý của Bản nguyện.

          Những giải thích cho cái gọi là “Trên trọn một đời, dưới đến một niệm” cũng là văn ý của Bản nguyện.[139]

          Tuy nhiên, “Dưới đến một niệm” là tin tưởng và nắm giữ Bản nguyện, là thời khắc “vãng sanh được quyết định”. “Trên trọn một đời” là việc báo đáp ơn Phật, sau khi “tức khắc được vãng sanh”. Kinh điểngiải thích rõ ràng ý này.

          Nếu cho rằng, “Một niệm và nhiều niệm cùng là chánh nhân vãng sanh” là chánh nhân hỗn loạn, có phải hơi trái ngược với sự giải thích Kinh văn?

          Như bao nhiêu lần được truyền thừa từ các bậc Tiên đạt, rằng có đức tin vào “Tha lực” thì một niệm chắc chắn được “Tức khắc được vãng sanh”. Khi ấy, nhân cơ hội chưa đối mặt với cái chết, sanh mạng vẫn tồn tại, hãy nên thường niệm Phật. Đây chính là khế hợp với sự giải thích “Trên trọn một đời”.

          Nhưng mà người đời thường cho rằng, “Trên trọn một đời cũng là bản ý của chư tông”, vì vậy “muốn bỏ đi cơ hội ‘một niệm’ vốn không thích hợp với quan điểm này” ư? Đây là trái với Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà, ngược với lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

          Nguyên do: Tâm đại bi của Như Lai, lấy căn cơ “đoản mạng” làm gốc. Nếu lấy “đa niệm làm bản nguyện”, thì khi mạng sống bị thu lại trong một sát-na, những căn cơ “vô thường mau chóng”[140] làm cách nào nương tựa Bản nguyện?

          Thế nên, trọng yếu của Chân tông là lấy “Nhất niệm vãng sanh” làm nguồn cội.

          Nguyên do: Nguyện thành tựu văn[141] có ghi: “Nghe danh hiệu Ngài, tín tâm hoan hỷ, dù chỉ một niệm, [chí tâm hồi hướng], nguyện sanh nước ấy, liền được vãng sanh, trú Bất thoái chuyển.”[142]

          Cùng Kinh ấy, phần Lưu thông văn có lời phó chúc của Đức Phật cho Bồ-tát Di Lặc: “Có ai nghe được danh hiệu Phật kia, hoan hỷ nhảy nhót, dù chỉ một niệm, nên biết người này làm được đại lợi, thì là đầy đủ công đức vô thượng.”[143]

          Thêm lời giải thích của Đại sư Thiện Đạo ở chùa Quang Minh: “[Vạn năm Tam bảo diệt, Kinh này trụ trăm năm,] Bấy giờ nghe một niệm, Đều sẽ được sanh kia.”[144]

          Những đoạn văn minh chứng này đều lấy căn cơ “vô thường mau chóng” làm gốc, rõ ràng lấy “nhất niệm quyết định”[145] làm thời khắc “vãng sanh trị định”[146]. Thọ mạng của người ấy nếu được kéo dài thì tự nhiên gặp gỡ đạo lý của đa niệm.

          Do đó, lúc bình sanh, sau khi “nhất niệm vãng sanh trị định”, thì liền thành “đa niệm xưng danh” để báo đáp ơn Phật. Điều này Kinh văn chứng minh, đạo lý quá rõ ràng.

          Nếu lấy “Đa niệm làm bản nguyện”, thì đỉnh điểm của đa niệm lấy gì xác định?

          Mạng sống con người sẽ chấm dứt, và mỗi người có duyên chết khác nhau: có chết cháy, cũng có chết đuối, cho đến đao kiếm mất mạng, ngủ nghỉ tử vong, đây đều là nghiệp trước chiêu cảm, càng không thể tránh.

          Tuy nhiên, nếu căn cơ nào phải chết vì những nghiệp như thế, ước hẹn “hoàn thành đa niệm” không lùi bước, lúc đó thành hơn mười niệm. Phật và Thánh chúng sẵn sàng lai nghinh dẫn tiếp, người căn cơ dẫu có mong đợi. Cầu nguyện thì ắt có nghinh tiếp, nhưng rất là bất định.

          Do đó, trong văn của lời nguyện thứ 19[147], cụm từ “nếu như tôi chẳng cùng” (giả lệnh bất dữ, 假令不與) được đặt trước cụm từ “hiện ra trước mặt người ấy” (hiện kỳ nhân tiền giả, 現其人前者). Hai từ "giả lệnh", hiểu theo huấn độc Hán văn[148] là “giả thiết” (假設). Thiết (設) là “thí như” (譬如). Hành giả tu các hạnh phi bản nguyện[149] và người mong cầu vãng sanh, Đức Phật A Di Đà đều soi sáng họ bằng tâm đại từ đại bi. Lấy xưng niệm danh hiệu trong sự tu các công đức làm căn cứ, và nếu có thể hiện thân, thì [Phật cùng đại chúng] “hiện ra trước mặt người ấy”. Vì sự kiện này là bất định, nên đã đặt hai chữ ''giả lệnh''.

          Thứ nhất, trong cái mất vì “bất định”, tất cả hành giả đều trông đợi vào tự lực. Điều này trái với Bản nguyện[150] và ngược với Phật trí.

          Nói “trông đợi vào tự lực”, tức là gần với “suy lường của tôi”[151].

          Thứ hai, ở trên có đề cập, thân này đầy đủ những nghiệp nhân. Căn cứ Phật lựcPhật tríĐại sư Thiện Đạo nói “Những tà nghiệp trói buộc không thể làm chướng ngại sự vãng sanh.”[152]

          Do Phật lực mà bất cứ tội nghiệp gì cũng không chướng ngại được sự vãng sanh.  

          “Tôi suy lường về sự vãng sanh”, đó là tâm mê muội của phàm phu. Nếu bản thânvô số nghiệp nhân quá khứ, đâu thể không chướng ngại cho sự tự lực vãng sanh? 

          Vì vậy, bằng công đức đa niệm của tự lực, hy vọng khi lâm chung được Phật cùng đại chúng lai nghinh, vẫn có nhiều chướng ngại khó tránh.

          Trong tác phẩm Bạch Thị Văn Tập[153] bằng Hán văn, có câu: "Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ bước chân, một ngọn núi cao bắt đầu từ một hạt bụi." Một niệm là khởi đầu của nhiều niệm, và nhiều niệm là tích lũy của một niệm. Cả hai không thể tách rời nhau, nhưng người ta đều hiểu lầm đối với chỗ trong ngoài (sự lý) của nó.

           Quan điểm hiện nay là, đem “một niệm vô thượng [công đức]”[154] của Phật trí để thúc đẩy “phàm phu vãng sanh”, và đem trọn đời mình nghĩ nhớ Bản nguyệnDanh hiệu để nỗ lực báo đáp công ơn của Phật.

           Đó gọi là “tương thừa thật nghĩa”.

          

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỜI BẠT

 

           Năm thứ nhất niên hiệu Nguyên Hoằng (元弘, Tân Mùi, 1331), vào hạ tuần Trọng Đông[155], nhân ngày chánh kỵ  báo tạ ân đức Tổ sư Thánh nhân (Bản Nguyện Tự Thân Loan), Tiên sư Thượng nhân (Thích Như Tín) - người đích thân được trao truyền khẩu quyết, chuyên tâm, chuyên tu, đặc biệt phát nguyện - trong bảy ngày bảy đêm, cần hành pháp thoại, đã kính truyền trì lời chứng về Tổ sư Thánh nhân, cũng như đã kính tương thừa yếu chỉ tha lực của Chân tông. Sao chủ khẩu thuyết, còn tôi bút ký, chép ra ở đây.

           Đây là giao ước của “Vãng sanh Tịnh độ”[156], là mắt chân của “Trược thế mạt đại” [157], rộng vì thấm ướt người sau, xa vì lợi ích muôn loài.

           Tuy nhiên, để bảo vệ những căn cơ chấp nhận [tư tưởng] sách này, không nên cho những ai lật xem mà không cân nhắc họ thuộc hai bên trái phải. Chẳng phải pháp khí “túc thiện khai phát”[158], những kẻ si độn ấy nhất định khua môi phỉ báng. Vậy thì, e rằng đó có thể là lý do khiến họ chìm đắm trong biển sanh tử. Chỉ giữ họ ở dưới đáy rương và không để họ ra ngoài dễ dàng.

           Thích Tông Chiêu[159]

 

           Tôi đã biên chép xong sách này vài năm trước, bất ngờ với cuộc sống hiện nay, tay bút lão luyện vẫn vẩy mực mà sao chép.

           Tánh tình càng hồ đồ, thân thể lại yếu đuối, dù tôi không đảm đương vai trò người biên chép còn sót lại, nhưng tôi mong rằng sách này là một di tích, để ai đó lật xem thì khai phát tín tâm về sự vãng sanh Tịnh độ.

           Ngày 12 tháng 9, năm Khang Vĩnh[160] thứ 3 (Giáp Thân, 1344), nhằm ngày giỗ của tôn linh vong phụ[161], cuối cùng công việc biên chép cũng hoàn thành.

           Thích Tông Chiêu, 75 tuổi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

 

8. HIỆU ĐÍNH TẤT CẢ KINH ĐIỂN

Tu Lý Lượng Thời Thị, cha của thiền sư Tối Minh Tự, là một giáo viên toàn thời gian, ông ấy đã sao chép tất cả các kinh điển.

Hai tướng quân Vũ Đằng Tả Vệ Môn Nhập Đạo và Túc Ốc Nhập Đạo (không biết tên thật của hai người) đang cần một tu sĩtrí giả hay nghiên cứu sinh có khả năng đối chiếu kinh điển. Một ngày nọ, nhờ duyên may, ông ấy gặp được Thân Loan Thánh nhân.

Nước Thường Lục, quận Lạp Gian, làng Đạo Điền, Thân Loan Thánh nhân đã đáp ứng yêu cầu của ông ấy, và đã có một buổi hiệu đính tất cả kinh điển.

Trong thời gian này, các phó tướng quân lần lượt tiếp cận, chuẩn bị nhiều món ngon và những chén rượu sake cho dịp này, và một số lễ vật đã được dâng lên các lãnh chúa.

Thánh nhân đặc biệt tinh tấn dũng mãnh, Tăng tướng uy nghi, cư xử không giống những người thế tục, kẻ mới nhập đạo, cũng được nhận lời mời dự tiệc. 

Không có giới hạn về hương vị của thịt cá và thịt gia cầm. Họ không trình bày món ăn trước mặt bạn như họ vẫn làm mọi khi.

Khi Thánh nhân đang mặc áo cà sa, một cậu bé chín tuổi của Tối Minh Tự, tên là Khai Thọ Điện[162] (người sau này trở thành nhiếp chánh nổi tiếng Bắc Điều Thời Lại -Hōjō Tokiyori, 1227-1263), đến bàn của Thân Loan Thánh nhân, nói nhỏ, “Người nhập đạo khi ăn cá, họ cởi áo cà sa và ăn cá. Thưa Ngài Thiện Tín Phòng, vì sao Ngài không cởi áo cà sa ra?”

Thánh nhân trả lời, “Các tu sĩ luôn giữ cà sa giải thoát giác ngộ bên mình, nhưng khi ăn, họ cởi áo cà sa rồi mới ăn. Thiện Tín gặp phải thức ăn không mong đợi như vầy, rất là lo lắng để ăn nó, cho nên quên và không cởi áo cà sa của mình.”

Khai Thọ Điện buộc phải nói, “Câu trả lời này là giả dối. Đây thực sự là ý định của Ngài? Trẻ con Khai Thọ coi thường Ngài!”

Vào một dịp khác, khi ăn cá vẫn mặc áo cà sa như trước. Một lần nữa, Khai Thọ Điện lại hỏi như trước đây. Thánh nhân trả lời rằng Ngài đã quên. Khi đó, Khai Thọ Điện nói, “Ngài không được quên. Đầu óc trẻ con khờ khạo, thiếu hiểu biết về nghĩa lý sâu xa, Ngài có thể giải thích ý định của mình.” Cậu bé nói đi nói lại rằng, “Ngài chỉ nên nói lý do thực sự cho hành động của mình.”

Khi ấy, Thánh nhânlòng biết ơn, đã thể hiện tình thương với một đứa trẻ thơ, nói rằng: “Thật là một điều khủng khiếp khi một con người phải chịu đau khổ đến mức tự hủy hoại mạng sống của mình và nuốt chửng máu thịt của mình. Đây cũng là điều đáng sợ. Lý do tại sao giới luật của Đức Phật rất quan trọng, nhưng trong thời đại Mạt pháp trược thế hiện nay, khi chúng sanh không có giới luật, không có gì bảo vệ họ và không có gì để phá vỡ họ, vì vậy họ cạo đầu, nhuộm y, và ăn những thứ này, vì họ cùng tâm với quần loại thế tục. Nếu có thể ăn được nhiều, họ sẽ có thể giải thoát sanh loài khỏi thế giới này. Ôi mang danh họ Thích mà tôi nhiễm ô bởi bụi trần, không trí cũng không đức, làm sao có thể khiến tôi không cảm thấy như vậy? Cho nên áo cà say phục thiêng liêng của tướng giải thoát của chư Phật ba đời. Nếu ăn thịt chúng sanh trong khi mặc cà sa này, thì biết rằng đức dụng của cà sa phải là ý niệm phát nguyện cứu sanh lợi vật. Tôi sẽ ăn trong khi mặc y cà sa. Chư thiên, quỷ thần đang soi xét đạo đức của con người, vậy mà con người không biết hỗ, không biết thẹn. Tuy nhiên, mọi việc cứ tồn tại như vậy.”

Vào lúc này, Khai Thọ Điện, khi còn nhỏ, tỏ ra ngưỡng mộ Thánh nhân, và cậu bé ấy nghe xong rất tùy hỷ. Có một câu nói: “Rường cột chống đỡ bầu trời bốn biển, khí dụng của nó tuy khiêm tốn, nhưng thật là đặc biệt.”

 

一切経校合と袈裟の功徳

一切経御校合の事。

最明寺の禅門の父修理亮時氏、政徳をもつぱらにせしころ、一切経を書写せられき。これを校合のために智者・学生たらん僧を屈請あるべしとて、武藤左衛門入道[実名を知らず]ならびに屋戸やの入道[実名を知らず]両大名に仰せつけてたづねあなぐられけるとき、ことの縁ありて聖人(親鸞)をたづねいだしたてまつりき。[もし常陸の国笠間郡稲田郷に御経回のころか]聖人その請に応じましまして一切経御校合ありき。その最中、副将軍、連々昵近したてまつるに、あるとき盃酌のみぎりにして種々の珍物をととのへて、諸大名面々〔と〕数献の沙汰におよぶ。聖人別して勇猛精進の僧の威儀をただしくしましますことなければ、ただ世俗の入道・俗人等におなじき御振舞なり。よつて魚鳥の肉味等をもきこしめさるること、御はばかりなし。ときに鱠を御前に進ず、これをきこしめさるること、つねのごとし。袈裟を御着用ありながらまゐるとき、最明寺の禅門、ときに開寿殿とて九歳、さしよりて聖人の御耳に密談せられていはく、「あの入道ども面々魚食のときは袈裟を脱ぎてこれを食す。善信の御房(親鸞)、いかなれば袈裟を御着用ありながら食しましますぞや、これ不審」と[云々]。聖人仰せられていはく、「あの入道達はつねにこれをもちゐるについて、これを食するときは袈裟を脱ぐべきことと覚悟のあひだ、脱ぎてこれを食するか。善信はかくのごときの食物邂逅なれば、おほけていそぎ食べんとするにつきて忘却してこれを脱がず」と[云々]。開寿殿、また申されていはく、「この御答、御偽言なり、さだめてふかき御所存あるか。開寿、幼稚なればとて御蔑如にこそ」とて退きぬ。

またあるとき、さきのごとくに袈裟を御着服ありながら御魚食あり。また開寿殿、さきのごとくにたづねまうさる。聖人また御忘却と答へまします。そのとき開寿殿、「さのみ御廃忘あるべからず。これしかしながら幼少の愚意、深義をわきまへしるべからざるによりて、御所存をのべられざるものなり。まげてただ実義を述成あるべし」と、再三こざかしくのぞみまうされけり。そのとき聖人のがれがたくして、幼童に対して示しましましていはく、「まれに人身をうけて生命をほろぼし肉味を貪すること、はなはだしかるべからざることなり。されば如来の制戒にもこのことことにさかんなり。しかれども末法濁世の今の時の衆生、無戒のときなれば、たもつものもなく破するものもなし。これによりて剃髪染衣のそのすがた、ただ世俗の群類にこころおなじきがゆゑに、これらを食す。とても食するほどならば、かの生類をして解脱せしむるやうにこそありたく候へ。しかるにわれ名字を釈氏にかるといへども、こころ俗塵に染みて智もなく徳もなし。なにによりてかかの有情をすくふべきや。これによりて袈裟はこれ三世の諸仏〔の〕解脱幢相の霊服なり、これを着用しながらかれを食せば、袈裟の徳用をもつて済生利物の願念をやはたすと存じて、これを着しながらかれを食するものなり。冥衆の照覧を仰ぎて人倫の所見をはばからざること、かつは無慚無愧のはなはだしきに似たり。しかれども所存かくのごとし」と[云々]。このとき開寿殿、幼少の身として感気おもてにあらはれ、随喜もつともふかし。「一天四海を治むべき棟梁、その器用はをさなきより、やうあるものなり」と仰せごとありき。

 

9. BA LOẠI BÚI TÓC: DANH VĂNLỢI DƯỠNG – THẮNG THA

Một ngày nọ, khi Loan Thượng nhân (Thân Loan) đi thăm Thánh nhân Nguyên Khôngtu viện Hắc Cốc, một hành giả giới thiệu Ngài với một người hầu: "Đây là Thánh nhân ở Kyoto, người có danh dự ‘Tám tông kiêm học’ và là người có trí tuệ đệ nhất.”  Cũng nói điều này với những người bạn đồng hành ở trong xe.

Loan Thượng nhân nói, "Nếu tôi đi tìm Thánh nhântrí tuệ đệ nhất, thì đó phải là Thánh nhân Nguyên Không, và bây giờ tôi đang trên đường đến tu viện của Ngài ấy.”

Hành giả nói, "Đó là những gì tôi muốn biết về Thánh nhân Nguyên Không.”

Loan Thánh nhân nói, "Tôi phải là người hướng dẫn, nên tôi lên chiếc xe này.”

Các hành giả khác từ chối, nói rằng: "Chúng tôi không đi theo đâu, vì có sự sợ hãi.”

Loan Thượng nhân nói: "Nếu vì lợi ích của việc cầu pháp, thì không nên tách rời nhau. Đệ tử của Thích Tôn phải làm gì đó. Lên xe thôi!”

Sau khi vài lần từ chối không đi, những người bạn đồng hành nói với vị hành giả, "Anh phải cẩn thận về những gì mình làm, với tư cách là một hành giả của pháp." Hành giả ấy bước lên xe.

Khi đến tu viện, gặp được Không Thánh nhân, Loan Thượng nhân thưa, "Có một hành giả từ Trấn Tây đến thăm Ngài để cầu pháp.” Không Thánh nhân nói, “Mời anh ta vào.”  Sau đó, Loan Thượng nhân hướng dẫn hành giả đến trước mặt Không Thánh nhân.

Vào thời điểm đó, Không Thánh nhân liếc nhìn hành giả, và hành giả cũng đưa mắt nhìn Không Thánh nhân, bầu không khí nhẹ nhàng, không nói với ai.

Một lúc sau, Không Thánh nhân hỏi, "Ông từ đâu đến, và ta có thể giúp được gì?”

Hành giả nói, "Tôi đến từ Trấn Tây, muốn cầu pháp ở Kinh đô, vì vậy tôi đến tham vấn Ngài.”

Không Thánh nhân hỏi, “Ông tìm kiếm loại pháp nào?”

Hành giả thưa: “Tôi tìm kiếm pháp niệm Phật.”

Không Thánh nhân hỏi, “Đó là pháp niệm Phật của Đường độ hay pháp niệm Phật của Nhật Bản?”

Hành giả ngập ngừng một lúc, lo lắng thưa, “Tôi tìm kiếm pháp niệm Phật của Đường độ.”

Không Thánh nhân nói, "Vậy thì ông phải là đệ tử của Hòa thượng Thiện Đạo.”

Vào lúc đó, hành giả lấy một nghiên mực từ trong túi của mình và bắt đầu viết hai chữ pháp danh, “Thánh Quang ở Trấn Tây”[163].

Thánh Quang ở Trấn Tây suy nghĩ rồi nói, “Có một Thánh nhân trên đời này, người được biết đến là trí tuệ đệ nhất. Tôi định đến Kinh đô lập tức để hỏi Thánh nhân ấy, nếu Ngài ấy đủ trí tuệ để trả lời các câu hỏi của tôi, thì tôi sẽ làm đệ tử của Ngài ấy. Nếu tôi có thể thắng được những câu hỏi và câu trả lời, thì Ngài ấy sẽ trở thành đệ tử của tôi.”

Không Thánh nhân thấy được cái tâm kiêu ngạo của một người có thẩm quyền, đã trả lời: “Như ông thấy bây giờ, đã có một câu hỏi và câu trả lời rồi.”

Thánh Quang ngã mạn đến mức nói ngay: “Tôi không xứng đáng là đệ tử của Ngài, ngay cả khi tôi dựng một cái thang.”

Sau ba năm, Thánh Quang đã đến gặp Thánh nhân và nói: “Tôi phải đến Trấn Tây để cầu nguyện cho Ngài vì tình yêu của Ngài đối với đất nước của tôi.”

Khi Thánh Quang chuẩn bị rời đi, Thánh nhân nói, “Ông sẽ thấy một tu học giả đang để tóc thành búi.”

Thánh Quang quay đầu lại và nói, “Thánh Quang đã được xuất gia và cũng được yêu cầu để tóc cuộn lên, điều đó đáng ngờ nhất. Yêu cầu này lọt vào tai tôi, và tôi không được phép tiếp tục con đường của mình. Tôi đã chấp nhận tình trạng, và vì lý do đó tôi đã trở lại.”

Lúc bấy giờ, Thánh nhân nói: “Một Pháp sư có ba loại búi tóc trên đầu, đó là thắng tha, lợi dưỡngdanh văn[164]. Suốt ba năm qua, ông đã thu thập các văn bản về lời dạy của Nguyên Không cho đời sống của mình, và trở thành một người thực hành pháp. Tôi đã trở về quê hương của mình để dạy những người khác, và điều này không chỉ vì lợi ích của những người khác, mà còn vì lợi ích của chính tôi, đó là thắng tha. Tôi là học trò giỏi về pháp, và tôi rất háo hức có được danh văn như thế. Sau cùng, các đàn việt nhìn thấy qua điều này, đó là lợi dưỡng. Nếu ông không cạo bỏ ba búi tóc này, ông khó có thể được gọi là một Pháp sư, cho nên tôi nói với ông điều này.”

Ngay lúc đó, Thánh Quang tỏ ra ăn năn và từ sâu thẳm nỗi buồn của mình lấy ra tất cả những tư liệu mà anh ta đã thu thập được và vứt bỏ chúng, rồi anh ấy lại rời đi. Tuy nhiên, một số tư liệu vẫn còn sót lại, và tôi sẽ cho qúy vị lời khuyên của tôi: Bất chấp truyền khẩu, chủ trương “Chư hành vãng sanh” là tự mình chướng ngạichướng ngại người khác, trái với di huấn của Tồ sư Nguyên Không, sợ rằng sẽ không biết được suy nghĩ của chư thiên. Đó là một điều xấu hổđáng sợ.

Tuy nhiên, Thánh Quang Phòng, ban đầu dưới sư hướng dẫn của Loan Thượng nhân, đã trở thành môn hạ của Hắc Cốc Thánh nhân. Nên biết điều này.

 

三種のもとどり

一 あるとき鸞上人(親鸞)、黒谷の聖人(源空)の禅房へ御参ありけるに、修行者一人、御ともの下部に案内していはく、「京中に八宗兼学の名誉まします智慧第一の聖人の貴坊やしらせたまへる」といふ。このやうを御ともの下部、御車のうちへ申す。鸞上人のたまはく、「智慧第一の聖人の御房とたづぬるは、もし源空聖人の御ことか、しからばわれこそただいまかの御坊へ参ずる身にてはんべれ、いかん」。修行者申していはく、「そのことに候ふ、源空聖人の御ことをたづねまうすなり」と。鸞上人のたまはく、「さらば先達すべし、この車に乗らるべし」と。修行者おほきに辞しまうして、「そのおそれあり、かなふべからず」と[云々]。

鸞上人のたまはく、「求法のためならば、あながちに隔心あるべからず、釈門のむつび、なにかくるしかるべき、ただ乗らるべし」と。再三辞退申すといへども、御とものものに、「修行者かくるところのかご負をかくべし」と御下知ありて、御車にひき乗せらる。

しかうして、かの御坊に御参ありて空聖人(源空)の御前にて、鸞上人、「鎮西のものと申して修行者一人、求法のためとて御房をたづねまうしてはんべりつるを、路次よりあひともなひてまゐりて候ふ、召さるべきをや」と[云々]。空聖人、「こなたへ招請あるべし」と仰せあり。よりて鸞上人、かの修行者を御引導ありて御前へ召さる。そのとき空聖人、かの修行者をにらみましますに、修行者また聖人(源空)をにらみかへしたてまつる。かくてややひさしくたがひに言説なし。しばらくありて空聖人仰せられてのたまはく、「御坊はいづこのひとぞ

、またなにの用ありて来れるぞや」と。修行者申していはく、「われはこれ鎮西のものなり、求法のために花洛にのぼる、よつて推参つかまつるものなり」と。そのとき聖人「求法とはいづれの法をもとむるぞや」と。修行者申していはく、「念仏の法を求む」と。聖人のたまはく、「念仏は唐土(中国)の念仏か、日本の念仏か」と。修行者しばらく停滞す。しかれどもきと案じて「唐土の念仏を求むるなり」と[云々]。聖人のたまはく、「さては善導和尚の御弟子にこそあるなれ」と。そのとき修行者、ふところよりつま硯をとり出して二字を書きてささぐ。鎮西の聖光坊これなり。

この聖光ひじり、鎮西にしておもへらく、「みやこに世もつて智慧第一と称する聖人おはすなり、なにごとかは侍るべき、われすみやかに上洛してかの聖人と問答すべし、そのときもし智慧すぐれてわれにかさまばわれまさに弟子となるべし。また問答に勝たばかれを弟子とすべし」と。しかるにこの慢心を空聖人、権者として御覧ぜられければ、いまのごとくに御問答ありけるにや。かのひじりわが弟子とすべきこと、橋たててもおよびがたかりけりと、慢幢たちまちにくだけければ、師資の礼をなしてたちどころに二字をささげけり。

両三年ののち、あるときかご負かきおいて聖光坊、聖人の御前へまゐりて、「本国恋慕のこころざしあるによりて鎮西下向つかまつるべし、いとまたまはるべし」と申す。すなはち御前をまかりたちて出門す。聖人のたまはく、「あたら修学者が髻をきらでゆくはとよ」と。その御声はるかに耳に入りけるにや、たちかへりて申していはく、「聖光は出家得度してとしひさし、しかるに髻をきらぬよし仰せをかうぶる、もつとも不審。この仰せ、耳にとまるによりてみちをゆくにあたはず。ことの次第うけたまはりわきまへんがためにかへりまゐれり」と[云々]。

そのとき聖人のたまはく、「法師には三つの髻あり、いはゆる勝他・利養・名聞これなり。この三箇年のあひだ源空がのぶるところの法文をしるし集めて随身す。本国にくだりて人をしへたげんとす、これ勝他にあらずや。それにつけてよき学生といはれんとおもふ、これ名聞をねがふところなり。これによりて檀越をのぞむこと、詮ずるところ利養のためなり。この三つの髻を剃りすてずは、法師といひがたし。よつて、さ申しつるなり」と[云々]。

そのとき聖光房、改悔の色をあらはして、負の底よりをさむるところの抄物どもをとり出でて、みなやきすてて、またいとまを申して出でぬ。しかれどもその余残ありけるにや、つひに仰せをさしおきて、口伝をそむきたる諸行往生の自義を骨張して自障障他すること、祖師(源空)の遺訓をわすれ、諸天の冥慮をはばからざるにやとおぼゆ。かなしむべし、おそるべし。しかればかの聖光房は、最初に鸞上人の御引導によりて、黒谷の門下にのぞめる人なり。末学これをしるべし。

 



[1] Chấp Trì Sao là sự trình bày yếu nghĩa của tín tâm vào tha lực, cũng như tín thọ và chấp trì danh hiệu của Đức Phật A Di Đà.

[2] https://tsaisj3919.pixnet.net/blog/post/30087559. Bản Hán ngữ có thêm phân khoa của người biên soạn, nhưng không hiểu vì sao thiếu sót hai điều mục (8) và (9).    

[4] Giác Như Tông Chiêu đã trứ tác Chấp Trì Sao, Khẩu Truyền Sao, Bản Nguyện Tự Thánh Nhân Thân Loan Truyền Hội (本願寺聖人親鸞傳繪) [bằng Nhật ngữ], Báo Ân Giảng Thức (報恩講式) [bằng Hán ngữ]. Có thể ba tác phẩm trước đã được chuyển dịch, còn tác phẩm cuối thì không dịch. Đây chỉ là giả thiết.

[5] Nguyên tác có nhan đề là “Thân Loan và những lời dạy của Ngài”.

[6] Tịnh Độ Cao Tăng Hòa Tán (淨土高僧和讃), No. 2651, Thân Loan tác, tr. 661c11.

[7] Thời thời vật ngữ (時時物語): Những câu chuyện (vật ngữ) theo thời gian (thời thời). Vật ngữ (物語, Monogatari) là một dạng văn học trong văn học Nhật Bản truyền thống, một câu chuyện tường thuật dạng văn xuôi kéo dài, có thể so sánh với sử thi, được gắn chặt với các khía cạnh của truyền thống truyền miệng, và hầu hết luôn đề cập đến một câu chuyện hư cấu hoặc được tiểu thuyết hoá, kể cả khi kể lại một sự kiện lịch sử.

[8] Như Tín (如信, Nyoshin, 1239-1300): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa và cuối thời Liêm Thương, vị Tổ kế thế đời thứ 2 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), vị Tổ thứ 2 của Cẩm Chức Tự (錦織寺, Kinshoku-ji), húy Như Tín (如信) cháu của Thân Loan (親鸞, Shinran), con của Thiện Loan (善鸞, Zenran). Tương truyền lúc ông còn nhỏ tuổi thì đã được Thân Loan truyền thọ cho giáo nghĩa của Chân Tông. Ông chủ yếu sống và giáo hóa ở vùng Lục Áo (陸奥, Michinoku), rồi sáng lập ra Nguyện Nhập Tự (願入寺). Vào năm 1287, ông truyền trao tông nghĩa cho Giác Như (覺如, Kakunyo) ở Kyoto. Đến năm 1299, nhận lời thỉnh cầu của người môn đệ Thừa Thiện (乘善), ông chuyển đến sống tại một thảo am ở vùng Kim Trạch (金澤, Kanazawa) thuộc Thường Lục (常陸, Hitachi) và qua đời ở nơi đó. Vì Giác Như chủ trương Bản Nguyện Tự thuộc dòng chánh thống, nên Như Tín được xem như là đời thứ 2 của Bản Nguyện Tự.

 

[9] Nguyên Không (源空, 1133-1212) còn gọi là Pháp Nhiên (法然), hay Hắc Cốc Thượng nhân (黑谷上人), là khai tổ Tịnh độ tông Nhật Bản. Sư chủ yếu dựa theo thuyết của Đại sư Thiện Đạo, tuân thủ phương pháp An tâm, Khởi hành, Tác nghiệp. Đặc biệt là, Sư tự đề xướng ý nghĩa của Tuyển trạch Bản nguyện Niệm Phật, các công hạnh khác đều không phải là sự hành trì Tịnh Độ trong Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà. An Tâm chính là Tam tâm như Chí thành tâm, Thâm tâm, Hồi hướng phát nguyện tâm, được nói trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Khởi Hành, là do An tâmphát khởi tu hành ba nghiệp thân, khẩu, ý, tức là thực hành Ngũ niệm môn như Lễ bái, Tán thán, Tác nguyện, Quán sát, Hồi hướng, và thực hành năm Chánh hạnh như Đọc tụng, Quán sát, Lễ bái, Xưng danh, Tán thán cúng dường. Tác Nghiệp có nghĩa là Tạo tác, Nghiệp tác, tức là chi cho việc khuyến khích tu tập Ngũ niệm môn, Tam tâm, Tứ tu. “Căn cứ vào tác phẩm căn bản của Nguyên TínThiện Đạo, Pháp Nhiên đã đến với niềm tin niệm danh hiệu A Di Đà là cách duy nhất và là con đường chắc chắn để được vãng sanh. Sự thực tập phức tạp và những quy định đạo đức cứng nhắc đối với Ngài sẽ làm chướng ngại; bởi vì những tư tưởng nầy sẽ làm cho con người tin rằng điều ấy là họ có thể là tự lực để được chứng ngộ. Thế nhưng theo Ngài, thời mạt pháp đã bắt đầu; nên không thể thực hiện được. Cho nên Ngài đã dạy về “tuyển trạch niệm Phật”, tin tưởng vào sự nhiệt thành niệm Phật A Di Đà là sự định để sau cùng cho tất cả những lễ nghi và sự thực hành khác.” (Christian Steineck, Những Văn Bản Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ Nhật Bản, Thích Như Điển dịch)

[10] Nghịch tu (逆修): Cũng gọi Dự tu. Tức là lúc còn sống tu các Phật sự trước để cầu phúc cho mình sau khi chết, hoặc lúc sống tu các công đức thiện căn trước để làm tư lương bồ đề cho việc vãng sinh sau khi chết, gọi là Nghịch tu. Kinh Quán đảnh quyển 11 nói: Nếu người khéo hiểu giới pháp, biết rõ thân này vô thường, siêng năng tu tập, hành đạo Bồ đề; khi chưa lâm chung dự tu 21 ngày, đèn hương liên tục, treo cờ phan phướn, cầu thỉnh chư tăng chuyển đọc tôn kinh, thì được phúc vô lượng, như lòng mong muốn. Còn kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện, quyển hạ, thì nói: Những người lúc còn sống không chịu tu thiện, tạo nhiều tội ác, sau khi chết, tuy thân thích bạn bè làm phúc cho mình, nhưng trong bảy phần công đức, minh chỉ được một. Chi bằng lúc còn sinh tiền, tự mình dự tu, thì hoàn toàn được cả bảy phần công đức. Tại Trung Quốc vào đời Tống, phong tục Nghịch tu rất thịnh hành, còn ở Nhật Bản, thì hiện nay vẫn được phổ biến

[11] Thiên hoàng Tsuchimikado (土御門天皇, Thổ Ngự Môn Thiên hoàng, 3 tháng 1 năm 1196 – 6 tháng 11 năm 1231) là Thiên hoàng thứ 83 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống. Triều Tsuchimikado kéo dài từ năm 1198 đến năm 1210.

[12] Thánh Giác (聖覺,1167-1235): Vị tăng của Thiên Thai Tông sống vào thời đại Bình An và Liêm Thương, là pháp huynh của Thân Loan Thánh nhân, cháu của Đằng Nguyên Thông Hiến, cha là Trừng Hiến Pháp Ấn. Sư cùng thân phụ mở dòng An Cư Viện để truyền giáo, cũng được gọi là Pháp Ấn An Cư Viện. Sư xuất giaTỷ Duệ Sơn, theo học với Tĩnh Nghiêm Trúc Lâm Phòng ở Đông Tháp Bắc Cốc, kế thừa hai dòng Huệ Tâm và Đàn Na về sau.  Sư trụ ở An Cư Viện thuộc Trúc Lâm Viện, dốc sức thuyết kinh giảng đạo. Và sau, Sư thờ Pháp Nhiên làm thầy, quay về với Tịnh độ giáo. Sư soạn Duy Tín Sao để khuyên Niệm Phật Tha Lực. Sư tịch năm Gia Chân (1235), thọ 69 tuổi.

[13] Xướng đạo sư (唱導師): Ở Nhật Bản, vị thầy xướng thuyết Phật pháp, để chỉ dẫn hướng đạo nhân tâm, gọi là Xướng đạo sư. Còn gọi Xướng đạo sư (唱道師). Về sau, còn sử dụng kỹ xảo thuyết giáo, phụ thêm giọng điệu cao thấp, hoặc thậm chí bằng nước mắt để người cảm nhận. Cuối cùng, việc này trở nên biến chất.

[14] Thân Loan (鸞親,1173-1262) Cao tăng người Nhật, sống vào đầu thời kỳ Liêm Thương, vị tổ sư sáng lập Tịnh Độ Chân Tông của Phật giáo Nhật Bản. Sư là con đầu của Hoàng Thái Hậu Cung Đại Tấn Nhật Dã Hữu Phạm, thường được gọi là Xước Không, Thiện Tín, Thiện Tín Phòng (. Ban đầu Sư đầu sư với Từ Viên, sau trở thành đệ tử của Pháp Nhiên. Sư là học trò của Pháp Nhiên nhưng có quan điểm khác thầy. Giáo pháp của tông này không còn giống Phật pháp nguyên thủy là bao nhiêu. Ba ngôi báu được đơn giản hóa thành lời thệ nguyện của đức Phật A Di Đà - nói chính xác hơn là lời nguyện thứ 18 trong 48 lời nguyện của Ngài. Ngôi báu thứ ba của Tam bảo là Tăng-già bị bác bỏ, các đệ tử của Sư hoàn toàn là những Cư sĩ, chính Sư lập gia đình. Theo Thân Loan thì sự tu tập thuần túy theo Tự lực vô bổ. Sư quan niệm rằng, mọi người đều cần sự giúp đỡ từ bên ngoài (Tha lực) của đức Phật A Di Đàgiải thoát chỉ có thể đạt được với sự giúp đỡ của Ngài. Sư qui tất cả các phương pháp tu hành về một: là Niệm Phật, tức niệm danh hiệu của đức Phật A Di Đà, và cho rằng, đó chính là sự báo ân đối với Phật và ngay cả cách niệm Phật này cũng trở thành dư thừa nếu niềm tin của người niệm danh hiệu Phật đủ mạnh, vững chắc. Thân Loan quan niệm rằng, người tu hành Phật đạo có thể sống tại gia. Sư bị Tăng-già tại Kinh Đô trục xuất và bị đày đi đến một tỉnh miền Bắc bởi vì sống chung với một phụ nữ. Theo yêu cầu của thầy, Sư cưới vợ để chứng minh rằng, Giới luật dành cho Tăng chúng không phải là điều kiện chính yếu để đạt giải thoát. Việc này gây sự bất hòa và chia rẽ trong giới đệ tử của Pháp Nhiênđa số tăng sĩ muốn giữ giới độc thân. Sau đó Thân Loan sống bên lề xã hội, cùng với những kẻ mà theo Sư là không biết phân biệt thiện ác. Thân Loan cho rằng Phật A Di Đà là vị sẵn sàng hơn cả cứu độ những người kém cỏi vì những người này không có gì khác hơn là lòng tin nơi A Di Đà. Còn những người giỏi giang hơn thì hay bị rơi vào ý nghĩ - theo Sư là mê lầm - là nhờ thiện nghiệp hay công đức tự tạo mà có thể đạt giải thoát. Sư chỉ biết đến thệ nguyện thứ 18 của Phật A Di Đàvì vậy có nhiều khác biệt với Tịnh độ tôngPháp Nhiên. Các tác phẩm của Sư: Giáo Hạnh Tín Chứng, Duy Tín Sao Văn Ý, Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao, Ngu Ngốc Sao, v.v.  Sư được ban thụy hiệuKiến Chân Đại Sư.

[15] Tây Ý (西意): Khoảng thế kỷ thứ hai hoặc thứ ba, ngày sinh và ngày mất không rõ. Còn được gọi là Thiện Xước Phòng (善綽房) và Thiện Tịch Phòng (善寂房). Sư đã đồng hành với Thân Loan và là đệ tử của Pháp Nhiên. Năm 1204, Sư là người thứ 17 ký vào văn bản "Bảy điều chế giới” (Thất cá điều chế giới 七箇條製誡) của Pháp Nhiên (còn gọi là Thất cá điều khởi thỉnh văn 七箇條起請文). Sư là một trong những tử tội nhân vào thời điểm diễn ra Pháp Nạn Kiến Vĩnh (建永, 1207), cùng với Tánh Nguyện, Trú Liên, An Lạc. Sư bị hành quyết ở tỉnh Settsu (摂津国) dưới lệnh của quan tòa Sasaki Takauji.

[16] Thượng túc (上足): chỉ cho hàng đệ tử thượng thủ, tức hàng đệ tử ưu tú trong các môn phái, pháp hội.

[17] Khí dụng (器用): đồ dùng, chỉ người có tài năng, độ lượng.

[18] Chuyện kể rằng khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh Pháp Hoa, từ trong lòng đất xuất hiện một ngôi tháp báu, và Đức Phật Đa Bảo trong tháp đã chứng minh rằng những lời dạy của Đức Phật Thích Cachân thực. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: “Khi còn đi trên đường đi của Bồ-tát, đức Đa Bảo Phật-đà có phát lời nguyện trọng đại, nguyện rằng nếu được trở thành Phật-đà thì sau khi nhập diệt, trong mười phương quốc-độ, chỗ nào có Phật nói kinh Pháp-hoa, bảo tháp của Như-lai cũng sẽ xuất hiện trước chỗ ấy để nghe kinh ấy, và làm chứng cho kinh ấy bằng cách tán dương rằng tốt lắm." (H.T Thích Trí Quang dịch)

[19] Bất tịnh thuyết pháp (不淨說法): Bất tịnh nói pháp. Cũng gọi Tà mạng thuyết pháp (nói pháp để mưu sinh). Người nói pháp tâm còn ô nhiễm, nhưng vì danh lợi mà nói, hoặc nói mà không hiểu rõ nghĩa lý của giáo pháp, gọi là Bất tịnh thuyết pháp. Kinh Phật Tạng, No. 653, quyển trung, phẩm Tịnh pháp, nêu ra năm lỗi của người bất tịnh nói pháp: (1) Tự nói mình biết hết Phật giáo. (2) Khi giảng nói kinh, chỉ trích những lỗi trái ngược nhau trong các kinh. (3) Đối với các pháp ngờ vực không tin. (4) Tự đem chỗ hiểu biết của mình để phê phán kinh pháp. (5) Vì danh lợi mà nói pháp. Kinh trên còn nêu ra năm nhược điểm của người bất tịnh nói pháp: (1) Khi nói pháp trong lòng hồi hộp, sợ người khác hỏi vặn. (2) Trong lòng lo sợ mình không nói được, nhưng vẫn gượng nói pháp cho người khác nghe. (3) Mình là phàm phu, không có trí tuệ chân thực. (4) Pháp nói ra bất tịnh, chỉ là lời nói suông mà thôi. (5) Bài nói pháp không có thứ tự trước sau, chắp vá lộn xộn, nên trong lòng hồi hộp lo sợ. [X. kinh Ưu bà tắc giới Q.2 phẩm Tự lợi lợi tha; kinh Quán vô lượng thọ; Quán vô lượng thọ kinh sớ Q.4; Quán vô lượng thọ kinh nghĩa sớ Q.hạ; Quán vô lượng thọ Phật kinh sớ diệu tông sao Q.6].

[20] Đại Kinh không có đoạn văn này.

[21] Kinh Tâm Địa Quán: “Muốn biết nhân quá khứ, hãy xem quả hiện tại. Muốn biết quả tương lai, hãy xem nhân hiện tại.” (Dục tri quá khứ nhân, kiến kỳ hiện tại quả; dục tri vị lai quả, kiến kỳ hiện tại nhân. 欲知過去因見其現在果欲知未來果見其現在因).

[22] Nguyện thứ 11: “Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ chánh định tụ, quyết đến diệt độ, thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.” Chánh định tụ, là A-bệ-bạt-trí (Bất thối chuyển).

[23] Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật: “Quang minh biến chiếu thập phương thế giới, niệm Phật chúng sanh nhiếp thủ bất xả.” (光明遍照十方世界,念佛衆生攝取不捨.)

[24] Vãng Sanh Lễ Tán Kệ, No. 1980, tr. 439b12.

[25] Hiển Tịnh Độ Chân Thực Giáo Hành Tín Chứng Văn Loại (顯淨土真實教行證文類), No. 2646,  Đại sư Thân Loan trước, quyển 2, Chánh tín niệm Phật kệ, tr. 600b29: “Người ác cực trọng chỉ niệm Phật, Phật đã nhiếp lấy người ấy rồi, Phiền não chướng mắt dù không thấy, Đại bi không mệt chiếu thân ta.”

[26] Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao (淨土文類聚鈔), No. 2647, Đại sư Thân Loan tác, tr. 645b11: “Di Đà Phật nhựt soi chiếu khắp, Dù đã phá được vô minh ám, Tham ái sân nghi làm mây mù, Thường che trời tín tâm trong sáng.”

[27] Ác cơ (惡機): Ác, là nghĩa tổn hại; Cơ, chỉ căn cơ. Tức là những căn cơ của các hành vi trái lý gây tổn hại. Trong Ngu Thốc Sao (愚禿鈔), quyển thượng, Tỵ tổ của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản là ngài Thân Loan, đã nêu ra bảy loại ác cơ: (1) Mười điều ác, tức giết hại, trộm cướp, gian dâm, nói dối, nói thêu dệt, nói lời ác, nói hai lưỡi, tham muốn, giận tức, ngu si. (2) Bốn tội nặng, tức Tăng chúng phạm bốn giới cấm nặng: giết hại, trộm cướp, dâm dục, nói dối. (3) Phá kiến, tức phá hoạichánh đạo. (4) Phá giới, tức phá hủy giới cấm. (5) Năm tội nghịch, tức giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, làm cho thân Phật chảy máu. (6) Báng Pháp, tức chê bai chánh pháp. (7) Xiển đề, tức không có lòng tin và dứt hết thiện căn. Người ác cơ trên đây, trong khoảng một niệm, nếu được nghe và tin vào bản nguyện của Phật A Di Đà mà niệm danh hiệu của Ngài, thì cũng được Ngài cứu vớt.

[28] Khi Đức Phật A Di Đà là Bồ-tát Pháp Tạngnhân vị, để cứu độ tất cả chúng sanh một cách bình đẳng, Ngài đã cân nhắc trong một thời gian dài năm kiếp rồi mới phát nguyện.

[29] Công đức bất khả tư nghị, Y báoChánh báo trang nghiêm là do Đức Phật A Di Đà tu nhân cảm quả. Biệt nguyện là Những lời nguyện của chư Phật và Bồ-tát từ quan điểm độc đáo của riêng họ, như 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, 12 lời nguyện của Đức Phật Dược Sư, hay “tứ hoằng thệ nguyện” là nguyện chung cho tất cả chư Phật.

[30] Chánh nhân là Phật trí, biểu hiện bằng danh hiệubản nguyện, và hành giả chỉ vin vào Phật trí thì được vãng sanh.

[31] Đại nguyện nghiệp lực: Đại nguyện, đại nghiệp, đại lực. Bản nguyện ‘năm kiếp tư duy’ nơi nhân địa của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại nguyện. Tu hành trải qua ‘triệu năm kiếp lâu xa’ nơi nhân địa của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại nghiệp. Năng lực có ánh sáng vô lượngđời sống vô lượng ở mặt quả của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại lực. Từ phát nguyện, đến tu hành, rồi thành Phật, gọi chung là “Đại nguyện nghiệp lực”, nói một cách đơn giản chính là danh hiệu sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”.

[32] Tăng thượng duyên: Bất cứ cái gì tác động đến sự tác thành một cái khác đều là tăng thượng duyên, điều kiện chi phối. Ảnh hưởng chi phối tích cực hay tiêu cực, tức sự hiện diện của thuận duyên và sự vắng mặt của nghịch duyên, cả hai đều có tính tăng thượng duyên. Ở đây, thuận duyênđại nguyện nghiệp lực của Đức Phật A Di Đà.

[33] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, No. 1753, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 1, tr. 246b09.

[34] Chư Phật hộ niệm ích (諸佛護念益):  Do tông Tịnh độ Nhật Bản lập ra. Là một trong mười thứ lợi ích mà người có kim cương tín tâm đạt được ngay trong đời hiện tại. Tức là người xưng niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà có thể được mười phương hằng sa chư Phật hộ niệm. Hiển Tịnh Độ Chân Thật Giáo Hành Chứng Văn Loại, quyển 3, ngài Thân Loan nói hành giả niệm Phật sẽ được 10 điều lợi ích ngay trong đời hiện tại: (1) Minh chúng hộ trì, (2) Chí đức đầy đủ, (3) Chuyển ác thành thiện, (4) Chư Phật hộ niệm, (5) Chư Phật xưng tán, (6) Tâm quang thường hộ, (7) Tâm nhiều hoan hỷ, (8) Tri ân báo đức, (9) Thường hành đại bi, (1) Nhập chánh định tụ.

[35] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ (觀無量壽佛經疏), No. 1753, quyển 2, tr. 260b10: “Nói ‘Bị giặc phiền não hại’: Đây là nói phàm phu chướng nặng, vọng ái, mê sâu, không khác gì một hầm lửa ba ác nằm ngầm dưới chân người. Tùy duyên khởi hành, nghĩ làm tư lương tiến đạo, làm sao sáu giặc nghe biết, tranh nhau xâm đoạt? Nay đã đánh mất pháp tài này, làm sao không buồn khổ ư?” Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật: “Đức Phật bảo A NanVi Đề Hy rằng: Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ nhớ kỹ. Nay Như Lai vì tất cả chúng sanh đời vị lai, những kẻ bị giặc phiền não nhiễu hại mà nói nghiệp thanh tịnh. Lành thay cho Vi Đề Hy khéo hỏi được việc ấy. Nầy A Nan ! Ông nên thọ trì rộng vì đại chúng mà tuyên nói lời Phật.” (H.T Thích Trí Tịnh dịch)

[36] Thán Dị Sao (歎異抄), No.2661, điều 6: “Giữa những người chuyên niệm Phật đã xảy ra tranh chấp ‘đệ tử của tôi và đệ tử của ai’, điều này thật là vô lý. Thân Loan không có đệ tử nào. Vì duyên ấy, dùng trí tuệ của mình dạy người niệm Phật, có thể gọi là đệ tử của mình. Nếu bạn được Đức Phật A Di Đà cứu độ qua lời dạy của tôi, thì bạn có thể được gọi là đệ tử của tôi. Tuy nhiên, vì nhờ năng lực của Đức Phật A Di Đà mà quý vị bắt đầu nghe pháp, tìm cầu pháp, và được Đức Phật A Di Đà cứu độ, nên gọi một người như vậy là “đệ tử của tôi” sẽ là một điều kiêu ngạo vô lý. Có duyên hội ngộ tự nhiên sẽ đi cùng, có duyên chia ly tự nhiên sẽ rời đi. Nếu không vâng lời thầy mà đi theo người khác để được Đức Phật A Di Đà cứu độ, thì không thể nói là người ấy không được vãng sanh. Bạn đang muốn lấy lại niềm tin chân chánh mà Đức Phật A Di Đà đã ban cho bạn? Một lần nữa, tôi phải nhắc bạn rằng đây là điều không được xảy ra. Nếu bạn thực sự được Đức Phật A Di Đà cứu độ, bạn sẽ biết ơn Phật, và bạn cũng sẽ biết ơn Thầy đã truyền đạt cho bạn.”

[37] Thánh nhân Thân Loan có nhiều đệ tử, trong số đó, Tín Lạc Phòng (信樂房) vốn là một võ sĩ, tên là Tương Mã Tam Lang Nghĩa Thanh (相馬三郎義清), người khai sơn Hoằng Đức tự (弘徳寺) ở vùng núi Tân Đề. Khi ông giữ chức Thái thủ tỉnh Shimōsa (下総國, Hạ Tổng Quốc), tình cờ ghé thăm Thân Loan nơi Tiểu Đảo thảo am (小島草庵), ông đã có một cuộc thảo luận với Thân Loan, và trở thành đệ tử của Thân Loan, được ban pháp hiệuTín Lạc.

[38] Tân Đề (新堤): Nay là vùng Tân Địa (新地, Shinchi), Bát Thiên Đại Đinh (八千代町, Yachiyo).

[39] Thường Lục Quốc (常陸國, Hitachi): Một trong Lệnh chế quốc (令制國) của Cổ đại Nhật Bản, thuộc Đông Hải Đạo (東海道), cũng gọi là Thường châu, nay là Từ Thành huyện (茨城縣, Ibaraki), một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Kantō trên đảo Honshū, thủ phủ là thành phố Mito.

[40] Vào mùa xuân năm Kiến Trường (建長) thứ tám (1256), Thượng nhân Thân Loan đã 84 tuổi, thân mang nhiều bệnh. Liên Vị Phòng (蓮位房) và Hiển Trí Phòng (顕智房) là hai đệ tử thân cận chăm sóc Thân Loan.

Một hôm, Liên Vị Phòng hỏi, "Hiển Trí Phòng, ông nghĩ Thánh nhân của chúng ta là người như thế nào?” "Tôi thực sự tin rằng Ngài là một hóa thân của Đức Phật." Hiển Trí Phòng trả lời chắc chắn, nhưng Liên Vị Phòng dường như không thể đồng ý ngay lập tức, "Đôi khi tôi cảm thấy như vậy, nhưng những lần khác tôi không nghĩ như vậy." Hiển Trí Phòng mỉm cườithì thầm một cách tự trước lời thú nhận thành thật đó, "Ông có thể nghĩ như vậy, nhưng tôi chắc chắn rằng ông sẽ tìm ra nó trong thời gian."

Sau đó, vào đêm ngày 9 tháng 2, Liên Vị Phòng có một giấc mơ rõ ràng. Thánh Đức Thái tử (聖徳太子, 574-622) lễ bái Thánh nhân Thân Loan, rồi ngưỡng bạch: “Con kính lễ Đức Đại từ Đại bi A Di Đà Phật. Ngài là bậc cao cả được sinh ra để hoằng dương pháp môn vi diệu trong thế giới đầy cả năm thứ vẩn đục, để tất cả chúng sanh đều đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”

Tỉnh dậy từ giấc mơ của mình, Liên Vị Phòng vô cùng kinh ngạc. Thì ra Thánh nhân của tôi là một hóa thân của Đức Phật A Di Đà, và tôi đã cảm động rơi nước mắt vì tôi chưa bao giờ cảm thấy sự quý giá của Ngài ấy cho đến bây giờ.

Mặc dù vậy, Hiển Trí Phòng là một người đàn ông nói ra những sự bất tư nghị. Người ta nói rằng Hiển Trí Phòng cũng rất ngạc nhiên, nói rằng ông ta dường như không phải là một người bình thường.

Liên quan đến những linh mộng và sự khác biệt giữa ‘Quán Âm hóa thân’ và 'Di Đà hóa thân', Thượng nhân Giác Như nói: "Tổ sư Thánh nhân hoặc hiện hóa thùy tích Quán Âm, hoặc biểu hiện Bổn sư Di Đà, sự thể rất rõ ràng. Di ĐàQuán Âm, nhất thể dị danh, không trái nghịch nhau.” (Khẩu Truyền Sao, điều 13) Rõ ràng Thánh nhân Thân Loanhóa thân của Bồ-tát Quán ÂmĐức Phật A Di Đà. Không có gì khác biệt khi nói rằng Ngài ấy là Bồ-tát Quán Âm, bởi vì Ngài ấy là biểu tượng cho lòng từ bi của Đức Phật A Di Đà.

[41] Thân Loan Thánh nhân khẳng định rằng Ngài không có đệ tử. Điều này dựa trên niềm tin mạnh mẽ của Thân Loan rằng, tất cả chúng sanh đều là bạn đồng hành của Ngài trước sự hiện diện của Đức Phật A Di Đà.

[42] Phòng hiệu 房號: Pháp danh, tên được đặt khi thế độ ngoài tên thật.

[43] Báo thân, cũng gọi là Thọ dụng thân, là thân Phật được kết quả bởi các pháp ba-la-mật. Thế giới của thân ấy cũng vô lượng trang nghiêm, là báo độ (cũng gọi là Trang nghiêm độ, Thọ dụng độ). Thường nói Tịnh độ là chỉ Báo độ này.

[44] Chỉ cho giáo lý Tự lực của Thánh đạo môn. Thánh đạo môn (聖道門): Tịnh độ giáo chia Phật đạo làm hai môn là Thánh đạo mônTịnh độ môn. (1) Thánh đạo môn: Người ở thế giới này nhờ vào tự lực tu hànhngộ đạo thành Thánh, gọi là Thử độ nhập Thánh (此土入聖), đó là Thánh đạo môn. (2) Tịnh độ môn: Người nương nhờ nguyện lực của Đức Phật A Di Đà, sinh về Tịnh độngộ đạo, gọi là Bỉ độ nhập chứng (彼土入證), đó là Tịnh độ môn. Sự phân chia này là căn cứ vào thuyết của ngài Đạo Xước đời Đường được nói trong An Lạc Tập.

[45] Tánh tướng (性相) Chỉ cho thể tánh và tướng trạng. Tánh là bản thể chân thực tuyệt đối bất biến, hoặc là tự thể của sự vật. Tướng là tướng trạng của các hiện tượng tương đối biến hóa sai biệt. Luận Đại trí độ, quyển 31, có nêu hai thuyết phân biệt về tánh tướng như sau: (1) Tánh tướng không khác: chỉ khác về tên gọi, nói tánh tức nói tướng, nói tướng tức nói tánh; như nói tánh lửa tức nói tướng nóng, nói tướng nóng tức nói tánh lửa. Bởi thế, tánh và tướng có khi được dùng lẫn cho nhau, như nói thực tướng các pháp, tức là nói thực tánh các pháp. (2) Tánh tướng khác nhau: Tánh là thể, tướng là hình tướng có thể nhận biết, như ngũ giới là Tánh, nhuộm áo, cạo tóc là Tướng; Tánh và tướng có trong ngoài, xa gần, trước sau khác nhau.

[46] Du Tâm An Lạc Đạo (遊心安樂道), No. 1965, Thích Nguyên Hiểu soạn: “Hỏi: Tịnh độ thù thắng vi diệu, là chỗ ở của Pháp Vương, là Liên Hoa Tạng, chẳng phải hành xứ của phàm phu, lẽ ra phàm phu phải đi trên đất phàm phu, Thánh nhân bước trên cõi Thánh, đâu để cho hạng phàm phu thấp kém được sanh về cõi thắng diệu này?

Đáp: Hễ là phàm phu thì không được dạo chơi nơi Tịnh độ, đã là Pháp Vương sao lại bước vào Ngũ trược? Dù là Pháp Vương, nhưng vì muốn giáo hóa chúng sanh nên bước vào Ngũ trược, tuy là phàm phu nhưng vì muốn cúng dường Phật mà sanh về Tịnh độ. Lại nữa, Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện lớn, trước hết vì tất cả phàm phu, sau gồm cả Thánh nhân của Tam thừa. Nên biết, tông chỉ của Tịnh độ vốn vì phàm phu, kiêm vì Thánh nhân. Lại nữa, hàng Bồ-tát Thập giải trở lên, không lo sợ sanh ác đạo, cho nên có thể không nguyện sanh về Tịnh độ. Nên biết, ý thú sâu xa của Tịnh độ vốn vì phàm phu, chẳng vì Bồ-tát vậy.”

[47] Thuận thứ vãng sanh (順次往生): Vãng sanh vào đời kế tiếp đời này, tức là sau khi đời này mệnh chung thì vãng sanh ngay về Tịnh độ Cực lạc. Trong 3 nghiệp quyết định (tức Thuận hiện pháp thọ nghiệp, Thuận thứ sinh thọ nghiệp và Thuận hậu thứ thọ nghiệp) nói trong luận Câu xá, quyển 15, thì Thuận thứ vãng sanh tức thuộc Thuận thứ sanh thọ nghiệp. Tức nghiệp tạo tác ở đời này thì vào đời kế tiếp chịu quả dị thục, chứ không phải đợi đến đời khác mới chịu quả báo. Tông Tịnh độ của Phật giáo Nhật Bản phần nhiều cho rằng nguyện thứ 18 trong 48 nguyện của đức Phật A Di Đà là nguyện thuộc Thuận thứ vãng sanh, còn nguyện thứ 20 là nguyện thuộc Thuận hậu vãng sinh.

[48] Tất định (必定, sa. Avaivartikā): Dịch là Bất thối chuyển, cũng dịch là Tất định. Không thoái chuyển Vô thượng Bồ-đề thì nhất định nhập giai vị Tất định. Luận Đại Trí Độ, quyển 93, tr. 713b15: “A-bệ-bạt-trí tức là Tất định.” (阿鞞跋致即是畢定). Luận Thập Trụ Tỳ-bà-sa, phẩm Dị Hành, tr. 43a19: "Ai có thể niệm vô lượng [nguyện] lực và công đức của Đức Phật A Di Đà thì ngay lập tức nhập Tất định.”

[49] Thượng nhân Pháp Nhiên nói: “Tâm quyết định thì vãng sanh quyết định; tâm bất định thì vãng sanh bất định.”

[50] Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệp Phật Tập, No. 2608, Thượng nhân Pháp Nhiên soạn, Văn Ánh sáng của Đức Phật A Di Đà không chiếu hành giả khác mà chỉ nhiếp thủ hành giả Niệm Phật, tr. 9b15-c02: “Quán Niệm Pháp Môn nói: Như phần trước nói về ánh sáng của thân, tướng, v.v.., mỗi một tia sáng chiếu khắp mười phương thế giới, thế nhưng tâm quang của Đức Phật A Di Đà thường soi chiếu những chúng sanh chuyên niệm danh hiệu của Ngài, nhiếp hộ không rời, mà hoàn toàn không nói đến sự soi chiếu nhiếp hộ các chúng sanh tu các tạp hạnh khác.

Hỏi: Ánh sáng của Phật chỉ chiếu người niệm Phật mà không chiếu người tu hạnh khác là có ý gì?

Đáp: Có hai nghĩa, (1) Ba duyên: duyên thân thiết, duyên gần, duyên tăng thượng, vừa đề cập ở trên, (2) Bổn nguyện: Các công hạnh khác không phải là bổn nguyện, cho nên không soi chiếu nhiếp hộ, Niệm Phật là bổn nguyện, cho nên soi chiếu nhiếp hộ. Bởi thế, Hòa thượng Thiện Đạo trong Lục Thời Lễ Tán có nói: “Thân sắc Di Đà như kim sơn, Tướng hảo quang minh chiếu mười phương, Riêng người Niệm Phật được soi nhiếp, Nên biết bản nguyện rất kiên cường.” Lại nữa, trong đoạn kinh đã dẫn nói: “Các hạnh lành khác, tuy gọi là thiện, nếu so với Niệm Phật thì hoàn toàn không so sánh được.” Ý nghĩa ở đây là muốn so sánh các công hạnh của môn Tịnh Độ. Niệm Phậtdiệu hạnh được chọn, còn các hạnh khác là thô hạnh bị bỏ, cho nên nói“ hoàn toàn không thể so sánh. Hơn nữa, Niệm Phật là hạnh bổn nguyện, còn các hạnh khác không phải, cho nên nói hoàn toàn không thể so sánh.”

[51] Thánh nhân Thân Loan nói: “Có thể khảo xét lời nguyện ‘năm kiếp tư duy’ của Đức Di Đà, toàn vì Thân Loan một người.” (Năng án Di Đà ngũ kiếp tư duy chi nguyện, tận vị Thân Loan nhất nhân. 能案彌陀五劫思惟之願,盡為親鸞一人.) Như vậy, ai trong chúng ta cũng có thể phát biểu như Ngài Thân Loan, đều được Đức Phật A Di Đà chiếu cố và cứu độ, chỉ e tự khinh mình mà sanh tâm thoái lui, tự nghĩ không có phần.

[52] Giác Như (覺如, Kakunyo, 1270-1351): vị Tăng của Chân tông sống vào khoảng cuối thời kỳ Liêm Thương và đầu thời Nam Bắc Triều, vị Tổ đời thứ 3 của Bản Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), húy là Tông Chiêu (宗昭), tên lúc nhỏ là Quang Tiên (光仙); thông xưng là Trung Nạp Ngôn (中納言); hiệu là Giác Như (覺如), Hào Nhiếp (毫攝); xuất thân vùng Kyoto, con trai đầu của Giác Huệ (覺惠) ở Bản Nguyện Tự. Ông vốn tu họcViên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji) thuộc vùng Cận Giang (近江, Ōmi) cũng như Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji), rồi đến năm 1287 thì thọ lãnh giáo học với người cháu của Thân Loan (親鸞, Shinran) là Như Tín (如信). Năm 1290, ông tham bái những di tích của Thân Loan ở vùng Quan Đông (關東, Kantō). Vào năm 1310, ông làm chức Lưu Thủ canh giữ ngôi nhà mộ của Thân Loan, rồi từ đó đặt tên nơi đây là Bản Nguyện Tự. Ông chủ trương mình là người kế thừa giáo lý chính thống của Thân Loan, và có phương hướng làm cho phát triển giáo đoàn Chân tông ở ngôi chùa này. Trước tác của ông có Thân Loan Thánh Nhân Hội Truyện (親鸞聖人繪傳) 2 quyển, Khẩu Truyền Sao (口傳鈔) 3 quyển, Thập Di Cổ Đức Truyện (拾遺古德傳) 9 quyển, Chấp Trì Sao (執持鈔) 1 quyển, Giáo Hành Tín Chứng Đại Ý (敎行信証大意) 1 quyển, Cải Tà Sao (改邪鈔) 1 quyển, Báo Ân Giảng Thức (報恩講式) 1 quyển, Nguyện Nguyện Sao (願願鈔) 1 quyển, v.v. [Phật Học Tinh Tuyển – Thích Nguyên Tâm biên soạn]

[53] Bỉ Phật kim hiện tại thành Phật (彼佛今現在成佛). Vãng Sanh Lễ Tán Kệ (往生禮讃偈), No. 1980, Đại sư Thiện Đạo tập ký, tr. 447c25:  Bỉ Phật kim hiện tại thế thành Phật (彼佛今現在世成.)

[54] Kinh Đại Thừa Đồng Tánh (大乘同性經), No. 673, Tam Tạng Pháp Sư Xà-na-da-xá (闍那耶舍) dịch, Quyển hạ, tr. 651c05: “Bồ-tát Hải Diệu Thâm Trì Tự Tại Trí Thông lại hỏi: –Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Báo thân Như Lai?

Phật đáp: –Thiện trượng phu! Nếu muốn thân Phật kia là Báo, ông nên biết: Như hôm nay, ông thấy, ta hiện ra những vị hiện đang đắc đạo, những vị sẽ đắc đạo, ở các cõi Phật thanh tịnh của các Như Lai, tất cả những vị này đều là Báo thân. Bồ-tát Hải Diệu Thâm Trì Tự Tại Trí Thông lại hỏi Phật: –Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Ứng thân của Như Lai. Phật đáp: –Thiện trượng phu! Giống như hôm nay, có tất cả những vị Phật Như Lai như Dũng Bộ Kiền Như Lai, Ma Khủng Bố Như Lai, Đại Từ Ý Như Lai hiện đang thành Phật, sẽ thành Phậttrong đời uế trược. Như Lai hiện ra từ trời Đâu-suất xuống, cho đến nắm giữ tất cả chánh pháp, tất cả tượng pháp và tất cả mạt pháp. Thiện trượng phu! Ông nên biết, những việc hóa ra như vậy, đều là Ứng thân. Bồ-tát Hải Diệu Thâm Trì Tự Tại Trí Thông lại hỏi:

– Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Pháp thân của Như Lai? Phật đáp: –Thiện trượng phu! Chân Pháp thân của Như Lai không hình thể, không hiện, không dính mắc, không thể thấy, không lời nói, không nơi trụ, không tướng, không báo, không sinh, không diệt, không thí dụ. Như vậy, Thiện trượng phu! Thân không thể nói của Như Lai gọi là Pháp thân, là trí thân, là thân không gì bằng, là thân không gì có thể so sánh được, là thân Tỳ-lô-giá-na, là thân hư không, là thân không dứt, là thân không hoại, là thân vô biên, là thân chí chân, là thân chẳng phải rỗng hư, là thân không thí dụ, đó gọi là chân thân.” (Linh Sơn Pháp Bảo dịch)

Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, No. 1753, Đại sư Thiện Đạo tập ký, tr. 250b13: “Như Kinh Đại Thừa Đồng Tánh nói: Tây phương An LạcA Di Đà PhậtBáo độBáo Phật.”

[55] Với người Nhật xưa, giải phápsử dụng “Huấn độc Hán văn” (漢文訓読, Kanbun Kundoku), tức là sử dụng nguyên vẹn một văn bản Hán văn, nhưng đọc theo âm tiếng Nhật (chứ không phải tiếng Hán), có bổ sung một số ký hiệu “huấn điểm” và chữ cái (Katakana, Hiragana) ghi các trợ từ tiếng Nhật vào bên cạnh cột chữ Hán để hướng dẫn cách đọc và hiểu văn bản. Trong trường hợp đó, người Nhật không cần phải thay đổi trật tự từ trong văn bản Hán văn để phù hợp với trật tự từ trong tiếng Nhật. Về bản chất, huấn độc Hán văn là một phương pháp bổ sung các ký hiệu văn tự học bản địa vào một văn bản ngoại ngữ để điều chỉnh cách đọc và hiểu văn bản ngoại ngữ ấy thành một văn bản tiếng mẹ đẻ dựa trên một sự hiểu biết khá cao của người đọc văn bản ấy về ngoại ngữ ấy. Phương pháp huấn độc có mấy điều lợi sau: 1) Không làm đảo lộn trật tự nguyên bản Hán văn. 2) Chỉ cần bổ sung một số lượng hữu hạn các ký hiệu huấn điểm và trợ từ bằng chữ Katakana. Như vậy là với phương pháp huấn độc Hán văn, người Nhật xưa chưa cần “dịch” (translate) một văn bản Hán văn ra tiếng Nhật thì cũng đã có thể đọc hiểu được văn bản ấy.

[56] Nhất vãng tái vãng (一往再往): Tìm cầu nghĩa lí lý lần nữa. Nhất vãng (一往) là tìm cầu lần thứ nhất, mới chỉ hiểu một cách hời hợt trên mặt chữ. Tái vãng (再往) là suy tìm lần nữa, tiến xa hơn mà phát huy được nghĩa lý sâu kín, nhờ đó có thể thấu suốt huyền chỉ ở ngoài ngôn ngữ, văn tự, tức là cái mà Trang Tử gọi là “Ý tại ngôn ngoại” vậy. Nhị Đế Nghĩa, quyển thượng (Đại 45, 87 hạ) nói: “Các pháp thế gian chỉ có chữ mà không có nghĩa, nhất vãng đã thế rồi, tái vãng lại càng không. Vì sao? Vì chữ vốn để giải thích nghĩa, mà đã không có nghĩa thì chữ giải thích cái gì?”

[57] Luận Câu-xá, No. 1558, Phẩm Phân Biệt Thế, tr. 57a08:  An lập khí thế gian, Phong luân tối cư hạ (安立器世間, 風輪最居下).

[58] Vô Lượng Thọ Kinh Ưu-bà-đề-xá, No. 1524, Bồ-tát Thế Thân tạo, tr. 230c21: Quán bỉ thế giới tướng, Thắng quá tam giới đạo. (觀彼世界相, 勝過三界道)

[59] Hai Thầy là Bồ-tát Thế ThânĐại sư Thiện Đạo.

[60] Bát tông (八宗): Tám tông gồm có: Câu-xá tông, Thành thật tông, Luật tông, Pháp tướng tông, Tam luận tông, Thiên thai tông, Hoa Nghiêm tôngChân ngôn tông.

[61] Liệu giản (料簡): Cũng gọi Liễu giản (了簡), Lượng giản (量簡), Lượng kiến (量見), Liệu kiến (料見). Khéo phân biệt, lựa chọn chánh pháp. (1) Tiếng dùng của Thiên thai tông Nhật Bản. Vì trong văn kinh có những chỗ mâu thuẫn trái ngược nhau, nên phải đặt phương pháp để điều hòa và giải thích rõ ràng những mâu thuẫn ấy, gọi là Liệu giản. (2) Thông thường chỉ cho sự lý giải một cách rộng rãi, sâu xa.

[62] Vãng Sanh Lễ Tán Kệ, tr. 442a06: Tự tín giáo nhân tín, Nan trung chuyển cánh nan. (自信教人信,難中轉更難)

[63] Từ ngữ “Nhất hướng chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật” (一向專念無量壽佛)trong Kinh Vô Lượng Thọ. Nhất hướng chuyên niệm, tương tợ nghĩa “niệm niệm tương tục” (念念相續): Chỉ cho hành giả niệm Phật tâm không tán loạn, tức là niệm sau tiếp theo niệm trước, niệm niệm nối nhau không dứt, không xen lẫn niệm nào khác. Vãng Sanh Yếu Tập, quyển trung (Đại 48, 56 trung) nói: “Hoặc cúi đầu, giơ tay, hoặc lễ bái xưng danh, dung nghi bề ngoài tuy khác, nhưng tâm niệm thường còn, niệm niệm nối nhau, thức ngủ không quên.”

[64] Diêm Cốc Quận (塩谷郡, Shioya District).

[65] Hạ Dã Quốc下野國: Nay là huyện Lệ Mộc (栃木県, Tochigi).

[66] Bài lâu (牌樓), còn gọi là Bài Phường (牌坊), hay còn gọi là Khuyết (阙) vào đời Hán, hay Phiệt Duyệt (阀阅) dưới đời Tống. Đây là một thứ kiến trúc tương tự như cửa Tam Quan, nhưng khác với cửa Tam Quan là số lượng ô cửa có thể nhiều hơn, nhưng luôn phải là con số lẻ. Cửa tam quan luôn luôn có cánh cổng, còn Bài lâu không có cánh cửa. Đây là một kiến trúc được đặt trước lối dẫn vào các điện đường, đại viện, đình tạ v.v… như một thứ nghi môn, gồm hai tầng có mái che, đôi khi là nhiều tầng mái. Dưới mỗi tầng mái có hoành phi ghi rõ danh xưng của bài lâu. Phía dưới để trống, chia tối thiểu thành ba ô cửa. Cửa chính giữa lớn hơn hai bên, hoặc có khi các ô cửa đều lớn bằng nhau, nhưng mái của các ô phụ phải ít tầng hơn, thấp hơn, nhỏ hơn ô chính giữa. Một điểm đặc trưng khác nữa là cửa Tam quan luôn có câu đối trên cột, trong khi Bài lâu không bắt buộc phải có câu đối.

[67] Tiêu tức 消息, là những lá thư viết tay của Thân Loan, như Thân Loan Thánh Nhân Ngư Tiêu Tức (親鸞聖人御消息), gồm 43 hạng mục.

[68] Việt Hậu Quốc (越後國, Etsugo): nay là huyện Tân Tích (新潟縣, Niigata), thành phố Thượng Việt (上越市, Jōetsu).

[69] Hoằng Trường tam niên 弘長三年 (1263).

[70] Giác Tín Ni là một Ni cô của Tịnh độ Chân tông, vào thời Kiêm Thương (鎌倉, Kamakura), con gái của Thân Loan, thân mẫuHuệ Tín Ni (惠信尼, Eishinni). Bà kết hôn với Nhật Dã Quảng Cương (日野廣綱, Hino Hirokazu) và sinh ra Giác Huệ (覺惠, Kakuei). Sau khi Quảng Cương qua đời, bà kết hôn với Tiểu Dã Cung Thiền Niệm (小野宮禪念, Onomiya Zenen) và sinh ra Duy Thiện (唯善, Vaishen). Sau cái chết của Thân Loan, một ngôi đền được xây dựng tại Đại Cốc Miếu ở Kyoto để lưu giữ chân dung của Thân Loan, và ngôi đền dần dần trở thành cơ sở của giáo đoàn Bản Nguyện Tự (本願寺).

[71] Tương thừa khẩu quyết 相承口決: Khẩu quyết nối nhau. Giáo phápsư phụ truyền cho học trò bằng lời, gọi là khẩu quyết

[72] Kiến Trường bát tuế 建長八歲 (1256).

[73] Lý Thú Thích Trọng Thích Ký (理趣釋重釋記), No. 2240, Tam tạng Sa-môn Bất Không phụng chiếu dịch, Giải thích Bát-nhã Lý Thú Kinh (般若理趣經), tr. 648a20: “Bấy giờ Đức Bạt-già-phạm đắc Tự Tánh Thanh Tịnh Pháp Tánh Như Lai. Giải thích: đắc Tự Tánh Thanh Tịnh Pháp Tánh Như Lai, đó là tên khác của Quán Tự Tại Vương Như Lai. Danh hiệu của Đức Phật này là Vô Lượng Thọ. Nếu ở quốc độ Phật tịnh diệu thì hiện thân Phật [A Di Đà], còn qua thế giới tạp nhiễm ngũ trược thì làm Bồ-tát Quán Tự Tại.” (時薄伽梵得自性清淨法性如來 釋云。得自性清淨法性如來者。是觀自在王如來異名也。則此佛名無量壽。若於淨妙佛國土。現或佛身。若住雜染五濁世界。則爲觀自在菩薩。)

[74] Mạt lưu 末流 = Mạt thế 末世.

[75] Thành ngữ: Bàng nhược vô nhân (旁若無人) Bên cạnh không có người, như mục hạ vô nhân (目下無人) Dưới mắt không có người. 

[76] Vô sở cố nạn 無所顧難: Cố, là cố kỵ (顧忌) Kiêng tránh, e dè. Nạn, là lo buồn, hoạn nạn về sau. Vô sở cố nạn, là không sợ đắc tội với ai, không kiêng dè, không quan tâm hậu quả.

[77] Bất thể thất vãng sanh (不體失往生) Tiếng dùng của Phật giáo Nhật bản. Đối lại với Thể thất vãng sanh (體失往生). Thể, chỉ cái thân thể nhớp nhúa do năm uẩn hợp thành. Những người tu hành được vãng sanh, khi hấp hối, cái thân thể nhớp nhúa của họ mất đi, thì mới vãng sanh được, gọi là thể thất vãng sanh. Đối lại, lúc đang sống, nghe và tin (nghe danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật rồi sanh lòng tin) là đã thành tựu sự nghiệp vãng sanh rồi, không cần đợi đến khi mất thân phàm phu nhớp nhúa mới quyết định vãng sanh, gọi là Bất thể thất vãng sanh.

[78] Chứng Không (証空, Shōkū, 1177-1247): vị Tăng của Tịnh Độ Tông sống vào khoảng đầu và giữa thời Liêm Thương, Tổ của Dòng Tây Sơn (西山流), húy là Chứng Không (証空), thường được gọi là Tây Sơn Thượng Nhân (西山上人), Tây Sơn Quốc Sư (西山國師), hiệu là Giải Thoát Phòng (解脫房), Thiện Huệ Phòng (善慧房), thụy hiệu là Giám Trí Quốc Sư (鑑智國師); xuất thân vùng Kyoto, con trai trưởng của vị Quyền Trưởng Quan Kami vùng Gia Hạ (加賀, Kaga) là Nguyên Thân Quý (源親季). Lúc nhỏ, ông được vị Nội Đại Thần Cửu Ngã Thông Thân (久我通親) nuôi dưỡng, rồi đến năm 1190 thì theo hầu Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên) mà học Tịnh Độ Giáo. Năm 1204 ông ký tên vào bản Bảy Điều Răn Dạy (七箇条制誡) để đối phó với sự đàn áp của đồ chúng Thiên Thai Tông. Ông đã từng theo hầu hạ Nguyên Không trong suốt 23 năm trường, và kế thừa Viên Đốn Giới. Sau khi thầy qua đời, ông đến sống ở Vãng Sanh Viện (徃生院), tức Tam Cô Tự (三鈷寺), ngôi chùa do Từ Viên (慈圓) phó chúc lại, và giảng thuyết về giáo lý của Thiện Đạo (善導). Những người thuộc tầng lớp quý tộc quy y theo ông rất nhiều, nên trong vụ đàn áp mãnh liệt của Tỷ Duệ Sơn vào năm 1227, ông được miễn tội. Đến năm 1229, ông đến tham bái Đương Ma Tự (當麻寺) ở vùng Đại Hòa (大和, Yamato), từ đó về sau, ông chuyên tâm làm cho phổ cập hóa pháp tu Đương Ma Mạn Trà La (當麻曼荼羅). Dòng phái của ông được gọi là Dòng Tây Sơn. Trước tác của ông để lại có Quán Môn Yếu Nghĩa Sao (觀門要義鈔) 41 quyển, Quán Kinh Sớ Tha Bút Sao (觀經疏他筆鈔) 14 quyển, Quán Kinh Bí Quyết Tập (觀經秘決集) 20 quyển, Đương Ma Mạn Trà La Chú Ký (當麻曼荼羅註記) 10 quyển, v.v. [Tự điển Phật Học Tinh Tuyển – Thích Nguyên Tâm]

[79] Tiểu Phản (小阪, Kosaka).

[80] Chư hành vãng sanh (諸行往生): Do tông Tịnh độ lập ra. Có nghĩa là ngoài việc niệm Phật, tu chư thiện muôn hạnh khác cũng có thể được vãng sanh Tịnh độ Cực lạc. Các đại sư thuộc tông Tịnh độ Trung Quốc ở đời Đường, đối với Chư thiện vạn hạnh có lập các danh mục khác nhau, như trong Quán Kinh Sớ, phần Tán Thiện Nghĩa, Đại sư Thiện Đạo gọi là Tạp hành; trong An Lạc Tập, quyển hạ, Đại sư Đạo Xước gọi là Vạn hạnh, vì thế mà có tên gọi Vạn hạnh vãng sanh. Tổ Pháp Nhiên của tông Tịnh độ Nhật bản, lấy Xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà trong năm chánh hành làm phương pháp vãng sanh Tịnh độ, nhưng đệ tử của Pháp NhiênTrường Tây thì nói Chư hànhNiệm Phật nên phải được coi ngang nhau. [X. luận Thích tịnh độ quần nghi Q.5].

[81] Chuyển Kinh Hành Đạo Nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ Pháp Sự Tán (轉經行道願往生淨土法事讃), No. 1979, Đại sư Thiện Đạo tập ký, tr. 431a13.

[82] Nguyện thứ mười tám: “Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanhmười phương ‘chí tâm tin ưa’ muốn sanh về nước tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác”, được gọi là “Chí tâm tín lạc nguyện”, là “Niệm Phật vãng sanh nguyện”, cũng là “Thập niệm tất sanh nguyện”.

[83] Nguyện thứ 19: “Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanhmười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức, chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.”

[84] Định tán nhị thiện (定散二善): Định thiệnTán thiện, gọi tắt là Định tán. Định thiện là lắng tâm dứt trừ các ý niệm tạp nhạp, Tán thiệnđoạn diệt điều ác tu các hạnh lành. Đây là hai loại thiện do ngài Thiện Đạo chủ trương để cầu vãng sanh Tịnh độ. Trong 16 pháp quán như Thủy quán, Bảo thọ quán, Tượng quán, Phổ quán, Tạp tưởng quán v.v... nói trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, thì ngài Thiện Đạo cho rằng 13 pháp quán trước là dùng định tâm quán tưởng về y báo, chánh báo của cõi Tịnh độ, cho nên gọi là Định thiện. Còn ba pháp quán sau là dùng tán tâm tu tập các hạnh 3 phúc, 9 phẩm, cho nên gọi là Tán thiện. Định thiệnTán thiện là nhân của sự vãng sanh, thệ nguyện của đức Phật A Di Đàthắng duyên của sự vãng sanh; khi nhân và duyên hòa hợp thì được quả vãng sanh. Ngoài ra, căn cơ có thể tu định thiện gọi là Định cơ; căn cơ không có khả năng tu định thiện mà chỉ có thể tu tập các hạnh tán thiện, thì gọi là Tán cơ. Định cơ, Tán cơ bao nhiếp hết thảy chúng sanh. [X. Quán Kinh, Huyền nghĩa phần].

[85] Thông đồ (通途): Đối lại là Biệt đồ (別途). Con đường chung. Nghĩa là phổ thông, cộng thông. Nói chung, nghĩa lý, giáo thuyết cộng thông của Phật giáo, gọi là Thông đồ giáo nghĩa; nếu giáo nghĩa chỉ hạn cuộc trong một tông phái đặc biệt, nhất định thì gọi là Biệt đồ giáo nghĩa. Biệt đồ giáo nghĩa là giáo thuyết riêng của một tông, cho nên đặc biệt chú trọng hơn về những điểm khác với diệu tâm của các tông khác. Như chủ trương phàm phu vãng sinh Báo độ chính là giáo thuyết biệt đồ của tông Tịnh độ. Ba thân của Phật, Kinh luận đã nói, hoặc hai thân cho đến mười thân, khai hợp có nhiều con đường, nhưng ba thânthông đồ, bởi vì sự bất đồng chư thân thì không ngoài ba thân.

[86] Kinh Khê Trạm Nhiên (荊溪湛然, 711-782), là cao tăng đời Đường, là Tổ thứ năm của tông Thiên Thai. Ngài là người xứ Kinh Khê, Thường Châu (nay thuộc tỉnh Giang Tô). Cả nhà theo Nho, mình Ngài học Phật. Năm 17 tuổi học Thiên Thai Chỉ Quán với sư Kim Hoa Phương Nham. Năm 20 tuổi theo học với ngài Tả Khê Huyền Lãng, học giáo nghĩa Thiên Thai. Năm 38 tuổi, xuất gia tại Hưng Tịnh Lạc Tự. Sư lại đến Triệu Châu học Luật với ngài Đàm Nhất. Sau về Ngô Quận, giảng bộ Ma Ha Chỉ Quán. Khi ngài Huyền Lãng tịch, Sư được chúng đề cử lãnh chúng. Sư tự đặt cho mình trách nhiệm trung hưng tông Thiên Thai, đề xướng thuyết “hữu tình lẫn vô tình đều có Phật tánh”. Các đời vua Đường như Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông nhiều lần xuống chiếu thỉnh Sư nhập cung dạy pháp, nhưng Ngài đều cáo bệnh không đến. Sư nhập diệt vào tháng Hai năm Kiến Trung thứ ba, thọ bảy mươi hai tuổi, pháp lạp 43 năm. Do ngài là Tổ trung hưng tông Thiên Thai nên đại chúng kính trọng thường gọi bằng danh xưng Kinh Khê Tôn Giả, chứ không gọi thẳng tên tục. Đời Bắc Tống Sư được phong tặng danh hiệu Viên Thông Tôn Giả. Ngoài bộ Pháp Hoa Văn Cúnổi tiếng ra, Sư còn để lại nhiều tác phẩm giá trị, quan trọng nhất là các bộ Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Thích Thiêm, Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết, Chỉ Quán Sưu Ký, Chỉ Quán Đại Ý, Kim Cang Bề, Pháp Hoa Tam Muội Bổ Trợ Nghi, Thủy Chung Tâm Yếu, Thập Bất Nhị Môn.

[87] Ma-ha Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết (摩訶止觀輔行傳弘決), quyển 6.

[88] Giác Vận (覺運, Kakuun, 953-1007): học tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa thời Bình An, vị tổ của Dòng Đàn Na (檀那流), húy Giác Vận (覺運), thông xưng là Đàn Na Tăng Chánh (檀那僧正), xuất thân kinh đô Kyōto, con của Đằng Nguyên Trinh Nhã (藤原貞雅). Sau khi xuất gia, ông lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), làm việc cho hội Quảng Học Thụ Nghĩa (廣學竪義, Kōgakuryūgi) với tư cách là người có học thức cao và để lại khá nhiều trước tác. Vì ông trú tại Đàn Na Viện (檀那院) ở Tây Tháp, nên pháp phái của ông được gọi là Dòng Đàn Na; và cùng sánh ngang hàng với Dòng Huệ Tâm (惠心流) của Nguyên Tín (源信, Genshin), cả hai được gọi là Nhị Đại Học Lưu (二大學流, hai dòng phái học thức lớn). Ông đã từng làm Giảng Sư tại các pháp hội như giảng nghĩa về Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀) cho Tướng Quân Đằng Nguyên Đạo Trưởng (藤原道長) nghe và gần gũi với tầng lớp quý tộc trong cung nội. Trước tác của ông có Chỉ Quán Khám Văn (止觀勘文) 1 quyển, Niệm Phật Bảo Hiệu (念佛寳號) 1 quyển, Thảo Mộc Phát Tâm Tu Hành Thành Phật Ký (草木發心修行) 1 quyển, Thập Nhị Nhân Duyên Nghĩa Tư Ký (十二因緣義私記) 1 quyển, Nhất Tâm Tam Quán Ký (一心三觀記) 1 quyển, v.v. [Phật Học Tinh Tuyển]

[89] Niệm Phật Bảo Hiệu (念佛寶號), Hòa thượng Giác Vận trước tác, thu tàng Đại Nhật Bản Phật Giáo Toàn Thư (大日本佛教全書), Tập 24. Nhất đại giáo chủ Thích Ca tôn, Già da thủy thành phi thật Phật, Cửu viễn thật thành Di Đà Phật, Vĩnh dị chư kinh chi sở thuyết. (一代敎主釋迦尊, 迦耶始成非實佛, 久遠實成彌陀佛, 永異諸經之所說.) Cửu viễn thật thành, là Đức Phật thực đã thành Phật từ lâu xa.

[90] Chuyển Kinh Hành Đạo Nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ Pháp Sự Tán (轉經行道願往生淨土法事讃), No. 1979, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển Thượng, tr. 424c07.

[91] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ (觀無量壽佛經疏), No. 1753, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 4, tr. 278c25.

[92] Đã biết Tổ sư khai tông thì cũng phải biết kinh điển chánh y, y giáo khai tông. Kinh điển chánh y (正依經)là chỉ giáo lý của một tông, tức kinh điển căn bản để y cứtu học. Kinh điển phụ gọi là Kinh điển bàng y (傍依之經). Tịnh độ tông lấy sự vãng sanh Tịnh độ Di Đà làm tông chỉ, kinh điển chánh y có ba bộ: (1) Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh; (2) Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh; (3) Phật Thuyết A Di Đà Kinh.

[93] Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già (大乘入楞伽經), No. 672, Ngài Thật-xoa-nan-đà dịch, phẩm Kệ Tụng, tr. 627b04.

[94] Bát-chu Tam-muội Kinh (般舟三昧經) Phạm: Pratyutpanna-buddha-sammukhāvasthita-samādhi-sūtra. Gồm ba quyển. Còn gọi là Thập Phương Hiện Tại Phật Tất Tại Tiền Lập Định Kinh (十方現在佛悉在前立定經十方現在佛悉在前立定經). Thu vào Đại chánh tạng tập 13. Do Chi-lâu-ca-sấm (支婁迦讖) dịch vào năm Quang Hòa thứ 2 (179) đời Linh Đế nhà Đông Hán. Toàn bộ kinh chia làm mười sáu phẩm. Nội dung tường thuật việc Đức Phật thuyết pháp cho Bồ-tát Hiền Hộ nghe. Bản tiếng Phạm của kinh này đã thất lạc. Cứ theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục chép, kinh này vốn có bảy bản Hán dịch, nhưng hiện còn thì chỉ có bốn bản, trong số bốn bản, thì Bạt pha Bồ tát kinh (拔陂菩薩經, mất tên người dịch) là bản dịch sớm nhất. Lại theo Đại Tập Kinh (大集經), Hiền Hộ Phần (賢護分), phẩm Giới Hạnh Cụ Túc ghi chép, một trăm năm cuối của năm trăm năm sau Phật nhập diệt, khi chánh pháp gần diệt, các nước công phạt lẫn nhau, thì chính lúc đó, kinh này lưu hành ở cõi Diêm-phù-đề. Nói cách khác, kinh Bát-chu Tam-muội được biên soạn vào khoảng thế kỷ I trước hoặc sau Tây lịch. Bát-chu (Phạm: pratyutpanna) hàm ý là hiện tiền, Phật đứng (佛立), tức nói những người tu Bát-chu tam-muội có thể thấy chư Phật mười phương đứng ngay trước mắt. Trong các kinh điển hiện còn của Đại thừa, kinh này là tác phẩmthời kỳ sớm nhất có liên quan đến kinh điển về Di Đà. Ngoài ra, kinh này là tiên khu của các kinh điển Tịnh độ, cho nên được đặc biệt chú ý. Các bản chú sớ của kinh này, tương đối trọng yếu thì có Bát-chu Tam-muội Hành Pháp (Trí Khải) và Bát-chu Tam-muội Kinh Sớ (Nguyên Hiểu).

[95] Thánh đạo nan hành (聖道難行), như Bồ-tát Long Thọ trong Thập Trụ Tỳ-bà-sa, phẩm Dị Hành có nói: “Đường bộ đi bộ vất vả”. Ngược lại, chỉ có kẻ căn cơ thấp kém khiếp nhược, lấy đức tin làm phương tiện, tu pháp môn Tịnh độ dị hành để mau đưa đến A-bệ-bạt-trí (Bồ-tát Bất thối chuyển), như “đường thủy ngồi thuyền an vui”. Hàng phàm phu thật lòng muốn cầu giải thoát, sao lại bỏ dị hành mà lấy nan hành ư?

[96] Niệm Phật Tam-muội (念佛三昧) còn gọi là Bát-chu tam-muội (般舟三昧), hoặc là Nhất hạnh tam-muội (一行三昧). Người niệm Phật khi đi đến chỗ tuyệt đỉnh tận cùng duy có một định thể là Niệm Phật tam-muội. Đây là cảnh hư linh sáng lặng, vọng giác tiêu tan, hành giả duy còn trụ tâm nơi tướng hảo hoặc hồng danh của Phật. Kinh A-di-đà thì nói nếu một ngày hoặc trong bảy ngày liên tục mà chuyên trì niệm danh hiệu Phật A-di-đà đến mức "Nhất tâm bất loạn" (一心不亂) thì lúc lâm chung có thể vãng sanh về nước Cực Lạc Tây phương. Nhất tâm bất loạnchuyên nhất cho đến đồng nhất tâm trí của mình vào danh hiệu của Phật, buộc sự nhớ nghĩ của mình vào danh hiệu của Phật mà không nhớ nghĩ gì khác, dầu gì khác đó là tốt hay xấu. Trong kinh Di Giáo cũng có nói tới "Chế ngự tâm lại một chỗ thì không việc gì không thành" (Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện. 制心一處,無事不辦). Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Đại 12, 343 trung) nói: “Lại quán tưởng thân tướng sáng chói của Phật Vô lượng thọ (...), tướng hảo sáng rỡ của Ngài cùng với hóa Phật không thể nói hết. Chỉ nên nhớ tưởng khiến tâm thấy rõ. Người thấy việc ấy tức thấy hết thảy chư Phật trong mười phương, vì thấy chư Phật nên gọi là Niệm Phật tam-muội.” Luận Đại Trí Độ, quyển 7, cũng nói: “Niệm Phật tam-muội có năng lực diệt trừ hết mọi thứ phiền não và các tội đời trước.” Về tướng trạng và công năng của loại Tam-muội này tuy đều gọi là Niệm Phật tam-muội, nhưng chư Phật có ba đời, mười phương khác nhau và ba thân sai biệt, cho nên niệm Phật, quán Phậtxưng danh hiệu Phật cũng bất đồng. Cứ theo Lược Luận An Lạc Tịnh Độ Nghĩa của ngài Đàm LoanAn Lạc Tập của ngài Đạo Xước, thì chuyên chúliên tục nhớ nghĩ đến tướng trạng của Niệm Phật tam-muội, hoặc đến thần lực, trí tuệ, hào tướng, tướng hảo, bản nguyện, danh hiệu của Phật đều gọi là Niệm Phật tam-muội.

Niệm Phật tam-muội hay Nhất tâm bất loạnnan hành đạo đối với hàng phàm phu căn cơ thấp kém khiếp nhược. Vậy thì, sao có thể nói pháp môn Tịnh độDị hành đạo? Bồ-tát Long Thọ nói về Dị hành đạo, tức là đạo rất dễ tu hành. Đó là chỉ cần niệm danh hiệu A Di Đà Phật, tu thiện căn làm duyên, thì có thể sanh về Tây Phương. Pháp môn Tịnh Độ cậy vào tín tâm, nguyện sanh là cậy vào nguyện lực. Đã có tín tâm, đã có nguyện lực, nương theo sức mạnh của 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, thì có thể sanh về cõi nước thanh tịnh. Nhờ có sức gia trì của Đức Phật A Di Đà mà được sanh về Tây Phương, nhập Chánh định tụ, chẳng còn thoái chuyển. Giống như chúng ta đi theo đường bộ sẽ rất chậm, nhưng ngồi thuyền theo đường thủy, chẳng tốn sức, đạt tới đích rất nhanh, tức là nương vào chiếc thuyền đại nguyện của Phật sanh về Tây Phương. Ý tưởng Niệm Phật Tam-muội hay Nhất tâm bất loạn được giới thiệu và trao cho nhiều hạng căn cơ khác nhau, nhưng đó là một sai lầm lớn.

[97] Như Tín là cháu của Thân Loan, là Thầy của Giác Như.

[98] Hải Đức (海德): Danh hiệu của vị Phật đã ra đời từ vô số kiếp ở thời quá khứ. Đức Phật này từng là thầy của các vị Phật ra đời sớm nhất. Cứ theo phẩm Dị Hành trong luận Thập Trụ Tỳ-bà-sa, quyển 5, của ngài Long Thọ, thì vô số kiếp ở thời quá khứđức Phật hiệu là Hải đức, thọ mạng vô lượng, hào quang chiếu sáng vô cùng, đất nước rất trong sạch, chư Phật ở hiện tại đều phát nguyện từ nơi Ngài, người được nghe danh hiệu của Ngài thì nhất định sẽ thành Phật; đức tướng của Ngài đầy đủ cũng như đức tướng của Phật A Di Đà. Trước nay các học giả đều cho rằng Phật Bảo Sanh nói trong kinh Đại Thừa Bảo Nguyệt Đồng Tử Vấn Pháp là Phật Hải Đức. Còn Tịnh độ Chân tông của Nhật Bản thì cho đức Phật này và bản địa của Phật A Di Đà là một.

[99] Cơ Pháp nhất thể (機法一體) Tiếng dùng của Tịnh độ Chân tông. Đây là căn cứ theo Lục tự thích trong Quán Kinh Sớ, phần Huyền nghĩa của ngài Thiện đạo. Cơ là chúng sanh hoặc lòng tin của chúng sanh đối với Phật - Pháp là Phật A Di Đà, hoặc sức cứu độ chúng sanh của Phật A Di Đà. Ý nói cơ của chúng sanhgiáo pháp của Đức Phật A Di Đàmột thể không hai. Chân tông chủ trương, lòng từ bi của Phật muốn cứu độ chúng sanh, được thể hiện qua danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, chúng sanh đối với danh hiệu của Ngài đã thành tựu lòng tin - nhờ đó, lòng tin và sức Phật trong danh hiệu trở thành một thể, cho nên gọi là Cơ pháp nhất thể. Lại đương khi danh hiệu của Phật chuyển thành lòng tin của chúng sanh, thì cái tâm phàm phu của chúng sanhtâm Phật thành là một thể, tình huống đặc biệt này được gọi là Phật phàm nhất thể.

[100] Quyền cơ (權機) Đối lại: Thật cơ (實機). Chỉ cho căn cơ quyền giả. Trong khi đức Phật thuyết pháp, nếu đối cơ chính nghe nhận pháp ấy không xuất hiện, thì Phật nói cho căn cơ tạm thời thay thế một cách không chính thức nghe. Nghĩa là khi Phật thuyết pháp mà chúng đương cơ có khả năng lãnh hội chân lý một cách như thực chưa xuất hiện, thì Phật tạm thời dùng chúng đương cơ không chính thức làm đối tượng để thuyết pháp, gọi là Quyền cơ.

[101] Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Đề Bà Đạt Đa, tôn giả Xá Lợi Phất cho rằng thân người nữ có năm điều chướng, đó là chẳng được làm Phạm Thiên Vương, Đế Thích, Ma vương, Chuyển luân Thánh vương và Phật.

[102] Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc (不可以少善根, 福德因緣, 得生彼國.)

[103] Chuyên niệm một câu "Nam mô A Di Đà Phật", tức là đã đầy đủ công đức "vô thượng đại lợi". Niệm Phật đã là công đức “vô thượng đại lợi” thì tất cả các thần chú và các hạnh môn đều là công đức “hữu thượng tiểu lợi”. Cho nên, người trí nên bỏ các tạp hạnh “hữu thượng tiểu lợi” mà chuyển niệm sáu chữ hồng danh “vô thượng đại lợi”. Vô thượng đại lợi, nghe liền được lợi, xưng liền được sanh. Cái gọi là “Khiêm kính nghe phụng hành, Vui mừng đại hoan hỷ”. Nguyện thứ 18 thành tựu văn rằng: “Nếu có chúng sanh nào nghe danh hiệu của Ngài mà tín tâm hoan hỷ, dốc lòng hồi hướngtrong một niệm, nguyện sanh về cõi nước ấy, liền được vãng sanh, trụ vào ngôi Bất thoái chuyển.” Lại nữa, Đại Kinh nói: “Nếu có chúng sanh nào nghe oai thần công đức của quang minh Phật Vô Lượng Thọ, rồi ngày đêm khen nói, chí tâm chẳng ngớt, thì tùy ý họ muốn được sanh về quốc độ của đức Phật ấy.” Tiểu Kinh nói: “Nếu có người nào đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện, nguyện sanh quốc độ của Đức Phật A Di Đà, thì những người này cùng được sự không thoái chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, và đối với quốc độ ấy thì hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh.”

[104] Chuyển Kinh Hành Đạo Nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ Pháp Sự Tán (轉經行道願往生淨土法事讃), No. 1979, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển Hạ, tr. 435b15.

[105] Thánh đạo chư giáo (聖道諸教), ở đây nói đến toàn bộ Phật giáo, tất cả kinh điểnđức Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong suốt 49 năm.

[106] Tất cả chư Phật, kể cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đều có mục đích hoằng dương pháp nghĩa của ba kinh Tịnh độ, để cứu độ phàm phu tội lỗi sâu nặng thời mạt pháp trược thế. Giáo lý tự lực của Thánh đạo môn chỉ có ý nghĩa nhập môn để giảng ba kinh Tịnh độ. Trong ‘Tự phần nghĩa’ của Quán Kinh Sớ, Đại sư Thiện Đạo viết: “Đức Giáo Chủ Ta Bà, nhân sự thỉnh cầu của bà Vy-đề-hy, đã rộng bày yếu môn của pháp Tịnh Độ, và Đức Phật A Di Đà cũng nhờ nhân duyên này, mới hiển lộ được những hoằng nguyện kỳ đặc của mình.” Vì vậy, rõ ràng tất cả chư Phật đều có mục đích xuất hiện trên thế gian này là để thuyết pháp về Tịnh độ, và đây được coi là gốc rễ giải thoát sanh tử cho chúng sanh.

 

[107] Thành Vương Xá (王舍城, Rājagaha) là kinh đô của nước Ma-kiệt-đà (磨竭陀,Magadha), một kinh thành cổ xưa nhất Ấn Độ, rất trù phú, nguy nga nhưng lại hiểm trở vì núi non bao quanh do vua Tần-bà-sa-la (Bimbīsara) trị vì vào thời Đức Phật còn tại thế.

[108] A-xà-thế (阿闍世, sa. Ajātaśatru, pi. Ajātasattu་) là vua nước Ma-kiệt-đà (磨竭陀,Magadha) – một vương quốc cổ ở phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Ông đã trị vì Ma-kiệt-đà trong 8 năm cuối cùng tại thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và 22 năm kế tiếp (khoảng 491 - 461 trước Công nguyên). Ông là người giết hại vua cha Tần-bà-sa-la (Bimbīsara) và cùng Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) định ám hại Đức Phật, nhưng không thành. Cuối cùng ông giác ngộ theo Phật và phụng sự Phật pháp.

[109] Bị sự xúi giục sai trái của Đề-bà-đạt-đa, người dốc lòng hại Phật, thái tử A-xà-thế dùng mọi thủ đoạn để hãm hại vua cha Tần-bà-sa-la, bằng cách bắt giam vào đại lao và dùng nhiều cực hình bức tử vua. Những ngày cuối đời trong ngục thất, đức vua hướng về núi Linh Thứu cầu khẩn đức Thế Tôn chỉ dạy phương pháp tu tập để thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ này. Khi được Đức Thế Tôn từ trên đỉnh Linh Thứu sơn phóng quang, xoa đầu và hiển hiện kim thân thuyết pháp, ông liền đắc quả A-na-hàm, rũ sạch mọi đau buồn và an nhiên đi vào cõi chết. Hoàng hậu Vi-đề-hy, vợ vua Tần-bà-sa-la, cũng bị giam lỏng trong ngục thất này, nên bà cầu xin Đức Phật chỉ dạy phương pháp tu thoát khỏi cõi Ta-bà ô trược. Cảm được lời cầu xin của Bà, đức Phật hiện thân thuyết pháp an ủi, giới thiệu thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức  Phật A Di Đàphương pháp tu vãng sanh về cõi ấy.

[110] Tây Phương Yếu Quyết Thích Nghi Thông Quỹ, No. 1964, tr. 109b09: “Đức Như Lai thuyết giáo, có một thời thêm lợi. Một vạn năm mạt pháp, các kinh khác đều diệt. Một giáo Đức Di Đà, lợi ích khắp muôn loài. Đức Đại Thánh đặc biệt lưu lại một trăm năm.” (如來説教, 潤益有時. 末法萬年, 餘經悉滅. 彌陀一教, 利物偏増. 大聖特留百歳.)

[111] Chân tông Cao Điền phái (真宗高田派):  Trụ sở chính là Chuyên Tu tự (專修寺) tại Y Thế (伊勢). Lúc đầu Ngài Thân Loan đi hóa đạo các nước phía Đông, đã từng dựng một ngôi chùa lợp tranh ở nước Hạ Dã (下野國), gọi là Chuyên Tu tự, sau đó giao cho đệ tửChân Phật (真佛) - đó là nguồn gốc của phái này. Khoảng năm Minh Trị đổi Chân tông Chuyên Tu tự phái, làm Cao Điền tự phái có hơn 600 chùa phụ thuộc, còn lập viện Khuyến Học và trường Trung học để dạy các con em trong phái.

[112] An Tâm chính là Tam tâm: Chí thành tâm, Thâm tâmHồi hướng phát nguyện tâm, được nói trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Cho dù chúng tahọc thuộc lòng kinh điển và lời dạy của Thánh hiền, cũng vô nghĩa nếu chúng ta không xác định sự nương tựa vào tha lực của Phật để được An tâm.

[113] Đại sư Thiện đạo giải thích nguyện thứ 18, là “Xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật” (稱念阿彌陀佛之名), là “Nguyện liền được vãng sanh Tịnh độ” (即得往生淨土之願), cũng tức là bất luận kẻ ác nào đều nhờ sức nguyện ấy mà được cứu. Tông Tịnh độ coi nguyện thứ 18 là Vương bản nguyện (王本願, vua các bản nguyện). Vị khai tổ của Chân tông Tịnh độ Nhật BảnThân Loan, đem 8 nguyện trọng yếu trong 48 nguyện chia làm Chân nguyện (nguyện chân thực) và Giả nguyện (nguyện giả tạm), tức sáu nguyện 11, 12, 13, 17, 18, 22 là chân, và hai nguyện 19, 20 là giả, gọi là Tám nguyện chân giả (真假八願). Đồng thời, trong nguyện 18, chúng sanh phát nguyện niệm Phật, nếu không được vãng sanh, thì Ngài (Đức Phật A Di Đà) không lấy ngôi Chánh giác (không thành Phật), cho nên, nguyện 18 cũng gọi là Nhược bất sinh giả thệ (若不生者誓, nguyện nếu người chẳng được sanh). Ngoài ra, những mục tiêu, đối tượng mà bản nguyện cứu giúp, gọi là Bản nguyện thật cơ (本願實機), hoặc Bản nguyện chánh cơ (本願正機), tức chỉ chúng sanh trong đời mạt vẩn đục.

[114] Biên địa (邊地): Biên địa của Tịnh độ Cực Lạc, còn gọi là Nghi thành (疑城), Thai cung (胎宮). Tức người tu các công đức với cái tâm nghi hoặc, ứng với cơ cảm của họ, chỗ thọ sanh Tịnh độ sau khi chết là sanh ở biên địa, trong năm trăm năm không được thấy nghe Tam bảo. Kinh Vô Lượng Thọ có ghi: "Các ông tâm nguyện điều gì, đều phải tinh tiến, không nên ngờ vực, kẻo hối không kịp, giữa chừng ăn năn, tự làm tội lỗi, sinh vào cung điện thất bảo nơi biên địa kia, trong năm trăm năm, chịu mọi gian khổ." "Di Lặc nên biết: Bậc hóa sinh, thì có trí tuệ rộng lớn. Còn hạng thai sinh thì trí tuệ thấp kém, trong năm trăm năm chẳng được thấy Phật, chẳng nghe kinh Pháp, chẳng thấy Bồ Tát, các chúng Thanh Văn; không được cúng dường chư Phật, chẳng biết phép tắc Bồ Tát, chẳng được tu tập công đức. Hạng người này, bởi đời trước không có trí tuệ, ngờ vực trong lúc tu nhân, nên hậu quả là như vậy." "Phật bảo Di Lặc: Chúng sinh tu phúc, cũng giống như thế, vì còn ngờ vực, trí tuệ của Phật, nên tuy sinh vào cung điện bảy báu, không có hình phạt, không có khổ sở. Nhưng trong năm trăm năm, chẳng thấy Tam Bảo, chẳng được cúng dường, chẳng được tu các nhân lành, nên lấy đó làm khổ. Tuy vui có thừa, nhưng cũng chẳng vui bằng cõi Phật Vô Lượng Thọ. Nếu chúng sinh ấy, biết được lỗi mình, ăn năn tự trách, cầu lìa khỏi đấy liền được như ý, dần được đến chỗ cõi Phật Vô Lượng Thọvô lượng vô số các cõi Phật khác, cung kính cúng dường và tu mọi công đức. Di Lặc nên biết: Hễ có Bồ Tát nào sinh tâm ngờ vực, là mất lợi lớn. Vì thế, nên phải hiểu rõtin tưởng vào trí tuệ tuyệt vời của chư Phật."

[115] Giáo Hành Tín Chứng Văn Loại (教行信證文類), No. 2646, gồm 6 quyển, Thân Loan Thánh nhân biên soạn, là giáo điển căn bản để lập giáo khai tông, nhấn mạnh “người ác” cũng có thể vãng sanh. Trích dẫn từ Hành Văn Loại, Chánh Tín Kệ (正信偈), tr. 600b05.

[116] Chánh định tụ (正定聚, samyaktva-niyata-rāśi) Một rong ba tụ, còn gọi Chánh tánh định tụ (正性定聚), Chánh định (正定), Đẳng tụ (等聚), Thiện tụ (善聚), hoặc gọi Chân kiến tế (直見際), chỉ người nhất định chứng ngộ trong chúng sanh. Y cứ luận Câu-xá, Thánh giả từ địa vị kiến đạo trở về sau, đã đoạn trừ kiến hoặc, ly hệ phược, hoàn toàn không thối lui, nhất định vào Niết-bàn trạch diệt, gọi là chánh tánh hay chánh tánh định tụ.  Nói giản dị, chánh định tụ là nhóm người bước tới địa vị thánh giả, khác với tà định tụ là nhóm phàm phu.  Lại nữa, giai vị Bồ-tát từ Thập tín trở lên cũng gọi là Chánh định tụ.  Trú Chánh định tụ nguyện (住正定聚願) là nguyện thứ 11: “Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng trú [chánh] định tụ, quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.” “Nầy A Nan! Có chúng sanh nào, sanh về cõi nước An Lạc ấy thì đều ở bực chánh định tụ cả. Tại sao vậy? Vì nước ấy không có hạng tà [định] tụ và bất định tụ.”

[117] Tương thừa nhãn mục (相承眼目): Tương thừa con mắt. Kinh Viên Giác, No. 842, chương Hiền Thiện Thủ, có ghi: “Kinh này là con mắt trong sáng của mười hai loại khế kinh.” (tr. 921c18) Pháp Hoa Văn Cú Ký, No. 1719, chép: “Lấy nhất thừa diệu hạnh làm con mắt” (tr. 352b23).

[118] Tiên đạt (先達) Người đạt đạo trước, tức bậc tiền bối tu hành đã đạt đạo. Pháp Hoa Văn Cú Ký, quyển 9 thượng (Đại 34, 126 thượng) nói: "Các vị Đại sĩ ấy là những bậc Tiên đạt tiến lên trước, còn Di Lặc là người Mạt học lớp sau cùng." Tại Nhật Bản thì Tiên đạt là chỉ cho người hướng dẫn phong nhập (峰入, lên núi tu đạo) của phái Tu nghiệm đạo (修驗道). Tùy theo số người phong nhập nhiều hay ít mà có Chánh tiên đạt (正先達) và Đại tiên đạt (大先達) khác nhau. Chánh tiên đạt là người xuất gia tu hành được quán đảnh nơi thâm sơn, cũng tức là người đã nhận lãnh pháp Tứ độ gia hạnh (四度加行); còn Đại tiên đạt là người truyền pháp đã thọ giới Cụ túc, có khả năng làm Đại A-xà-lê. Về sau, từ ngữ Tiên đạt được sử dụng để gọi chung những người dẫn đường lên núi.

[119] Khuyên nhủ người như thế nhưng khi ái biệt ly người thương của mình vẫn đau buồn.

[120] Ngay cả những người than khóc cho những người đã chết trước họ, cũng không thể thoát khỏi cái chết sẽ đến với họ sau này. Nên có thơ rằng: “Bên đường xe tang buồn đi qua, Chiều hôm mồ hoang sương trăng tà, Vô thường đời trần thương ôi mau! Người đi rồi lần sang phiên ta.” (H.T Thích Thiền Tâm)

[121] Chánh báo (正報) là thân tâm chúng ta. Y báo (正報) là thế giới của thân tâm ấy.

[122] Pháp môn Tịnh độ lấy hàng phàm phu làm chánh cơ, bản nguyện xưng danh thì vãng sanh về Báo độ. Cũng tức là người cực ngu thấp nhất, nương vào pháp cực thiện cao nhất thì vãng sanh về cõi nước cực cao vi diệu nhất. Chín phẩm đều là phàm phu, Cực LạcBáo độ. Phàm phu nhập Báo độ đều nương vào Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà.

[123] Bản nguyện chánh cơ (本願正機): Chỉ cho chúng sanh mạt đại trược thế. Mục đích của Bản nguyện là vì chúng sanh mà nói. Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà được thiết lập từ tâm đại bi muốn cứu độ chúng sanh tội nghiệp sâu nặng, phiền não lừng lẫy.

[124] Tối hậu thân (最後身):  Phạm, Pàli: Antima-deha. Cũng gọi: Tối hậu sinh, Tối hậu hữu, Tối hậu mạt thân. Chỉ cho thân cuối cùng trong các thân sanh tử.

[125] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ (觀無量壽佛經疏), No. 1750, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 3, phần Định thiện nghĩa, tr. 263a22: Duy văn sầu thán thanh. (唯聞愁歎聲.)

[126] Sđd, tr. 263a23: Nhập bỉ niết bàn thành. (入彼涅槃城.)

[127] Vong ưu (忘憂): Quên đi ưu sầu. Sau đây là bài thơ Ẩm Tửu (飲酒) số 7 (có 20 bài) của nhà thơ Đào Uyên Minh (陶淵明, 365-427), đời Tấn, Trung Quốc: “Thu cúc hữu giai sắc, Ấp lộ xuyết kỳ anh. Phiếm thử vong ưu vật, Viễn ngã di thế tình. Nhất trường tuy độc tiến, Bôi tận hồ tự khuynh. Nhật nhập quần động tức, Quy điểu xu lâm minh. Khiếu ngạo đông hiên hạ, Liêu phục đắc thử sanh.” (秋菊有佳色,裛露掇其英。 泛此忘憂物,遠我遺世情。 一觴雖獨進,杯盡壺自傾。 日入群動息,歸鳥趨林鳴。 嘯傲東軒下,聊復得此生。) Dịch nghĩa: Thu sang hoa cúc màu tươi, Đẫm sương lóng lánh giơ tay hái về. Thả trong chén rượu quên đi, Thế gian những chuyện thị phi thường tình. Nâng ly ta uống một mình, Uống cho cạn chén nghiêng bình thì thôi.  Muôn loài lặng lẽ chiều rơi, Về rừng chim chóc cùng bầy kêu sương.  Nghêu ngao hát dưới mái đông, Kiếp này vui hưởng ơn lành trời cho. (Quỳnh Chi phỏng dịch)

[128] Bản Nguyện tự (本願寺): Là Bản sơn của Tịnh độ Chân tông, một tông phái lớn nhất của Phật giáo Nhật Bản. Chia làm hai chùa Đông và Tây.

(1) Chùa Tây Bản Nguyện: Vị trí chùa nằm tại Kinh Đô thị, Hạ Kinh khu, Quật Xuyên thông đường 6. Là bản sơn của phái chùa Bản Nguyện thuộc Chân tông. Còn gọi là Bản phái Bản Nguyện tự, hiệu núi là núi Long Cốc. Tục gọi là A Tây. Năm Hoằng Trường thứ 2 (1262), vị khai tổ của Chân tôngThân Loan nhập tịch, môn đồ đem chôn ở Đông Sơn Đại Cốc. Chưa bao lâu, con gái của Thân Loan là ni Giác Tín và học trò là Hiển Trí, dời đi chôn ở phía Bắc Cát Thủy vào năm Văn Vĩnh thứ 9 (1272), xây dựng nhà Ngự Ảnh, và Qui Sơn Thiên hoàng ban hiệu là Cửu Viễn Thật Thành A Di Đà Phật Bản Nguyện Tự, đồng thời, đặt vào hàng chùa nhà vua. Vị trú trì đời thứ 8 là Liên Như, muốn vãn cứu vận suy đồi của chùa, bèn ra sức hoằng pháp, tín chúng đến đông, thanh thế mỗi ngày một thịnh, tín đồ của sơn môn Tỷ Duệ thuộc tông Thiên Thai thấy thế ghen ghét, nên vào năm Khoan Chính thứ 6 (1465), phóng hỏa đốt tan chùa này. Liên Như chạy đến chùa Viên ThànhCận Giang, sau lại gặp loạn, lần hồi trốn đến Bắc Lục, thiết lập đạo tràng, giáo hóa tín chúng ở bảy châu. Đến năm Văn Minh thứ 11 (1479), xây dựng chùa Bản Nguyện núi Tùng lâm tại địa khu Kinh đô Sơn Khoa. Một lần nữa, chùa này lại bị tín đồ tông Nhật Liên đốt cháy rụi (1553). Vị trú trì đời thứ 10 là Chứng Như, lấy chùa Bản Nguyện Thạch Sơn ở Đại Phản làm Bản sơn, lại khởi sự. Năm Thiên Chính thứ 8 (1580), Hiển Như đời thứ 11 và Chức Điền Tín Trường cùng mưu dời tượng Tổ đến Kỷ Châu Lộ Sâm, sau đó, dời đến Hòa Tuyền (phủ Đại Phản), Bối Trủng, rồi lại dời đến Nhiếp Tân (thị trấn Đại Phản), Thiên Mãn. Năm Thiên Chánh 19 (1591), tiếp nhận Phong Thần Tú Cát hiến đất cho chùa, là khởi nguyên của chùa Tây Bản Nguyện ngày nay, Hoài Như đời thứ 12 mới bắt tay vào việc kiến tạo. Các nhà cửa hiện nay được kiến thiết vào những năm sau trận hỏa tai năm Nguyên Hòa thứ 3 (1617) gồm có các kiến trúc Tổng môn, Đường môn, Tổ đường, Thư viện, Kinh tạng, Canh tác các, Hổ chi gian, Thanh liên xã, Lăng hoa đình v.v... [X. Tùng lâm tập Q.9; Đại cốc bản nguyện tự thông kỉ Q.1 đến Q.5, Q.9; Chân tông toàn sử; Bản nguyện tự luận].

(2) Chùa Đông Bản Nguyện: Vị trí chùa nằm tại Kinh đô thị, Hạ kinh khu, Ô hoàn thông đường 7. Là Bản sơn của phái Đại Cốc thuộc Chân tông. Cũng gọi là Đại Cốc Bản Nguyện Tự. Tục gọi là A Đông. Năm Khánh Trường thứ 7 (1602), Đức Xuyên Gia Khang hiến đất cho con trưởng của Hiển Như là Giáo Như để làm chùa, do đó, Giáo Như sáng lập chùa Đông Bản Nguyện. Gia Khang thỉnh được tượng Tổ ở chùa Diệu An tại Thượng Dã Tiền Kiều về thờ. Năm Khoan Vĩnh thứ 16 (1693), Tướng quân Gia Quang lại hiến đất để mở chùa rộng thêm. Niên hiệu Vạn Trị năm đầu (1658) trở đi, tiếp tục thiết lập các viện riêng, như viện Đại cốc, viện Thiển thảo v.v... Song, niên hiệu Khoan Chánh năm đầu (1789), năm Văn Chánh thứ 6 (1823), nhà cửa đã từng vài lần bị lửa thiêu rụi; những kiến trúc hiện nay thuộc thời đại Minh Trị, có Đại sư đường, Sắc sứ môn, Cung ngự điện, Đại huyền quan, Đại tẩm điện, Tập hội sở, Bảo tàng v.v... trong đó, to rộng nhất là Đại sư đường, được kiến trúc vào năm Minh Trị thứ 13, và phải mất mười lăm năm mới hoàn thành. [X. Tùng lâm tập Q.9; Chân tông cố thực truyền lai sao; Đại cốc bản nguyện tự thông kỉ Q.6; Đại cốc phái bản nguyện tự yếu lãm].

[129] Thân Loan thừa tự Pháp Nhiên. Đương thời Pháp Nhiên đề xuất thuyết “Thiện nhân chánh cơ”, khuyến kích tín đồ chỉ cần dốc lòng tin tưởng Đức Phật A Di Đà, còn thêm hành thiện thì đương nhiên được cứu độ, vãng sanh Tịnh độ phương Tây. Pháp Nhiên biểu thị, “Kẻ ác còn được vãng sanh, huống là người hiền”, ý tưởng là kẻ ác đều được cứu, so với người hiền không làm việc ác, người hiền rõ ràng càng được cứu. Đức Phật A Di Đà sẵn sàng cứu độ cả kẻ ác chứ đừng nói đến người hiền. Đây cũng là tư tưởng của Tịnh độ tông, là cần phải dùng sức tu tập của chính mình (tự lực) và bản nguyện của Phật (tha lực) để tìm kiếm sự cứu độ.

Nhưng Ngài Thân Loan đã từng thuyết pháp ở vùng Kanto trong một thời gian dài và thấy rằng thợ săn, ngư dân, đồ tể và samurai cấp thấp đều tham gia vào việc giết chóc, theo thuyết nhân quả, sau khi chết, họ sẽ bị đọa vào ba đường ác. Tuy nhiên, nếu họ không tham gia vào việc sát sanh, những người nghèo thậm chí còn gặp khó khăn về sanh kế và không thể thực hành con đường Phật giáo. Do đó, Ngài Thân Loan đề xuất điều ngược lại với "Thiện nhân chánh cơ" của Pháp Nhiên và gọi nó là "Ác nhân chánh cơ". Ngài Thân Loan xoay ngược lại những lời của Pháp Nhiên và nói: “Người hiền còn được vãng sanh, huống là người ác.” Nếu người ta có thể dựa vào sức mình để làm việc thiệntu hành để đạt được giác ngộgiải thoát, thì họ không cần Đức Phật A Di Đà. Vì vậy, để tiếp dẫn kẻ ác, Đức Phật, vì lòng từ bi, phải sẵn sàng cứu độ những hạng người thấp hèn nhất. Đặc biệt, những kẻ ác tạo nghiệp nên là mục tiêu cứu độ đầu tiên của Đức Phật A Di Đà. Kẻ ác không thể dựa vào tự lực tu hành đạt đến giải thoát, duy có lòng tin chân thậtnương nhờ vào tha lực bản nguyện, kẻ ấy mới có thể giải thoát, vì thế nên kẻ ác mới là đối tượng mà Đức Phật A Di Đà phát nguyện cần phải cứu độ. Chủ trương “Tuyệt đối tha lực”, ý nói chỉ cần niềm tin kiên cố đối với Đức Phật A Di Đà, thì bất kể là loại người nào nhất định sẽ được Phật cứu độ.

[130] Nói lời thành thật là chư Phật đem sự thành thật của Phật mà nói, và chúng ta tin là tin vào sự thành thật ấy.

[131] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ (觀無量壽佛經疏), No. 1750, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 1, Nêu Tựa đề, tr. 246b09: “Nói về hoằng nguyện, như trong Đại kinh chép: “Tất cả phàm phu thiện ác đều được vãng sanh, đều nương vào đại nguyện, nghiệp và lực của Đức Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên.” Lại nữa, mật ý sâu rộng, giáo môn khó hiểu, các bậc Tam hiền, Thập thánh chưa thể thấu hiểu, huống chi tín tâm dao động bất định mà dám biết được chỉ thú. Cúi xin Đức Phật Thích Ca ở phương này khuyến khích và Đức Phật A Di Đà ở nước kia đón rước. Đức Di Đà mời gọi, Đức Thích Ca đưa đi, thì làm sao không nhận không đi? Chỉ cần suốt đời chuyên tâm phụng pháp làm ước hẹn, thì khi xả thân uế trược này, liền chứng pháp tánh thường lạc của quốc độ Cực Lạc.”

[132] Xác định cănvãng sanh chín phẩm là bậc Thánh, hàng phàm phu không có phần, hoàn toàn làm mất đi yếu chỉ quan trọng “phàm phu là gốc” của Tịnh độ môn, loại bỏ đi ý nghĩa chân thậtĐức Phật đã nói trong Quán kinh.

[133] Ác nhân chánh cơ (惡人正機):  Là tư tưởng do ngài Thân Loan, tỵ tổ của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản đề xướng, dụng ngữ biểu hiện lòng từ bi vô hạn của Đức Phật A Di Đà. Trong Thán Dị Sao, Thân Loan từng nói, bản ý của Đức Phật A Di Đàđộ người vãng sanh, bất luận là thiện hay ác, đều nên cứu độ; đặc biệt là người ác, lại càng nên cứu, khiến họ vãng sanh, đó gọi là ác nhân chánh cơ. Bởi vì, đối với việc vãng sanh của những kẻ phạm tội Ngũ nghịch, Thập ác, Tịnh độ Chân tôngđề xuất thuyết Từ bi, Trí tuệ hai môn, bảo rằng, trong môn Trí tuệ, Đức Phật A Di Đà soi xét phải tái thiện ác, tiếp dẫn thiện cơ mà răn dạy ác hành, ác tánh; nhưng trong môn Từ bi thì lấy người ác mong được cứu độ làm đối cơ chủ yếu. Đây là cái cốt tủy của việc niệm Phật mà ngài Thân Loan đã đề xướng.

[134] Do vì kẻ ác là đối tượng chính của sự vãng sanh, còn người hiền là đối tượng phụ, vì là người phụ thuộc, nên người hiền nếu có thể vãng sanh thì kẻ ác càng có thể vãng sanh.

[135] Chánh văn là “Tội ác vi thể tánh” (罪惡為體性). Nói tội thể (罪體, tự thể của tội) thì cũng như nói ác tánh (惡性, tánh chất xấu ác). Như vậy, tội lỗi mang cái nghĩa xấu ác.

[136] Ức chỉ môn (抑止門): Ức chỉ, là áp chế, ngăn chặn ngưng dứt. Môn, là pháp môn, giáo pháp. Tức chỉ Phật vì ức chỉ chúng sanh làm ác, nên tạm đem tâm từ bi của Ngài ẩn giấu không lộ, mà nói hễ người làm ác thì không được vãng sanh. Theo Kinh Vô Lượng Thọ, quyển Thượng, nguyện thứ 18 trong 48 nguyện của Bồ-tát Pháp Tạng cho rằng, người phạm tội ngũ nghịchphỉ báng chánh pháp không được vãng sanh. Nhưng Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì nói, nếu chúng sanh phạm tội ngũ nghịch, thập ácniệm Phật thì vẫn được vãng sanh. Để giải thích điều này, trong Quán Kinh Sớ, phần Tán Thiện Nghĩa, Ngài Thiện Đạo có chia ra hai môn là Ức chỉNhiếp thủ, cho rằng, Kinh Vô Lượng Thọ là nói theo lập trường chưa tạo nghiệp, thuộc về Ức chỉ môn, cho nên nói người phạm tội ngũ nghịchphỉ báng chánh pháp không được vãng sanh; còn Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì nói theo lập trường đã tạo nghiệp, thuộc về Nhiếp thủ môn, cho nên nói chúng sanh phạm tội ngũ nghịch, thập ácniệm Phật thì vẫn được vãng sanh.

[137] Biết được Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà, người tu Tịnh độ cúi đầu phó thác mọi việc cho Ngài, đây là tín tâm vào Bản nguyện. Đức Phật A Di Đà luôn lo lắng cho chúng ta và đứng ngồi không yên. Và Đức Phật đã rơi nước mắt khi nhìn chúng ta rơi vào địa ngục vì những ham muốn ích kỷ của bản thân, không nghe lời Phật dạy. Hãy giao phó thân tâm và tánh mạng của mình cho Đức Phật A Di Đà, thì sự vãng sanh chắc chắc được quyết định.

[138] Chuyển Kinh Hành Đạo Nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ Pháp Sự Tán (轉經行道願往生淨土法事讃), No. 1979, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển Thượng, tr. 426a05.

[139] Thượng tận nhất hình, hạ chí nhất niệm (上盡一形,下至一念). Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ (觀無量壽佛經疏), No. 1753, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 1, tr. 247b06: “Hạng người phỉ báng chánh pháp và không có lòng tin, rơi vào tám nạn, hoặc là phi nhân, các hạng người đó không thể tiếp nhận. Cũng như gỗ mục, đá to, không mong có ngày lớn lên, các loại chúng sanh ở trên cũng vậy, không thể tiếp nhận hóa độ. Ngoài các chúng này ra, có chúng sanh nhất tâm tin ưa, cầu nguyện vãng sanh, trên trọn một đời, dưới nhiếp mười niệm, nương vào nguyện lực của Phật, thì bất cứ ai cũng được vãng sanh.” Vãng Sinh Lễ Tán Kệ (往生禮讃偈), No. 1980, Đại sư Thiện Đạo tập ký, tr. 438c08: “Nay tin biết bản hoằng thệ nguyện của Đức Phật A Di Đàxưng niệm danh hiệu, tối thiểu mười tiếng, một tiếng, thì chắc chắn được vãng sanh, và dù chỉ một niệm mà không có lòng nghi, nên gọi là thâm tâm.”

[140] Căn cơ vô thường mau chóng: Những người bên bờ vực của cái chết, bất đắc kỳ tử (chết đột ngột), hoạnh tử (chết oan), không biết chết lúc nào, cách nào.

[141] Nguyện thành tựu văn (願成就文):  Gọi tắt là Thành tựu văn. Kinh văn nói về việc Đức Phật A Di Đà phát nguyện thành tựu Phật quả khi còn ở địa vị tu nhân. Kinh Vô Lượng Thọ, quyển thượng, ghi lời nguyện thứ 11 của Ngài như sau (Đại 12, 268 thượng): “Nếu tôi được thành Phật mà những trời, người trong cõi nước của tôi không trụ ở chánh định cho đến khi được diệt độ, thì tôi sẽ không lên ngôi Chánh giác.” Cũng kinh trên, quyển hạ, thuật lại tướng thành tựu như sau (Đại 12, 272 trung): “Nếu có những chúng sanh được sanh về nước kia thì tất cả đều trụ nơi chánh định. Tại sao vậy? Vì trong nước Phật kia không có tà tụbất định tụ.”

[142] Kinh Vô Lượng Thọ, quyển Hạ, tr. 272b11.

[143] Sđd. Quyển Hạ, tr. 279a01.

[144] Vãng Sanh Lễ Tán Kệ (往生禮讃偈), No. 1980, Đại sư Thiện Đạo tập ký, tr. 441c27.

[145] Nhất niệm phát khởi (一念發起): Niềm tin không có chút nghi ngờ, lần đầu phát tâm tin vào bản nguyện của Đức Phật A Di Đà. Một niệm phát khởi thì được ánh sáng “vô ngại” của Đức Phật A Di Đà nhiếp hộ. Bình sanh nghiệp thành (平生業成): Bất cứ ai cũng sẽ được vãng sanh Tịnh độ khi họ có được niềm tin  kiên cố vào tha lực của Bản nguyện mà không cần phải đợi đến lúc lâm chung. Ngài Thân Loan gọi “bình sanh nghiệp thành” là “hiện sanh chánh định tụ”. Hiện sanh chánh định tụ (現生正定聚), cũng gọi Hiện sanh bất thối (現生不退), ngay trong đời này trú ở vị Chánh định tụ (bất thối vị), tương lai ắt đạt đến quả Phật. Theo quan điểm của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản, nếu hành giảlòng tin chân thật, vững chắc, thì nhất định vào được vị Chánh định tụ. Trong Hiển tịnh độ chân thật giáo hành chứng văn loại, quyển 3, Ngài Thân Loan cho rằng, hành giả niệm Phật ngay đời này được mười lợi ích để ‘nhập chánh định tụ’.

[146] Vãng sanh trị định (往生治定): Sự vãng sanh được sửa đổi. Trị định, là sửa chữa, thay đổi.

[147] Lai nghinh dẫn tiếp nguyện (來迎引接願), tức nguyện thứ 19: “Nếu tôi thành Phật, mười phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, chí tâm phát nguyện, muốn sanh về cõi tôi, khi mạng sắp hết, nếu như tôi chẳng cùng đại chúng vây quanh, hiện ra trước mặt người ấy, chẳng giữ lấy Chánh giác.” (Thiết ngã đắc Phật, thập phương chúng sanh phát bồ đề tâm tu chư công đức, chí tâm phát nguyện dục sanh ngã quốc, lâm thọ chung thời, giả lệnh bất dữ đại chúng vi nhiễu hiện kỳ nhân tiền giả, bất thủ chánh giác. 設我得佛, 十方衆生發菩提心修諸功徳, 至心發願欲生我國, 臨壽終時, 假令不與大衆圍遶現其人前者, 不取正覺.)

[148] Với người Nhật xưa, giải phápsử dụng “Huấn độc Hán văn” (漢文訓読, Kanbun Kundoku), tức là sử dụng nguyên vẹn một văn bản Hán văn, nhưng đọc theo âm tiếng Nhật (chứ không phải tiếng Hán), có bổ sung một số ký hiệu “huấn điểm” và chữ cái (Katakana, Hiragana) ghi các trợ từ tiếng Nhật vào bên cạnh cột chữ Hán để hướng dẫn cách đọc và hiểu văn bản. Trong trường hợp đó, người Nhật không cần phải thay đổi trật tự từ trong văn bản Hán văn để phù hợp với trật tự từ trong tiếng Nhật. Về bản chất, huấn độc Hán văn là một phương pháp bổ sung các ký hiệu văn tự học bản địa vào một văn bản ngoại ngữ để điều chỉnh cách đọc và hiểu văn bản ngoại ngữ ấy thành một văn bản tiếng mẹ đẻ dựa trên một sự hiểu biết khá cao của người đọc văn bản ấy về ngoại ngữ ấy. Phương pháp huấn độc có mấy điều lợi sau: 1) Không làm đảo lộn trật tự nguyên bản Hán văn. 2) Chỉ cần bổ sung một số lượng hữu hạn các ký hiệu huấn điểm và trợ từ bằng chữ Katakana. Như vậy là với phương pháp huấn độc Hán văn, người Nhật xưa chưa cần “dịch” (translate) một văn bản Hán văn ra tiếng Nhật thì cũng đã có thể đọc hiểu được văn bản ấy. Người Nhật bắt đầu dùng Huấn độc Hán văn khi tiến hành đọc các Phật điển ở các tự viện chùa chiền của Lục tông Nam đô (Hoa Nghiêm, Pháp Tướng, Tam Luận, Câu-xá, Thành Thực, Luật) với trung tâm là chùa Đông Đại (東大寺). Như vậy có thể thấy hiện tượng Huấn độc Hán văn được nẩy sinh từ trong các chùa chiền tự viện Phật giáo và sau này phương pháp Huấn độc Hán văn còn được áp dụng khi đọc Hán tịch ngoài Phật điển.

[149] Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập (選擇本願念佛集), No. 2608, Pháp Nhiên Thượng nhân soan, chương 3. Bản Nguyện: “Đức A Di Đà Như Lai không dùng các hạnh khác làm bản nguyện vãng sanh, mà chỉ dùng Niệm Phật làm bản nguyện vãng sanh.” Chương 7. Thu Nhiếp: “Ánh sáng của Đức A Di Đà không chiếu hành giả khác, mà chỉ thu nhiếp hành giả Niệm Phật.” Trường Tây (長西), môn hạ của Pháp Nhiên, dựa vào lời nguyện thứ 20 mà chủ trương Chư Hạnh Bổn Nguyện Nghĩa (諸行本願義), cho rằng không chỉ niệm danh hiệu A Di Đà, mà còn gồm cả các việc làm khác ngoài việc niệm Phật, như vậy là bản nguyện. Dòng phái này hưng thạnh một thời, sau dần suy tàn.

[150] Trái với nguyện thứ 18: “Nếu tôi thành Phật, mười phương chúng sanh, chí tâm tin ưa, muốn sanh về cõi tôi, cho đến mười niệm, nếu chẳng được sanh, chẳng giữ lấy Chánh Giác, chỉ trừ kẻ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp.”

[151] Ngã chi kế đạc (我之計度): Kế đạc là tính toán, phân biệt, suy lường. Tự lực là cách khiến tôi tự đứng lên, và tôi ghét ai cho rằng đó là một sai lầm. Người tu tự lực do vì tự ỷ mình hành thiện, chứa nhóm công đức, cho rằng có thể dựa vào chính mình tu hành đạt đến giải thoát mà chẳng tin vào bản nguyện tha lực của Đức Phật A Di Đà (không có tâm nương nhờ tha lực), nên chẳng phải là đối tượng của Đức Phật A Di Đà phát nguyện cứu độ. Nếu như người ấy thay đổi, trở lại tin tha lực bản nguyện thì cũng có thể vãng sanh thành Phật.

[152] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ (觀無量壽佛經疏), No. 1753, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 3, tr. 268a11: “Nói về tăng thượng duyên, chúng sanh xưng niệm danh hiệu Phật, thì sẽ dứt trừ tội lỗi trong nhiều kiếp, lúc sanh mạng sắp hết, Đức PhậtThánh chúng tự đến nghinh tiếp, những tà nghiệp trói buộc không thể làm chướng ngại sự vãng sanh, cho nên gọi là tăng thượng duyên. Các hạnh khác, tuy cũng gọi là thiện, nhưng nếu so với công hạnh Niệm Phật, thì hoàn toàn không thể so sánh. Do đó, bàng bạc trong các kinh đều có khen ngợi về công năng Niệm Phật. Như bốn mươi tám lời nguyện trong Kinh Vô Lượng Thọ, chỉ nói ‘chuyên niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà sẽ được vãng sanh’. Lại như trong Kinh A Di Đà, nói ‘một ngày cho đến bảy ngày chuyên niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà sẽ được vãng sanh’, lại được hằng hà sa số chư Phật trong mười phương chứng minh lời nói đó không luống dối.”

[153] Bạch Cư Dị (白居易, 772-846), thi nhân thời Trung Đường, tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu Hương Sơn Cư Sĩ (香山居士), người vùng Hạ Phong (下邽), Thiểm Tây (陝西), người đời thường gọi ông là Túy Ngâm Tiên Sinh (酔吟先生). Trong Bạch Thị Văn Tập (白氏文集), quyển 22, bài Tục Tọa Hữu Minh (續座右銘) có câu: “Thiên lý thủy túc hạ, Cao sơn khởi vi trần” (千里始足下, 高山起微塵).

[154] Một niệm vô thượng, tức là Một niệm quảng đại lợi ích.

[155] Trọng Đông (仲冬): giữa Đông, tên gọi khác của tháng 11 Âm lịch.

[156] Chỉ cho giáo lýthực hành cho sự vãng sanh Tịnh độ.

[157] Mục túc (目足): Hai điều kiện chánh yếu của người tu hành Phật đạo cần phải hội đủ. Mục, dụ cho trí tuệ. Túc, dụ cho hành nghiệp. Mục túc (mắt và chân) đầy đủ mới có thể đến được chỗ thanh lương (quả Phật). Trong sáu ba-la-mật, 5 ba-la-mật trước (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định) là hành nghiệp; ba-la-mật thứ 6 là trí tuệ. Pháp Hoa Huyền Nghĩa, quyển 2, (Đại 33, 698 trung) ghi: “Trí là gốc của hành, nhân nơi ‘trí mục’ mà khởi ‘hành túc’.” Ở đây được hiểu là những trọng yếu và thiết yếu cho chúng sanh thời mạt pháp.

[158] Sự thành thục của các nhân tố thiện trong quá khứ để có thể khai mở và phát huy đức tin.

[159] Thích Tông Chiêu (釋宗昭) là Thượng nhân Giác Như.  

[160] Khang Vĩnh (康永) là một trong những niên hiệu của thời kỳ Nam triều và Bắc triều ở Nhật Bản. Nó được sử dụng bởi cả Bắc triều và Nam triều.Thời kỳ Nam-Bắc triều (南北朝時代, cũng gọi là thời kỳ Nanboku-chō), kéo dài từ năm 1336 đến năm 1392, là giai đoạn đầu của thời kỳ Muromachi trong lịch sử Nhật Bản. Trong thời đại này, trong nội bộ nước Nhật tồn tại hai triều đình: Bắc triều do Ashikaga Takauji thiết lập ở Kyoto, và Nam triều, thành lập bởi Thiên hoàng Go-Daigo ở Yoshino. Về mặt ý thức hệ, hai triều đình này giao chiến trong vòng 50 năm, kết thúc với việc Thiên hoàng Nam triều thoái vị va Nam triều đầu hàng năm 1392. Tuy nhiên, trên thực tế, dòng dõi Bắc triều chịu ảnh hưởng quyền lực của Mạc phủ Ashikaga và có rất ít sự độc lập thực sự.

[161] Thân phụPháp sư Giác Huệ (覺惠) ở Bản Nguyện Tự.

[162] Bắc Điều Thời Lại (北條時賴, Hōjō Tokiyori, 1227-1263): Thế hệ thứ năm chấp quyền của Mạc phủ (幕府), Kiêm Thương (幕府, Kamakura), Nhật Bản. Được biết đến như một Thiền môn ngoại hộ. Tên thời trẻ là Giới Thọ (戒壽), còn được gọi là Khai Thọ Điện (開壽殿). Ông là con trai của Bắc Điều Thời Thị (北條時氏, Hōjō Tokiuji, 1203-1230). Vào năm thứ tư của thời kỳ Khoan Nguyên (寬元, 1246), ông nắm quyền do sự chuyển giao của anh trai mình, Bắc Điều Kinh Thời (北條經時, Hōjō Tsunetoki). Tháng bảy năm Bảo Trị thứ nhất (寶治, 1247), ông bái thỉnh Đạo Nguyên (道元) làm lễ quy ythọ giới Bồ tát. Sau đó, ông xây dựng Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) và mời nhà sư người Tống là Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆, Ranke Dōryū, 1213-1278) làm người khai sơn. Sau đó, ông tham thiền với Thánh Nhất Quốc Sư Viên Nhĩ (聖一國師圓爾, 1202-1280) và Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧), 1197-1276). Năm Đường Nguyên thứ nhất (康元, 1256), ông xuất gia ở Tối Minh Tự (最明寺), nhận Hòa thượng Đạo Long (道隆) làm Giới sư, hiệu là Giác Liễu Phòng Đạo Sùng (覺了房道崇). Năm Hoằng Trường thứ ba (弘長, 1263), ông qua đời ở tuổi ba mươi bảy tại gian phía bắc của Tối Minh Tự. Thân Loan Thánh nhân nói về Khai Thọ Điện, “Một người đàn ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo trên thế giới, thể hiện phẩm chất của mình ngay từ khi còn nhỏ.”

[163] Biện Trường (辨長) (1162 - 1238) Vị tăng Nhật Bản. tự Biện A (辨阿), hiệu Thánh Quang Phòng (聖光房). Cũng gọi Nhị Tổ Thượng nhân, Trấn Tây Thượng nhân, Trúc Tử Thượng nhân. Vua ban thụy hiệu Đại Thiệu Chánh Tông Quốc Sư, là vị tổ dòng Trấn Tây, Tịnh độ tông Nhật Bản. Ngài là người Trúc Tiền, huyện Phúc Cương. Ông theo thọ pháp với Thường Tịch (常寂) ở Minh Tinh Tự (明星寺) vùng Trúc Tiền, rồi học giáo học Thiên Thai trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan). Năm 1193, ông bôn ba tận lực tái kiến ngôi tháp 3 tầng ở đây. Rồi đến năm 1197, ông lên kinh đô Kyoto để đặt làm tượng thờ cho ngôi tháp này, nhờ vậy ông gặp Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên), được vị này khai hóa và từ đó ông chuyển sang pháp môn Niệm Phật. Đến năm 1204, ông trở về cố hương; rồi vào năm 1228, ông chuyên tu pháp môn Biệt Thời Niệm Phật (別時念佛) ở Vãng Sanh Viện (徃生院) vùng Phì Hậu (肥後, Higo), viết cuốn Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn (末代念佛授手印) và lập nên huyết mạch của Tịnh Độ Tông. Về sau, ông đi bố giáo khắp các địa phương vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū); lấy Thiện Đạo Tự ở vùng Trúc Hậu (筑後, Chikugo) làm đạo tràng căn bản để tạo cơ sở phát triển. Trước tác của ông để lại cho hậu thế có Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn 1 quyển, Tịnh Độ Tông Yếu Tập (淨土宗要集) 6 quyển, Triệt Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (徹選擇本願念佛集) 2 quyển, Niệm Phật Danh Nghĩa Tập (念佛名義集) 3 quyển, v.v. Ông tịch vào niên hiệu Lịch Nhân năm đầu, thọ 77 tuổi.

[164] (1) Danh văn: Tạo dựng tên tuổi cho bản thân hoặc thực hiện hành vi đạo đức giả để đạt được danh dự hoặc danh tiếng tốt. Quan tâm quá mức về đánh giá của người khác. Một người không ngại hãm hại người khác để đạt được danh vọng. (2) Lợi dưỡng: Luôn thiên vịbị ám ảnh bởi việc kiếm tiền. Ngoài ra, một người không ngại làm hại người khác bằng cách quá gắn bó với việc kiếm tiền. (3) Thắng tha: Sự gắn bó ám ảnh để trở nên tốt hơn những người khác. Niềm tin phi lý rằng phải là một người tốt hơn những người khác. Một người gắn chặt với thắng và thua.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.