Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa (Vãng Sanh Luận)

10/12/20234:08 CH(Xem: 1791)
Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa (Vãng Sanh Luận)

VÔ LƯỢNG THỌ KINH ƯU BÀ ĐỀ XÁ
CHÚ GIẢI GIẢNG NGHĨA

 無量壽經優婆提舍 註解講義
Ấn Độ Thế Thân Bồ Tát tạo luận
Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch luận
Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan chú giải
Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm giảng nghĩa
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng NghĩaPDF icon (4)Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa


Bộ luận này có tên gọi đầy đủ là Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá, còn gọi là Vãng Sanh Tịnh Độ Luận, gọi đơn giảnVãng Sanh Luận, hoặc gọi là Tịnh Độ Luận. Nay để giải thích danh xưng, sẽ chia thành ba đoạn: 1. Vô Lượng Thọ Kinh. 2. Ưu Bà Đề Xá. 3. Nguyện Sanh Kệ.

Vô Lượng Thọ Kinh Đây là tựa đề kinh theo lối nhân đề (人題, dùng người để đặt tên kinh), mà cũng là pháp đề (法題, dùng pháp để đặt tên kinh) của một bộ giáo điển cơ bản làm cơ sở y cứ cho Tịnh Độ Tông Trung Hoa



Ưu Bà Đề Xá Đây là [danh xưng trong] tiếng Phạn của một thể loại trong mười hai phần giáo, dịch nghĩa là Luận Nghị, tức là đức Phật và các đệ tử giải thích ý nghĩa của kinh. Trong ấy, bao gồm các ý nghĩa “vấn đáp, chọn lựa dứt khoát, phân tích, thảo luận”

Nguyện Sanh Kệ “Nguyện” (願) có nghĩa là chí tâm tin ưa, mà cũng bao hàm các nhân tố tâm lý như “cung kính, chẳng gián đoạn, lâu dài, không có những tâm khác” v.v… “Sanh” (生) là bỏ báo thân này, sanh sang Cực Lạc Tịnh Độ kia. “Kệ” (偈) là nói tắt của chữ Già Đà (伽陀, Gāthā) trong tiếng Phạn, mỗi câu là bốn chữ, năm chữ, cho đến tám chữ. Cứ bốn câu là một Kệ, còn gọi là một Tụng (頌), giống như cổ thi Trung Hoa. Nguyện Sanh Kệ chính là tên gọi chung của toàn bộ phần Kệ Tụng trong bộ luận này









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :