Ý Nghĩa Chính Chư Phật An Lập Tịnh Độ

12/09/201012:00 SA(Xem: 25794)
Ý Nghĩa Chính Chư Phật An Lập Tịnh Độ

Ý NGHĨA CHÍNH CHƯ PHẬT AN LẬP TỊNH ĐỘ

Sa môn Thích Phổ Tuệ

thichphotue-0101002111. Độ là cõi nước, nghĩa này khác với nghĩa nước nhà. Cõi nước ở đây chỉ vào thế giới mà nói. Thế giới, theo căn cứ sách Phật là “hư không vô biên, thế giới vô số”.

Tư tưởng Trung Quốc xưa nay, lấy phạm vi đất nước là trên trời, dưới đất ngoài ra không có thế giới, cõi nước nào khác nữa, hơi khó được thông.

Nhưng với thiên văn học hiện đại thì chính có thể thông được.

Căn cứ thiên văn học hiện tại nghiên cứu được trong thế giới sao hỏa có nhân dân, trong không gian cực hằng tinh thái dương đại hệ là thế giới cũng có thể có người ở cho nên thế giới là không có hạn lượng.

Ở trong thế giới vô lượng vô số này phải là có khổ vui tịnh uế tốt xấu nhiều thứ, sai biệt với thế giới thanh tịnh tốt đẹp trang nghiêm kia, tức là tịnh độ bởi thế nói đến tây phương tịnh độ. Về thiên văn học hiện đại rất dễ thừa nhận.

Thế giới Ta bà này là thế giới khổ, không phải là thế giới trang nghiêm yên vui tốt đẹp. Ở trong thế giới mọi khổ bức bách này, muốn cầu thoát khổ vãng sinh cõi vui, không tu tịch nghiệp thì không được, nếu tu tịnh nghiệp nhân tịnh độ có thể được quả vui cõi tịnh.

Phật Thích Ca ở trong thế giới tịnh uế tốt xấu khổ vui khác nhau này đặc biệt nói ra thế giới thanh tịnh thắng diệu yên vui này.

Kinh Di Đà đã nói, từ đây qua 10 vạn ức cõi Phậtthế giới gọi là Cực lạc.

Người bình thườngthế giới Sa bà này còn có chỗ không thấy, không biết, nghe ở 10 vạn cõi Phật, lại có thế giới hẳn cho là cái chuyện viển vông không căn cứ.

Nhưng lấy con mắt trí tuệ của Phật mà nhìn thực có thế giới ấy như người ta hiện tiền thấy có bàn ghế.

Cho nên đức Thế Tôn Thích Ca khuyên dạy chúng sinh cõi thế giới này có những nỗi tai nạn, bức bách, phát ra tâm niệm cầu sinh thế giới Cực lạc, cần tu nghiệp tịnh sinh sang tịnh độ.

Phần trên nói rõ nghĩa nhưng rất nông về thuyết vãng sinh.

2. Y vào thiên văn học, về khoa học cũng y vào trong thù thắng nghĩa đế của Phật học, cõi Phật thanh tịnh cứu kính là tất cả tướng một pháp giới chân thật lìa tất cả phân biệt môn thuyết.

Một pháp giới thực này, ở khắp mọi nơi ai ai cũng đủ nhưng không hiển hiện bởi bị phiền não làm chướng ngại, tuy khắp tất cả mà không hợp nhau, vẫn ở trong sinh tử như mộng như huyễn, lưu chuyển không thôi.

Nếu có khả năng phá được nghiệp báo, phiền não huyễn mộng này, một niệm giác ngộ, một thoáng hợp nhau ngay với tịnh độ, thế là đi mà không đi đâu, sinh mà không nơi sinh đó là vãng sinh vậy.

Nếu nói vãng sinh theo về thế tục đế: Đi thì quyết định đi, sinh thì quyết định sinh. Bởi tu nhân tịnh nghiệp, đến khi mệnh chung quyết định lìa cõi Sa bà này vãng sinh thế giới Cực lạc phương tây, hợp nghĩa vãng sinh thế tục đế, lại có thể nói “đi thì không đi đâu, sinh thì quyết định sinh”.

Bởi ai vãng sinh, xét ra lấy báo thể (báo thân của chúng sinh) nào đúng là năng vãng sinh. Nếu bảo ngoài xác thịt người có một linh hồn, là báo thể vãng sinh thời cái thuyết linh hồn đã bị Phật học phá bỏ lâu rồi. Về Phật học dạy báo thể vãng sinh tức là thức A lại da.

Thức A lại da này khắp hết mọi phương sở sinh trong quốc độ này, là bởi cái nghiệp lực năng sinh đã chín muồi, mà báo thể quốc độ này thành tựu, như thể tịnh nghiệp thành thục được sinh tịnh độ, là báo thể sinh tịnh độ được thành tựu cho nên nói: “đi thì không đi đâu, sinh thời quyết định sinh”.

Báo thân đã thành nhưng chưa hết, là báo thânthế giới này, nếu chết mà vãng sinh Cực lạc, là thành báo thân của thế giới Cực lạc, thời đi có nơi đi, nhưng không có năng sinh, sở sinh thật tại. Xét từ đâu mà sinh ra Sa bà, từ đâu mà sinh ra Cực Lạc?

Nếu tự sinh khi chưa sinh tự thể, còn không thì tự sinh sao được? Nếu là tha sinh trông mình nói người, mình đã không sinh, thì ai sinh được nếu không nhân sinh, thì bằng vô sinh.

Trung Luận đã nói: “Mọi pháp không tự sinh, cũng không từ tha sinh, không chung mà cũng chẳng vô nhân sinh vì vậy nói là vô sinh”. Cho nên nói được đi có nơi đi, mà sinh không nơi sinh. Trở lên 4 câu đều không thể chấp nhận thiên lệch, nếu có thể lìa chấp thì có thể tùy cơ phương tiện đặt ra ngôn thuyết.

Phàm đã sinh ra thế giới Cực lạc phương tây, đều có đủ 32 tướng của các bậc đại Bồ tát.

Thế là đã sinh sang Cực lạc, tuy có nhị thừa, phàm phu… khác nhau nhưng đều thẳng tiến vào Đại thừa thành Phật tất cả. Vì vậy thế giới Cực lạc phương tây, thành tựu được là bởi từ thiện căn đại thừa vô lậu. Bởi vì cõi thiện căn đại thừa, không những không có thể tính nhị thừa, căn khuyết (người què, mù, điếc, câm, ngọng) nữ nhân, mà những tên (danh) nữ nhân, căn khuyếtnhị thừa v.v, đều không, chỉ có tên các bậc Bồ tát bất thoái.

Không những chỉ có cõi tịnh của Phật A Di Đà mà chư Phật Bồ Tát mười phương, đều có tịnh độ

3. Nhưng xét đến, chư Phật cớ gì lập ra cõi tịnh; Đức Thích Ca xét hợp cơ nào, mà thuyết pháp môn tịnh độ? Đó là vấn đề người tu tịnh độ phải mau giải đáp. Thì đây xin thuật:

- Đời có người nhân ác báo hiện tiền sợ hãi hoảng hốt mà cầu sinh cõi tịnh. Có người nhân đói rét khốn khổ, sinh hoạt bức báchcầu sinh cõi tịnh. Có người về những khổ già bệnh bức não mà cầu sinh tịnh độ, đều về tâm lý “lánh khổ tìm vui” làm động cơ vãng sinh tịnh độ.


Xét ra bản ý đó chư Phật an lập ra tịnh độ.

- Phật Thích Ca thuyết ra pháp môn tịnh độ, tuy có phụ cái ý để chúng sinh chán khổ ưa vui, nhưng không phải cái bản ý của Phật xây dựng tuyên truyền tịnh độ, bản ý của Phật ở chỗ vì người chân chính phát tâm đại thừa Bồ tát, mà an lập tuyên thuyết vậy. Tâm lý tránh khổ tìm vui của chúng sinh phàm phu chỉ ở sung sướng, không cầu đoạn tuyệt hẳn sinh tử, như chán lìa khổ ở ba đường ác, muốn giữ đời người không mất.

- Chán lìa khổ nãoloài Người, muốn cầu sinh lên Trời; chán khổ cõi Dục cầu sinh lên cõi Sắc; chán khổ cõi Sắc cầu sinh lên cõi Vô sắc thì chỉ cần dùng phép “nhân thiên thừa” trong Phật pháp thụ nhặt 5 giới, 10 thiện, 8 định.

- Giữ 5 giới có thể giữ được không mất thân Người, Tu 10 thiện, 8 định được sinh đạo Trời, cần gì chư Phật lập ra tịnh độ?

- Đức Thích Ca thuyết ra pháp môn tịnh độ này vì Người nhị thừa coi 3 cõi như ngục tù, coi sinh tử như kẻ oán, cầu ra 3 cõi dứt hẳn sinh tử, chỉ cần hiểu biết những nghĩa 3 cõi là khổ; chúng sinh bất tịnh, vô thường, vô ngã. Dựa vào tứ niệm xứ, khởi tứ chính cần, phép 8 đạo chính, v.v, 37 phận Bồ đề, tinh tiến siêu tu ở trong một đời tuy chẳng được ngay quả A la hán, có thể quyết định được quả Tu đà hoàn (dự lưu).

Bởi được quả Dự lưu, thì vẫn không bị thoái chuyển để lại chịu được những khổ phiền não sinh tử, cũng chẳng cần phải y vào pháp môn tịnh độ, để cầu sinh về tịnh độ, như tiểu thừa Phật pháp ở những nước Tích Lan, Miến Điện. Chỉ chuyên cầu quả vô sinh thoát khỏi sinh tử, vì vậy những xứ Tích Lan, Miến Điện kia không có pháp môn tịnh độ này vậy.

Bởi thế xét ra chư Phật ở dĩ an tập tịnh độ, đức Thích ca sở dĩ thuyết ra tịnh độ, không phải vì phàm phu nhị thừa, mà vì chúng sinhcăn tính đại thừa nghe được Phật pháp. Không cầu phúc báo an vui đời sau, không mưu đồ mình khỏi sinh tử khổ não trong 3 cõi, mà vì người phát tâm đại thừa, phải độ tất cả chúng sinh, mà tuyên thuyết và lập ra vậy.

Người phát tâm đại thừa, biết rõ đạo lý mọi pháp duyên định, bởi pháp là mọi duyên sở sinh, thì một pháp là tất cả pháp, chúng sinh là chúng duyên sinh ra, một chúng sinh là tất cả chúng sinh, lìa tất cả chúng sinh thì tuyệt không có ta, không cho tất cả chúng sinh đều cùng thành Phật, thì không có Phật thành nhân thế phát đại nguyện phả độ tất cả chúng sinh đều thành Phật đạo, quyết không lìa tất cả chúng sinh mà mình tự bỏ cái lý liễu thoát sinh tử.

Bởi chúng sinh là mình, mình là chúng sinh, không có chúng sinh khác với ta. Thế là không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng thọ giả, không có lìa khỏi chúng sinh ra mà độ thoát được mình vậy.

Bồ tát đã lấy ra tất cả chúng sinhđồng thể không hai mà phát bi nguyện phả độ tất cả chúng sinh, nhưng muốn thành nguyện ấy một cách đầy đủ, không chứng được quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác thì không thể được. Nếu không có nguyện này, về sự thật quyết không có ngày nào thành được.

Bởi phát tâm đại bi muốn độ hết chúng sinh khắp pháp giới hư không, muốn độ hết vô số chúng sinh ấy, phải đoạn vô tận phiền não, tu học vô lượng pháp môn, thành tựu quả Phật vô lượng, phúc đức trí tuệ trang nghiêm, phải trải qua 3 đại vô số kiếp, vào vô lượng thế giới độ vô lượng chúng sinh, không phải một đời có thể làm được.

Luận Khởi Tín dậy thành tựu tín tâm vào tu chính định, phải trải qua 1 vạn đại kiếp, thành tựu lòng tin đại thừa còn khó như thế, huống hồ là quả Phật ư?

Một đời đã không thể thành Phật được, mà đã phát tâm đại thừa thì phải tu lục độ, khi tu lục độ có lúc bị nhiều duyên phá hoại thoái đọa tâm đại thừa, có cái nguy hiểm hoại mất tâm đại thừa, mà mệnh người vắn chóng, vô thường đến sớm chiều, hoặc lên chốn vui, hoặc chìm xuống chốn khổ, lại có cái nguy hiểm làm mê mất tâm đại thừa, tâm Bồ đề.

Nhân có mọi thứ duyên ác như thế - Bồ tát tuy đã phát tâm đại thừa, mà muốn giữ được bất thoái thật không phải việc dễ. Chư Phật có trách nhiệm hộ niệm các Bồ tát. Kinh Kim Cương dạy: “Như Lai khéo hộ niệm các Bồ tát”, đối với Bồ tát đã phát tâm Bồ đề mà chưa có thể bất thoái này thì lấy phép từ bi nào mà hộ niệm, để cho Bồ tát đã phát tâm đại thừa không đến nỗi có nguy hiểm thoái đọa hoại mất?

- Nhân đó chư Phật vì muốn hộ niệm Bồ tát đã phát tâm đại thừa như thế mà chưa vững vàng bất thoái, liền an lập ra quốc độ thanh tịnh trang nghiêm.

Bồ tát đối với cõi nào có duyên, phát nguyện vãng sinh cõi nào, tùy nơi phát nguyện, khởi lòng tin, quyết định một lòng chuyên chú, thì tới khi mệnh chung, tùy nơi quốc độ Ngài nguyện mà vãng sinh, nghe pháp không thoái chuyển rồi lại về độ khắp tất cả chúng sinh.

Nếu khôngtịnh độ chư Phật an lập ra, làm nơi y quy cho Bồ tát đã phát tâm đại thừa, lỡ thoát lúc nào, thì bao nhiêu công đức tu bố thí, trí giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ bị phí mất vô ích. Vì vậy Bồ tát phải lấy tịnh độ làm nơi nghỉ ngơi, mới không đến nỗi thoái mất tâm đại thừa, tâm Bồ đề, mà phí mất công đức trước của các Ngài vậy.

Đó là nghĩa chính đức Phật A Di Đàchư Phật mười phương thành lập ra tịnh độ cũng là đúng nghĩa Phật Thích Ca thuyết ra pháp môn tịnh độ.

Người tu học pháp môn tịnh độ phải nên chú ý hiểu rõ sâu sắc nghĩa này.

Sa môn Thích Phổ Tuệ

Nguồn: Phật Tử Việt Nam





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :