Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa (Vãng Sanh Luận)

10/12/20234:08 CH(Xem: 2025)
Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa (Vãng Sanh Luận)

VÔ LƯỢNG THỌ KINH ƯU BÀ ĐỀ XÁ
CHÚ GIẢI GIẢNG NGHĨA

 無量壽經優婆提舍 註解講義
Ấn Độ Thế Thân Bồ Tát tạo luận
Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch luận
Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan chú giải
Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm giảng nghĩa
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng NghĩaPDF icon (4)Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa


Bộ luận này có tên gọi đầy đủ là Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá, còn gọi là Vãng Sanh Tịnh Độ Luận, gọi đơn giảnVãng Sanh Luận, hoặc gọi là Tịnh Độ Luận. Nay để giải thích danh xưng, sẽ chia thành ba đoạn: 1. Vô Lượng Thọ Kinh. 2. Ưu Bà Đề Xá. 3. Nguyện Sanh Kệ.

Vô Lượng Thọ Kinh Đây là tựa đề kinh theo lối nhân đề (人題, dùng người để đặt tên kinh), mà cũng là pháp đề (法題, dùng pháp để đặt tên kinh) của một bộ giáo điển cơ bản làm cơ sở y cứ cho Tịnh Độ Tông Trung Hoa



Ưu Bà Đề Xá Đây là [danh xưng trong] tiếng Phạn của một thể loại trong mười hai phần giáo, dịch nghĩa là Luận Nghị, tức là đức Phật và các đệ tử giải thích ý nghĩa của kinh. Trong ấy, bao gồm các ý nghĩa “vấn đáp, chọn lựa dứt khoát, phân tích, thảo luận”

Nguyện Sanh Kệ “Nguyện” (願) có nghĩa là chí tâm tin ưa, mà cũng bao hàm các nhân tố tâm lý như “cung kính, chẳng gián đoạn, lâu dài, không có những tâm khác” v.v… “Sanh” (生) là bỏ báo thân này, sanh sang Cực Lạc Tịnh Độ kia. “Kệ” (偈) là nói tắt của chữ Già Đà (伽陀, Gāthā) trong tiếng Phạn, mỗi câu là bốn chữ, năm chữ, cho đến tám chữ. Cứ bốn câu là một Kệ, còn gọi là một Tụng (頌), giống như cổ thi Trung Hoa. Nguyện Sanh Kệ chính là tên gọi chung của toàn bộ phần Kệ Tụng trong bộ luận này





Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…