1. Độ là cõi nước, nghĩa này khác với nghĩa nước nhà. Cõi nước ở đây chỉ vào thế giới mà nói. Thế giới, theo căn cứ sách Phật là “hư không vô biên, thế giới vô số”.
Tư tưởng Trung Quốc xưa nay, lấy phạm vi đất nước là trên trời, dưới đất ngoài ra không có thế giới, cõi nước nào khác nữa, hơi khó được thông.
Nhưng với thiên văn học hiện đại thì chính có thể thông được.
Căn cứ thiên văn học hiện tại nghiên cứu được trong thế giới sao hỏa có nhân dân, trong không gian cực hằng tinh thái dương đại hệ là thế giới cũng có thể có người ở cho nên thế giới là không có hạn lượng.
Ở trong thế giới vô lượng vô số này phải là có khổ vui tịnh uế tốt xấu nhiều thứ, sai biệt với thế giới thanh tịnh tốt đẹp trang nghiêm kia, tức là tịnh độ bởi thế nói đến tây phương tịnh độ. Về thiên văn học hiện đại rất dễ thừa nhận.
Thế giới Ta bà này là thế giới khổ, không phải là thế giới trang nghiêm
yên vui tốt đẹp. Ở trong thế giới mọi khổ bức bách này, muốn cầu thoát khổ vãng sinh cõi vui, không tu tịch nghiệp thì không được, nếu tu tịnh nghiệp nhân tịnh độ có thể được quả vui cõi tịnh.
Phật Thích Ca ở trong thế giới tịnh uế tốt xấu khổ vui khác nhau này đặc biệt nói ra thế giới thanh tịnh thắng diệu yên vui này.
Kinh Di Đà đã nói, từ đây qua 10 vạn ức cõi Phật có thế giới gọi là Cực lạc.
Người bình thường ở thế giới Sa bà này còn có chỗ không thấy, không biết, nghe ở 10 vạn cõi Phật, lại có thế giới hẳn cho là cái chuyện viển
vông không căn cứ.
Nhưng lấy con mắt trí tuệ của Phật mà nhìn thực có thế giới ấy như người ta hiện tiền thấy có bàn ghế.
Cho nên đức Thế Tôn Thích Ca khuyên dạy chúng sinh cõi thế giới này có
những nỗi tai nạn, bức bách, phát ra tâm niệm cầu sinh thế giới Cực lạc, cần tu nghiệp tịnh sinh sang tịnh độ.
Phần trên nói rõ nghĩa nhưng rất nông về thuyết vãng sinh.
2. Y vào thiên văn học, về khoa học cũng y vào trong thù thắng nghĩa đế của Phật học, cõi Phật thanh tịnh cứu kính là tất cả tướng một pháp giới
chân thật lìa tất cả phân biệt môn thuyết.
Một pháp giới thực này, ở khắp mọi nơi ai ai cũng đủ nhưng không hiển hiện bởi bị phiền não làm chướng ngại, tuy khắp tất cả mà không hợp nhau, vẫn ở trong sinh tử như mộng như huyễn, lưu chuyển không thôi.
Nếu có khả năng phá được nghiệp báo, phiền não huyễn mộng này, một niệm
giác ngộ, một thoáng hợp nhau ngay với tịnh độ, thế là đi mà không đi đâu, sinh mà không nơi sinh đó là vãng sinh vậy.
Nếu nói vãng sinh theo về thế tục đế: Đi thì quyết định đi, sinh thì quyết định sinh. Bởi tu nhân tịnh nghiệp, đến khi mệnh chung quyết định lìa cõi Sa bà này vãng sinh thế giới Cực lạc phương tây, hợp nghĩa vãng sinh thế tục đế, lại có thể nói “đi thì không đi đâu, sinh thì quyết định sinh”.
Bởi ai vãng sinh, xét ra lấy báo thể (báo thân của chúng sinh) nào đúng là năng vãng sinh.
Nếu bảo ngoài xác thịt người có một linh hồn, là báo thể vãng sinh thời
cái thuyết linh hồn đã bị Phật học phá bỏ lâu rồi. Về Phật học dạy báo thể vãng sinh tức là thức A lại da.
Thức A lại da này khắp hết mọi phương sở sinh trong quốc độ này, là bởi
cái nghiệp lực năng sinh đã chín muồi, mà báo thể quốc độ này thành tựu, như thể tịnh nghiệp thành thục được sinh tịnh độ, là báo thể sinh tịnh độ được thành tựu cho nên nói: “đi thì không đi đâu, sinh thời quyết định sinh”.
Báo thân đã thành nhưng chưa hết, là báo thân ở thế giới này, nếu chết
mà vãng sinh Cực lạc, là thành báo thân của thế giới Cực lạc, thời đi có nơi đi, nhưng không có năng sinh, sở sinh thật tại. Xét từ đâu mà sinh ra Sa bà, từ đâu mà sinh ra Cực Lạc?
Nếu tự sinh khi chưa sinh tự thể, còn không thì tự sinh sao được? Nếu là tha sinh trông mình nói người, mình đã không sinh, thì ai sinh được nếu không nhân sinh, thì bằng vô sinh.
Trung Luận đã nói: “Mọi pháp không tự sinh, cũng không từ tha sinh, không chung mà cũng chẳng vô nhân sinh vì vậy nói là vô sinh”. Cho nên nói được đi có nơi đi, mà sinh không nơi sinh. Trở lên 4 câu đều không thể chấp nhận thiên lệch, nếu có thể lìa chấp thì có thể tùy cơ phương tiện đặt ra ngôn thuyết.
Phàm đã sinh ra thế giới Cực lạc phương tây, đều có đủ 32 tướng của các bậc đại Bồ tát.
Thế là đã sinh sang Cực lạc, tuy có nhị thừa, phàm phu… khác nhau nhưng
đều thẳng tiến vào Đại thừa thành Phật tất cả. Vì vậy thế giới Cực lạc phương tây, thành tựu được là bởi từ thiện căn đại thừa vô lậu. Bởi vì cõi thiện căn đại thừa, không những không có thể tính nhị thừa, căn khuyết (người què, mù, điếc, câm, ngọng) nữ nhân, mà những tên (danh) nữ
nhân, căn khuyết và nhị thừa v.v, đều không, chỉ có tên các bậc Bồ tát bất thoái.
Không những chỉ có cõi tịnh của Phật A Di Đà mà chư Phật Bồ Tát mười phương, đều có tịnh độ.
3. Nhưng xét đến, chư Phật cớ gì lập ra cõi tịnh; Đức Thích Ca xét hợp cơ nào, mà thuyết pháp môn tịnh độ? Đó là vấn đề người tu tịnh độ phải mau giải đáp. Thì đây xin thuật:
- Đời có người nhân ác báo hiện tiền sợ hãi hoảng hốt mà cầu sinh cõi tịnh. Có người nhân đói rét khốn khổ, sinh hoạt bức bách mà cầu sinh cõi
tịnh. Có người về những khổ già bệnh bức não mà cầu sinh tịnh độ, đều về tâm lý “lánh khổ tìm vui” làm động cơ vãng sinh tịnh độ.
Sa môn Thích Phổ Tuệ
Nguồn: Phật Tử Việt Nam