- Mục Lục
- 01– Luận Về Sự Cảm Ứng
- 02– Sự Thiết Yếu Của Niệm Phật Cùng Tham Thiền
- 03– Khai Thị Đại Chúng
- 04– Khai Thị Về Những Điểm Thiết Yếu Khi Niệm Phật
- 05– Khai Thị Về Tịnh Độ
- 06– Pháp Môn Tịnh Độ
- 07– Khai Thị Cho Thị Giả Đẳng Ngu
- 08– Khai Thị Cho Thiền Nhân Huệ Cảnh
- 09– Khai Thị Cho Nhân Trung Tiên Trì Chú Chuẩn Đề
- 10– Khai Thị Cho Từ Tịnh Chi
- 11– Khai Thị Cho Ngô Khải Cao
- 12– Bài Tựa Về Tịnh Độ Chỉ Quy
- 13- Quy Chế Niệm Phật Trong Mười Hai Thời Tại Chùa Hồ Tâm
- 14– Thư Đáp Đức Vương
- 15– Khai Thị Tham Thiền Thiết Yếu
- 16– Khai Thị Cho Tiêu Huyền Đoàn
- 17– Khai Thị Cho Cư Sĩ Vương Hiển Ngung
- 18– Đáp Quan Trung Thừa Trịnh Côn Nham
- 19– Khai Thị Phùng Sanh Văn Phụ
- 20– Khai Thị Thiền Nhân Trí Vân
- 21– Khai Thị Thiền Sư Thừa Mật
- 22– Khai Thị Cho Sa Di Tại Tịnh
- 23– Khai Thị Cho Thầy Đại Tịnh
- 24– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Lang
- 25– Khai Thị Cho Thiền Nhân Thạch Ngọc
- 26– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Thường
- 27– Khai Thị Cho Thiền Nhân Khánh Vân
- 28– Khai Thị Cho Thiền Nhân Vô Sanh
- 29– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Tông
- 30– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Giác
- 31– Khai Thị Đại Chúng
- 32– Khai Thị Cho Thiền Nhân Bảo Quý Bổn Tịnh
- 33– Khai Thị Cho Thiền Nhân Chân Ngộ
- 34– Khai Thị Cho Thiền Nhân Pháp Cẩm
- 35- Khắc Bài Tựa Về Phật Sự Du Già
NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN
(Trích : Đường Mây Trong Cõi Mộng
Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong Phóng tác)
BÀI 2 - SỰ THIẾT YẾU
CỦA VIỆC NIỆM PHẬT CÙNG THAM THIỀN
Người thẩm sát công án niệm Phật, phải đơn độc đề cử một âm thanh “A Di Đà Phật” làm thoại đầu. Nơi đề khởi, phải hạ nghi tình, thẩm vấn xem người niệm Phật là ai. Lại đề cử lại thẩm xét, xem coi rốt ráo người niệm Phật là ai. Quyết bám tựa câu thoại đầu này như thế, thì tất cả vọng tưởng tạp niệm đều bị đốn đoạn, như chặt dây nhợ. Lại không dung dưỡng cho chúng khởi lên, (vì nơi khởi tức tâm liễu giác bị che mất), mà chỉ còn một niệm ; đơn độc sáng suốt rõ ràng, như mặt trời lơ lững trên không trung, thì vọng niệm không sanh, hôn mê tự thối tán, tức tịch tịch tỉnh tỉnh.
Đại sư Vĩnh Gia thuyết: Tịch tịch tỉnh tỉnh là phải, Tịch tịch vô ký là sai. Tỉnh tỉnh tịch tịch là phải, tỉnh tỉnh loạn tưởng là sai. Đây là dạy rằng tịch tịch mà không lạc vào hôn trầm vô ký. Tỉnh tỉnh mà không lạc vào vọng tưởng. Tịch tỉnh song song lưu hành, và tâm phù trầm đều xả. Xem đến nơi một niệm chưa sanh, thì tiền hậu tế đều đoạn, chính giữa tự cô độc, tức khắc đập thủng thùng nước sơn, bèn thấy bản lai diện mục. Thân tâm thế giới lập tức rơi xuống, như hoa rụng trong hư không. Mười phương tròn đầy trong sáng, thành một tạng đại quang minh. Như thế chính là thời tiết trở về nhà. Nhật dụng hiện tiền, viên minh trong sáng, nên không còn nghi ngờ ; tin chắc tự tâm, gốc vốn như thế. Từ trên Phật Tổ, nơi tự thọ dụng, không hai không khác. Đến cảnh giới đó, chớ nên giữ chấp không kiến (thấy không). Nếu giữ chấp không kiến, thì đoạ vào ngoại đạo ác kiến. Lại không thể khởi hữu kiến, cùng tri kiến huyền diệu, vì còn hữu kiến tức đoạ vào tà kiến. Ngay trong công phu, xuất hiện bao loại cảnh giới, quyết chẳng nhìn nhận chúng ; nghe một tiếng quát liền tiêu. Cảnh ác hiện chớ sợ, và cảnh lành chớ vui, vì chúng chính là con ma tập khí. Nếu sanh tâm vui mừng, tức đoạ vào đường ma. Phải quán biết đó là hiện cảnh của tự tâm, không từ ngoài vào. Phải biết bổn lai thanh tịnh, trong tâm vốn không có một vật. Gốc vốn không mê ngộ, chẳng nương nơi thánh phàm, thì còn an đắc bao loại cảnh giới sao ! Ngày nay vì mê bản tâm này, nên phải dụng công phu, để tiêu ma vô minh tập khí. Nếu ngộ bản tâm xưa nay không có một vật, vốn sáng suốt bao la, thanh tịnh lặng lẽ, thì thong dong tự tại qua ngày, sao còn có công phu nào để hành !
Người thời nay phải tin tâm này, xưa nay vốn không một vật. Như nay dụng công phu, chỉ vì chưa thấy được bản lai diện mục đó, nên phải quyết hạ thủ công phu, thì mới có ngày trở về quê quán. Từ đó mà thẳng bước, thì tự nhiên sẽ có lúc đốn ngộ bản lai diện mục, tức là xuất ra khỏi sanh tử, mãi mãi không nghi ngờ./.