Thư Viện Hoa Sen

Quyển 1-03

28/09/201012:00 SA(Xem: 14835)
Quyển 1-03

KINH A DI ĐÀ SỚ SAO
Thuật Gỉa: Tổ Chu Hoằng
Dịch Gỉa: Thích Hành Trụ - Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1983 - PL 2526

PHẬT THÍCH CA NÓI KINH A DI ĐÀ 
---o0o---
QUYỂN THỨ NHỨT
(tiếp theo)
 

SỞ BI GIAI PHẨM (phân ra làm hai phần)

 1. Liệu giản (So chọn)

 2. Tổng thâu (Tóm thâu)
 
 

1. LIỆU GIẢN



CHÁNH VĂN: Đã biết kinh Di Đà đây văn dón, nghĩa đủ, lời gần, ý xa. Nhưng chưa rõ nó sẽ giúp cho căn khí nào và có bao nhiêu từng bậc?

Trước nói về cách (Liệu Giản) là so chọn để phân biệt, thì ban đầu (kế sau là giai cấp) là ba hạng người không phải căn khí: 1. Người vô tín; 2. Người vô nguyện; 3. Người vô hạnh; trái lại, đều là người có căn khí (căn cơ).
 
 

CHÚ GIẢI: Trước nói căn khí có phải, có quấy. Sau phân biệt giai cấp, có thắng (hơn), có liệt (thua), cốt yếu là muốn cho chúng sanh biết, đặng buông quấy, theo phải, bỏ liệt, dùng thắng.

 Tín là tin rằng chúng sanh với Phật không hai; chúng sanh niệm Phật chắc đặng vãng sanh, rốt ráo thành Phật. Như trong kinh đã nói: "Các ngươi đều phải tin theo lời ta". Phải vậy!

 Nguyện là vì tin đây không phải chỉ tin suông. Mà phải như con nhớ mẹ, nhìn theo trìu mến, quyết muốn vãng sanh như trong kinh đã nói: "Nên phải phát nguyện, nguyện sanh về quốc độ kia". Thật thế!

 Hạnh là vì nguyện không phải chỉ nguyện suông, cần phải thường hành tinh tấn, mỗi niệm nối nhau không gián đoạn. Như trong kinh đã nói: "Phải chấp trì danh hiệu để niệm cho được nhứt tâm bất loạn". Thật vậy.

 Ba việc nầy gọi là "ba món tư lương"; tư lương chẳng đủ, không mong gì đi tới trước. Lại nữa ba món này như cái đỉnh có ba chơn. Hoặc đều không, hoặc có một thiếu hai; hoặc có hai thiếu một, đều không thể đứng vững được.

 Lại dùng lời dụ để rõ: Ví như với năm giống lúa, người không tin là không tin ngay nơi hột giống lúa nầy, là bây giờ trồng bón giống đây, chắc sau đặng thành lúa.

 Người có tín mà không nguyện: Tuy có biết giống tốt mà không có tâm mong cầu gì đến lúa. Người có nguyện mà không hạnh: Tuy có mong cho được lúa, mà không cần mẫn cày cấy. Với ba món này, hoặc toàn không, hay lẫn thiếu một hoặc hai; xét theo văn nói trên, nên biết (là không được).

 Ba hạng người này, đều tỷ dụ như món đồ hư bể, không đựng được pháp vị cam lồ nên gọi là Phi Khí.

 Lại nữa, người đời tuy làm các việc từ thiện, nhưng đối với cõi Phật kia, họ không có Tín, Hạnh, Nguyện, cũng gọi là hạng người Phi Khí. Mặc dầu người có tội lỗi, nhưng đối với cõi Phật kia có đủ Tín, Hạnh, Nguyện cũng gọi là người phải căn khí.

 Với câu "Trái lại đều là căn khí", như văn sau sẽ nói rõ.
 
 

 CHÁNH VĂN: Trong những món đồ phải căn khí lại còn tùy mỗi căn cơ mà có ra từ "Bối" từ "Phẩm" thành ba, thành chín; chín lại nhơn chín; ba lại nhơn ba, phân tích nhiều lần từ ngành ra nữa thì phải nhiều đến vô lượng. Như trong hai bộ nói rõ.
 
 

 CHÚ GIẢI: Tiếp theo nói về giai cấp. "Bối" là trong kinh Đại Bổn nói ba bối. Phẩm là trong Quán kinh nói chín phẩm. Cho nên nói là ba, là chín.

 Trong ba "bối", mỗi "bối" có ba thì thành ra chín "bối".

 Trong chín phẩm, lại mỗi phẩm có chín thì thành tám mươi mốt (81) phẩm. Bối đã không cùng. Phẩm cũng không tột thì thành ra trăm nghìn vạn ức "Bối" và "Phẩm", cho nên nói: “Cũng đến vô lượng”.

 Đối với cái lẽ: Đều gọi tu niệm Phật, đồng được vãng sanh. Sở dĩ có phân ra nhiều Bối, Phẩm như vậy là do giữa giới tu niệm có sự, có lý, công hành trì hoặc trễ hoặc siêng, thành thử tùy theo nhơn nào thì kết quả nấy, nên với ngôi bực nó phải sai khác. Cho nên kinh Niết Bàn nói: “Cũng một pháp thập nhị nhơn duyên từng không hai pháp, nhưng mà người bậc hạ trí quán tu thì được đạo quả Thinh Văn. Người bậc trung trí quán tu thì được đạo quả Duyên Giác; người bậc thượng trí quán tu thì được đạo quả Bồ Tát. Người bậc thượng thượng trí quán tu thì được đạo quả Phật”.

 Cũng như câu: “Đồng một thức ăn trong một bát, chư thiên thọ dụng có ngon dở khác nhau; cùng một dòng sông, 3 thú lội qua có sâu cạn không đồng” (117) đâu có dối được.

 Vả lại ta tự phụ là người lợi căn (sáng suốt), nghe nói pháp niệm Phật, hoặc đem lòng khinh dễ, đâu biết Bối và Phẩm có cao có thấp là cốt ở nơi người mà thôi. Nếu quyết không niệm Phật thì phần ngu dốt để lại cho người vậy. Còn kẻ hiếu kỳ ỷ giỏi, xin bình tâm suy nghĩ lại!!
 
 

2. TỔNG THÂU


 CHÁNH VĂN: Tổng thâu là cứ niệm danh hiệu Phật ắt được vãng sanh về nước kia: Thì ra hoặc cao, thấp, hoặc thánh, phàm; cho đến hoặc tin, nghi, khen, chê, miễn biết có đức Phật kia là thành được thiện căn rồi, dù lâu đến nhiều kiếp, nhiều đời, đều nhờ đó sẽ được giải thoát.
 
 
 CHÚ GIẢI: “Hoặc cao, hoặc thấp” là do sanh phẩm thượng liền được quả Phật, còn sanh ở phẩm hạ, phước cũng hơn cung trời (118).
 Thế thì phẩm vị tuy khác, nhưng cũng đều được bậc bất thối cả.
 “Hoặc Thánh, hoặc phàm” là dù hạng phàm phu đủ điều ràng buộc (119) nhưng miễn được vãng sanh thời đồng ngôi với các vị Bồ Tát cu hội một nơi rồi, thế nào cũng sẽ thành quả Thánh. Đây là nói theo lối thuận.
 Dưới đây nói tin, nghi, khen, chê gồm cả thuận và nghịch không một hạng nào mà chẳng được lợi ích.
 Hỏi: Người tin, người khen được như thế là phải, còn người nghi, người chê vì sao cũng nói có căn lành?
 Đáp: Ông Thường Bất Khinh Bồ Tát thọ ký cho mỗi người được làm Phật. Người nghi không tin đến nỗi đánh mắng ông, nhơn đó chúng bị đọa vào địa ngục. Từ trong địa ngục ra rồi, rốt cuộc cũng được thành đạo. Đây đâu chẳng phải đánh, mắng là từ nghi sanh ra? Nghi từ biết sanh ra? Biết từ nghe sanh ra? Vì nghe biết có Phật rồi mới sanh nghi. Nếu không nghe biết thì nghi từ đâu mà có? Nhơn vì nghe biết thì một chữ Phật, đã chứa trong tạng thức, như gieo giống xuống đất bỗng gặp mưa, sương thấm nhuần sẽ có ngày nứt mầm, mọc mộng. Người chê Phật cũng nghĩa như thế. Nên nói hễ biết có Phật đều thành thiện căn, rồi rốt cuộc cũng được giải thoát; nếu không nghe, không biết thì không thành hột giống lành.
 
 
NĂNG THUYÊN THỂ TÁNH (Phân ra làm bốn phần)
 1. Tuỳ tướng: Theo tướng văn tự....
 2. Duy thức: Chỉ có thức biến...
 3. Qui tánh: Đều về tự tánh...
 4. Vô ngại: Sự lý vô ngại... 
 
 

1. TÙY TƯỚNG



 CHÁNH VĂN: Đã biết kinh Di Đà này trùm khắp các cơ, nhưng chưa rõ lý năng thuyên lấy gì làm thể tánh? Y theo xưa lần lượt chia ra làm mười môn. Xét tận gốc, tóm lại thành bốn môn. Trước nói Tùy tướng, trong ấy lại chia ra làm hai:

 1. Thinh, Danh, Cú, Văn.

 2. Nghĩa sở thuyên

 Do vì văn với nghĩa đều thuộc về tướng văn tự.
 
 

 CHÚ GIẢI: Lần lượt chia ra mười môn (121) rõ thấy trong lời Huyền Đàm của kinh Hoa Nghiêm. Ngài KHUÊ PHONG đối trong ấy tóm ghép lại làm thành bốn môn:

 1. Thinh, Danh, Cú, Văn, là cứ theo kinh giáo Đại thừa, Tiểu thừa, hoặc có kinh dùng Thinh làm giáo thể; hoặc có kinh dùng Danh, Cú và Văn thân để làm giáo thể. Nay theo Ngài Thanh Lương đại sư dùng hết bốn món. Lấy Thinh làm giáo thể; Danh là thứ lớp, hàng ngũ để giải tự tánh của pháp; Cú là thứ lớp sắp đặt để giải sự sai biệt của pháp; Văn là thứ liên hợp, kết làm chỗ nương cho hai món trên. Danh, Cú, Văn ba món đây tráo trở cho tiếng nói hình dung tỏ rõ ra. Bởi chỉ có một Thinh thì không thể giải rõ nghĩa được; còn riêng Danh, Cú, Văn thì không có tự thể; cho nên gồm cả bốn món nầy mới đủ làm giáo thể, do gồm cả giả, thật, thể, dụng giúp nhau vậy.

 2. Nghĩa sở thuyên là: Thinh, Danh, Cú, Văn bốn món này nếu không có nghĩa gì để làm chỗ sở thuyên (bị nói) thì đồng như thiên vận (122) suông, chớ không có ý vị chi cả. Còn nếu chỉ có nghĩa suông mà không có văn tự thời lý mầu do đâu để được hiển bày. Bởi thế cho nên văn tự tùy theo nghĩa, nghĩa tùy theo văn tự. Văn nghĩa lẫn giúp mới thành giáo thể.

 Vì vậy cho nên kinh này từ câu "Như thị ngã văn" đến câu "Tác lễ nhi thối", đó là cái thể của Thinh, Danh, Cú, Văn mà trong đây nói những y báo, chánh báo, tín, nguyện, vãng sanh v.v... là những nghĩa sở thuyên vậy. Dùng cả hai món này (văn nghĩa) nương lẫn nhau để làm giáo thể.
 
 

 CHÁNH VĂN: Lại nếu cứ mỗi pháp để hiển nghĩa thì không một pháp nào không phải là Phật sự, như cơm thơm, hào quang v.v... Nên biết mỗi pháp đều làm giáo thể được cả.
 
 

 CHÚ GIẢI Pháp hay hiển nghĩa thì mỗi pháp tự bày, chẳng đợi văn tự. Như kinh Hoa Nghiêm nói đài mây, lưới báu, mao khổng (lỗ chơn lông) hào quang đều có thể thuyết pháp cả. Kinh Tịnh Danh nói có thế giới Phật dùng cơm thơm làm Phật sự (123), có thế giới Phật dùng hào quang làm phật sự, cho đến một sắc, một cử, một động, không có một pháp nào mà không phải Phật sự v.v... Nay kinh Di Đà này thì nước, chim, cây, rừng, đều diễn tiếng pháp (pháp âm) vi diệu. Thế thì tùy lấy một pháp mà dùng cũng đều thành giáo thể cả.
 
 

2. DUY THỨC


 CHÁNH VĂN: Duy thức là văn đây, nghĩa đây đều do thức biến hiện mà có bổn ảnh cả bốn câu.
 
 
 CHÚ GIẢI: Bốn câu là: 
1. Duy có bổn chất, không có ảnh tượng (124) tức là Tiểu thừa giáo. Vì hàng Tiểu thừa không biết giáo pháp đều do thức biến hiện nên nhận rằng đức Như Laithuyết pháp.

 2. Cũng bổn chất, cũng ảnh tượng, tức là Thỉ giáo. Vì do đức Phật tự diễn giảng nào văn, nào nghĩa đều từ nơi Diệu Quán Sát trí (125) của tịnh thức thứ sáu hiện ra gọi là "bổn chất giáo” (126). Người nghe thì từ trên thức biến ra nghĩa, gọi là "ảnh tượng giáo" (127). Vì chư Phật và chúng sanh lẫn nhau làm tăng thượng duyên (128).

 3. Chỉ có ảnh tượng, không có bổn chất, tức là Chung giáo. Vì lìa tâm chúng sanh, thì không có Phật, duy dùng lòng đại bi, đại trí làm tăng thượng duyên, khiến trong tâm chúng sanh căn cơ đã thuần thục kia, hiện ra Phật thuyết pháp. Thế nên Phật giáo toàn là ảnh tượng trong tâm chúng sanh.

 4. Không phải bổn chất, không phải ảnh tượng, tức là Đốn giáo. Chẳng những ngoài tâm không Phật, mà ảnh tượng trong tâm chúng sanh cũng không; do vì chơn tánh vốn dứt hẳn văn tự, ngôn thuyết, tức là giáo mà không có giáo. Như câu: “Tôn giả (Tu Bồ Đề), không thuyết pháp; tôi (Đế Thích) cũng không nghe” (129). Kẻ thuyết và người nghe đều không, chỉ có duy thức mà thôi. Nên lấy thức làm giáo thể vậy.
 Nay kinh này căn cứ theo hai giáo Chung và Đốn thì trong tâm chúng sanh ưa xuất ly cõi khổ, tự trong tâm thấy có Phật giảng thuyết nào y báo, chánh báo, tín, nguyện, vãng sanh, Cực Lạc mà kỳ thuật không thuyết, không nghe, nên dùng thức làm giáo thể.
 
 

3. QUI TÁNH


 CHÁNH VĂN: Qui tánh là trước lấy môn cảnh nơi sở biến để qui về tám thức nơi năng biến. Nay đem tám thức sở hiện qui về nhứt tâm năng hiện. Thế là lấy tánh làm giáo thể.
 
 
 CHÚ GIẢI: Nhứt tâm là gì? Tức là tự thể Chơn Như. Vậy từ Chơn Như đây lưu xuất ra các giáo pháp nên hội các tướng về một tánh (Chơn Như). Thời chỗ gọi rằng: Phần Trùng Tụng vẫn Chơn Như, phần Thọ Ký cũng Chơn Như, luôn 12 phần giáo tất cả đều Chơn Như. Sắp về trên lần lựa xét tầm giáo lý chơn thật, rốt ráo tột đến nơi đây. Ví như cảnh vật không lìa chiêm bao, chiêm bao không lìa người ngủ.
 Lời Sớ kinh Viên Giác nói: “Chúng sanh và giáo pháp vốn không. Tất cả duy có thức biến; thức lại như huyễn thuật, như mộng mị, chỉ là nhứt tâm”. Thế là dùng tự tâm làm giáo thể.
 Nay kinh này, Y, Chánh, Nguyện cả các pháp, nào văn, nào nghĩa rốt ráo đều về lý "Nhứt Tâm Chơn Như". Cho nên bực cổ đức nói: “Các kinh đại thừa đều dùng một "Thật Tướng" để ấn chứng làm giáo thể của kinh”. Kinh này dùng "nhứt tâm bất loạn" tức là Thật Tướng tức là Chơn Như. Thế thì hiệp lại hai môn (Tùy Tướng, Duy Thức) trước lại hội qui về Nhứt Tâm để làm giáo thể.
 
 
4. VÔ NGẠI


 CHÁNH VĂN: Vô ngại là Tâm, Cảnh, Sự, Lý vốn tự thông suốt lẫn nhau. Cảnh và Sự gọi là Tùy Tướng. Tâm là Duy Thức. Lý là qui tánh, đều giao triệt với nhau.
 
 
 CHÚ GIẢI: “Giao triệt” là do một tâm vẫn có; hai môn là sanh diệtChơn Như, vì Chơn Như tức là sanh diệt, cho nên Lý nó không ngại gì với Sự, cảnh và tâm sanh diệt tức là Chơn Như, cho nên Sự, Tâm và Cảnh không ngại gì với Lý.
 Nay kinh nầy nói Tâm tức là Độ, thời vẫn một niệm vô vi mà không ngại gì với Ao, Lầu, Chim, Cây khắp bày, bủa giăng, hễ chúng sanh tin ưa, tùy nguyện vãng sanh. Độ tức là Tâm thì đủ cả thất bảo trang nghiêm mà cũng không ngại với toàn thể không tịch (vắng lặng), chẳng dính mắc một mảy trần, thật khôngchúng sanh, sanh về nước kia. Thế là dùng cả tâm, cảnh, sự, lý dung nhiếp lẫn nhau làm giáo thể
 
 
TÔNG THÚ CHỈ QUI (phân ra làm ba phần):
 1. Tổng trần (Chung bày tông thú)
 2. Dị giải (Giải riêng tông thú)
 3. Chánh ý (Chính tông thú kinh nầy)
 
 

1. TỔNG TRẦN



 CHÁNH VĂN: Đã biết kinh đây về cái thể Năng Thuyên của nó bao trùm như thế, nhưng chưa biết chỗ tông thú của kinh như thế nào? Luận rằng: Chỗ trọng của lời nói gọi là tông, chỗ qui về nơi tông gọi là thú, nhưng có Thông (chung) và Biệt (riêng). Luận về Thông thời Phật giáo lấy chữ nhơn duyên làm Tông. Biệt, thời y theo xưa chia ra mười môn (130): 1. Từ môn "Ngã pháp cu hữu" đến môn thứ mười là "Viên dung cụ đức". Sau lại sau; trước; thứ lớp có cao và thấp, cho nên kinh nào cũng đều có Tông và Thú.
 
 

 CHÚ GIẢI: “Trọng” là chuộng. Vì thánh nhơn lập giáo lời lẽ trong một bộ kinh, chuộng trọng về chỗ nào thì chỗ chuộng trọng ấy là Tông. Qui là đến, đến chỗ lập ra Tông (lập trường) đây để cầu việc gì? Xét chỗ về đến của Tông gọi là Thú.

 Nhơn duyên là lựa khác với không nhơn và tà nhơn. Giáo pháp của đức Phật nói ra trong 49 năm không ngoài hai chữ “nhơn duyên”. Như nói: “Vì nhơn duyên nên sanh diệt; vì nhơn duyên nên tức không, vì nhơn duyên nên tức giả, vì nhơn duyên nên tức trung”. Vậy biết với tông chỉ của Phật giáo duy có hai chữ “nhơn duyên” đã bao gồm hết cả nên gọi là Thông (phần chung).

 Mười môn là: 

1. Tông "Ngã pháp cu hữu". Trong chấp có ngã ngoài chấp có pháp (131) gọi là tông của ngoại đạo nương theo Phật Pháp (132). 

2. Tông "pháp có, ngã không" thời khác với ngoại đạo, tức là tông của Tiểu thừa

Do đây từ trước đến sau; từ thấp đến cao, nhẫn đến tôn thứ mười là "viên dung cụ đức". Mười môn phân biệt rõ đủ trong lời Huyền Đàm kinh Hoa Nghiêm. Nếu tóm lại thời thành năm môn, song không ngoài những Tông: Hữu, Vô, Pháp Tướng, Pháp TánhViên Dung.

 Nay kinh nầy tôn trọng về Pháp. Do y báo, chánh báo, tín, nguyện, vãng sanh về Tịnh Độ v.v... đều qui về Lý Nhứt Tâm. Vì nhứt tâm bất loạn tức là pháp tánh.
 
 

DỊ GIẢI


 CHÁNH VĂN: Kinh Di Đà đây xưa có nhiều nhà giải; có nhà nói dùng Tín, Nguyện làm Tông; có nhà nói vượt khỏi ba cõi, hai món đều thanh tịnh làm Tông, khiến cho chúng sanh đặng quả vị "bất thối chuyển" là Thú.
 
 
 CHÚ GIẢI: Tín, Nguyện làm Tông là các nhà giải phần nhiều đồng ý với nghĩa đây. Do vì trong kinh thường nói: "Nếu có người tin, nên phải phát nguyện, nguyện sanh về cõi nước kia".
 Hai món thanh tịnh là gì? Như trong luận nói: “Cực Lạc thế giới, y, chánh hai báo (133) thanh tịnh trang nghiêm, chẳng phải y, chánh hai báo trong ba cõi nầy bì kịp” nên lấy hai món thanh tịnh đây làm Tông, mà cốt yếu chỗ về của nó là vì khiến cho chúng sanh sanh về cõi nước Cực Lạc thanh tịnh kia. Sanh về nước kia rồi liền đặng quả vị Bất thối chuyển. Lấy đây làm Thú.
 
 
CHÁNH Ý (phân ra làm hai phần):
 1. Tổng cử: Tông thú chung của kinh nầy
 2. Biệt minh: Tông thú riêng của kinh nầy
 
 
TỔNG CỬ


 CHÁNH VĂN: Kinh đây trọng về Pháp Tánh, với trong Pháp Tánh lại chia có Tổng và Biệt, gồm hiệp chung lại thì là "Y chánh thanh tịnh” và “Tín, Nguyện vãng sanh" lấy đó làm Tông Thú.
 
 

 CHÚ GIẢI: Dùng cả hai thuyết trước, hiệp lại thuyết sau để nói đó, chung làm Tông Thú vì thuyết trước không gồm y báo, chánh báo, thuyết sau chưa rõ Tín, Nguyện, nên phải hiệp chung lại mới khỏi thiếu sót. Bởi vì do cả y, chánh, tín, nguyện, gồm giúp lẫn nhau mới được vãng sanh mà cũng không ngoài một cái tự tâm.

 Chung làm Tông Thú là gì?

 So theo như kinh Hoa Nghiêm vì kinh kia cũng gồm chung cả các thuyết "nhơn quả, duyên khởi" và "Thật lý pháp giới", lấy đó làm Tông và Thú. Nếu muốn phân ra thì câu trên làm Tông, câu dưới làm Thú; nghĩa cũng tự rõ. Bằng muốn thêm thì kinh Hoa Nghiêm kia thêm câu "bất tư nghì", kinh Di Đà đây cũng thế.
 
 

BIỆT MINH


 CHÁNH VĂN: Lại phân biệt mà nói, thì thành năm pháp đối:
 1. Giáo nghĩa; 2. Sự lý; 3. Cảnh hạnh; 4. Hạnh tịch; 5. Tịch dụng.
 Dùng làm Tông và Thú, (mỗi một đối là một tông thú, cả 5 đối là 5 tông thú).
 
 
 CHÚ GIẢI: Một: "Giáo nghĩa một pháp đối" là sao? Là dùng Giáo làm Tông, để cho rõ Nghĩa làm Thú. Nói cái giáo tôn trọng pháp niệm Phật vãng sanh đây, ý đó ra sao? Chính là vì muốn cho chúng sanh hiểu rõ lời nói trong kinh đây là, y báo, chánh báo của Phật A Di Đà rất thanh tịnh trang nghiêm, đặng sanh lòng tin niệm Phậtphát nguyện sẽ được sanh về nước kia. Trong kinh giáo có nghĩa như thế, đó là Thú; chớ không phải chỉ là ngôn ngữ văn tự suông mà thôi.
 Hai: "Sự lý một pháp đối" là gì? Là dùng Sự làm Tông, khiến người ngộ Lý làm Thú. Nương nơi văn trên lời nói dạy trong một bộ kinh đều ước về nghĩa sở thuyên, mà trong nghĩa ấy lại có sự và lý. Rằng tôn trọng những sự y báo, chánh báo, tín, nguyện v.v... ý đó ra sao? Chính là muốn rõ bày trong sự có đủ lời chí lý, đó là Thú; chớ không phải chỉ nói những tích sự duyên suông mà thôi.
 Ba: "Cảnh và Hạnh một pháp đối" là gì? Dùng Cảnh làm Tông, khiến ra Hạnh làm Thú. Cảnh tức là Lý sở quán, đối với trí năng quán nên gọi là cảnh. Nói "tôn trọng lý đây", ý đó ra sao? Đã biết tự tánh sẵn có Phật Di Đà, nơi tâm vốn có cõi Tịnh độ, chính muốn tức nơi đó dùng làm chơn cảnh mà khởi ra quán hạnh, chấp trì danh hiệu để niệm đến nhứt tâm bất loạn, đó là Thú; chớ không phải chỉ thông hiểu suông lý đấy mà thôi.
 Bốn: "Hạnh Tịch một pháp đối" là gì? Dùng hạnh làm Tông, khiến đến chỗ không tịch làm Thú. Nay tôn trọng pháp niệm Phậtquán hạnh đây ý nó ra sao? Bởi do tâm thể ta tuy vắng lặng, nhưng huân tập thói nhiễm ô nhiều đời, nên nay hễ chạm cảnh thì sanh tình, nếu không tu quán hạnh thì dầu miễn cưỡng, dằn ép vọng tâm, rốt cuộc không phải là đắc pháp định huệ bình đẳng (134). Nay y pháp chánh quán và chấp trì danh hiệu, đến chỗ nhứt tâm thời trở lại cái bản thể Không Tịch; đó là Thú; chớ chẳng những làm cái vọng kế có tạo tác mà thôi.
 Năm: "Tịch Dụng một pháp đối" là gì? Dùng bản thể Không Tịch làm Tông, khiến sanh trí diệu dụng làm Thú. Nói tôn trọng cái thể vắng lặng đây, ý nó ra sao? Bởi vì vọng tưởng chấp trước không do đâu được giải thoát, nay chuộng cái vắng thì vọng hết, tâm qui nhứt, tịch tịnh đến cùng tột, tâm thể sáng suốt. Dụ như bụi hết, gương sáng, hình ảnh nào mà không chiếu hiện? Chỗ gọi rằng: Đã sanh về nước kia, chứng đặng vô sanh nhẫn, rồi trở vào đường sanh tử, dùng vô số phương tiện, làm Phật sự lớn lao diệu dụng độ thoát chúng sanh rất nhiều đó là Thú, chớ không phải chỉ đắm chấp nơi chỗ vắng lặng suông mà thôi.
 Như vậy mười môn lần lựa sanh khởi làm Tông và Thú.
BỘ LOẠI SAI BIỆT (phân ra làm ba phần)
 1. Minh bộ (Đồng bộ với kinh nầy)
 2. Minh loại (Đồng loại với kinh nầy)
 3. Phi bộ phi loại (chẳng phải bộ loại nhưng cũng niệm Phật)
 
 

1. MINH BỘ



 CHÁNH VĂN: Đã biết kinh Di Đà đây, Tông Thú rộng sâu, nhưng chưa biết đồng với bộ nào, loại nào và có mấy thứ? Trước nói rõ về bộ. Bộ có hai thứ:

 1. Đại bổn; 2. Kinh Di Đà này. 
 
 CHÚ GIẢI:
Bộ là các bổn đồng qui về một bộ, mà văn nghĩa có rộng và hẹp. Rộng là kinh Đại Bổn, hẹp là kinh đây (Di Đà).

 Đại bổn có sáu tên:

 1. Vô Lượng Bình Đẳng Thanh Tịnh Giác kinh; đời Hậu Hớn, ngài Chi Lâu Ca Sấm dịch (135).

 2. Vô Lượng Thọ kinh; đời Tào Ngụy, ngài Khương Tăng Khải dịch.

 3. A Di Đà kinh đồng một tên với kinh đây; đời Ngô, ngài Chi Khiêm dịch.

 4. Vô Lượng Thọ Trang nghiêm kinh; đời Tống, ngài Pháp Hiền dịch.

 5. Rút trong kinh Bảo Tích, quyển thứ 18, tên là Vô Lượng Thọ Như Lai Hội; đời Đường, ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch.

 6. Tên Phật Thuyết Đại A Di Đà kinh; đời Tống, huyện Long Thơ, cư sĩ Vương Nhựt Hưu, tóm rút của bốn nhà dịch trước, so sánh làm một bộ, duy trừ bộ Bảo Tích, ông chưa kịp xem.

 Song năm nhà dịch trên, lẫn nhau có khác và đồng, như: đời Hán, đời Ngô hai nhà dịch ấy, với 48 lời nguyện, chỉ còn phân nửa là 24 thôi, còn bao nhiêu lời văn đại đồng, tiểu dị (phần lớn đồng nhau, chỉ khác là phần nhỏ).

 Ông Vương Nhựt Hưu chung lấy văn của năm nhà dịch, so sánh lấy chỗ giản dị và rõ ràng, lưu thông đời nay, lợi ích rất lớn. Nhưng ông không theo bản chữ Phạm, chỉ châm chước theo văn Tàu nên chưa đúng phép dịch. Phải chi ông dùng bản chữ Phạm để dịch lại thì thành sáu nhà dịch, không ai phê bình được. Vì thế, nên ông không nói dịch mà chỉ nói giảo chánh thôi. Lại trong đó có chỗ bỏ chỗ dùng, ông theo văn xưa, nhưng cũng có chỗ lấy chưa hết.

 Như ba bực vãng sanh, theo bản dịch đời nhà Ngụy, đều nói "Phát Bồ Đề tâm" mà Ông Vương Nhựt Hưu chỉ nói bậc trung mới phát Bồ Đề tâm, bực hạ không phát, bậc thượng hoàn toàn không nói đến. Thế thì trên dưới mất thứ lớp. Vả lại trong văn, nói: “Người có nhiều thiện cănhoàn toàn chỉ cho người phát tâm Bồ Đề”. Ba bực tuy không đồng, nhưng vẫn đồng một điều là có phát tâm ấy, làm điểm chính của sự vãng sanh, thế mà ông lại bỏ đi, nên nói ông có chỗ lấy chưa hết.

 Song nay giải lời Sớ Sao kinh này, với chỗ viện dẫn, về nghĩa thì gồm thâu cả năm nhà dịch, về lời lẽ thời phần nhiều theo văn của ông Vương Nhựt Hưu, bởi vì bản dịch của ông ấn hành được lưu thông, người đời thường dùng, ai ai cũng quen thấy. Còn năm bản kia chỉ rút chút ít, phần đại khái thì lấy kinh Đại Bổn làm mục tiêu. Nên với cả sáu món trên, đều gọi là ĐạI Bổn, kinh Di Đà đây kêu là Tiểu Bổn. Dù văn có nhiều và ít, chớ nghĩa không hơn không kém, nên cho thuộc về đồng bộ.
 
 

2. MINH LOẠI


 CHÁNH VĂN: Minh loại là gì? Nó có ba thứ: 1. Quán kinh; 2. Cổ Âm Vương kinh; 3. Hậu Xuất A Di Đà Kệ kinh.
 
 
 CHÚ GIẢI: Loại là gì? Loại nghĩa là không đồng bộ, nhưng đồng một loại. Thí dụ như anh em chú bác, tuy không đồng một cha mẹ, mà đồng một ông nội, bà nội, cũng gọi là anh em ngang vai, anh em ngang hàng, nên nói là đồng loại.
 Quán Kinh là gì? Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói đủ 16 pháp diệu quánnhứt tâm tam quán, rõ như lời Sớ Sao của bổn kinh ấy nói.
 Khi Phật ở tại Chiêm Ba Đại Thành, nơi ao Dà Dà Linh, cùng với 100 thầy Bí Sô nói kinh Cổ Âm Vương. Trong kinh ấy nói: “Nếu có bốn chúng thọ trì danh hiệu của Phật A Di Đà, đến khi mạng chung, sẽ được Phật và Thánh chúng tiếp dẫn vãng sanh” v.v...
 Kinh Hậu xuất Kệ là kinh gì? Kinh nầy từ đầu chí cuối, chỉ toàn là nói bằng kệ (136) nên gọi là bộ Dà Đà. Trong bộ ấy nói: "Người phát nguyện dụ như chư Phật"; mà với 48 lời thệ nguyện, chỉ còn phân nửa là 24 lời nguyện, cũng đồng với hai nhà dịch đời Ngô, đời Hớn. Nhưng 48 lời nguyện từ xưa đến nay tuyên truyền đã lâu; 24 lời nguyện ấy hoặc là bản chữ Phạm đứt, thiếu cũng chưa biết chừng?
 Có người hỏi: “Kinh cổ Âm Vương cũng nói trì danh, vì sao không đồng bộ với kinh nầy?”
 Đáp: Do vì lời chú kinh kia tuy cũng có nói pháp trì danh, nhưng mà trọng về pháp trì chú hơn.
 
 
3. Phi Bộ Phi Loại


 CHÁNH VĂN: Xét, rõ "phi bộ phi loại" là những bổn kinh không phải đồng bộ và đồng loại, nhưng cũng nói kèm về pháp môn Tịnh Độ như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa và Luận Khởi Tín v.v... Lại dầu không phải bộ loại, nhưng mà trong ấy cũng nói về pháp chuyên trì danh hiệu như kinh Văn Thù Bát Nhã.
 
 
Chú Giải: "Cũng có nói kèm" là gì? Ngoài những kinh đồng bộ đồng loại ra, còn có những kinh tuy không chuyên nói về pháp môn Tịnh Độ, nhưng trong ấy cũng có nói đến lời khuyến tán vãng sanh Tịnh Độ, như kinh Hoa Nghiêm phẩm Hạnh Nguyện đã nói mười lời đại nguyện lớn và rốt sau lại nói cũng do mười nguyện chúa ấy, để dẫn dắt về nước Cực Lạc ấy vậy.
 Trong kinh Pháp Hoa nói: "Người nào tụng kinh này (Pháp Hoa) khi mạng chung (chết) sẽ được sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà". Thật vậy, về Luận Khởi Tín, như trong khoa Giáo Khởi trước đã nói, hai chữ vân vân (v.v..) là: Như kinh Quán Phật tam muội, kinh Thập Trụ về đoạn kết và các kinh đều có nói đến pháp môn Tịnh Độ trùng trùng không phải một như lời tạp dẫn trong văn sau sẽ rõ. Với kinh Văn Thù Bát Nhã, cũng sẽ nói rõ trong văn "chấp trì danh hiệu" sau.
 
 
Dịch Thích Tụng Trì (phân ra làm 5 phần)
 1. Minh dịch (nói việc phiên dịch)
 2. Minh thích (nói việc giải thích)
 3. Minh tụng (nói việc tụng có ích)
 4. Minh trì (nói trì danhlinh nghiệm)
 5. Kết khuyến (lời kết để khuyên)
 
 
1. Minh Dịch


 Chánh Văn: Đã biết kinh nầy, nào bộ, loại, rộng, nào hẹp, đồng, khác với nhau như thế rồi, nhưng chưa biết kinh này dịch về thời đại nào, có bao nhiêu nhà dịch? Cho đến người chú thích mở rộng là ai? Những người đọc tụng thọ trìlinh nghiệm gì?

 Trước hết nói rõ có hai nhà dịch: 1. Đời Dao Tần, ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch bộ kinh "Phật Thuyết A Di Đà" tức bộ kinh này.
 
 

Chú Giải: Chữ Dao Tần, nghĩa là thuở đời Châu có nhà Dinh Tần; Nam Bắc Triều có nhà Phù Tần và Dao Tần (137). Nay nói Dao Tần là để phân biệt với Phù Tần và Dinh Tần kia.

 Tam Tạng, tức là người học thông ba tạng: tạng Kinh, tạng Luật và tạng Luận, thêm giỏi cả tiếng Hoa (Tàu) tiếng Phạm (Brahma) nữa.

 Chữ “Pháp Sư” nghĩa là người nhận lãnh được Phật pháp, diễn giảng dạy bảo, làm mô phạm trong chúng.

 Cưu Ma La Thập là tiếng Phạm, đọc đủ là: Cưu-ma-la-kỳ-bà Thập; năm chữ trên, dịch là "Đồng Thọ" (tuổi trẻ đức cao); chữ Thập là người thông thạo các món văn tự của phương đây (Tàu) hiệp cả Tàu và Phạm chung kêu là "La Thập".

 "Dịch" là đổi. Nghĩa là đổi tiếng Phạm thành tiếng Tàu, theo sách Châu Lễ nói: ‘Chủ quản tiếng nói thuộc về bốn phương, mỗi phương đều có ông quan thông thạo tiếng phương ấy. Như ông quan phương Bắc nói là Dịch”. Do kinh nầy từ xứ Tây Thiên Trúc đem sang nước Đông Độ mà nói rằng "dịch" là vì đời nhà Hớn ông quan phía Bắc (nước Tàu) gồm thông cả tiếng Tây Thiên Trúc nữa nên khi đức Ma Đằng bên Tây Trúc mới đến Tàu, ông bèn gọi là "dịch". Nay cũng căn cứ theo đây.

 Xét bổn truyện của ngài Pháp sư La Thập, chính là người nước Trung Thiên Trúc. Cha Ngài tên là Cưu Ma La Viêm dòng dõi làm chức Tướng Quốc (quan Thừa Tướng) lại bỏ chức, đi du lịch qua nước Ku che (Cưu Ty); Vua nước ấy (138) đem gả em gái, sanh ra ngài. Khi ngài vừa sanh sẵn có tinh thần sáng suốt; năm lên bảy tuổi, một hôm theo mẹ vào chùa, thấy cái bát bằng sắt ngài lấy đội thử lên đầu, thoạt nghĩ: Bát này nặng quá làm sao ta đội nổi. Tức thì bát ấy quá nặng bội phần, ngài không thể đội được. Ngài liền tỏ ngộ được lý "vạn pháp duy tâm", học rộng nhớ dai, không ai sánh kịp. Bởi còn tuổi trẻđức hạnh cao cả nên gọi là "Đồng Thọ".

 Đã học thông ba tạng từ phương Đông vua nước Ku Che (Cưu Ty). Vua nầy mới lập pháp tòa sư tử bằng vàng mời ngài ngồi lên thuyết pháp. Bấy giờ chúa Phù Kiên chiếm lấy nước Tần, sắp đem binh qua đánh lấy Tây Vức. Bỗng gặp quan Thái Sử vào tâu: "Bẩm chúa thượng, tiểu thần xem thiên văn thấy hiện một ngôi sao lạ bên Tây Vức, chắc có bậc đại đức trí nhơn vào giúp Trung Quốc". Chúa Phù Kiên nói: "Trẫm nghe bên nước Ku Che (Cưu Ty) có ngài La Thập, phải chăng là ngôi sao ấy?" Rồi liền sai tướng soái Lữ Quang (139) đi đánh nước Cưu Ty. Khi sắp hành binh, chúa Phù Kiên bảo Lữ Quang rằng: "Trẫm đây không phải ham muốn đất đai mở rộng biên cương mà dùng binh đâu, chỉ vì Trẫm nghe ngài La Thập là người hiểu sâu pháp tướng của Phật, có thể làm giềng mối cho kẻ hậu học. Nếu khanh đánh thắng được nước Cưu Ty rồi phải lập tức chạy trạm để hộ tống đưa ngài La Thập về đây cho Trẫm gấp".

 Bấy giờ, Lữ Quang chiến thắng nước Cưu Ty, bèn chở ngài La Thập về. Nhưng đi mới nửa đường nghe tin chúa Phù Kiên bị Dao Trành làm hại, nên Lữ Quang không về nước mà ở lại Lương Châu. Ngài La Thập vì thế nên không được đến nước Tần.

 Sau Dao Trành cũng nghe danh tiếng ngài qua thỉnh, nhưng Lữ Quang không cho. Dao Trành chết, con Dao Trành là Dao Hưng cố thỉnh, song Lữ Quang cũng không cho. Nhơn đó Dao Hưng cử binh đi đánh, cháu Lữ Quang thua, đầu hàng nước Tần. Bấy giờ mới rước được ngài La Thập vào ải, tôn kỉnh ngài lên làm chức Quốc Sư.

 Ngài xem kinh cũ, nghĩa phần nhiều sai lạc, không hiệp với bổn chữ Phạm. Ngài bèn triệu tập các thầy sa môn như ông Tăng Triệu, Tăng Duệ, tất cả hơn 800 người, mới dịch ra kinh, luận trên 390 quyển đều thấu suốt nguồn tâm, mở bày lý nhiệm.

 Trước khi sắp tịch, ngài nhóm chúng lại nói: “Tôi nguyện những kinh của tôi dịch, lưu truyền đời sau được thông dụng khắp cả, nay đối truớc chúng, tôi phát lời thệ thành thật: Nếu kinh sách của tôi dịch không sai lầm thì sau khi đốt thân, cuống lưỡi tôi không cháy nát".

 Ngài tịch ở đất Trường An, nhằm niên hiệu Hoằng Thỉ, năm thứ 11 (140) tháng 8, ngày 20. Sau khi làm l trà tỳ, củi cháy hết, xác ngài tiêu, mà cuống lưỡi vẫn còn nguyên vẹn như lúc sống.

 Nay kinh này ngài La Thập dịch, cuống lưỡi không hư, cùng với chư Phật tướng lưỡi rộng dài để khen ngợi kinh đây, hiệp lại mà quán xét thì lời Phật nói thật không sai; do nơi đây lại càng thêm tin.
 
 

Chánh Văn: Hai: Kinh "Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ", đời Đường, ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch.

 Hai kinh hiệp lại so sánh, phần lớn đồng nhau, chỉ khác chút ít, người đời yêu chuộng phần nhiều đều theo bản nhà Tần.
 
 

Chú Giải: Ngài Huyền Tráng pháp sư nguyên là con nhà họ Trần, người ở huyện Hầu Thị, xuất thân tại châu Lạc Dương, đời nhà Đường (141). Thuở nhỏ gặp nhiều hoạn nạn theo anh trưởng là ông Kiến phápxuất gia ở chùa Tịnh Trụ. Năm lên 11 tuổi tụng kinh Duy MaPháp Hoa bỗng nhiên giác ngộ (phát huệ) người đời không ai sánh kịp. 21 tuổi giảng bộ Tâm Luận, không cần xem văn tự mà nói thông như nước chảy. Người đời tặng ngài là Thần Nhơn (người hay nhứt).

 Hoàng hiệu Trinh Quán năm thứ ba (142) ngài qua Tây Vức (Ấn Độ) thỉnh kinh, gặp đủ mọi sự nguy hiểm, đường gian nan, trải qua một trăm năm mươi nước mới đến nước Xá Vệ (143) thỉnh hơn 600 bộ kinh.

 Đến năm hoàng hiệu Trinh Quán thứ 19, (144) trở về kinh đô nước Tàu, ở tại đền Ngọc Hoa, phiên dịch kinh, luận, tổng cộng 1.330 quyển.

 Khi ngài đã già bệnh, nằm thấy có bông sen trắng lớn và tướng hảo của Phật. Ngài nằm nghiêng bên hữu, chồng chơn lại mà tịch; xác để hai tháng mà diện mạo như lúc còn sống (145).

 Nhắc lại ngày trước, khi ngài qua Tây Vức thỉnh kinh, ngài vỗ cây tòng ở chùa Linh Nham, ngài thệ và dặn rằng: “Ta đi qua phương Tây, ngươi cũng ngả về phương Tây, lúc ta trở về phương Đông, ngươi cũng ngả về phương Đông nhé”. Dặn thế rồi Ngài đi thì cây tòng y lời dặn của ngài, ngả về phương Tây dài đến hai trượng. Một hôm bỗng nhiên nó ngả trở lại phương Đông (146) đệ tử mừng nói rằng: “Thầy sắp về!” Quả nhiên ngài về thật. Người đời gọi cây Tòng ấy là “ma đảnh tòng” (147).

 Xét lời thệ nguyện của ngài chơn thật nên muốn chi được nấy, không sai. Như vậy cuống lưỡi của ngài La Thập không hư, cùng với tướng lưỡi rộng dài của chư Phật vẫn đồng một ý. Nên với kinh ngài dịch đây, đâu chẳng tin ư?

 “Hiệp lại so sánh”: Là nghĩa hiệp trước sánh sau mà dịch trùng lại vậy. Đại đồng, tiểu dị là tiếng Phạn có hơi khác và lời nói có nhiều ít, như chữ Hằng Hà, có bổn dịch là Căng Già (148) và sáu phương, hoặc nói là mười phương chẳng đồng nhau. Nhưng đại ý vẫn một (không trái nhau).

 Phần nhiều theo bản nhà Tần là kinh Pháp Hoa có ba nhà dịch, mà bản dịch của nhà Tần thạnh hành hơn. Kinh này hai nhà dịch cũng lại như thế.
 
 

2. Minh Thích


 Chánh Văn: Kế đây nói người giải thích kinh này. Về Luận thì có ngài Thiên Thân Bồ Tát làm ra bộ Vô Lượng Thọ Kinh Luận. Giải thì có ngài Từ Ân làm lời Thông Tán, ngài Hải Đông làm lời sớ, ngài Cô sơn làm lời sớ, cho đến ngài Đại Hựu làm bộ Lược Giải v.v...
 
 
Chú Giải: Ngài Thiên Thân Bồ Tát thường nhập pháp định "Nhựt Quang" (149) lên nội viện cung trời Đâu Suất tham bọc với đức Từ Thị (Di Lặc), rồi viết ra bộ "Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá". Ưu Bà Đề Xá Tàu dịch: Phân Biệt Nghĩa. Ngài Từ Ân pháp sư tên là Khuy Cơ, cháu ông Uất Trì Kỉnh Đức; ngài Huyền Tráng độ cho đi xuất gia, học thông kinh Đại thừa, Tiểu thừa, làm lời sớ giải các kinh, tính hơn 100 quyển. Giải bộ kinh "Di Lặc Hạ Sanh", trong ngòi bút đặng 27 hột ngọc Xá Lợi. Ngài có viết một quyển kinh "Di Đà Thông Tán" để chỉ bày nghĩa cốt yếu Tây phương Tịnh Độ.
 Ngài Hải Đông pháp sư tên Nguyên Hiểu, sớ giải kinh nầy đại khái căn cứ theo luận làm chủ. Ngài Cô Sơn Viên Pháp làm lời sớ cả mười bộ kinh để lưu thông (15) mà lời sớ kinh đây là một phần trong ấy.
 Các ngài: ngài Nghĩa Uyên, ngài Tịnh Giác, ngài Việt Khê v.v..., nhiều ngài giải thích lắm nhưng mà phần nhiều lạc mất. Đến đời nhà Nguyên, ngài Đại Hựu pháp sư mới có làm bộ Lược Giải. Nay đây duy còn những lời Sớ của ngài Hải Đông, ngài Việt Khê và ngài Đại Hựu mà thôi.
 Lâu đời, người mất, kinh lạc giáo lờ, thành thử làm cho pháp môn rộng lớn sâu xa như thế mà mỗi người không nhận hiểu được, đâu không buồn ư?
 
 
 Chánh Văn: Hoặc luận những kẻ xa vâng ý Phật, mở rộng tôn mầu, như là làm Luận làm Văn, làm Tập, làm Lục, làm Truyện, làm Kệ, làm Phú, làm Thi, lẫn nhau khen ngợi, số ấy không những số ức (151), đâu chẳng đinh ninh khẩn cáo, cảm khái, bi ca, khuyến cả chúng mê lưu đồng về con đường giác ngộ. Vậy chúng ta một phen xem đến, đâu chẳng ghi lòng!
 
 
Chú Giải: Văn trước chỉ những người chú giải kinh này, văn đây nói đa số người có những lời khen ngợi cõi Tịnh Độ không thể biên đủ. 
 Làm Luận như các bộ "Thập Nghi Luận", "Bảo Vương Luận" (152) v.v... làm Văn như "Văn của Ngài Long thơ", "Văn của Ngài Vô Tận" (153) v.v... làm Tập như "Tập Quyết Nghi", "Chỉ Qui" v.v... Làm Lục như bộ "Tịnh Độ Tư Tín" v.v... Làm Truyện như bộ "Tịnh Độ Lược Truyện" v.v... làm Kệ như "Kệ Kỉnh Lộ Tu Hành" v.v... (154) Làm Phú như bài "Thần Thê An Dưỡng" (155) v.v... Làm Thi như "Thi Chư Gia Hoài Tịnh Độ" (156) v.v...
 "Cáo" mà nói rằng "Khẩn" là lời chơn thành, trông mong ai nấy tín thọ vâng lời làm theo
 "Ca" mà nói rằng "Bi" là lời buồn thảm, hoặc vì quá cảm khích mà thốt ra.
 Chữ “lệ” cũng như số "chẳng những số ức" là nói số quá nhiều không thể dùng số ức để tính kể cho hết. Đây là bực Hiền, Thánh khen ngợi pháp môn Tịnh Độ, ngàn vạn lời không nhàm, lặp đi lặp lại nhiều lần, mục đích muốn đem hết chúng sanh trong biển sanh tử để về cõi Phật mà thôi.
 Vậy chúng ta nay phải mang ơn báo đức, khắc cốt ghi lòng, lần lữa lưu thông, thay nhau khuyến dẫn. Nếu cứ cất kỹ không xem, xem mà không tin, những hạng ấy chẳng nói là lời dạy trẻ thơ, thời cũng nói là lý luận ký ngụ (nhảm nhí). Những hạng như thế, thôi đành cam phận, chớ biết làm sao?!
 
 
3. Minh Tụng


 Chánh Văn: Kế nói sự lợi ích của người tụng kinh này như "cuống lưỡi không hư, nhạc trời rước về Tịnh Độ", vừa giải oan, vừa vãng sanh. Tụng chưa hết quyển mà ngồi tịch; về Cực Lạc như vào Thiền Định; khi chết thấy hoa sen trắng, đài bạc đổi thành đài vàng, nhạc dở qua rồi, nhạc hay tiến đến.
 
 
Chú Giải: “Cuống lưỡi không hư” là: Trong bộ Trí Độ Luận nói: Có vị bí sô tụng kinh Di Đà, khi sắp lâm chung nói với các đệ tử rằng: "Có Phật A Di Đà và các vị Thánh chúng đến rước ta kia". Sau khi hỏa thiêu thân cháy mà cuống lưỡi không nám, sắc tướng tự nhiên.
 "Nhạc trời rước về Tịnh độ" là: Đời Tống, ông Đường Thế Lương tụng kinh Di Đà mười muôn biến. Một hôm bảo người nhà rằng: "Phật đến rước ta". Nói rồi lạy Phật, ngồi mà qua đời. Đêm ấy có người đi buôn, nghỉ trên núi Đạo Vị, nằm mộng thấy phương Tây có hào quang lạ và tràng phan, hương hoa lăng xăng, tiếng nhạc véo von, trên không có tiếng kêu rằng: "Ông Đường Thế Lương đã sanh về Tịnh Độ".
 "Vừa giải oan, vừa vãng sanh" là: Đời Tống đất Thượng Ngu có tên Phùng Mân, lúc trẻ ưa đi săn bắn, thấy con rắn lớn, cầm nác (dao) muốn tới đâm. Lúc ấy con rắn ở dưới gộp đá muốn mổ (cắn) con bò ghé (con). Ông Phùng Mân lăn đá trên gộp xuống đè rắn đến chết. Rắn thường biến làm loài yêu quái để hại Phùng Mân. Nhưng Phùng Mân nhờ tu pháp sám hối, niệm Phật nhiều năm, rắn không làm hại đuợc. Một hôm Mân mời các bạn đồng tu trong hội "Tịnh Độ" tụng kinh Di Đà, rồi Mân chấp tay niệm Phật mà qua đời.
 "Tụng chưa hết quyển ngồi tịch" là: Đời nhà Tần, có ngài Trí Tiên pháp sư hiệu Chơn Giáo ở chùa Bạch Liên, ngài xây mặt về hướng Tây, tu pháp Thập Niệm 13 năm, một ngày 12 thời, không tạm nghỉ.
 Một hôm ngài hơi bệnh, bảo tên quán đường hành nhơn tụng kinh Di Đà, tụng chưa hết quyển, ngài ngồi an nhiên mà qua đời.
 “Về Cực Lạc như vào Thiền định”: Đời Tống ngài Thích Xử Khiêm tinh tấn tu pháp Tịnh Độ, một hôm tụng kinh Di Đà xong và khen ngợi pháp Tịnh Độ, ngài bảo trong chúng rằng: “Ta dùng bản tánh vô sanh mà sanh về Tịnh Độ”. Nói rồi ngài ngồi ngay thẳng như vào Thiền định, thoạt vậy mà tịch.
 “Lúc chết thấy hoa sen trắng”: Đời Tống có bà Chung Ẩu người ở quận Gia Hòa, mỗi ngày tụng mười biến kinh Di Đà, niệm Phật không thôi. Một hôm bà bảo các con rằng: "Ta thấy hoa sen trắng vô số, các vị thánh đến rước ta". Bà nói vừa dứt lời liền ngồi ngay thẳng mà tắt thở.
 “Đài bạc đổi đài vàng”: Ngài Hoài Ngọc Thiền sư, người ở đất Thai Châu, thân mặc áo vải, mỗi ngày ăn một bữa, thường ngồi, không nằm, tinh tấn niệm Phật. Ngài tụng 30 muôn biến kinh Di Đà. Một hôm ngài thấy thánh chúng bên Tây phương Tịnh Độ nhiều như số cát sông Hằng, có một vị tay bưng đài bạc từ cửa sổ đi vào. Ngài Hoài Ngọc than rằng: "Suốt đời tôi tinh tấn thề được đài vàng. Vì sao nay được cái nầy?" Nói thế đài bạc liền mất. Ngài Hoài Ngọc quá cảm khích lại càng tinh tấn bội phần. 21 ngày sau, thấy Phật đầy giữa hư không, ngài liền bảo đệ tử rằng: "Đài vàng đến rước ta sanh về Tịnh Độ". Rồi ngài nói bài kệ mỉm cười mà tịch. Quan thái thú ở quận ấy tên Đoàn Công lấy làm lạ, mới làm bài thi khen ngợi, có câu: "Chi đê chỉ vị, quải kim đài" (157).
 “Nhạc dở đi rồi, nhạc hay tiếp đến”: Đời Nguyên có ông Tử Hoa thiền sư, trong niên hiệu Đại Lịch năm thứ chín (158) ở chùa Quan Âm, tại đất Nhuận Châu, tụng kinh Di Đà ròng sáu tháng. Một hôm ngài cảm bệnh, đêm đó nghe mùi hương và tiếng nhạc trên hư không có tiếng bảo rằng: "Nhạc dở qua rồi, nhạc hay tiếp đến, người sẽ vãng sanh". Thế rồi ông niệm Phật giây lâu mà tịch. Mùi hương lạ suốt ngày chưa tan.
 
 
Chánh Văn: Lại như biên chép kinh này thì cảm hóa được mọi người; diễn giảng thì có điềm lành chim Bạch Hạc.
 
 
Chú Giải: “Biên tả”: Đời Đường có ngài Thiện Đạo Đại sư hễ được tiền của ai cúng, ông dùng để tả kinh Di Đà được mười vạn quyển, khuyên người thọ trì. Ngài cũng có khi tụng đến mười vạn biến, hoặc có khi tụng đến năm mươi vạn biến, kẻ tăng người tục (cư sĩ) đều qui kỉnh. Có người cảm quá đến đỗi đốt thân cúng duờng. Có những người đặng pháp niệm Phật tam muội không thể kể xiết!!
 “Diễn giảng”: Đời Tống có ông Thẩm Tam Lang, tuổi già hồi tâm niệm Phật. Nhơn lúc bệnh, ông thỉnh chư Tăng giảng kinh Di Đà; ông thay áo mà qua đời; bỗng co chơn muốn trỗi dậy. Hai người con chấp theo nhà danh giáo (đạo Nho) cho sự đổi hòm là khó, mới kéo chơn ông ra cho thẳng khi sắp sửa liệm. Ông bỗng cất đầu ra khỏi áo, mền; vùng mình ngồi dậy. Cả nhà kinh hãi. Hai người con lật đật tới trước dìu đỡ, ông bèn lấy cánh tay hất ra, còn nói: “Để cha ngồi mà đi chớ”. Rồi ông ngồi ngay thẳng chết lại.
 Lúc làm lễ trà tỳ ông, có 29 con chim bạch hạc bay đảo liệng mãi và kêu trên mây; giây lâu rồi bay thẳng về phương Tây cõi Tịnh.
 
 
Chánh Văn: Cảm ứng hiện tiền thời xa thấy đất báu; quyết được vãng sanh thời kinh Niết Bàn chẳng sánh. Sự cảm ứng như đây, xưa nay thường thấy.
 
 
Chú Giải: “Ở xa thấy đất báu”: Đời Đường ngài Đại Hạnh thiền sư ban đầu tu pháp sám của đức Phổ Hiền, sau vào trong Đại Tạng, tùy theo tay hễ rút lấy ra một quyển nào sẽ tụng theo kinh ấy thì nhằm quyển kinh Di Đà. Thế rồi ngày đêm ngài tụng niệm, đến ngày thất thứ ba, ngài thấy trên đất toàn là ngọc lưu ly. Phật Di Đà và đức Quan Âm, Thế Chí, hai vị Đại Sĩ hiện trước mặt. Vua Hy Tông nghe việc này, mời ngài vào cung, ban cho ngài hiệu là Thường Tinh Tiến Bồ Tát. Sau lại thấy trên đất toàn là ngọc lưu ly một lần nữa, liền ngày ấy ngài qua đời. Mùi hương lạ nghe thơm cả tuần; nhục thân của ngài không hoại (159).
 “Kinh Niết Bàn chẳng sánh”: Đời Lương có ngài Đạo Trân pháp sư giảng kinh Niết Bàn. Trong hoàng hiệu Thiên Giám (160) dừng gậy tích (161) ở núi Lô sơn, Ngài rất mộ pháp tu Tịnh Độ của ngài Viễn Công. Nhơn khi thiền định, ngài bỗng thấy trong biển có vài trăm người ngồi trên thuyền báu đi ngang trước mặt, ngài bèn hỏi đi đâu đó vậy? Người trong thuyền đáp: “Chúng tôi về nước Cực Lạc”. Ngài yêu cầu cho quá giang. Nhưng mấy người trong thuyền kia nói: “Pháp sư tuy có giảng kinh Niết Bàn rất hay, cũng thật là bất khả tư nghì, công đức rất lớn. Nhưng mà ngài chưa tụng kinh Di Đà thì đâu được cùng với chúng tôi về nơi Cực Lạc!”
 Từ đó pháp sư nghỉ giảng kinh Niết Bàn, bắt đầu niệm Phậttụng kinh Di Đà đến hai vạn biến. Khi sắp lâm chung, cuối ngày thất thứ tư, ban đêm vào canh tư, ngài thấy phương Tây có người bưng đài bạc đến, giữa hư không sáng rực như ban ngày. Có tiếng kêu rằng: “Pháp sư lên ngồi đài nầy để mà vãng sanh”.
  Lúc ấy cả đại chúng đều nghe nhạc trời và mùi hương lạ. Những mùi hương quí nầy mấy ngày vẫn còn thơm. Đêm đó chúng tăng ở chùa Phong Đảnh xa xa thấy trong miệng hang có vài mươi ngọn đuốc chói sáng suốt đêm. Ngày sau mới biết pháp sư đã qua đời.
 Những sự tích nêu trên đây đều do là người tu nhơn được chứng quả; đây cảm thì kia ứng, thường thấy thường nghe, từ xưa đến nay chưa dễ gì nêu ra cho hết.
 
 
4. Minh Trì


 Chánh Văn: Nói sự linh nghiệm của người trì danh hiệu Phật hoặc một niệm trong miệng bay ra một đạo hào quang, hoặc một tiếng trong miệng bay ra một vị Phật, hoặc niệm vang động cả rừng, hang, hoặc tiếng niệm thấu đến cung vua hoặc sáu thời kế tiếp niệm mà y báo, chánh báo đầy hư không, hoặc gạch chữ thập để nêu tâm mà được thánh hiền vào hội, cho đến đời nay có những danh lưu tiếp tục.
 
 
Chú Giải: Đây chính là nói rõ pháp tu chấp trì danh hiệu Phật vậy. Đối với những bậc thánh hiền tu Tịnh nghiệp thành tích rất nhiều, không thể thuật hết. Ở đây chỉ kể lại một vài việc mà người đời đã được nghe thấy rõ ràng, để làm bằng hay làm gương đặng khuyến khích.
 "Niệm Phật bay ra hào quang" là đời Đường có người hỏi ngài Thiện Đạo đại sư rằng: “Niệm Phật có được sanh về Tịnh độ không?”
 Ngài đáp: “Cứ như ngươi sở niệm thế nào thì được toại sở nguyện cũng thế”. Khi đó ngài Thiện Đạo tự niệm một câu "A Di Đà Phật" liền có một đạo hào quang từ trong miệng bay ra. Ngài niệm luôn mười câu đến trăm câu hào quang cũng vẫn cứ bay ra như vậy, thành ra cả nhà đầy hào quang. Nghe được sự linh nghiệm ấy nhà vua sắc tứ cho chỗ ngài ở là "Quang Minh Tự". Sau ngài lên cây liễu ngồi ngay thẳng mà tịch.
 "Niệm Phật bay ra vị Phật" là ngài Thiếu Khương pháp sư ở núi Ô Long, kiến thiết đạo tràng Tịnh Độ, khuyên người niệm Phật. Trong chúng thấy ngài niệm Phật một tiếng, trong miệng bay ra một vị Phật sáng, cho đến mười tiếng niệm, đều có đủ mười vị Phật thứ lớp bay ra như xâu chuỗi. Đến ngày lâm chung có mấy đạo hào quang đoanh quanh nơi miệng, thoạt vậy mà tịch (162).
 "Tiếng niệm Phật vang động cả rừng, hang" là đời Đường, ngài Đạo Xước Thiền sư, thường ngày vì trong chúng giảng kinh Vô Lượng Thọ gần 200 biến. Mỗi người tay lần chuỗi, miệng niệm danh hiệu Phật; khi tan hội, mà tiếng niệm còn vang động cả khu rừng.
 "Tiếng niệm Phật thấu đến cung vua" là đời Đường ngài Pháp Chiếu ở đất Tinh Châu lập 5 hội niệm Phật, cảm đến hoàng đế Đại Tông ở đất trong cung nghe tiếng niệm Phật, vua liền sai sứ đi tìm. Thấy sư khuyến hóa người niệm Phật rất thạnh hành, vua liền mời vào cung. Những người ở trong cung nhờ Sư dạy niệm Phật cũng đến năm hội; vua phong hiệu Sư là "Ngũ Hội Pháp Sư".
 "Sáu thời kế niệm" là đời Tấn, ngài Huệ Viễn pháp sưLô Sơn, chế tạo cái đồng hồ bằng hoa sen để phân giờ tu niệm sáu thời niệm Phật (163), lắng lòng nối tưởng; 19 năm sau, đến đêm 30 tháng 7, ở trong nhà Bát Nhã đang ngồi thiền định vừa đứng dậy, thấy thân Phật A Di Đà đầy cả hư không. Trong hào quang bóng tròn có vô lượng hóa Phật và các chúng Bồ Tát; nước chảy, hào quang đều diễn nói pháp mầu.
 Phật nói: “Ta do sức bản nguyện đến an ủi ngươi, bảy ngày nữa ngươi sẽ sanh về nước ta”. Đúng ngày nói trên, Sư ngồi ngay thẳng mà qua đời.
 "Gạch chữ thập để nêu tâm" là đời Tống, ngài Tông Trách Thiền sư ở chùa Trường Lô, tỏ ngộ lý Thiền, Tông, Thuyết gồm thông (164) mà vưng theo qui củ ngài Viễn Tổ ở non Khuôn Lư, lập Liên Hoa thắng hội. Kỷ luật hội đó: mỗi ngày niệm Phật A Di Đà, hoặc một ngàn tiếng, muôn tiếng chẳng hạn, cứ đến mặt trời lặn thì gạch tréo chữ Thập để ghi nhớ (165). Một hôm nằm mộng, ngài thấy một cậu trai, đầu bịt khăn đen, mặc áo trắng, dung mạo thanh bai, đến bảo ngài Lô Trách rằng: “Tôi muốn vào hội Di Đà của ông, xin ông ghi cho một tên”. Ngài Lô Trách hỏI: “Ông tên chi?” Người ấy đáp: “Tôi tên Phổ Huệ”; rồi lại nói: “Anh tôi tên Phổ Hiền cũng xin đăng tên”. Nói rồi liền ẩn mất. Ngài Lô Trách thức dậy thuật lại điềm chiêm bao, các vị tôn túc đều nói rằng: “Trong kinh Hoa Nghiêm về phẩm Ly Thế Gian có hai tên vị Bồ Tát ấy”; mới biết thánh hiền thầm giúp. Ngài liền ghi tên hai vị đại sĩ ấy vào đầu sổ (tiêu biểu hai vị hội trưởng của hội niệm Phật).
 "Chiêu đại” là đời nay vậy, như ngài Tây Trai, ngài Không Cốc, ngài Thiên Kỳ, ngài Độc Phong (166) v.v... Các ngài đây đều là bậc cao tăng đời nay, dốc tín; tinh tu, sánh với cái lành đời trước, nối nhau không dứt, đều chép rõ trong tập Vãng Sanh.
 Số là trong ngàn muôn truyện, chỉ ghi chép lại một vài truyện thôi.
 
 
Chánh Văn: Đến như cảm được cứu hộ thời oan nghiệp đời trước cũng độ được, quỉ dữ chẳng dám xâm; đặng linh ứng thời như mắt mù sáng lại, kẻ tù được thoát nạn.
 
 
Chú Giải: "Oan nghiệp đời trước cũng độ được" là: Đời Đường có cậu Thiệu Bưu, người ở Trấn Giang; lúc còn làm học trò, nằm mộng thấy đi đến chốn công phủ. Người chủ ở đó hỏi: “Ngươi có tự biết vì sao mà đi thi không đậu?”
 Bưu nói: “Dạ không biết”. Nhơn đó sai người dẫn Bưu đi đến trước vài bước, thấy trong chảo lớn có loài ốc sò biết nói tiếng người, kêu tên Thiệu Bưu, Bưu hoảng sợ liền niệm A Di Đà Phật, ốc sò biến thành chim huỳnh tước bay đi. Thiệu Bưu sau thi đậu, làm quan đến chức An Phủ Sứ.
 “Quỉ dữ không dám xâm” là: Thuở Phật còn tại thế, có một nước ở gần gũi La Sát. Quỉ này ăn thịt người vô độ. Vua trong nước ấy giao ước với nó: “Từ nay trong nước ta, mỗi nhà dưng một người, thứ lớp đem đến cho ngươi dùng, vậy ngươi đừng bắt ngang nữa”.
 Có nhà kia thờ Phật, chỉ sanh được một con trai, đến phiên nạp thịt cho quỉ, cha mẹ thương khóc, dặn con rằng: “Con phải chí tâm niệm Phật”. Người con vâng lời thành tâm niệm Phật. Nhờ oai thần của Phật, quỉ không dám lại gần. Sáng ngày đến xem, thấy con còn sống, cha mẹ mừng rỡ đem về. Từ đây nạn La Sát ăn thịt người đã dứt.
  “Mắt mù sáng lại” là: Đời Tống, con gái bà Sùng Thị mù hai con mắt, niệm Phật ba năm, tinh cần không bỏ lãng, cặp mắt sáng lại như xưa.
 “Người tù được thoát nạn”: Cuối đời Nguyên, có chúa Trương Sĩ Thành (167) chiếm lấy Hồ Châu, đánh nhau với quan thừa tướng miền Giang Tích, bắt đuợc 40 tù binh nhốt trong xe chở đi giết. Đêm hôm đó, xe tù ngủ nhờ nơi chùa Ô Khoa đất Tây Hồ. Bọn tù thấy ngài Đại Du Mưu thiền sư đi dạo dưới hiên Tây tụng niệm có vẻ nhàn nhã, nhơn đó xin ngài cứu giúp. Sư dạy phải chí tâm niệm Nam mô cứu khổ cứu nạn A Di Đà Phật. Trong đám có ba người tin theo lời sư; miệng niệm không ngớt. Đến sáng mở tù, đổi gông xiềng, tới ba người này, đồ gia hình không đủ, chỉ buộc bằng dây. Tra xét ra là lương dân bị bắt lầm, liền được tha bổng.
 
 
Chánh Văn: Lại nữa, người ác siêu là như ông Trương Thiện Hòa niệm mười tiếng Phật, tướng địa ngục hiện trước mắt liền tiêu mà được hóa, Phật rước ở giữa hư không.
 Loài súc sanh như chim cù dục xưng danh hiệu Phật mà hình hài chôn rồi, sau trên mộ mọc hoa sen. Huống chi là thân người không tội ác mấy! Và được phước báu gọi là tối linh; thêm đủ Tín và Nguyện đều tu; đâu thành luống bỏ.
 
 
Chú Giải "Người ác" là đời Đường có ông Trương Thiện Hòa làm nghề hàng trâu, khi sắp chết, thấy bầy trâu đến đòi thường mạng cho nó. Lúc ấy ông hoảng sợ, kêu vợ nói: “Mau rước thầy niệm Phật cho tôi”. Nhà sư đến dạy rằng: “Trong kinh nói, khi lâm chung tướng ác (168) hiện ra, nên chí tâm niệm Phật thì sẽ được vãng sanh”.
 Ông Trương Thiện Hoà nói: “Địa ngục đến gấp, mau đem lư hương đây!” Rồi tay hữu bưng lửa, tay tả cầm hương đốt, day mặt về hướng Tây, chuyên thiết niệm Phật, chưa đầy 10 tiếng, ông tự nói: “Phật đến rước ta”; dứt lời liền tắt thở. 
 "Loài súc sanh niệm Phật" là đời Tống, tại non Huỳnh Nham, chùa Chánh Đẳng, sư cụ Quán Công nuôi chim cù dục (sáo). Ngài thường dạy nó niệm Phật không ngớt. Mới hôm đứng chết trong lồng. Ngài Quán Công thương xót đem chôn. Sau trên mộ nó mọc lên đóa sen hồng. Đào đất xem thử thì hoa sen ấy từ trong chót lưỡi của chim cù dục mọc ra (loài sáo trâu: Toàn sắc đen, khi bay cánh nó điểm trắng).
 Ngài Linh Chi Chiếu luật sư làm bài thi khen ngợi, có câu:
 "Chim lồng giam hãm không chi lạ;
 Đứng chết, mọc sen mới rất kỳ" ! (169)
 Như trên đây đã thuật lại những sự tích trì danh niệm Phật. Từ sự tíchNiệm Phật trong miệng bay ra hào quang và trong miệng bay ra vị Phật, đến đây số là cũng trong muôn ngàn sự tích mà nay chỉ biên có một vài truyện thôi.
 Chữ "Thắc" nghĩa là cái ác còn giấu ở trong tâm khảm. 
 Chữ "tối linh" là nói loài người khôn ngoan hơn muôn loài (170).
 Sau rốt kết luận rằng: Người ác niệm Phật còn được vãng sanh, huống chi cái ác chưa ắt bằng như ông Trương Thiện Hòa và súc sanh niệm Phật còn được vãng sanh thay, huống chi hạng tối linh mà gọi là nhân loại. Lấy đó so sánh, biết chắc là niệm Phật được vãng sanh, vậy quyết chắc rằng người niệm Phật, mà hẳn có cả Tín và Nguyện gồm tu thì chỗ làm đâu có hư hỏng!
 
 
5. Kết Khuyến


 Chánh Văn: Thế nên một lời vừa xướng, ngàn Phật đồng khen. Bực tam học cao tăng, trang cửu lưu danh đức, hoặc u hoặc hiển, hoặc Thánh, hoặc phàm, như muôn sông đâu lại chẳng chảy về biển Đông; cũng ví như các ngôi sao thảy đều về chầu sao Bắc Đẩu (171). Sánh với đường tắt, gọi là Phổ Môn, lời đâu có dối. Vậy phải quyết chí cầu sanh, không nên nghĩ nghị gì nữa
 
 
Chú Giải: Văn đây tổng kết pháp môn Tịnh Độ, là chỗ nương về của tất cả chúng sanh. Chữ "Xướng" là dạy. Chữ "Canh" là nối. Chữ "thủy xướng" là: Đức Thích Ca chỉ bày cõi Tây phương Tịnh Độ chúng sanh mới biết tu Tịnh nghiệp (niệm Phật). Ấy là dắt mà dẫn đường đi.
 Chữ "đồng khen" là: Sáu phương Phật đồng khen ngợi, rõ như trong kinh văn nói, ấy là lời nối mà họa vần theo vậy. "Tam học" là Thiền, Giáo, Luật ba tông. Thiền như ngài Vĩnh Minh là bực thạch trụ (172) trong Tông môn mà được sanh về bực thượng thượng phẩm (173); ngài Viên Chiếu riêng giữ theo pháp đơn truyền "Giáo ngoại biệt truyền" mà được danh nêu bên Liên Cảnh (174). Giáo như ông Tăng Duệ rộng giúp ngài La Thập dịch kinhhoa sen mọc trong giường (175); ngài Tứ Minh (176) trùng hưng giáo pháp ngài Thiên Thai (tông Thiên Thai) mà day mặt về Tây ngồi tịch.
 "Luật" như ngài Linh Chi (177) khi sống hoằng luật Tỳ Ni mà lúc chết được vãng sanh về nước An Dưỡng; ngài Thanh Chiếu (178) mở rộng môn học Luật, mà chết nói bài kệ về Tây phương. Nếu nói rộng ra thì không thể kể xiết.
 "Cửu lưu": Nho lưu, Đạo lưu, Nông lưu, Công lưu, Y lưu, Bốc lưu (179) v.v... Nho lưu như ông Văn Lộ Công (180) đức nghiệp đầy triều mà còn kết duyên với 10 vạn người đồng sanh Tịnh Độ.
 Ông Tô Trưởng Công văn chương đức hạnh tuyệt vời mà cũng có làm thuyết Tây Phương Công Cứ.
 Đạo lưu: ông Cát Tế Chi (181) bỏ học đạo tiên mà hồi tâm tu Tịnh nghiệp; ông Đàm Loan pháp sư đốt kinh Tiên mà chuyên tu kinh Thập Lục Quán (182). Cho đến ông Tử Chương học nghề thuốc của ông Kỳ Bá, Huỳnh Đế (183) mà cũng để tâm niệm Phật.
 Ông Trương Thuyên làm nghề cày bừa mà cũng xưng danh hiệu Phật.
 Chốn U Minh như xưa vua Minh Quân còn kỉnh lễ (184), quỉ La Sát nguôi lòng (185).
 Bực Thánh như đức Văn Thù cầu "Sanh", đức Phổ Hiền nguyện "Vãng" (186); huống chi cõi dương thế với người phàm tục, không đợi luận nói vậy.
 “Chảy về biển Đông” nghĩa là: Nhóm về đến chỗ cùng tột. “Chầu sao Bắc Đẩu” nghĩa là: Noi theo về gốc chủ. Dụ như cõi Tịnh Độ là chỗ về chơn thật. Thế tất nhiên phải hướng mặt về đó chớ không phải như miễn cưỡng hay là bắt buộc phải làm vậy đâu?
 "Đường tắt gọi là pháp Phổ Môn": Đã giải ở đoạn văn trước; đây nhắc lại để kết luận, rõ ràng không phải luống, dư vậy.
 “Quyết chí” là kinh Đại Bổn nói: ‘Dầu có đống lửa to đầy cả tam thiên đại thiên thế giới, người tu cũng cần phải vượt qua khỏi lửa ấy”. Muốn sanh về cõi nước kia, thì phải lập chí quyết định, tiến mãi không hề khiếp nhược và thối lui đối với thế giới lửa kia!!
 “Không cần nghĩ nghị” là kinh Dịch nói: "Nghĩ xét rồi sau mới nói; bàn luận rồi sau mới làm". Nay bảo chẳng cần nghĩ bàn là người xưa có nói: “Bói để giải quyết tâm nghi, không nghi bói làm gì?” (187). Niệm Phật vãng sanh, miễn tin chắc không nghi là được, đâu còn nghĩ bàn làm chi nữa?

NGÀI VÂN THÊ LÀM LỜI SỚ SAO 
Tạo bài viết
06/07/2014(Xem: 11206)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: