06 Kinh Giảng

06/10/201012:00 SA(Xem: 15489)
06 Kinh Giảng


KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ GIẢNG THÍCH

Tỳ Kheo Thích Hằng Quang

Kinh Văn: 

Người Trung Phẩm Trung Sanh ấy. Nếu có chúng sanh hoặc một ngày đêm trì bát giới trai, hoặc một ngày một đêm trì giới Sa di, hoặc một ngày một đêm trì Cụ Túc giới, oai nghi không kém thiếu. Đem công đức này hồi hướng, nguyện sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.

Do giới hương huân tu, hành giả này lúc lâm chung thấy A Di Đà Phật cùng các quyến thuộc phóng kim sắc quang, cầm bửu liên hoa đến trước hành giả. Hành giả tự nghe hư không có tiếng khen rằng: Này Thiện Nam tử, như ngươi, hàng thiện nhơn, tùy thuận lời dạy tam thế chư Phật nên ta đến rước. Hành giả tự thấy thân mình ngồi trên hoa sen, hoa sen liền búp lại, sanh trong ao báu Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày liên hoa mới nở. Hoa nở rồi, mở mắt chắp tay tán thán Thế Tôn, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Đà Hoàn. Qua nửa kiếp thành bực A La Hán. Đây gọi là người Trung Phẩm Trung Sanh vậy.

Lược giảng:

Đoạn trên là Đức Thế tôn nói về bực trung Phẩm Trung sanh ở thế giới Cực Lạc,. Chúng sanh muốn được sanh vào phẩm này là những ai? Đức Phật nói:"Nếu có chúng sanh hoặc một ngày đêm trì bát giới trai, hoặc một ngày một đêm trì giới Sa di, hoặc một ngày một đêm trì Cụ Túc giới, oai nghi không kém thiếu. Đem công đức này hồi hướng, nguyện sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới". Nếu như có chúng sanh phát lòng thành gìn giữ cho trọn vẹn tám phần trai giới, một ngày một đêm, hoặc có người không thọ trì tám phần trai giớiphát tâm lành nguyện giữ giới của Sa Di (tám phần trai giớicộng thêm giới không giữ tiền) trong một ngày một đêm, hoặc có người không thọ trì mười giới của Sa Diphát tâm đại thiện lợi ích chúng sanh mà nguyện giữ trọn giới Cụ Túc tức là 250 giới Tỳ Kheo và 348 giới của Tỳ Kheo Ni và những oai nghi như đi đứng nằm ngồi đều giống như đức tướng của một vị Tỳ Kheo trong một ngày một đêm mà đem những công đức mà mình đã làm hồi hướng về thế giới Cực Lạc, thời lúc lâm chung đức Phật A Di Đà và hàng quyến thuộc, phóng quang sắc vàng và cầm hoa sen báu đến trước người và tự chính người đó nghe từ trên hư không có tiếng khen rằng:" Này Thiện Nam tử, như ngươi, hàng thiện nhơn, tùy thuận lời dạy tam thế chư Phật nên ta đến rước", Trong lời khen đã nói rõ là vì người thuận theo lời dạy của ba đời chư Phật nên ta đến đây để rước. Hàng quyến thuộc tức là chư vị Bồ Tátthánh chúngcực Lạc, một khi người sanh về đây thời hoa sen là mẹ, Cha là đức Di Đà, và hết thảy bồ Tát thánh chúng đều là quyến thuộc

Này quí Phật tử hãy suy nghĩ cho kỷ câu:" Này Thiện Nam tử, như ngươi, hàng thiện nhơn, tùy thuận lời dạy tam thế chư Phật nên ta đến rước". 
Nói Vì thuận theo ba đời chư Phật, vậy những gì mà chúng ta đang vâng lời hành theo những lời dạy của đức Như Lai Thích Ca để tu pháp môn tối diệu của Chư Phật quá khứ đã làm, hiện tại đương làm và vị lai sẽ làm, cho nên hãy thận trọng đấy. Đừng cho mình là chứng ngộ, mà phát ra lời vô trí thức để tự cho mình là thanh cao, phê phán pháp môn này.

Tôi đã chủ trương cho những ai đã quy y với tôi, thì không nên biện luận tranh cãi pháp môn nào tốt hay pháp môn nào là không tốt, mà hãy tự mình chứng lấy và làm theo. Mình có chứng được cảnh giới mà người tu học cần phải chứng ngộ chưa mà dám phê phán chứ? Tôi với con mắt phàm phu này không thể lấy được quí vị đã chứng hay chưa,, nhưng nếu có người hỏi tôi,"thầy xem coi tôi đã ngộ chưa" thì tôi sẽ dám trả lời với quí vị rằng:" quí vị vốn chưa chứng được cảnh giới này" .

Vì sao tôi biết? Không có gì cả, vì nếu như một trong những quí vị đã chứng ngộ, thời có pháp để cho quí vị phê phán hay sao? Thật sự có chánh pháp, tà pháp hay sao chứ? Đều không có. Kinh Kim Cang nói" Chánh Pháp còn phải bỏ huống gì là tà pháp ư". tất cả pháp đều không có, nhưng nếu như có người dùng bộ óc thông minh không của mình mà cho là không thời là đã lầm rồi đấy. 
Phật Pháp thật là kỳ diệu thay, đây mới thật là trung đạo. Khi giảng Kinh Kim Cang tôi đã giảng rõ cho quí vị, vậy quí vị muốn nói những gì? 

Hãy nói đi!

Nói mà nói, không nói mà lại nói, mới thật diệu Pháp, cho nên hãy cố gắng, dụng côngchơn chánh thời quí vị sẽ cảm nhận được mùi vị này. Cái mùi này không sao diễn hết, mà phải tự mình chứng biết, Nếu không sự giải thoát chơn chánh, thì đức Như lai đâu có nhọc lòng lo lắng, mà giảng cho chúng ta hơn 84 ngàn pháp như vậy. 

Chư Phật Tử mến thương ơi! Hãy vì sự giải thoát chơn chánh mà đến với đạo, đừng đến vì mục đích khác, nương bóng từ bi mà chuyên làm việc ma, ra vẻ người tu hành nhưng bên trong chứa đầy buị bầm. Đối với việc tu đạo, chỉ cần quí vị thành tâm sửa đổi, thành tâm nói thật, thời chư Phật, Bồ tát, thiên long bát bộ, sẽ không quảnh mặt làm ngơ bỏ quí vị đi đằng sau đâu. Cho nên, quí vị hãy cố gắng lên, đừng đi được vài bước rồi bị cảnh trần làm giao động không còn tâm chánh tín nữa.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật Thế Tự Tại Vương đã dạy Tỳ Kheo Pháp Tạng rằng:" nước của biển tuy nhiều, nhưng nếu nước thành tâm, lấy thùng mút nước của biển không ngừng nghĩ, thì một ngày kia nước trong biển cũng bị người mút hết". 

Cho nên, người Phật Tử thành tâm sửa lỗi lầm của mình thời phải phát tâm cho vững chắc, hôm nay sữa một chút, ngày mai chùi một chút, thời mây sẽ tan, bầu trời sẽ trông sáng, nếu như mới đầu thực hành mà bị bụi trần còn bám dính thời hãy cố gắng thêm chớ đừng thấy như vậy mà sanh tâm thối lui. 

Kinh Văn: 

Trung Phẩm Hạ Sanh ấy.

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn hiếu dưỡng cha mẹ, làm việc nhơn từ thế gian. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói rộng những sự vui nơi quốc độ Phật A Di Đà, cùng nói bốn mươi tám nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo, người này nghe xong sanh tâm hoan hỷ mà qua đời. Ví như khoảng thời gian tráng sĩ co duỗi chân tay, liền được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày, gặp Quán Thế ÂmĐại Thế Chí Bồ Tát, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Đà Hoàn. Qua một tiểu kiếp thành A La Hán. Đây gọi là người Trung Phẩm Hạ Sanh vậy.

Lược giảng:

Đoạn kinh văn trên đức Phật bảo bà Vi Đề HyTôn Giả A Nan cũng như chúng ta ngày nay. Ai là người sẽ được sanh vào trung phẩm hạ sanh của thế giới Cực Lạc. nếu như có người nữ hoặc người nào trên thế gian này, không làm việc ác, chỉ ưa vui thích giúp người khác, có lòng hiếu thuận cha mẹ, làm những việc mà người trong cõi nhân gian này cho là thiện không làm hại đến người khác. 

Lúc lâm chung, do nhờ có thiện duyên nên gặp được bực thiện tri thức, vì người này mà nói rộng về sự trang nghiêm của thế giới Cực Lạc, và nói cho người nghe 48 đại nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng Tỳ Kheo,(Phật A Di Đà), sau khi nghe vị thiện tri thức nói những lời vậy, vị thiện nam, tín nữ đó nghe xong không sanh lòng nghi hoặc, mà vui mừng liền qua đời. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi như người tráng sĩ co duỗi tay của mình, thời vị thiện nam tín nữ đó liền vãng sanh về thế giới cực lạc trong hoa sen bảy báu vào bực trung phẩm hạ sanh.

Bốn mười tám nguyện đó là:

01. Quốc độác đạo nguyện
02. Bất đọa ác thú nguyện
03. Thân tất kim sắc nguyện
04. Tam thập nhị tướng nguyện
05. Thân vô sai biệt nguyện
06. Túc mạng thông nguyện
07. Thiên nhãn thông nguyện 
08. Thiên nhĩ thông nguyện
09.Tha tâm thông nguyện 
10. thần túc thông nguyện
11. Biến cúng chư Phật nguyện
12. Định thành chánh giác nguyện
13. Quang minh vô lượng nguyện
14. Xúc quang an lạc nguyện
15. Thọ mạng Vô Lượng nguyện
16.Thanh văn vô số nguyện
17. Chư Phật xưng tán nguyện
18. Thập niệm tất sanh nguyện
19. Văn danh phát tâm nguyện
20. Lâm chung tiếp dẫn nguyện
21. Hối quá đác sanh nguyện
22. Quốc vô nữ nhân nguyện
23. Yém nữ chuyển nam nguyện
24. Liên hoa hóa sanh nguyện
25. Thiên nhân lễ kính nguyện
26. Văn danh đác phước nguyện
27. Tu thù thắng hạnh nguyện
28. Quốc vô bất thiện nguyện
29. Trụ chánh định tụ nguyện
30. Lạc như Lậy tận nguyện
31. Bất tham kế thân nguyện
32.Na la diên thân nguyện
33. Quang minh huệ biện nguyện
34. Thiện hộ pháp yếu nguyện
35. Nhứt sanh bổ xứ nguyện
36. Giáo hóa tùy hỷ nguyện
37. Y thực tự chí nguyện
38. Ứng niệm thọ cúng nguyện
39. Trang nghiêm vô tận nguyện
40. Vô lượng sá thụ nguyện
41. Thụ hiện Phật sát nguyện
42. Triệt chiếu thập phương nguyện
43. Báo hương Phổ Huân nguyện
44. Phổ Đảng Tam Muội nguyện
45. Định trung cúng Phật nguyện
46. Hoạch Đà L a Ni nguyện
47. Văn danh đác Nhẫn nguyện
48. Hiện chứng bất thối nguyện

Đại nguyện thứ 1. Khi con thành Phật, mà trong cõi nước của con còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 2. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con sau khi thọ chung, còn phải sa vào đường dữ, thời con không ở ngôi Chánh Giác.
 
Đại nguyện thứ 3. Khi con thành Phật, mà tất cả Trời, Người trong cõi nước con thân không giống màu vàng y, thời con không ở ngôi Chánh Giác.

Đại nguyện thứ 4. Khi con thành Phật, mà tất cả Trời, Người trong cõi nước con thân hình còn có kẻ đẹp, người xấu thời con không ở ngôi Chánh Giác.

Đại nguyện thứ 5. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con không biết rõ túc mệnh của mình và những việc đã xảy ra trong trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật, thời con không ở ngôi Chánh Giác.

Đại nguyện thứ 6. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, không được phép Thiên nhãn, cho đến không thấy rõ trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 7. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con không được phép Thiên nhĩ, không được nghe và thọ trì hết thảy lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha các Đức Phật, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 8. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, không được thấy tâm trí kẻ khác, cho đến không biết rõ tâm niệm của hết thảy chúng sinh trong trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 9. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, không được phép thần túc, trong một khoảng một niệm, cho đến không vượt qua được trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật thời con không ở ngôi Chánh Giác 

Đại nguyện thứ 10. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, còn có ý niệm tham chấp thân hình, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 11. Lúc tôi thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, không trụ vào chính địnhchứng quả Niết Bàn, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 12. Khi con thành Phật, mà ánh sáng còn có hạn lượng, không soi thấu được trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 13. Khi con thành Phật, mà thọ mệnh còn có hạn lượng, chỉ được trăm ngàn ức na do tha kiếp, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 14. Khi con thành Phật, hàng Thanh Văn trong cõi nước con, còn có thể tính đếm được và chúng sinh trong ba ngàn Đại thiên thế giới ở trong trăm ngàn kiếp thành bậc Duyên Giác hết, rồi tính đếm mà biết được số đó là bao nhiêu, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 15. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, thọ mệnh còn có hạn lượng, trừ phi những bản nguyện riêng của họ, muốn dài, ngắn đều được tự tại. Nếu không được như vậy, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 16. Khi con thành Phật, mà hàng Trời, Người trong cõi nước con, còn có ai nghe thấy tiếng chẳng lành, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 17. Khi con thành Phật, mà vô lượng chư Phật ở mười phương thế giới không ngợi khen danh hiệu của con thời con không ở ngôi Chánh Giác
giác.

Đại nguyện thứ 18. Khi con thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thời con không ở ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và hủy báng chánh Pháp

Đại nguyện thứ 19. Khi con thành Phật, chúng sinh mười phương phát tâm Bồ Đề, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện, muốn sinh về cõi nước con, tới khi thọ chung, mà con chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 20. Khi con thành Phật, chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu của con, để lòng nhớ nghĩ đến nước con, tu trồng các công đức, dốc lòng hồi hướng, cầu sinh về cõi nước con mà không được vừa lòng, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 21. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, chẳng được đầy đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân tướng, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 22. Khi con thành Phật, hết thảy chúng Bồ Tátcõi Phật phương khác sinh về cõi nước con, sau đó sẽ tới bậc Nhất Sinh Bổ Xứ, trừ bản nguyện riêng của mỗi vị tự tại hóa hiện, vì thương xót chúng sinh mà rộng lớn, bền chắc như áo giáp, tu các công đức, độ thoát hết thảy, rồi khắp các cõi Phật, tu hạnh Bồ Tátcúng dường mười phương chư Phật, khai hóa vô số chúng sinh, khiến lập nên đạo Vô Thượng Chính Giác. Chư vị vượt ngoài công hạnh, thông thường ở các địa vịtu tập theo hạnh nguyện của Đức Phổ Hiền. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 23. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, nương sức thần của Phật đi cúng dường các Đức Phật trong khoảng thời gian một bữa ăn, mà không tới được vô số, vô lượng ức na do tha các cõi Phật, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 24. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, ở trước chư Phật, hiện ra công đức, muốn có muôn vàn vật dụng để cúng dường. Nếu không được như ý, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 25. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, không diễn thuyết được Nhất Thiết Trí, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 26. Khi con thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước con, không được thân Kim Cương Na La Diên, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 27. Khi con thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước, cùng tất cả muôn vật không có hình sắc tốt đẹp, không thể tính lường, và hết thảy chúng sinh cho đến bậc đã được phép Thiên nhãn, mà không nói được rõ ràng danh số, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 28. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, cho đến kẻ có ít công đức nhất, không thấy được ánh sáng muôn mầu của cây Bồ Đề cao bốn trăm vạn do tuần, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 29. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết Kinh pháp, mà không được trí tuệ biện tài, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 30. Khi con thành Phật, mà trí tuệ biện tài của các Bồ Tát trong cõi nước con còn có hạn lượng thời con không ở ngôi Chánh Giác.

Đại nguyện thứ 31. Khi con thành Phật, thì cõi nước con thanh tịnh, soi thấy tất cả vô lượng, vô số thế giới chư Phật ở mười phương không thể nghĩ bàn, như tấm gương sáng thấy được hình dạng mặt mày của mình. Nếu không được như vậy thời con không ở ngôi Chánh Giác.

Đại nguyện thứ 32. Khi con thành Phậtt, trong cõi nước con, từ mặt đất đến hư không, cung điện, lâu đài, hồ ao, cây cỏ và muôn hoa đều được tạo nên bằng vô lượng của báu hòa lẫn với ngàn thứ hương thơm. Tất cả đều xinh đẹp kỳ diệu hơn cả cõi Trờicõi Người. Hương thơm của muôn vật tỏa ra ngào ngạt khắp mười phương thế giới. Bồ tát ở các nơi ngửi hương thơm ấy đều tu theo hạnh của Phật. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 33. Khi con thành Phật, chúng sinh trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, đều nhờ ánh quang minh của con chạm đến thân họ, khiến thân được nhẹ nhàng hơn cả Trời và Người. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 34. Khi con thành Phật, mà chúng sinh trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu của con mà không được pháp Vô Sinh Pháp Nhẫn và các môn Thâm tổng trì của bậc Bồ Tát, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 35. Khi con thành Phật, mà nữ nhân trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con đều vui mừng, phát tâm Bồ Đề, chán ghét thân gái. Sau khi mệnh chung mà còn phải làm thân nữ nhân nữa, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 36. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tát trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con, sau khi thọ chung, thường tu phạm hạnh cho đến khi thành Phật. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 37. Khi con thành Phật, mà Trời và Người trong cõi vô lượng thế giới chư Phật mười phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tu hạnh Bồ Tát, được hầu hết Trời và Người kính trọng. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 38. Khi con thành Phật, mà Trời và Người trong cõi nước con, muốn có y phục, thì y phục tốt đẹp tùy theo tâm niệm của họ tự nhiên hiện ra trên mình họ. Nếu còn phải cắt may, nhuộm, giặt, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 39. Khi con thành Phật, mà Trời và Người trong cõi nước con, không được sự hưởng thụ vui sướng bằng vị Tỳ Kheo đã dứt hết mọi phiền não, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 40. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, tùy ý muốn thấy vô lượng thế giới trang nghiêm thanh tịnh của chư Phật ở mười phương đều được như nguyện. Chẳng hạn, nhìn trong cây báu thấy rõ hết cả, như nhìn vào tấm gương sáng thấy rõ nhân diện. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 41. Khi con thành Phật, mà các chúng Bồ Tátthế giới khác nghe danh hiệu con, từ đó đến khi thành Phật, mà các sắc căn còn thiếu kém, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 42. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tátthế giới phương khác, nghe danh hiệu con, đều được chính định giải thoát thanh tịnh; rồi trụ vào chính định đó trong khoảng một ý niệm cúng dường vô lượng chư Phật Thế Tôn chẳng thể nghĩ bàn, mà vẫn không mất chính định. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 43. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tátthế giới phương khác, nghe danh hiệu con sau khi mệnh chung, thác sinh vào nhà tôn quý. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 44. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tátthế giới phương khác, nghe danh hiệu con vui mừng hớn hở, tu hạnh Bồ Tát, trọn đủ công đức. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 45. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tátthế giới phương khác, nghe danh hiệu con đều được Phổ Đ?ng tam muội, rồi trụ vào tam muội đó cho đến khi thành Phật, thường được thấy chư Phật chẳng thể nghĩ bàn. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 46. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, muốn nghe pháp gì, đều theo chí nguyện mình, tự nhiên được nghe. Nếu không được như thế, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Đại nguyện thứ 47. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tátthế giới phương khác, nghe danh hiệu con mà chẳng tới được bậc Bất thoái chuyển, thời con không ở ngôi Chánh Giác.

Đại nguyện thứ 48. Khi con thành Phật, mà các Bồ Tát ở phương khác, nghe danh hiệu con mà chẳng tới ngay được ba đức nhẫn: Âm hưởng nhẫn, Nhu thuần nhẫn và Vô sinh pháp nhẫn. Đối với các pháp của Phật mà không chứng được bậc Bất thoái chuyển, thời con không ở ngôi Chánh Giác

Nguyên văn chữ hán, Ngã tác Phật thời, tôi dịch là "Khi con thành Phật" vì Bồ Tát Pháp Tạng ở trước đức Thế Tự Tại Vương Phậtphát nguyện, nên tôi dịch là con để phù hợp hơn là dịch thành tôi. Tuy nhiên, chỉ dùng chữ con khi nói giảng kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, hoặc, khi giảng về 48 đại nguyện của Phật A Di Đà mà thôi, chớ không thể dùng chữ con, vào giảng pháp khác, vì đây là bổn nguyện, mà đối tượng của Pháp tạng Tỳ KheoThế Tự Tại Vương Phật vậy.

Đó là bốn mươi tám đại nguyện của Phật A Di Đà trong khi tu hành đạo Bồ tát.
"Tu Đà Hoàn" là quả thứ nhứt trong bốn quả (tứ quả)của hàng Thanh Văn, dịch là Nhập lưu, hay là dự lưu, nghĩa là người này được vào dòng nước thánh. Đã nhập vào dòng nước thánh thì không như chúng ta là còn động tâm khi tiếp xúc với sắc,thinh, hương, vị, xúc, pháp.

Kiếp dịch từ Kalpa (kiếp ba) nghĩa là trường thời (thời gian dài). Kiếp có tiểu kiếp, trung kiếpđại kiếp. một thời tăng một thời giảm thì là một tiểu kiếp. Một tiểu kiếp có một ngàn sáu trăm tám mươi vạn năm (16.800.000 năm). 
 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.