- Mục Lục
- Lời Tựa
- Chương I: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Ii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Iii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Iv: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương V: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Vi: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Vii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Viii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Ix: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương X: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xi: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xiii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xiv: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xv: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xvi: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xvii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xviii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xix: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xx: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xxi: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xxii: Liên Trì Cảnh Sách
LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hoá Saigon 2007
Chương V
LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Chọn pháp môn thích hợp
Vào thời mạt pháp này, căn cơ người học Phật có nhiều sai biệt, nên khi học Phật nhất thiết không nên có nhiều tham vọng viển vông, cần phải chọn lấy pháp môn thích hợp để tu hành. Bằng không chỉ là rơi vào “ Tam-muội” môi lưỡi, nói rất hay mà làm lại dở. Một việc nhỏ cũng không thành công.
2. Luôn siêng năng lau chùi
Nói về tâm thiền của Lục Tổ Huệ Năng trong bài kệ:
Bồ-đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệt phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.
Bồ-đề vốn không cây
Gương sáng chẳng do đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi nhơ.
Cảnh giới này rất cao, chỉ thích hợp cho người căn cơ bậc thượng. Chúng ta rất hổ thẹn vì sự ngu đần, nên phải học tập cách thức tu hành của Đại sư Thần Tú trong bài kệ:
Thân thị Bồ-đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời cần phải thức
Mạc sử nhạ trần ai.
Thân là cây Bồ-đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn phải lau chùi
Chớ để dính bụi nhơ.
Nên tuỳ thời, tuỳ lúc ứng dụng công phu tu hành, lau chùi sạch vô minh tham sân si của chính mình. Nỗ lực tinh tấn lâu ngày dài tháng, để từng thành tựu đạo nghiệp.
3.Phật với Phật mới có thể biết rõ
Một câu A-di-đà Phật quá ư là sâu xa, mầu nhiệm. Luôn cả các hàng thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát không thể lý giải hết được. Duy chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu hết mà thôi.
4. Thiền thâm diệu vô thượng
Kinh Đại Tập nói rằng:”Người tu hành chỉ niệm A-di-đà Phật, đó gọi là thiền thâm diệu vô thượng. Một câu Nam mô A-di-đà Phật chính là thiền, mà thiền này lại là vô cùng sâu xa”.
5. Thần chú thật đơn giản và chân thật
Một câu Nam mô A-di-đà Phật chính là mật. Sáu chữ hồng danh này y theo phạn văn, chưa phiên dịch một chữ, nên sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật là thần chú rất đơn giản và chân thật.
6. Niệm Phật bằng với việc tụng hết thảy kinh
Trọn bộ kinh Đại Bát-nhã cô đọng lại chính là một câu Nam mô A-di-đà p. Lại còn nói thêm rằng:”Tam tạng mười hai bộ kinh gói gọn trong một câu Nam mô A-di-đà Phật”. Vì thế, niệm Phật liền bằng với tụng hết Tam tạng kinh điển.
7. Niệm Phật không thể nghĩ bàn
Một câu Nam mô A-di-đà Phật đã là thiền, là mật rồi, lại còn tổng quát hết Tam tạng kinh điển. Nên pháp môn niệm Phật thật không thể nghĩ bàn.
8. Niệm Phật là hạnh chánh
Kinh Di-đà nói rằng:”Không thể dùng chút ít nhân duyên căn lành phước đức mà được sinh về cõi Cực Lạc”. Nên người niệm Phật phải thường niệm Phật để làm hạnh chánh, lấy sáu độ và vạn hạnh làm phụ thêm. Không nên để tâm phan duyên. Đối với các duyên xấu cần phải hết sức tránh xa, đối với các duyên tốt cần phải nỗ lực tuỳ duyên mà làm. Nhưng cần phải có trí tuệ cân nhắc và có chừng mực. Không nên bỏ gốc theo ngọn, các hạnh chánh và hạnh phụ lộn xộn. Chỉ đuổi theo phước báu trời người mà quên mất việc lớn giải thoát sinh tử của chính mình.
9. Một môn thâm nhập
Thời đại mạt pháp, người học Phật nên dùng tâm thành thật niệm Phật làm phép tắc. Duy chỉ dùng một môn trì danh niệm Phật để thâm nhập. Khởi phát phải dính dáng tới quán tưởng hay quán tượng Phật . Nhân vì chúng sinh thời mạy pháp căn cơ chậm lụt, nên việc quán tưởng và quán tượng chẳng phải người thượng căn thì không thể thành tựu. Chỉ có hết lòng chân thật tụng một câu Thánh hiệu “Nam mô A-di-đà Phật” sẽ vô cùng bảo đảm.
10. Học Phật chính là sửa đổi thói quen xấu.
Hoà thượng Hư Vân Thường dạy chúng ta rằng:”Học Phật chính là sửa đổi thói quen xấu. Nếu chúng ta có thể sửa đổi một phần thói quen xấu thì tự nhiên sẽ thành tựu một phần đạo nghiệp, có thể sửa đổi mười phần thói quen xấu liền có thể thành tựu mười phần đạo nghiệp. Do đó, người học Phật cần phải lo sửa đổi phần nhiều khuyết điểm và thói quen xấu của mình để ngày một tốt hơn”.
11. Có quả ắt có nhân
Vừa gặp cảnh khốn cùng và thảm thương, người tu Phật cần phải tự mình phản tỉnh, khéo léo biết hổ thẹn sám hối. Nên biết nay gặp cảnh khổ, ắt chúng ta đã có gieo nhân xấu từ trước, nhất định ta có làm một việc gì không đúng mới có kết quả xấu đến với chúng ta. Sau khi hổ thẹn rồi, cần phải không làm các điều ác. Sám hối xong, cần phải siêng làm các việc lành. Chỉ cần chính mình chân thật tâm ý nơi tâm địa và hành vi của mình mà đổi ác thay thiện. Phật Bồ-tát tất sẽ bảo hộ cho chúng ta.