Thấy Mình Ở Đâu? Thiền Lập Niệm

06/11/20234:12 SA(Xem: 1389)
Thấy Mình Ở Đâu? Thiền Lập Niệm

THẤY MÌNH Ở ĐÂU?
THIỀN LẬP NIỆM - Satipaṭṭhānasutta
Dhammānupassanā - Quán PHÁP
NS. Phap Hy - Ven. Dhammananda Bhikkhuni

Khandhapabba –Phần Quán về uẩn

Sắc là cái lớp đầu tiên mình giữ chặt thủ chấp vào và mình bị cầm tù ở trong đó, cho nên một số tôn giáo họ không hiểu điều này và họ cứ tưởng tu là phải khổ hạnh vì họ nghĩ sắc này là tội lỗi, thân này là tội lỗi nên họ làm cho thân này khổ sở thì họ mới thoát khỏi tội - đó cũng là một nhận thức sai lầm. Đức Phật nói, không phải chỉ có cái thân này mà cái thân này chỉ là lớp ngoài cùng thô thiển nhất, mà cái lớp sâu trong đó mới thật sự làm chủ hầu hết các hành động của chúng ta. Đối chứng là Cái Thọ, phản ứng phần lớn của chúng ta bắt đầu từ cái thọ, vì cái thọ này sẽ dẫn đến yêu và ghét, thích và không thích; thủ hay là bỏ, vứt hay là giữ chính là liên quan đến cái thọ này.  Vì vậytrong phần nói về quán thọ, sư cô đã giảng rất kỹ, sư cô có nhớ có học viên nói đó là điều rất hay nếu như mà ai biết được điều này thì họ bớt tạo tác rất nhiều, họ bớt gây nghiệp rất nhiều. Nhưng rất tiếc những người biết được điều này trên thế gian, trên thế giới chưa đến 1%, có thể nói chỉ có 0,1% mà những người không biết điều này thì là số đông, và đó là điều tội nghiệp cho thế giới, tội nghiệp cho thế gian.

Đọc kinh bằng tiếng Pali Bài kinh Tứ Niệm Xứ nói về phần quán pháp liên quan đến 5 thủ uẩn, là đối tượng để hành thiền.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu? Idha, bhikkhave, bhikkhu: ‘iti rūpaṁ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā, iti vedanāya samudayo, iti vedanāya atthaṅgamo; iti saññā, iti saññāya samudayo, iti saññāya atthaṅgamo; iti saṅkhārā, iti saṅkhārānaṁ samudayo, iti saṅkhārānaṁ atthaṅgamo; iti viññāṇaṁ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti; iti ajjhattaṁ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati; samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati. ‘Atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti. Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu.

Như Sư cô đã nói trước đây, đó là người ta giác ngộ giải thoát hay không đây chính là chìa khoá thấy được 5 thủ uẩn này. Nếu như không thấy được 5 thủ uẩn này thì thiền chỉ là một phương tiện gọi là hiện tại lạc trú hoặc để sanh lên cõi phạm thiên hoặc để có thần thông có ánh sáng, có sắc đẹp hay có bất chứ cái gì đó chứ không phải thiền để giải thoát giác ngộ. Tại sao Đức Phật nói 5 thủ uẩn này quan trọng như vậy, vì 5 thủ uẩn này chính là những gì chúng ta ngộ nhận là ‘Tôi là’, ‘Ta là’, ‘của tôi’, ‘của ta’, hoặc là những gì chúng ta ngộ nhận là ‘người’ là ‘chúng sanh’, là cái này hay là cái kia.

Thiền quán liên quan đến pháp, các đối tượng để cho chúng ta thiền quán để cho chúng ta tập trung vào quan sát chiêm nghiệm và  thấy rõ như nó thật sự đang là chứ không phải thấy qua cái tưởng của chúng ta. Năm thủ uẩn để xây dựng nên con người hay xây dựng một chúng sanh. Cái bản thể này bắt đầu từ khi chúng ta đồng hoá với cái sắc, hay là cơ thể của chúng ta. Trong khi hành thiền chúng ta không nói đây là tôi, tôi là đàn ông tôi là đàn bà, tôi là Châu Á tôi là Châu Âu, tôi là gì hết, mà chúng ta chỉ nói đây là sắc .

Sắc thân này cấu tạo bởi cái gì? Sắc thân này sanh ra do nghiệp, được nuôi dưỡng bởi cơm cháo, thức ăn. Bị ảnh hưởng bởi tâm và thời tiết. Sắc sanh như thế nào? Sắc sanh do nghiệp sanh. Và khi thiền quán 5 thủ uẩn nói đây là sắc, đây là sắc sanh Rupa samudaya - Đây là sắc sanh. Iti Rupa đây là sắc. Nếu chúng ta chỉ thấy đây là sắc thì chúng ta có tự ti hay tự hào về cái sắc này không? Không. Chúng ta không dính mắc vào cái sắc này, chúng ta không bị cái sắc này làm khổ. Còn khi có cái thủ là chúng ta đã dính mắc vào cái sắc này rồi. Thủ là nắm giữ, và khi chúng ta nắm giữ vào cái sắc này và cho  cái sắc này là ta thì chúng ta đã bị dính mắc vào nó rồi. Và người khác đánh giá chúng ta phần lớn cũng qua cái sắc này, họ không thấy cái gì bên trong, họ không thấy thọ tưởng hành thức của chúng ta. Họ chỉ thấy cái gì? Thấy cái sắc  mà thôi cho nên họ đánh giá, đầu tiên họ không thấy được con người thật của chúng ta nữa mà họ đánh giá những gì chúng ta mặc, họ đánh giá những gì chúng ta ăn, họ đánh giá những gì chúng ta sử dụng như là cái xe cái nhà hay là ở đâu đó, họ đánh giá màu da màu tóc của chúng ta, cách đi đứng của chúng ta, và những thứ vật chấtchúng ta sử dụng, họ dùng cái đó để đánh giá người đó là như vậy, người đó là như thế kia.

Cô nhớ 7 năm trước sư cô đi vào đất liền, từ ngoài đảo đi vào đất liền và khi đó sư cô không có giữ tiền bạc và sư cô cũng không có cái vali cho nên  khi đi sư cô phải mượn vali của một bà người Mỹ già rồi, bà có một cái vali rất cũ xưa và sư cô cầm cái vali đó đi và mọi người ở trên máy bay cũng như nơi đến ở thành phố Dallas đó mọi người nhìn sư cô giống như người từ hành tinh khác tới vậy đó. Một cái vali cũ kỹ xù xì, một người cũng mặc một bộ đồ nâu cũ kỹ với tấm y hoại sắc, giống như người từ hành tinh khác xuống đến và họ nhìn mình và họ đánh giá mình như vậy đó.

Sư tỉnh bơ vì mình biết mình không phải ngoại hình như vậy và mình biết mình không chỉ là cái ngoại hình đó. Vẻ ngoài trong tiếng Anh gọi là appearance, là những cái thuộc về bên ngoài và nó không phải là tôi không phải là ta nhưng người ta sẽ đánh giá mình bằng ngoại hình đó, phải không? Do đó khi mình đi phỏng vấn để xin việc hay đi gặp gỡ ai mình phải trang điểm cho đẹp, ăn mặc cho sang phải không, vì người ta sẽ đánh giá mình từ cái ngoại hình đó, cái ấn tượng đầu tiên của người ta về mình cũng từ cái ngoại hình đó và khi họ đánh giá mình từ cái ngoại hình như vậy và họ chấp giữ những cái ấn tượng đầu tiên của họ về cái ngoại hình của mình như vậy là họ đang chấp vào cái gì? Họ đang chấp vào sắc , trong khi cái sắc đó có phải là mình không? Không, nhưng họ tưởng, họ tưởng cái sắc là người đó , cái sắc thể hiện con người đó và họ sẽ đối xử dựa trên cái sắc đó, họ thấy sang trọng thì họ sẽ đưa cái tốt ra cho mình, họ lịch sự tử tế hơn một chút còn  họ thấy mình quê mùa nghèo nàn thì họ như thế nào? Họ có thể thô bỉ hơn với mình, họ đưa những thứ xấu xí rẻ tiền cho mình vì họ nghĩ mình xứng đáng với cái đó. Đó là cái tưởng của thế gian.

Khi mình tu rồi thì mình thấy nó là không quan trọng nhưng với người đời thì nó rất quan trọng. Vậy mình dung hoà như thế nào giữa khi mình tu có trí tuệ rồi và mình vẫn thuận theo thế gian mà không ở trong thế gian, mình ở trong thế gian mà không thuộc về thế gian. Đây là điều cực kỳ quan trọng, và đây chỉ mới là cái lớp đầu tiên liên quan đến sắc và sự xuất hiện của cái sắc hay là cái ngoại hình, những thứ mà mình dễ nhận biết nhất, dễ tiếp xúc nhất và người ta xem nó là cái giá trị để đánh giá mình hay đánh giá người khác.

Làm như thế nào để dung hoà khi chúng ta biết đạo rồi, chúng ta biết cái đó chỉ là tục đế, cái đó là không thật nhưng thế gian chấp vào đó, nếu như mình không theo cái chấp của thế gian thì mình sẽ bị người ta coi không ra gì hết cả, phải không? Khi bị coi không ra gì thì mình có cảm giác lạc hay khổ? Cảm giác khổ, và từ cảm giác khổ đó phản ứng của chúng ta sẽ như thế nào?

phản ứng của chúng ta là cách chúng ta tạo nghiệp tương tác với mối quan hệ đó. Chính vì mắc xích này, chính và lý do này mà Đức Phật nói, quán thủ uẩn hay là thấy 5 thủ uẩn mới đem đến giác ngộ được còn  tu thiền ở bất cứ đề mục nào cũng không thể giác ngộ được, chỉ đi trong sanh tử luân hồi thôi và không giác ngộ được. Còn thấy ra cái này thì đây chính là tu tuệ, thấy ra ngay lập tức, thấy ra đây chỉ là sắc, đây là sắc sanh khởi, đây là sắc xuất hiệnkhông chấp vào cái sắc đó.

Hầu hết thế gian đều chấp vào cái sắc này mà chúng ta sống trong thế gian này mà chúng ta không chấp vào cái sắc trong khi thế gian chấp vào cái sắc, vậy làm thế nào để hài hoà, để người ta không tạo nghiệp xấu về mình và mình không chấp vào sắc nữa mà vẫn còn chấp vào cái sắc? Ở trong thế gian mà không thuộc về thế gian, ở trong sắc này mà không thuộc về sắc này. Chúng ta vẫn mang cái sắc này, cái sắc này có thể tồn tại bao nhiêu năm, có thể tồn tại 10 năm có thể tồn tại vài tháng như người sẩy thai nó chỉ tồn tại rất ngắn. Rồi chết yểu thì tồn tại mấy năm, chết ở trung niên thì tồn tại mấy chục năm, chết ở tuổi già thì tồn tại 60-70-80 năm thậm chí 100 năm phải không?

lá vàngCái sắc có thể tồn tại lâu như vậy nhưng trên thực tế  trong mỗi sát-na sắc này đều thay đổi hết, có sự trao đổi chất trong các tế bào, và tế bào này chết đi thì tế bào khác sanh ra, và trong một sát na bao nhiêu sợi thần kinh của chúng ta biến mất và bao nhiêu sợi thần kinh  khác lại hình thành, chúng ta có biết được không? Hàng tỷ tỷ trong mỗi sát na, hàng tỷ ngay cả sư cô đang nhìn vào trong màn hình hoặc nhìn ra khu vườn, ánh mắt đậu lên một cái lá. Trong một cái thoáng nhìn như vậy thì bao nhiêu tỷ tế bào thần kinh đã sinh ra và biến mất, có ai đo đếm được không? Để tạo ra một cái hình tượng đó là cái lá, lá mận hay lá cây bồ đề hay lá cây lê hay lá cây ổi, thì chỉ nhận thức ra đó là lá cây gì thì hàng tỷ tỷ tế bào thần kinh đã sinh ra và biến mất rồi, vậy cái sắc đó có như vậy mãi mãi không. Và quý vị có thể biết được khi chúng ta nhìn một ngôi sao sáng lấp lánh như vậy có thể ngôi sao đó đã chết hàng tỷ năm trước rồi. Để ánh sáng của ngôi sao đó đi đến được thế giới của chúng ta bây giờ nó mất hàng tỷ năm, chúng ta tin tưởng ngôi sao đó ở vị trí như vậy nhưng khi chúng ta đi đến ngôi sao đó thì ngôi sao đó không còn nữa.

Đó là một cái chuyện rất nhỏ và cái chuyện rất lớn, một cái chuyện rất gần và một cái chuyện rất xa về mối quan hệ tương đối của sắc. Sắc tồn tại trong một mối quan hệ tương đối nhưng ít khi chúng ta thấy được điều này, chỉ một nhóm cực nhỏ có tu thiền Phật giáo, đặc biệttu thiền Tứ Niệm xứquán pháp. Qua phần quán thọ, quán thân, quán tâm rồi đến chỗ quán pháp và thấy được sự sanh diệt của các pháp thì mới có thể thấy và nhận thức ra điều này. Còn phần lớn con người  không thấy và không nhận thức ra điều này nên họ vẫn chấp thủ vào sắc.

Khi sắc bị chấp thủ mới gọi là sắc uẩn, còn sắc không bị chấp thủ thì không gọi là sắc uẩn , mà chúng ta chấp thủ vào cái sắc  này là tôi là ta, tôi là như thế này, ta là như thế kia, chúng ta nhìn vào người khác chúng ta nói người khác như thế này người khác như thế kia là chúng ta đang chấp thủ vào sắc uẩnđánh giá người khác qua cái sắc uẩn của họ, ta đánh giá chính mình qua sắc uẩn của chính mình, như vậy có công bằng hay không? Không công bằng, không chính xác nhưng chúng ta lại chấp thủ vào cái không công bằng không chính xác đó, cho là đúng cho là tốt, cho là phải , do đó chúng ta tạo ra đau khổ cho mình và đau khổ cho người khác.

Sắc thay đổi trong từng sát-na nhưng chúng ta không thấy được điều đó. Khi quán pháp, quán về sắc uẩn chúng ta thấy được sự thay đổi này, đây là sắc sanh lên đây là sắc diệt đi. Cô nhớ trong chùa Sư cô có 7 vị Sư, trong đó có 1 vị sư còn rất trẻ, sư là người tu hành rất đàng hoàng mặc dù sư không ngồi thiền nhiều. Sư ấy chỉ tụng kinh và làm vườn và sư làm rất nhiều công việc trong chùa, rất hiếm khi thấy sư ngồi thiền nhưng có một điều ở sư mà sư cô rất kính phục. Khi mình quan sát sư thì thấy sư thỉnh thoảng vẫn có sân, người ta làm không vừa ý sư thì sư vẫn sân, khi sư sân thì sắc mặt sư thay đổi và sư nhận ra ngay lập tức. khi nhìn vào là sư cô biết khi đó sư đang có pháp không hài lòngngay lập tứcnhận biết ngay cái tâm sân của sư và sư điều chỉnh được liền, sư không nói ra lời thô lỗ, sư không để ánh mắt của mình nhìn người khác thiếu tử tế, không tử tế, không bằng ánh mắt dè bỉu, sư điều chỉnh ngay lập tức , người đó chính là người thấy pháp, người thấy tâm, người thấy pháp. Đôi khi người ta hành thiền từ giờ này sang giờ khác  nhưng mà không thấy tâm, không thấy pháp. Cũng có nhưng người không hành thiền, họ làm việc nhưng họ thấy tâm thấy pháp và họ điều chỉnh ngay lập tức . Họ thấy đây là sắc, đây là sắc sanh, thấy thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt. Đây là  tưởng, đây là tưởng sanh, đây là tưởng diệt, đây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt, đây là thức, đây là thức sanh đây là thức diệt, họ không nắm giữ và cái gì hết, họ không nắm giữ vào cái sắc đó, người đó cố tình chọc tức  mình hay người đó như thế này , người đó như thế kia, cho nên cơn giận hay cái tham cái giận của họ chấm dứt rất nhanh vì họ không chấp vào cái sắc của người khác, không chấp vào cái thọ của người khác, không chấp vào cái tưởng của người khác, không chấp vào cái hành của người khác, không chấp vào cái thức của người khác. Đó là con người họ, họ chỉ thấy sắc như là sắc, thọ như là thọ, tưởng như là tưởng, hành như là hành, thức như là thức mà không chấp thủ vào đâu  hết, chỉ thấy nó thoáng hiện lên, thoáng biến mất. Do những cái nhân như vậy, những cái duyên như vậy , nó thoáng hiện lên như vậy, do những cái nhân như vậy, những cái duyên như vậy , nó thoáng biến mất, sau khi nó biến mất rồi cái khác sanh lên nó đã thay đổi rồi. Họ thấy sự thay đổi đó, họ không chấp thủ, người như vậy họ sống bằng con mắt giác ngộ, họ sống bằng tâm thức giác ngộ chứ không phải họ sống bằng tâm thức vô minh. Với những con người như vậy ít có mà mình được gần gũi, cùng tu tập với những con người như vậy mình cảm thấy trân trọng và quý giá vô cùng. Còn khi phải sống với những người vô minh, họ chấp thủ vào cái sắc, họ thấy mình dùng cái vali cũ họ nói mình không có cái giá trị chi cả và họ ném cho mình những thứ cũng không có giá trị và họ nói những lời thô lỗ. Khi sống với những người như vậy không đáng sống phải không, mất thời gian của mình vì họ không cảm nhận được năng lượng của mình, họ chỉ thấy cái sắc bên ngoài thôi, thậm chí họ không thấy sắc của mình mà thấy những gì mình sử dụng mà thôi. Sắc đó là sắc ngoài thân chứ không phải sắc nội thân. Sắc ngoại thân là những gì mình sử dụng, còn sắc ngoại thân là cơ thể của mình.

Trong cuộc sống có bao giờ quý vị thấy mình đánh giá người khác từ cái sắc ngoại thân hay từ sắc nội thân của họ, và mình chấp chặt vào đó và mình tưởng đó là họ, có phải là mình thường sống trong vô minh như vậy không? Mình yêu, mình ghét, mình hận cũng từ trong những đám mây vô minh đó không? Đáng thương không. Thương mình phải không, mình đã từng vô minh bao nhiêu năm , bao nhiêu kiếp trước khi mình biết Phật pháp, trước khi mình biết tu hành mình đã từng vô minh, mình đã từng tạo tác bao nhiêu cái nghiệp từ những đánh giá nhận xét của mình, từ cái ngoại sắc của mình hay ngoại sắc của người khác , từ nội sắc của mình hay nội sắc của người khác. Và từ những đánh giá, nhận xét, chấp thủ như vậy mình đã tạo ra bao nhiêu cái nghiệp mình biết không? Không biết vô số nghiệp, đáng thương, mình cũng là một chúng sanh đáng thương như mọi chúng sanh khác mà thôi.

Khi mình không biết tu, khi mình không thấy pháp mình không có trí tuệ và mình không biết quán pháp như là pháp đang sanh khởi, mình không biết quán pháp như pháp đang tồn tại và mình không biết quán pháp khi pháp đang chấm dứt hay là đã chấm dứt, mình chấp thủ vào những cái đó và mình không sống với thực tại đang là mà mình sống với những cái tưởng của mình, với những kinh nghiệm quá khứ, mà kinh nghiệm quá khứ đó cũng không thật, kinh nghiệm quá khứ đó đã bị bóp méo qua lăng kính của bản ngã rồi.

Lăng kính bản ngã này có 5 lớp mà chúng ta gọi là 5 thủ uẩn. Cái lớp đầu tiên đó chính là sắc, nội sắc và ngoại sắc. Lớp thứ hai đó là cảm giác của chúng ta, khó chịu, dễ chịu, thích thú hay là đau khổ. Cái lớp thứ ba đó chính là cái tưởng uẩn của chúng ta, chúng ta tưởng như thế này như thế kia, cái nhận thức sai lầm của chúng ta, cái nhận thức thường bị bóp méo của chúng ta qua kinh nghiệm của cá nhân, qua kinh nghiệm của quá khứ . và hành là cách mà chúng ta tương tác, là cách mà chúng ta phản ứng với những gì mà chúng ta đang kinh nghiệm, qua cảm thọ hay cảm giác đó. Và thức là những gì chúng ta ghi nhận, chúng ta recording, chúng ta mã hoá, chúng ta lập trình để sau đó lôi ra xài lại. và cũng vì lý do này Đức Phật nói chúng sanh khi vô minh là tự nhốt mình trong cái nhà tù , nhà tù đó gọi là bản ngã được xây bằng 5 bức tường vô hình.

Bức tường đầu tiên là hữu hình, 4 bức tường sau là vô hình. Bức tường hữu hình là cái gì? Nhà tù mà chúng ta tự xây dựng nên, bức tường hữu hình ngoài cùng là gì? Sắc hay là thân xác này và những gì thuộc về thân xác này sử dụng. Và 4 bức tường vô hình ở bên trong, là những gì? Thọ, tưởng, hành và thức, chúng ta giam nhốt mình trong đó. Nhà tù này còn kinh khủng hơn là đại dịch mà chúng ta phải ở trong nhà, phải không? Có bao giờ chúng ta thấy bí bách trong cái nhà tù bé nhỏ hẹp hòi này không, được xây bằng 5 thủ uẩn này không, và khi có đại dịch chúng ta bị nhốt trong 4 bức tường trong những căn hộ chúng ta thấy bí bách, vậy mà suốt cả đời, suốt nhiều kiếp ở trong  nhà tù bản ngã này, nhà tù được xây dựng bởi sắc thọ tưởng hành thức này mà chúng ta lại không thấy bí bách, chừng nào chúng ta thấy bí bách chúng ta mới tìm cách thoát ra khỏi nó, và thấy thủ uẩn chỉ là thủ uẩn mà không có tôi không có ta trong đó. Do đó trong Bắc tông họ nói tóm gọn lại quán pháp để thấy vô ngã nhưng mà quán như thế nào để thấy vô ngã thì họ không nói.

Bây giờ sau khi Sư cô đã giảng một loạt bài về Tứ Niệm Xứ như thế này đến một phần rất vi tế rất thâm sâu như thế này, trong các học viên đã có ai thấy ra chưa? Có ai đã thấy mình bị cầm tù trong bao nhiêu kiếp trong cái nhà tù bé nhỏ này chưa? Và có ai thực sự muốn nỗ lực thoát ra khỏi cái nhà tù này không? Nhà tù này ai xây cho mình? Nhà tù này tự mình xây. Nếu như có người thấy rồi sẽ thấy sự nguy hiểm của nhà tù bé nhỏ này và sẽ tìm cách thoát ra khỏi nhà tù này  và thế giới không gian cuộc sống khi ra khỏi nhà tù này nó mênh mông tuyệt đẹp. Cách đây 3 tuần khi Sư cô ốm phải nằm trong thất, cô ốm rất nặng có 2 ngày cô không ra khỏi thất được và không biết ngoài trời rất đẹp, đến ngày thứ ba Sư cô đứng lên được và Sư cô đi ra khỏi thất và thấy trời rất đẹp, nhìn lên bảo tháp thấy chói sáng, cây cối tất cả vẫn bình thường không có gì thay đổi cả, tất cả vẫn đẹp như vậy và lung linh như vậy nhưng tại sao khi mình bị nhốt trong cái cơ thể ốm yếu bệnh tật thì mình không thể thấy cái đẹp đó và mình không enjoy và mình không thưởng thức được cái đẹp đó? Thiên nhiên có phải vì mình bệnh mà nó thay đổi để cho mình buồn không? Không. Nhưng vì cái tâm mình, vì cái thân ốm thân bệnh mà cái tâm mình cũng bệnh theo nên mình không thấy được thiên nhiên tươi đẹp. Thiên nhiên không có gì thay đổi cả hay là nó có thay đổi nhưng thay đổi không theo ý ai hết, nó thay đổi theo những pháp, những cái nhân cái duyên mà nó có sẵn, nó đã có chứ không phải thay đổi vì mình như thế này hay mình như thế kia. Và khi chúng ta thấy được như thế này là chúng ta thấy một cách rất khách quan, khi thấy một cách khách quan thì chúng tatrí tuệkhông chấp thủ vào cái thấy cái biết hay là những gì mà mình đang ở trong đó nữa thì mình sẽ không bị khổ. Khi như vậy, Đức Phật nói, cái thân này, cái sắc này có thể bệnh, có thể ốm, có thể già, có thể chết nhưng chúng ta không còn bị lệ thuộc bị trói buộc vào những cái bệnh, cái già, cái chết của nó nữa. Khi không bị trói buộc vào những cái bện, cái già, cái chết của nó nữa thì chúng ta không khổ vì những cái thay đổi đó, chúng ta không khổ vì phải thay cái thân này. Chúng ta cảm thấy được thoát ra khỏi cái thân này và đó cũng là một sự giải thoát. Khi đắc định chính là người ta thoát khỏi cái thân này để có hiện tại lạc trú, không bị trói buộc trong cái sắc uẩn này nữa, họ chỉ thấy sắc sanh lên, sắc diệt đi. Khi đã có trí tuệ như vậy được gọi là ………….thấy được sanh diệt của các pháp, sanh rồi diệt ngay lập tức và không có chỗ nào cho mình bám chấp vào hết, không có chỗ nào cho mình bám chấp vào thì mình không khổ vì sự thay đổi của nó hay sự thay đổi của người khác , và đó chính là trí tuệ để chặt đứt mọi phiền não ngay khi nó vừa mới sanh lên.

Đây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt, đây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt, nếu chúng ta ở lại với mỗi ci , một cái cảm thọ sanh khởichúng ta ở lại với nó từ khi nó sanh lên đến khi nó diệt đi thì chúng ta đã có trí tuệ rồi nhưng thường chúng ta không có kiên nhẫn để ở lại với cảm thọ, khi có một cảm thọ là ta phản ứng với nó ngay lập tức, khi chúng ta phản ứng với nó nghĩa là chúng ta đắm chìm trong đó và chúng ta đã bị trói buộc bởi cái thọ đó. Tưởng cũng như vậy, khi cái tưởng sanh khởi. một cái ý tưởng sanh lên mà chúng ta không nhận ra nó thì chúng ta bị nó kéo đi và bị đắm chìm trong đó và chúng ta trở thành nô lệ cho nó . Hành cũng như vậy, ý chí hay phản ứng của chúng ta khi nó sanh lên chúng ta không thấy , chúng ta bị nó đẩy tới và từ cái hành này đi tới cái hành khác không biết dừng lại thì chúng ta luôn luôn tạo tác, luôn luôn tạo nghiệp và nói sao mình không khổ. Đương nhiên tạo nghiệp nhiều như vậy sẽ phải khổ, nhưng khi tạo nghiệp thì không thấy mà khi trả nghiệp thì sao? Khi trả nghiệp thì khóc than tại sao tôi bị như thế này, cho nên trong kinh Bắc tông hay Đại thừa có nói Bồ tát sợ nhân chúng sanh sợ quả. Bồ tát sợ nhân, họ thấy nhân họ sợ, nhân mà nhân bất thiện họ sợ họ không làm. Còn chúng sanh khi nào quả bất thiện đến họ mới sợ, còn khi tạo nhân bất thiện thì thích thú, thoả mãn, khi sân si ai đó thì chửi cho đã, làm cho đã phải không? Khi thích cái gì thì ăn cho đã, hưởng cho đã  tới khi bị bệnh rồi là quả đó. Đến khi bị người ta chửi lại, đánh lại khi đó mới biết sợ. người như vậy gọi là chúng sanh không biết tu, không thấy pháp, không thấy sự sanh diệt của pháp và chấp  thủ vào cái hiện hữu nhất thời của pháp, vào tạo ra cái nghiệp này là nghiệp thiện hay nghiệp ác tuỳ vào cái cảm giác, cảm thọ của mình để mình tạo nghiệp thiện hay nghiệp ác. Nếu như đó là cảm giác dễ chịu, cái thọ dễ chịu thì chúng ta tạo thiện nghiệp, phản ứng của chúng ta là thiện. Nếu như cảm giác của chúng ta khó chịu chúng ta sẽ tạo ác nghiệp. và chúng ta cứ chạy từ nhà tù này sang nhà tù khác phải không, chạy từ cực này sang cực khác  và hiếm khi chúng ta đứng ở giữa được lắm vì  chúng ta không đủ kiên nhẫn để ở lại với một cảm thọ để thấy cái cảm thọ này sanh lên , cảm thọ này tồn tại như vậy và cảm thọ này diệt đi và cảm thọ khác sanh lên, cảm thọ khác tồn tạicảm thọ khác diệt đi, chúng ta không kiên nhẫn ở lại với một cái pháp như nó đang là, và chúng ta nhảy như con khỉ chuyền bỏ cành này bắt cành kia, con khỉ khi bỏ cành này bắt cành kia thì nó có thấy rõ ràng không? Không thấy rõ ràng thì tâm của chúng ta cũng giống như con khỉ, con vượn vậy đó, nó bắt và bỏ mà không thấy cái gì rõ ràng hết. Khi chúng ta có thiền có định và có sự kiên nhẫn ở lại với một pháp thì chúng ta mới thấy pháp đó như nó đang là, còn khi chúng ta bỏ cái này bắt cái kia thì chúng ta không bao giờ thấy như nó đang là mà thấy qua cái tưởng của chúng ta gọi là tưởng tri hoặc thấy qua cái thức của chúng ta gọi là thức tri, còn khi chúng ta có thiền thì chúng ta tuệ tri ta thấy biết qua cái trí tuệ, chứ không phải thấy biết qua cái tưởng và qua cái thức và đó là điều khác nhau giữa người tu thiền và người không tu thiền. Tu thiền ở đây không phải là ngồi nhắm mắt lim dim mấy tiếng đồng hồ mà tu thiền ở đây họ thấy pháp sanh diệt như thế nào và họ có thể chấm dứt nó nhanh như thế nào, không bị trói buộc bởi những pháp đó, không chấp thủ vào những pháp đó để nó trở thành uẩn, thì khi không chấp thủ như vậy họ có tôi có ta không, họ còn đánh giá người ta qua hình thức của người ta không? Không, thì con người như vậy được gọi là con người giác ngộ, là Phật, nhìn bằng ánh mắt của Phật, sống bằng tâm Phật.

Ở giái đoạn quán pháp thấy 5 thủ uẩn này thì ta tập nhìn bằng ánh mắt của Phật, ánh mắt của giác ngộ đó, tập thôi, có thể trong cuộc đời chúng ta chỉ thấy được vài lần thôi và trong một ngày người giác ngộ người tu lâu hơn có thể thấy được mấy chục lần thôi chứ không thấy hết tất cả được, chính vì vậy cho nên họ chưa phải là toàn giác mà họ chỉ giác từng phần, còn toàn giác là trong mỗi sát na họ đều thấy hết, họ không bị trói buộc bởi cái pháp nào hết, không đồng hoá với cái pháp nào hết, nó không thành thủ uẩn. Khi nó không thành thủ uẩn là họ đang sống vô ngã do đã thấy pháp và đây là trí tuệ tuyệt vời nhất của các bậc giác ngộ và chỉ khi tu, đặc biệt là tu tứ niệm xứ thì chúng ta mới có được, còn nếu như không tu tứ niệm xứ thì ta không bao giờ có được điều này, chúng ta có thể đọc Bát nhã, đọc đủ thứ sách mà ta nghĩ là huyền diệu, vi diệu, tuyệt vời nhưng đọc như con vẹt mà thôi, không hiểu mà cũng không hành được. Tứ niệm xứ là chìa khoá đưa chúng ta vào , sống bằng cặp mắt giác ngộ, thấy bằng cặp mắt giác ngộ. và có thể cặp mắt giác ngộ đó không phải là luôn luôn mãi mãi nhưng ít nhất chúng ta mài mòn được cái vô minh rất nhiều, chúng ta bớt tạo tác rất nhiều , do cái nhận thức bằng tuệ tri này chứ không phải nhận thức qua tưởng tri hay thức tri, và chúng ta càng tu chúng ta sẽ đi đến liễu tritoàn tri. Toàn tri là biết toàn bộ, liễu tri là biết một cách sâu sắc, rõ ràng.

Cũng như vậy, với hành, tưởng rồi đến hành, hành là cách chúng ta phản ứng với những gì mà chúng ta gặp gỡ trên đời này, chúng ta sẽ đánh giá nó, đánh giá qua cái tưởng và phản ứng qua cái hành, ghi nhận qua cái thức, ghi nhận, mã hoá, lên chương trình qua cái thức, tạo thành chương trình qua cái thức. Và khi quán pháp thấy 5 cái thủ uẩn này và buông nó ra, chỉ thấy pháp như là pháp và không phải là tôi, không phải là ta, không phải là người, không là bất cứ cái gì hết cả, thì đó gọi là quán pháp với con mắt tuệ. Ta sống trong đời mà không thuộc về đời nữa, khi đó người ta khen hay chê không thành vấn đề nữa vì đó chỉ là cái tưởng của họ, phải không, mình có bị vấn đề nữa không? Còn khi mình chưa biết quán pháp thì người ta khen hay chê mình khổ lắm, khen thì mình thích dữ lắm còn chê thì mình khổ dữ lắm vì mình lệ thuộc vào cái tưởng của người khác, mình sống trên đầu môi chót lưỡi của người khác, sống như vậy có an toàn không, sống như vậy có chắc chắn không, sống như vậy có vui vẻ an lạc không? Không. Vậy thì tại sao mình lại phải sống trên đầu môi chót lưỡi của người khác, vì mình không biết pháp, không thấy pháp và họ cũng không biết pháp, không thấy pháp. Người như vậy gọi là người sống trong thế gian và thuộc về thế gian, bị đắm chìm trong thế gain, họ không có sự độc lập. Trong bài giảng đầu tiên của Tứ Niệm Xứ, Sư cô nhắc đi nhắc lại là Sư cô có 2 câu thần chú là “anissito” và “na ca kiñci loke upādiyati.” Anissito là không lệ thuộc vào đâu hết, độc lập còn Na ca kiñci loke upādiyati là không dính mắc vào bất cứ chỗ nào trên thế gian này hết, thấy thế gian này không có chỗ nào đáng cho mình dính vào hết, không có chỗ nào đáng cho mình thủ chấp nắm giữ hết, khi như vậy mình mới thật sự có được sự tự do. Anissito là mình có sự độc lập hoàn toàn. Còn Na ca kiñci loke upādiyati  là mình tự do đi trong thế gian này mà không lệ thuộc vào nó, chỉ có những con người như vậy mới có sức mạnh nội tâm, sức mạnh đến từ trí tuệ chứ không phải đến từ địa vị, đến từ tiền bạc, không phải đến từ sắc đẹp, không phải đến từ tuổi trẻ, không phải đến từ con của ông này bà kia và đó là sức mạnh đích thực của mình chứ không phải là những sức mạnh vay mượn từ bên ngoài. Có lần Sư cô có nói với Mộc Anh, đây là cái điều mình cần phải có để có tự tin và vững chãi. Mộc Anh còn nhớ không? Và đó là lý do vì sao Sư cô nói chỉ có tu Tứ Niệm Xứ mới có sự tự tin, độc lậpvững chãi này, mình sống trong thế gian mà không lệ thuộc vào thế gian nữa và đó là sự tự do đích thực mà Krisnamurti nói đó là tự do đầu tiên và cuối cùng chứ không phải là mình sống trong thể chế tự do hay không, không phải có dịch hay không có dịch mình vẫn tự do hoàn toàn, mình không phụ thuộc vào 5 thủ uẩn này nữa, không lệ thuộc vào thế gian này, vào những đánh giá nhận xét của nó nữa vì mình biết thế gian chỉ là thế gian, thế gian phần lớn sống phụ thuộc vào sắc thọ tưởng hành thức và nó đã được mã hoá như vậy rồi, mắc mớ gì mà mình phải bị nhốt trong nhà tù đó nữa, mình tự tại ung dung đi ra khỏi cái nhà tù đó, mình không xây bất cứ nhà tù nào nữa hết . Còn khi mình đang đồng hoá với sắc, với thọ, với tưởng, với hành, với thức là khi mình đang xây nhà tù, và càng ngày càng ở lâu trong đó thì nhà tù mình xây dựng nên càng kiên cố và khi nó càng kiên cố thì ai có ý gõ cửa cái nhà tù dó thì mình sợ họ cướp mất cái nhà tù đó, phá vỡ nhà tù đó và chúng ta phản ứng lại với sợ hãi, sân hận, bất mãn, tấn công mà không biết họ đang giúp mình phá vỡ từng lớp  nhà tù đó . và học tới đây, nghe tới đây có chút trí tuệ nào sanh khởi chưa?

Chúng ta chỉ còn 30 phút nữa để dành cho phần thảo luận và những câu hỏi cho bài giảng của ngày hôm nay về 5 thủ uẩn và quán 5 thủ uẩn như thế nào. Admin chị Hằng có thể mở để cho mọi người có thể nói chuyện và đặt ra câu hỏi.

Có chị nào có câu hỏi không, đây là bài pháp cực kỳ quan trọng và chìa khoá của giác ngộ hay không giác ngộ, có giải thoát hay không giải thoát nó nằm ở chỗ chúng ta thấy pháp và thấy 5 thủ uẩn như thế nào, chúng ta có thật sự biết quán pháp  và thấy 5 thủ uẩn bằng cặp mắt tuệ hay không mà chúng ta vẫn sống trong nhà tù vô hình này và chấp cái nhà tù vô hình này là tôi là ta, là của tôi của ta.

Học viên: Sư Cô ơi, hôm nay con vào muộn vì có lớp học nên con chỉ muốn chia sẻ một tý thôi ạ.  Sau khi học 4 buổi về Tứ Niệm Xứ, con thấy cái việc quan sát bản thân rất là thú vị và sau khi phát hiện ra một cái gì đấy con thấy rất là vui, con chỉ muốn kể chuyện thế thôi ạ

Sư cô: Con có thể chia sẻ ngắn gọn đi

Học viên: Ví dụ như là con ở xa người yêu trong đợt dịch 4 tháng, thế sau khi con sắp được gặp người yêu con rất là bị sốc. Cái đầu tiên con bị sốc mấy tiếng vào buổi tối luôn, xong con cứ bị hồi hộp trong 2 ngày, xong cái cảm giác ấy dàn dần lắng xuống và đến một lúc nó hết thì con thấy ờ đúng là nó sinh ra rồi nó cũng hết, xong con thấy bình thường. Cái thứ hai nữa đó là trước khi gặp người yêu, ở xa như vậy con tưởng tượng rất là nhiều , tưởng tượng lúc gặp nhau sẽ thế này thế kia đó Sư cô, xong đến khi gặp thật thì nó khác, tức là đơn giản nó khác thôi ạ.

Su cô: Bây giờ con mới thấy cái tưởng của mình thật hay không thật phải không?

Học viên: Con thấy rất là buồn cười khi mình tưởng tượng

Sư cô: Đó là cái giác ngộ nho nhỏ đó Mộc Anh. Mình thấy những gì ở thực tế nó khác xa với cái tưởng của mình đúng không?

Học viên: Vâng đúng là nó khác, cái tưởng tượng là mãi mãi, con tưởng tượng khi ôm thì nó thích nhưng con nghĩ là nó mãi nhưng khi ôm thì ôm lâu cũng mệt Sư cô ạ!

Sư cô: Bây giờ con có tu Tứ Niệm Xứ rồi nên khi ôm con không bị đắm chìm trong đó như trước đây nữa, trước đây khi người yêu con ôm thì con bị đắm chìm tưởng thế này tưởng thế kia, còn bây giờ con có tu rồi nên cái ôm của người êu con cảm nhận nó bằng trí tuệ chứ không phải bằng cái tưởng của mình nữa.

Học viên: dạ vâng, cái chi tiết đó Sư cô nói con cũng nhớ ra một cái nữa, đó là  ví dụ bình thường khi mà ở bên cạnh người yêu thì thích và con muốn kéo dài cái thích đó mãi nhưng bây giờ khi con hiểu cái gì rồi cũng phải kết thúc thì con đã sẵn sàng hơn để dừng lại cái thích đấy và chuyển sang một hoạt động khác thì con cảm thấy nó đúng là thong thảdễ chịu hơn và ngày trước muốn kéo dài những cảm giác thích thú đó mãi.

Sư cô: Thiện tai, thiện tai. Đó là con đã biết áp dụng vào những gì con đã học được vào trong đời sống hàng ngày để cho giảm bớt khổ đau, để cho giảm bớt những cái tạo tác. Trước đây con cứ muốn cái cảm giác đó kéo dài cho nên con bị căng thẳng mà không thực sự hưởng thụ về cảm giác đó, phải không? Còn bây giờ con không bị cái ý muốn đó chi phối nữa  thì con thực sự hưởng thụ được cảm giác đó mà không bị căng thẳng hay khó khăn nữa, do đó tu đem lại cho người ta niềm vui thực sự rất lớn và cái niềm vui đó. Rất hay, làm cho cuộc sống thú vị hơn rất nhiều chứ không có chán như người ta nghĩ đâu, người ta nghĩ tu là chán nhưng thực sự biết tu thì đời sốngthú vị hơn rất nhiều, cái gì cũng có thể thú vị hết.

Học viên: Ví dụ như con trước khi học Sư cô thì nếu con gặp người yêu thì cái thực tế diễn ra không giống như tưởng tượng, con sẽ bị thất vọng và cảm thssy hay là không đúng, hay là mình không đúng hoàn cảnh, không đúng người..cái gì đấy, đáng lẽ cái mà mình tưởng tượng phải là thật. Nhưng khi con học bây giờ thì con thấy cái gì xảy ra thì nó là cái đấy và con thấy đấy là cuộc sống bình thường mà tự dưng con thấy những cái rất là bình thường không kịch tính như trong tưởng tượng thì nó vẫn hay.

Sư cô; Lành thay! M. A. nhưng nghề của con là nghề đạo diễn nên thỉnh thoảng con sẽ thấy những kịch tính đó và con sẽ thấy sáng tạo ra những cái vẫn kịch tính nhưng rất thực và vẫn mang tính giáo dục trong những bộ phim mà con đã tạo ra. Sư cô mong Việt nam sẽ sớm có những bộ phim mang đến giác ngộ cho người khác chứ không phải đem đến vô minh cho người ta.

Học viên: Con cũng mong muốn bản thân mình có khả năng nhìn được sự thật như vậy thì con cũng thích ạ

Sư cô: Cuộc sống này sẽ vững vàng hơn rất nhiều , thực tế hơn và mỗi bước đi trên cuộc đời này của con sẽ vứng chãi hơn cho dù con đi ở Hà Nội, con đi ở Sài Gòn hay con đi ở Berlin, Paris hay London bất cứ ở đâu, bước chân của con sẽ thật sự vững chải hơn cho dù  trái đất vẫn quay, mọi thứ vẫn thay đổi nhưng nếu con sống bằng cặp mắt giác ngộ, và bằng trí tuệ để thấy mọi pháp  thì bước đi đó không vì trái đất quay hay vì những thay đổi bên ngoài mà bị chao đảo . Con hiểu ý Sư cô nói không?

Học viên: Dạ vâng.

Sư cô: Có ai có câu hỏi hay chia sẻ nữa không? Linh có chia sẻ gì không, lâu lâu L. mới vào phải không?

Học viên; vâng, con thấy buổi học về quán pháp rất hay từ hai buổi giảng hôm trước cũng rất là hay rồi, đến hôm nay cô nói kỹ hơn về phần ngũ uẩn thì con cũng có học qua phần ngũ uẩn này rồi, khi mà con học ngũ uẩn con nhận diện ra chính mình trong những tình huống trải qua trong cuộc sống, mình sẽ nhận diện nó rõ hơn, khi mà thấy những việc không đúng như ý mình và gặp những việc không thuận theo ý mình hoặc là bất như ý mình sẽ bớt đau khổ , mình tình bĩmh đối mặt với những tình huống chung quanh mình. Thí dụ như mắt nhìn thấy cái gì đó, những điều mình không ưa or  không thích thì mình sẽ bình tĩnh hơn chứ không còn mất bình tĩnh hoặc là lo lắng, đối mặt với nó dễ hơn, và con nhận diện ra trong mình đang có vấn đề gì trong mình và mình sẽ điều chỉnh ngay được lúc ấy.

Sư cô: Đúng, đó là trí tuệ đó L, và khi có trí tuệ biết tu tậpáp dụng trong đời sống hàng ngày  của mình, mình giảm được rất nhiều đau khổ và  mình cũng giảm căng thẳng khó chịu cho người khác rất nhiều, có nghĩa mình đỡ tạo tác rất nhiều đó. Và thế giới này càng nhiều người hiểu pháp và biết tu tập  thì thế giới này không đến nỗi ô nhiễm như vậy đâu, ô nhiễm bởi cát bụi, ô nhiễm bởi tiếng ồn, ô nhiễm bởi các cảm xúc thiếu lành mạnh phải không? Tư tưởng hoang tưởng, hoang đường, những tư tưởng đã bị méo mó rồi  và không tạo tác thành một thế giới bất thiện. Do đó Ngài Tinh Vân đại sư có nói tu tịnh độ là ở đây khi chúng ta biết tu tập. Tịnh độ không phải ở cõi tây phương cực lạc , ở cảnh giới nào khác  mà ở ngay hiện tại đây khi cái tâm chúng ta biết tu tập, đó là tịnh độ. Mà khi tu để thấy pháp trong đời sống hàng ngày để biết điều chỉnh nhận thứchành vi của mình thì đó chính là tịnh độ , đó chính là hoa sen , hoa sen nở ra từ bùn.

Học viên: Nếu mình bớt những ý tưởng bất thiện , ví dụ khi mình sân lên là mình phải nghĩ ngay và nói cái gì đó thế là gây tổn thương cho chính mình và người khác ngay ạ

Sư cô: Mình dừng lại kịp thời . Khi mình dừng lại như vậy là mình biết giữ giới, cho nên người ta sẽ khôg giữ giới được nếu khôngtrí tuệ, thiền và giới đi kèm với nhau là như vậy đó, thiền hỗ trợ cho giới và giới củng cố cho thiền, giới làm nền tảng cho thiền. Khi mình có thiền có tuệ mình giữ giới dễ dàng hơn rất nhiều, còn khi không có thiền không có tuệ thì chuyện giữ 5 giới của mình cũng rất khó khăn phải không? Một trong 5 giới đó là giới khẩu nghiệp để mình không khẩu nghiệp vì khi sân mình rất dễ khẩu nghiệp, khi ghét mình không ưa rất dễ khẩu nghiệp và mình có thiền mình thấy và dừng lại được cái khẩu nghiệp đó. Giới định tuệ luôn luôn đi kèm với nhau và không tách ra riêng là như vậy đó, vì cái này hỗ trợ cho cái kia để cho nó cùng nhuần nhuyễn và cùng thực hành cùng thể hiện trong đời sống của mình. Và trong pháp tu Tứ Niệm Xứ này chỉ cần thấy pháp thôi thì mình đã có Bát Chánh Đạo trong đó rồi, có Giới Định Tuệ trong đó rồi, đó là điều tuyệt vời của pháp tu của Đức Phật. càng tu mình lại càng thú vị hơn, không có chán một chút nào hết, không có boring, mình thấy việc tu, việc học Phật này thực sự là rất thú vị không có gì để cho mình chán nản hết.

Cô Trang muốn chia sẻ gì phải không?

Học viên: Thưa cô, con muốn hỏi Sư cô, con có một việc như thế này, cách đây mấy hôm chùa Huyền Không Sơn Thượng dâng y Kathina thì con có ý định muốn đi nhưng cũng có nhiều trở ngại, nhưng khi con nói với con trai con là bây giờ mẹ muốn đi con có thể sắp xếp đưa mẹ đi không, bời vì bây giờ dịch như thế này mà đi xe ô tô ngoài thì nguy hiểm. Sau đó con trai con có nói mẹ muốn đi 2 ngày , nếu mẹ ngủ trong chùa thì có thể con đưa đến rồi con lại về rồi hôm sau con đón hoặc con ngủ ở đâu chứ con không ngủ trong chùa. Sáng hôm sau con nghĩ con buồn , vì mình rất chăm chút cho con, hy sinh tất cả mọi thứ chăm lo cho nó nhưng mà một cái niềm vui của mình, nếu thấy mẹ vui như thế thì mình sẽ cố gắng tạo điều kiện cho mẹ mình nhưng nó vẫn không có thích những việc như vậy, thế là tự nhiên con buồn và sáng hôm sau ngủ dậy, con tỉnh dậy và thấy nước mắt cứ rơi, nước mắt buồn tự nhiên chảy ra, nghĩ tủi thân, thế con nghĩ là sân rồi sân rồi không được thế, không được sân với tham. Khi đấy con nhận biết được cái tâm của mình, nhưng nếu như Sư cô hôm nọ nói là quán tâmquán pháp nó gần giống nhau, pháp thì có thể sâu hơn nhưng trong sự việc như thế thì tâm con có thể nhận ra con sẽ điều chỉnh cái điểm dừng nhưng quán pháp lúc đây là hiện tượng như thế nào và phải nghĩ đến nhân duyên gì nữa  thì con chỉ nghĩ, nếu mà nhân duyên thì do con mình chưa có nhân duyên với đạo Phật

Sư cô: Cái đó chỉ mới là duyên thôi chứ chưa phải là nhân, cô chỉ thấy tâm, trong sự kiện này cô chỉ mới thấy tâm mà không thấy pháp vì cô thấy tâm có buồn, có sân vì con không muốn ngủ trong chùa, nó nói nó chỉ muốn đưa mẹ tới thôi rồi nó sẽ ra ngủ khách sạn hay nó về nhà nó rồi hôm sau nó sẽ đến đón mẹ về nên cô buồn, cái buồn đó của cô thuộc về sân. Cái sân đó không đến nỗi là cái sân nặng đến nỗi phải nói những lời khó chịu với con nhưng cái sân này làm cho mình khổ sở chảy nước mắt. Đó là mình đau khổ rồi đó, cái sân này đến từ cái tham mà không được, phải không? Cái tham này là cái tham gì: thứ nhất, mình muốn đến chùa ngày lễ Kathina để làm phước, tham đó không được; thứ hai nữa là mình hy vọng quá nhiều ở con. Hy vọng ở con mình đó chính là cái tham đó cô, nghĩ là mình hy sinh cả cuộc đời cho nó, chăm chút cho nó, mình đầu tư cho nó rất nhiều như vậy bây giờ 1 năm chỉ có 1 ngày lễ Kathina mình đến chùa làm phước mà nó cũng không chịu đưa mình đi. Nó có xe mà nó không lái xe đưa mình đi, đại khái là nó nói nó có đi nó cũng không chịu nhủ trong chùa, như vậy cái tham của mình không đạt được. Tham đó là mình đầu tư vào con mình, khi mình chăm chút cho con mình hy sinh cả cuộc đời cho con như vậy mình mong con phải như thế này phải như thế kia, phải theo ý mình mà nó không theo ý mình là mình sẽ có bất mãn ngay. Cái sân đó không nặng nhưng cái sân đó nó đã khiến cho mình khổ rồi, mà nếu con mình nó thương mình, nó thấy mình khổ như vậy nó có khổ không, nó cũng khổ phải không?.

Quán pháp là thấy được cái nhân, cái nhân mong cầu, mình mong đợi, đó là nhân. Còn cái duyên đó là thời tiết, dịch bệnh, con bận hay con không làm theo mong ước của mình, sau đó mình lại thêu dệt lên nữa đó là do con mình thiếu duyên. Chưa chắc là phải như vậy, đó là cái tưởng của mình mà thôi. Anh có duyên nhưng có duyên khác với cô. Người con có cái duyên khác chứ không có duyên tín tâm như cô, cho nên cái mong cầu của mình không thoả mãn cho nên nó đi đến chỗ sân và bất mãn như vậy. Còn cánh phản ứng, cách nói của anh với cô, đó là duyên. Khi cô thấy điều đó là cô thấy pháp chứ không phải là quán tâm nữa mà là quán pháp . Còn khi cô chỉ thấy tâm buồn và biết đó là tâm sân thì đó là quán tâm. Quán tâm thì không thể làm gì cho nó chấm dứt được, chỉ có quán pháp mới làm cho nó chấm dứt được. Quán pháp vi tế hơn là như vậy đó, nó sắc bén hơn, trong Kinh Kim Cang họ gọi đó là lưỡi dao kinh cương có thể cắt mọi thứ.

Ai còn câu hỏi gì nữa không?

Học viên: Trong cuộc sống đời thường con cũng nghe giảng về  Tứ Niệm Xứ rồi nhưng đôi khi có những việc xảy ra mình không biết ở đâu là pháp ở đâu là tâm như thế nào để mình nhận diện ra để biết để dừng, ví dụ như hôm đó vì tâm con có thể tạm thời dần dần rồi nó sẽ diệt, không vấn đề gì thì nó lại thôi, nhưng như Sư cô nói nếu quán pháp được thì nó diệt nhanh hơn…

Sư cô: Nó diệt nhanh hơn nhưng không để lại hậu quả lâu dài, còn khi quán tâm nó vẫn để lại hậu quả đó. Cái cảm giác nặng nề nó lâu hơn, cảm giác khổ sở nó lâu hơn. Còn quán pháp nó diệt rất nhanh và hậu quả chỉ là thoáng qua thôi, ấn tượng nó không nặng, dư vị dư chấn của nó để lại không nặng nề. Phải dùng chữ dư vị dư chấn mới đúng hơn.

Thực sự khi chúng ta quán pháp đời sống này thú vị lắm mà mỗi người đều thú vị với chính con người chúng ta. Và khi chúng ta tu với ánh nhìn thú vị như thế này, trong tiếng Anh gọi là interesting/ curiosity thì chuyện tu cũng là một hành trình học. Học trong trường đời và đây chính là trường học vĩ đại nhất, tốt nghiệp được trường đời này thì có bằng giác ngộ, được gọi là đã giác ngộ. Mà chưa giác ngộ là chưa tốt nghiệp được trường đời, tuyệt vời không?

Học viên: Tuyệt vời được biết giáo pháp, được học hỏi nhiều, áp dụng trong đời sống, ví dụ như con cứ thuận duyên thế nào thì đúng tuỳ duyên thuận pháp, cứ duyên thế nào thì mình cứ sống cho thuận pháp, ví dụ như lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Đà nẳng  cũng do duyên nọ duyên kia thôi thì mình cứ sống cho thiện, mà ở đâu cũng được.

Sư cô: ở đâu cũng vui hết, ở đâu mình cũng sống hết trách nhiệm , trách nhiệm và bổn phận của mình , tình thương của mình nhưng  khi ra đi mình cũng không lưu luyến gì nhiều nữa cả vì mình không chấp thủ. Mình làm với tất cả khả năng của mình mà không chấp thủ thì mình sẽ không khổ còn mình làm mà chấp thủ thì khi ra đi mình sẽ khổ đó. Nên tu là tuyệt vời lắm, tu làm cuộc sống mình tươi sáng hơn rất nhiều, nhẹ nhàng hơn, nhẹ nhàng, tươi sáng, bình anvững chãi. Đây là những thứ mà mình cần có trong đời sống phải không? Mà chỉ khi mình thực sự tu thì mình mới có những thứ này, thứ này tiền không mua được phải không? Không ai cho mình, những thứ này không ai cho mình được hết, người thương mình có cho mình được mấy thứ đó không? Không cho được. Họ không có những thứ đó nên không cho được, tiền không mua được, quyền lực không kiếm ra được. chỉ có tu mới tạo ra được, vậy tu là tuyệt vời hay không tuyệt vời?

Học viên: Con cũng thấy rất là may mắn cuộc đời này gặp được, tuy là gặp muộn không được như các cháu đâu, rất là muộn mằn nhưng duyên nó như vậy thì phải chấp nhận, chứ như các cháu trẻ như thế đã học được giáo pháp, đã gặp được cái duyên học như thế này rồi thì áp dụng không tạo nghiệp nhiều, rồi sống an lạc hơn, rồi sống thoải mái sống tự do hơn trong tâm của mình. Trước kia tâm mình hay  suy nghĩ rồi ảo tưởng nhiều cái, đúng là ảo tưởng rồi có nhiều thứ rõ ràng hơn mình không có dính mắc. Những người sống chung quanh mình cũng thấy rất lợi lạc bởi vì mình không chấp bất cứ điều gì nữa . Giờ cuộc đời mình già rồi, con dâu và nhiều thứ chung quanh, nếu va chạm mà mình không có các suy nghĩ linh tinh. Trước khi không được học hành như thế thì mình hay chấp vào mọi thứ luôn. Được như thế này con thấy rất là vui lắm, mãn nguyện.

Sư cô: Sadhu!Sadhu!Sadhu. Biết đạo không bao giờ là muộn, quay đầu là bờ.

...

Sư cô: Mình không cần phải so sánh, mình chỉ cần so sánh mình với quá khứ không cần so sánh mình với người khác, mỗi người có một cái nhân một cái duyên. Sư cô biết đạo từ năm 19 tuổi và bắt đầu tu tập từ đó, thực ra Sư cô tu tập từ năm 16 tuổi nhưng chỉ tu tập tự phát mà không biết đạo, đến năm 19 tuổi mới biết đạo và hướng đến tu tập đến năm 24 tuổi mới xuất gia và đến năm 25 tuổi mới thật sự tu Tứ Niêm Xứ và tu tâm từ, đại khái là như vậy. Trong cuộc đời của mỗi con người  có những bước đi và những  nhân duyên mà mình không thể nói tại sao nó không xảy ra sớm hơn. Cái tại sao đó cũng là cái mong cầu của mình đó. Đủ nhân đủ duyên thì cây táo nở hoa, phải không? Cây xoài kết trái, không đủ nhân đủ duyên nó có nở hoa kết trái cũng rụng chứ không tồn tại cho đến chín phải không? Cuộc đời của mỗi người cũng như vậy đó, hạnh phúc, khổ đau hay những nhân duyên đến với đạo giải thoát cũng như vậy, đủ nhân đủ duyên thì nó xảy ra, còn mình có ở lại với đạo được lâu hay không. Hoa xoài có kết thành trái xoài hay không hoặc trái xoài có rụng non hay nó sẽ chín, giai đoạn chín người ta sẽ thưởng thức được cái độ ngọt độ thơm của nó như thế nào là một chuyện khác nhau. Cho nên biết đạo rồi, ở lại với đạo có thể chín muồi như trái xoài để toả ra hương thơm để người ta có thể thưởng thức hương vị của nó lại là chuyện khác, để biết được đi xa bao lâu cho nên  trái xoài không cần phải so sánh với trái cam trái quýt  trái bưởi trái sầu riêng mà trái xoài là trái xoài phải không?

Học viên: Sadhu!

Cũng hết giờ rồi, chúng ta sẽ gặp nhau vào tuần tới, thứ sáu nếu không có gì thay đổi. Nếu có gì thay đổi Sư cô sẽ thông báo và nếu như có câu hỏi nào cần làm rõ hơn nữa thì có thể nhắn tin riêng cho Sư cô hoặc trong buổi học tiếp theo chúng ta sẽ cùng thảo luận.

Buổi học của chúng ta về quán pháp  về quán 5 thủ uẩn  đến đây là chấm dứtchúng ta cùng thanh tịnh tâm ý chắp tay lên để hướng tâm từ đến  tất cả chúng sanh, để chia sẻ các phước này:

Nguyện cầu tám hướng mười phương

Chúng sanh vô lượng hãy thường an vui

Dứt trừ oan trái nhiều đời

Gây bao nhiêu đau khổ đến hồi duyen tan

Hại nhau chỉ chuốc lầm than

Mê si điên đảo muôn vàn lệ châu

Chúng sanh vô bệnh sống lâu

Nguyện cho thành tựu phước sâu đức dày

Nguyện cho an lạc từ nay

Dứt trừ thống khổ đắng cay oán hờn

Dứt trừ kinh sợ tai ương

Bao nhiêu phiền não đoạn trường viến lý

Nguyện cầu tam bảo chứng tri

Sống đời thanh tịnh từ bi vẹn toàn

Con xin hồi hướng phước này

Thấu cùng pháp giới chúng sanh gội nhuần

Mẹ cha thầy tổ thân nhân

Hieenj tiền quá vãng trọn phần phước duyên

Cầu xin hộ pháp chư thiên

Phát tâm hoan hỷ báo truyền gần xa

Cầu cho mưa thuận gió hoà

Pháp luân thường chuyển nhà nhà an khương

Chúng sanh ba giới bốn đường

Do nhờ thực phẩm bảo tồn mạng căn

Nghiệp lành từ khẩu ý thân

Hoá thành phúc quả tuỳ nhân sở cầu

(tiếng pali)

Sư cô chào mọi người và chúc  mọi người một buổi tối an vui và sáng mai thức dậy sảng khoái, an lành và tự tin bước vào một ngày mới, bước vào một thế giới mới.

(Phật tử ngọc Điệp ghi lại bài giảng Thiền Tứ Niệm Xứ - phần Quán Pháp 5 thủ uẩn – khóa thiền Online đầu tiên trong thười gian dịch Covid-19)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/01/2017(Xem: 10604)
26/09/2012(Xem: 17871)
13/04/2022(Xem: 54319)
30/03/2015(Xem: 10398)
14/05/2011(Xem: 31274)
14/05/2011(Xem: 104915)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.