Iv. Kết Thúc

25/06/201112:00 SA(Xem: 6864)
Iv. Kết Thúc

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. PL. 2544 – DL. 2000

B. GIẢNG GIẢI


IV- KẾT THÚC

Sau đây tôi tóm kết vài điểm then chốt. Quyển Kiến tánh thành Phật không giống những quyển sách khác, có chia ra từng mục riêng mà từ đầu đến cuối chỉ luận có một mục Kiến tánh thành Phật. Học qua quyển luận này chúng ta thấy ngài Chân Nguyên trình bày hết sức rõ ràng để chúng ta nhận ra, chớ không nói úp mở như các Thiền sư Trung Hoa. Đọc hành trạng hay Ngữ lục của các Thiền sư Trung Hoa chúng ta thấy các Ngài nói những câu úp mở khiến chúng ta khó lãnh hội. Còn ở đây Thiền sư Chân Nguyên thấy thế nào nói thế ấy, nên toàn bộ quyển luận lặp tới lặp lui, chỉ ngang chỉ dọc chủ yếu nhắc người học đạo nhớ mình có tâm thể không sanh không diệt, gọi là nguồn linh, là Phật tánh, là Pháp thân là tánh giác... Cái đó ai cũng có, nếu người nào nhận ra tánh giác gọi là kiến tánh, vì tánh giác là Phật nên nói kiến tánh thành Phật. Thành Phật không phải thành đức Phật Ca-diếp, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, đó là những vị Phật bên ngoài, mà kiến tánhnhận ra tánh giác, tánh giác đó là Phật của chính mình. Tuy nhiên kiến tánh chỉ mới nhận ra Phật nhân, còn Phật Ca-diếp, Phật Thích Ca... là Phật quả, vì các Ngài đã dẹp hết phiền não vô minh nơi các Ngài. Các Ngài còn chỉ dạy cho mọi người giác ngộ, nên nói tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn mới được thành Phật. Chúng ta mới nhận ra Phật nhân, tự giác chưa xong, giác tha chưa có thì giác hạnh chưa viên mãn, nên chưa thành tựu quả Phật. Đây nói Kiến tánh thành Phật là mới nhận ra Phật nhân mà thôi. Từ khi kiến tánh cho đến lúc thành Phật phải có thời gian bảo nhậm. Như vậy, kiến tánh là mới nhận ra tánh giác nơi mình chớ chưa thành Phật, nên chúng ta phải khéo bảo nhậm mới thành Phật quả. Như chúng ta có hạt bắp giống chưa chắc là có bắp ăn, có hạt bắp giống chúng ta phải trồng, phải bón phân tưới nước, xịt thuốc sâu... thì mới có bắp ăn. Cũng thế, đức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, người nhận ra thì gọi là kiến tánh, là nhận ra Phật nhân. Phật nhânhạt giống sẵn có, nhưng chúng ta phải khéo léo bảo nhậm, như người có hạt bắp giống phải biết trồng và săn sóc mới có quả bắp ăn. Nhưng chúng ta thường có bệnh lười biếng không nỗ lực làm việc nên dù có hạt bắp giống mà cam chịu thèm khát, hoặc chờ người làm sẵn rồi đến xin ăn. Cũng thế, chúng ta nghe nói mình có sẵn Phật nhân, khao khát muốn thành Phật quả, nhưng không khôn ngoan sáng suốt thực hành mà cứ ao ước suông hoặc đến lạy Phật cầu xin thì không bao giờ được. Lại càng đáng thương là lạy hoài mà Phật ngồi trên bàn chẳng gật đầu thuận cho. Chúng ta cứ làm những chuyện không đâu mà chuyện thực tế làm được lại không chịu làm. 

Bây giờ quí vị thử xét lại ngay nơi mình có tánh giác mà cũng có phiền não phải không ? Nhưng tánh giác thật hay phiền não thật ? Dĩ nhiên ai cũng biết là tánh giác thật, vì tánh giác là sẵn có, là chân thật, phiền não do duyên bên ngoài mới dấy khởi, là giả dối. Thế mà chúng ta lại sợ phiền não, than rằng: Sao phiền não có sức lôi cuốn dữ dội, làm cho tôi bất an, tu thành Phật khó quá ! Chúng ta thử xét coi, tu thành Phật dễ hay khó ? Chỉ cần buông cái giả thì cái thật hiện ra dễ như trở bàn tay. Chúng ta tu không nên sợ cái giả mà chỉ sợ mê chạy theo cái giả không chịu buông. Khi dụng tâm tu có hai điều chúng ta phải lưu ý: Biết cái giả không theo, nhận cái thật và hằng sống với nó. Ví dụ mặt biển thênh thang bỗng dậy sóng ầm ầm dữ dội, nhưng chúng ta biết biển dậy sóng là do gió thổi, đó là giả dối không thật nên không sợ, vì gió dừng thì sóng lặng. Mặt biển dù có sóng hay không sóng lúc nào cũng hiện hữu không bao giờ thiếu vắng. Hơn nữa sóng chỉ làm dao động mặt biển mà không làm mất mặt biển. Cũng thế tâm chúng ta xao xuyến bất an là do gió ngoại trần thổi. Như chúng ta đang ngồi an nhiên, bỗng có người kêu tên chửi mắng, âm thanh của người ấy khiến cho chúng taphản ứng, vì phản ứng nên tâm chúng ta bị xao xuyến, dao động, giống như mặt biển đang lặng, gió thổi làm cho dậy sóng. Do đó chúng ta tu phải ngăn ngừa gió ngoại trần, nhưng ngăn ngừa bằng cách nào ? Không cho mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị phải không ? - Năm căn vẫn tiếp xúc với năm trần nhưng chúng ta biết nó là duyên hợp tạm có, có rồi mất không thật, cho nên dù có ai kêu tên mắng chửi vẫn không giận không buồn, dù cho thấy sắc tốt, sắc xấu vẫn không ưa không chán v.v... Đó là chặng thứ nhất thấy ngoại trần không thật. Chặng thứ hai là chúng ta biết pháp trần hay vọng tưởngkhông thật, vì vọng tưởng là do ngoại trần mà có, giống như có gió thổi mặt biển mới dậy sóng. Như vậy gió không thật thì sóng có thật đâu ? Cũng thế ngoại trần không thật nên vọng tưởng cũng không thật. Thế mà có nhiều người tu than: sao mà vọng tưởng dấy khởi liên miên, buông không được ! Tại sao vậy ? Tại chúng ta cứ mãi nhớ ngoại trần. Ví dụ như hôm qua có ai chửi chúng ta một câu, hôm nay âm thanh câu chửi không còn nữa, nhưng bóng dáng hư ảo của câu chửi khởi lên hoài làm cho tâm chúng ta dao động bất an. Khi tiếp xúc với âm thanh chửi mắng chúng ta đã biết nó là không thật, bây giờ ý căn tiếp xúc với bóng dáng của thanh trần thì đâu có thật mà quan trọng ! Sở dĩ tâm chúng ta bất an là vì khi xúc cảnh thấy cảnh thật, cả ngày chúng ta cứ dính với cảnh nên nội tâm dấy động bất an. Chúng ta phải học theo gương của đức Phật. Trong kinh có kể lại câu chuyện: Đức Phật đang đi có người theo sau mắng chửi, Ngài thản nhiên đi không trả lời. Người kia hỏi Ngài có nghe không ? Sao tôi chửi Ngài mà Ngài không trả lời ? Phật không đáp thẳng mà nêu lên câu hỏi: Giả sử ông đem lễ vật cho người, người không nhận thì lễ vật về ai ? Người kia đáp: Về tôi chớ về ai ! Người ta mắng chửi Phật, Phật không nhận nên tâm bình thản không dao động, còn chúng ta thì ai cho gì nhận nấy không từ chối một món nào, nên chứa đầy cả kho, do đó phải nhọc công loại bỏ

Tóm lại khi dụng tâm tu trước hết dùng trí Bát-nhã thấy rõ ngoại trần không thật, biết nó không thật thì tâm không dính mắc. Kế đến nội tâm dấy niệm cũng biết rõ vọng niệm hư dối không thật không theo. Ban đầu nó dấy lên rất nhiều nhưng lâu ngày nó thưa dần và lặng hết, chỉ còn lại thể tánh sáng suốt thanh tịnh. Cũng như sóng dấy lên từ nước, khi lặng thì sóng trở về nước. Cũng thế, vọng niệm khởi lên từ cái biết, khi vọng niệm lặng thì trở về cái biết, cái biết vẫn liễu liễu thường tri, lúc đó không cần dẹp trừ gì nữa mà hằng sống với cái biết thênh thang thanh tịnh sáng suốt của chính mình. Đó là Phật là Tổ. Chỗ này Tổ Lâm Tế dạy:

- Đoạt nhân chẳng đoạt cảnh: dấy niệm không theo, tức là dẹp vọng niệm bên trong.

- Đoạt cảnh chẳng đoạt nhân: quán tất cả ngoại cảnh đều không thật, tức là dẹp cảnh bên ngoài.

- Nhân cảnh đều đoạt: trong không dấy niệm, ngoài không theo cảnh.

- Nhân cảnh đều chẳng đoạt: trở về với tâm như như thanh tịnh, như sóng dừng, biển lặng yên.

Đó là theo Tứ liệu giản của Tổ Lâm Tế. Còn ở đây chúng ta tu đầu tiên là dùng trí Bát-nhã quán chiếu thấy sáu trần không thật, kế đến là biết rõ những vọng niệm dấy lên từ nội tâm không thật nên không theo. Trong ngoài không giao thiệp nữa thì tâm an nhiên tự tại.

Như vậy, nơi chúng ta đã có sẵn tánh Phật nhưng vì chúng ta để cho tam bành lục tặc dấy khởi nhiễu loạn nên không bao giờ yên, đó là do chúng ta thấy sáu trần là thật, nếu thấy sáu trầngiả dối thì lục tặc biến thành lục thông, thành lục thông thì trở về thể như như đâu có khó. Cho nên tu mà khéo nhận thì dễ đạt kết quả, nếu không khéo nhận thì dù cho trải qua thời gian dài cố gắng tối đa mà vẫn không kết quả. Do đó có nhiều người ham tu ngồi thiền rất giỏi mà nghe một câu nói hơi nặng thì nhớ hoài không quên, đó là còn thấy thanh trần thật, do đó nên tu không tiến.

Tóm lại, đối với người tu kiến tánh rất là quan trọng, kiến tánh khởi tu thì không còn sợ lầm lạc. Mong rằng sau khi đọc xong quyển luận này quí vị đủ lòng tintiến tu, không bao giờ thối chuyển.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/11/2010(Xem: 86026)
30/10/2010(Xem: 24172)
08/10/2010(Xem: 27957)
04/08/2010(Xem: 70997)
27/06/2010(Xem: 40068)
27/06/2010(Xem: 36396)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.