THIỀN SƯ VÀ TƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ
Như Hùng
Chân Nguyên xuất bản 1987
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
hiện thân của
DUY MA CẬT và BÀNG LONG UẨN
1. Thượng Sĩ đi giữa cuộc đời
2. Hình ảnh Duy Ma Cật và Bàng Long Uẩn trong con người Tuệ Trung Thượng Sĩ
3. Thượng Sĩ Ngữ Lục
4. Hình ảnh vô nghĩa trước những Thiền Sư
I. THƯỢNG SĨ ĐI GIỮA CUỘC ĐỜI
Tuệ Trung Thượng Sĩ người có được một phong thái
siêu việt độc đáo, sống
giữa
cuộc đời trong sự
tự do phóng khoáng không hề bị
lệ thuộc. Ông bước vào trần gian sống như tất cả
mọi người nhưng, với phong thái
Thiền
Sư vượt ra ngoài những
hệ lụy, không đắm chìm trong
danh sắc, cởi tung những
triền phược mà
con người bình thường không thể
lãnh hội và làm được.
Thượng Sĩ có tất cả, như tất cả những
con người cư ngụ trên mặt đất đã có, nhưng Thượng Sỹ lại có cái “không” mà những người
cư ngụ trên mặt đất không hề có. Cái không ấy là
bản năng tuyệt luân vượt ra ngoài
định kiến,
phán đoán suy luận, gò bó trong mọi định thước. Hành hoạt một cách
siêu dị không
câu nệ chấp trước, chỉ
tìm thấy trong những
con người đạt
được sự
chứng ngộ giải thoát ở
nội tâm.
Tuệ Trung
đi vào vuộc đời, sống với
cuộc đời với
con người để từ đó
hoán
chuyển mọi tăm tối, hành động nầy là
việc làm của những
Bồ Tát mang
đại
nguyện trùm kín cả
vũ trụ,
hy sinh thân mạng để
xoa dịu những
thống khổ
đang bao phủ trời
tâm linh mà
con người đang trực diện.
Giá trị đó được
tiềm ẩn qua
con người Thượng Sĩ, ông đã từng đem
bản thân mình ngăn chận những cuộc xâm lăng của nhà Nguyên. Đã từng được phong tước Hưng Ninh Vương. Nhưng ông vứt tất cả còn lại phong cách
Thiền Sư,
đối diện với
trần thế bằng
tình thương bao dung, không bị
giới hạn. Trộn lẫn với
cuộc đời hay không, vượt thoát hay đắm chìm trong
tử sinh, bỏ tung tất cả hay gánh trọn trên đôi vai. Đối với những người
giác ngộ,
thực chứng thì hành động nào cũng đều
ung dung thanh thoát giữa dòng đời
trôi nổi. Với những kẻ
siêu việt nầy, tất cả chỉ là
ảo ảnh,
phù vân một trò đùa được dựng nên từ hý trường,
đâu đó bỗng chốc phiêu bồng như chính cái
hiện hữu phi thực của nó. Những tăm tối
trầm luân tạo
đau khổ cho những ai trong cuộc.
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã từ đó mà đi ra nên
ung dung tự tại,
vung tay là bóng tối liền tan, mở miệng là ngàn hoa phơi sắc, và nhắm mắt là
tịch nhiên chiếu rọi.
Bóng dáng nào mà không bị đẩy lùi,
hình ảnh nào mà không tan hủy. Nhưng,
con người và
ảnh tượng của Tuệ Trung trở nên siêu thực,
tồn tại trong hố thẳm ngàn hoa, nên mãi là
biểu tượng cho những kẻ muốn
đạt đến một thứ
tự do siêu nghĩa, trong việc tìm ánh sáng chiếu rọi của
thực chứng.
Sự
tự do độc nhất mà Tuệ Trung có được, là vượt ra ngoài định mức
tự do.
Ở đó còn
duy nhất kẻ đứng chơ vơ giữa đất trời, không
bóng dáng hình tượng nào chung quanh, nếu có cũng chỉ là
thể dụng hiển hiện của
tâm thức vượt tung. Không bao giờ có thể đo lường ngăn ngại được tâm tư vĩ đại của Tuệ Trung, kẻ đã
tự do rong chơi dạo khắp nẽo
luân hồi, chưa
một
lần chùng bước trước những
thử thách.
Em gái Tuệ Trung là Hoàng
Hậu Thiên Cẩm, một hôm thiết tiệc mời ông
tham
dự, trong bàn tiệc có đầy đủ thịt cá, chay mặn. Gặp thịt cá ông cũng không từ
tự nhiên gắp ăn, thấy thế Hoàng Hậu
ngạc nhiên hỏi: “Anh
tu Thiền mà
ăn thịt cá thì
thành Phật sao được ?”
Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chả cần
làm Phật. Phật chả cần làm anh. Em chẳng nghe
cổ đức nói “Văn Thù là
Văn Thù,
giải
thoát là
giải thoát đó sao ?”
Con người Tuệ Trung không phải điển
hình sự phóng khoáng nầy là đủ, trong ông còn nhiều sự
tự do. Ông đã là
con người tùy tục làm giống như
cuộc đời, những gì kẻ khác có ông cũng có nhưng, có nầy là lẽ của tương đồng, của
tỉnh thức, và thực ngộ.
Khi mê thấy
không sắc
Khi ngộ hết
sắc không
Sắc không và
mê ngộ
Xưa nay một lẽ đồng
Chính vì
chúng ta ràng buộc trong những tính toán, nên hầu hết tạo thêm những
triền phược lấp kín lối vào
giác ngộ. Nhìn sắc sanh ra đắm nhiễm, ngửi nghe khởi lên muôn ngàn
vọng tưởng, nên
trần lao trở thành ngôi mộ vĩ đại nhốt kín
con người. Với
Thiền Sư đi vào tử sinh như đi trên thảm hoa, uống nước
ái dục như uống
cam lồ vị, sống giữa
cuộc đời như sống với thực ngộ. Thì
cuộc đời không phải là những hổ tương
cần thiết cho
thực chứng ấy vươn lên tận mây ngàn hay sao?
Tuệ Trung mất
trong vòng tay
yêu thương của thê thiếp, trong giọt nước mắt bi ai của nữ tỳ, trong sự khóc thương buồn đau
chồng chất ai oán để
tiễn đưa người
yêu thương đến nghìn thu
vĩnh biệt. Ông đã
ung dung ra đi
với phong cách người rũ sạch nợ trần, như chưa
một lần cột được
con người ấy. Ông nghe tiếng khóc
mở mắt ngồi dậy, sai lấy nước rửa tay súc miệng, trách nhẹ vài lời “Sống chết là
lẽ thường nhiên, sao buồn thảm luyến tiếc chi làm náo
chân tánh ta.”
Trong khi sống,
Thượng Sĩ đã
tự do, nhưng khi sắp chết ta mới thấy cái
phi thường tự do của người
giải thoát. Nếu
con người bình thường hẳn đã không đủ
tâm thần bình tĩnh trách nhẹ kẻ khác, làm quấy giấc ngủ ngàn thu của mình. Thần chết bất lực trước những
bản thể thực chứng về
hiện tượng tử sinh, nên đành chào thua để Tuệ Trung
tự do đến đi trong
cuộc đời. Điểm khởi mà ngài đến chỉ là nhịp cầu gạch nối giữa
hiện thực và
phi thực.
Hiện thực nầy là nguyên lý của những gì vượt ra khỏi sự
chi phối tác động về
thời gian và
hiện thực nầy là kết quả
thực chứng nên sự
tàn hủy chỉ là môi năng cho những
sinh khởi. Với kẻ có được
ý thức về thực ngộ, đã trông thấy đâu là
ngọn ngành nên không vì đó khởi lên những
sai biệt.
Phi thực có thể tạo những
triền miên thống hận cho những ai chưa
khám phá ra bộ mặt nghìn đời của nó. Vì
đối đãi tương duyên với có không nên nó
hiện hữu. Nhưng với người uống được ngụm nước đầu nguồn, đến đi không
vướng gót giày, tất cả chỉ là mây giăng trên lối,
thong dong trên đỉnh đồi trơ trụi với
tuyết sương.
Ý lực nào đã đưa đẩy Tuệ Trung dám bỏ lại sau lưng những
biến động của trần thế?
Ý lực nào đã tạo nên một Tuệ Trung trác việt, siêu dị? Có phải
đó là kết quả do những
khám phá,
truy tầm, đạp tung và khơi dậy cái linh năng,
tri giác, vốn đã
tiềm ẩn trong mỗi
con người ?
Muốn quật tung và hiển nở
bản thể linh diệu nầy trước hết phải
ngắm nhìn
thực trạng
sanh diệt bằng con mắt
trí huệ,
quán chiếu đến tận cùng vật thể. Những thành trì
suy luận lừa đảo phải đập vỡ ngay, vận dụng mọi
cơ năng quyết
chống lại, đẩy tung
phiền trược. Chỉ còn lại cái vắng không tròn đầy
linh diệu mà Tuệ Trung đã
đạt được. May ra ta mới
trở thành như
ông.
Hình thức mà ông đang có đó, một
con người không hề
cạo tóc làm Sư, nhưng với
tâm linh ông cao vút lên tận mây ngàn,
hình thức có thể là
lớp son phấn bao bọc bên ngoài. Không
cần thiết, nhất là
hành trình tìm
đến
giải thoát. Sự
phân biệt giữa một người
xuất gia với
tại gia theo
nghĩa thông thường, thì đó là
điểm tựa để tạo nên
môi giới, nhưng tìm đến
thực chứng của những
Thiền Sư thì không có
ranh giới hữu hạn, mà là mấu chốt quật
khởi tâm linh.
Đạt được điều này thì đâu cũng là giải đất bằng mầu mỡ,
ranh giới nào mà không bị
san bằng tiêu hủy.
Tuệ Trung đã từng
vứt bỏ những phê phán
thị phi, vì đó là
quan niệm cố hữu nằm trong lăng kính, với những mầu sắc lôi kéo. Nên không thể cảm nhận
sâu xa về
con người đã
đạt được chiều sâu
thực chứng. Ông đã từng liệng nó vào hố thẳm trần gian. Vì thế những ai gần ông đều qui phục, cảm cách.
Vua
Trần Nhân Tông viết về Thầy mình (Tuệ Trung) như sau: “Thượng Sĩ sống giữa lòng
thế tục, hòa ánh sáng mình trong
cuộc đời bụi bặm, trong mọi cuộc
tiếp xúc,
thượng sĩ luôn luôn giữ
thái độ hòa ái nên
chưa bao giờ gặp phải những
trường hợp phiền nghịch. Do đó ngài có thể làm
tiếp nối hạt giống chánh pháp dìu dắt được những kẻ mới học. Ai đến
tham cứu tìm học với ngài cũng được ngài
chỉ dẫn sơ lược cho thấy phần
cương yếu của
đạo pháp khiến tâm họ có thể nương tựa.
Thượng Sĩ không bị
ràng buộc
bởi
hình thức khi thì ẩn tàng, khi thì
lộ diện, ngài
không chấp vào
hình thức và danh từ.
II. HÌNH ẢNH DUY MA CẬT VÀ BÀNG LONG UẨN
TRONG CON NGƯỜI TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Duy Ma Cật và Tuệ Trung hai
con người ở hai phương trời
cách biệt, ở hai
thời đại và bối cảnh
xã hội khác nhau. Nhưng đã
gặp nhau ở điểm, đó là
hạnh nguyện và phong thái của những
con người trác dị
siêu nhân.
Duy Ma Cật, một
cư sĩ vĩ đại, đã từng khai thị cho những
đại đệ tử của Phật. Vì muốn độ
chúng sanh nên ông
thị hiện làm vị
trưởng giả giàu có để nhiếp độ các hạng dân nghèo. Vì
đại nguyện cao cả ông
thị hiện kẻ
bạch y hộ Pháp đắc lực cho
đức Phật Thích Ca,
hạnh nguyện của những bậc
Bồ Tát là
trong đời ngũ trược làm kẻ
tiên phong đi vào nhiếp độ
chúng sanh lầm than. Và phong thái ông một người có
vợ con giàu sang tột bực nhưng, không vì thế mà vướng bận tâm của người
giải thoát.
Tư tưởng Duy Ma Cật là loại
tư tưởng siêu thể, không nằm ở định mức, một
khi tung ra là
chấn động cả
càn khôn, có thể lấy
núi tu di nhét vào trong hột cải, có thể lấy nước bốn biển cho vào lỗ chơn lông mà không khuấy động loài thủy tộc.
Duy Ma Cật đã từng trong nhà
Như Lai đi ra, nên mọi hành hoạt đều hướng đến
tịch nhiên an lạc,
giàu có vương giả, thê thiếp
vợ con, có kẻ hầu hạ nhưng tu hạnh
thanh tịnh, ngoài
hiện tướng phàm nhưng trong là
tâm Phật,
đi vào nơi cờ bạc rượu chè nhưng là
hạnh nguyện của
đại Bồ Tát cứu độ muôn loài.
Ông đã từng khai thị cho
Xá Lợi Phất đại đệ tử của
Đức Phật khi đang ngồi
tọa thiền dưới gốc cây. “Thưa ngài
Xá Lợi phất ! Bất tất ngồi sững đó mới
ngồi yên lặng. Vả chăng
ngồi yên lặng là ở trong
ba cõi mà không
hiện thân ý mới là
ngồi yên lặng, không
khởi diệt tận định mà hiện các
oai nghi mới là
ngồi yên lặng, không rời
đạo pháp mà hiện các việc
phàm phu mới là
ngồi yên lặng,
tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là
ngồi yên lặng, đối với các
kiến chấp không động mà tu
ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là
ngồi yên lặng, không đoạn
phiền não mà vào
Niết Bàn mới là
ngồi yên lặng. Nếu ngồi được như thế là chổ
Phật ấn khả vậy.
Có như thế những
đại đệ tử của Phật như:
Xá Lợi Phất,
Mục Kiền Liên,
Đại
Ca Diếp,
Tu Bồ Đề,
Phú Lâu Na,
Ma Ha Ca Chiên Diên,
A Na Luật,
Ưu Bà Ly,
La Hầu La v.v… Và ngay cả những bậc
Bồ Tát cũng không dám
đối diện. Không một ai dám đương đầu nổi với
Duy Ma Cật, ông quật tung ngã nhào tất cả. Với ông không phải
ngồi yên lặng
dưới gốc cây mà có thể
thành Phật, muốn
thành Phật phải lăn xả vào
cuộc đời, hành động trong
ý tưởng vượt thoát mới có cơ may
đạt được chặng đường nầy.
Không chấp vào đâu, dù đó là những lời dạy của
Đức Phật, phải có cái
tâm thanh tịnh không nhơ cấu đón nhận các pháp. Y vào
kinh điển giải nghĩa thì oan cho
ba đời
chư Phật, mà rời bỏ một chữ thì
đi vào con đường ma quỷ. Ở trong đó
tha
hồ rong chơi dạo khắp, đừng mang tâm
chấp trước. Hễ còn chấp thì rơi vào cửa ngõ
triền miên điên loạn, vượt tung ra khỏi màng lưới chằng chịt
ngữ ngôn, đạt ý quên lời thì
con đường nào không
thênh thang rộng mở, lối nào có thể cột được tâm tư kẻ không nhiễm
bụi trần. Vào chỗ đông người như vào chỗ không có ai.
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) sau
Duy Ma Cật đã mấy ngàn năm nhưng phong thái trác việt của Tuệ Trung
đi vào cuộc đời tương tự như
Duy Ma Cật, những gì phiến động,
đạp đổ trong
con người Duy Ma Cật với Tuệ Trung cũng đều có. Chỉ có những
con người vĩ đại mới bắt
gặp nhau ở một cấp độ mà
con người mê muội không thể tìm gặp. Cấp độ đó tựa như dòng sóng khủng khiếp cuốn phăng những trì trệ trong
hành trình đạt được thức
giác ở
tâm linh. Cuốn đi những
cặn bã bao phủ
cuộc đời.
Thiền Tổ
Trúc Lâm Trần Nhân Tông ca ngợi Tuệ Trung Thượng Sĩ như sau:
Ngóng càng thêm cao
Khen càng thêm bền
Bỗng sau lưng đó
Xem lại trước liền
Đó là
Thượng Sĩ
Vậy mới là Thiền
Tất cả những gì tuyệt độc nhất trong
ngữ ngôn cũng không thể
xưng tụng được
trọn vẹn con người Thượng Sĩ, trông lên thì vời vợi, quay đầu nhìn lại thì
Thượng Sĩ đã ở sau lưng. Ông chưa
một lần đến nên chẳng để lại dấu vết khi ra đi, nhưng những tương quan nhìn ngắm về ông,
đâu đó bóng dáng siêu việt ấy in tự bao giờ, chỉ cần quay đầu không dong ruổi thì lúc nào ông cũng
hiện diện.
Thượng Sĩ là cây đuốc rực sáng trong
thời đại vàng son của
Thiền học đời nhà Trần, vì thế những người có
cơ duyên muôn thuở gặp được ông đều
thấm nhuần giáo pháp. Nhưng
nếu không thường nghiệm nơi
tâm thức chính mình thì không thấy được sự có mặt của
Thượng Sĩ. Ông chỉ khơi dậy những gì yên ngủ bấy lâu,
yếu tố để được dậy hay không
tùy thuộc vào chính kẻ đó.
Một nhân vật khác nữa có những tương quan, những nét độc dị, và đã lưu lại
hình ảnh cũng như âm vang cao vút ở bên Tàu. Đó là
Thiền Sư Bàng Uẩn, được kể như một trong những
cư sĩ thượng thặng có khuynh hướng lập dị, tùy tục nhưng phong thái trác việt. Ông sống gần gũi với
mọi người để tùy bịnh cho thuốc.
Lương dược nầy nếu uống đúng cách thì
tử sinh không bao giờ đụng đến. Và nếu có thì đó là
đại nguyện.
Thượng Sĩ được kể như có những nét tương đồng với
Bàng Long Uẩn.
Bàng Uẩn một
cư sĩ Thiền Sư vĩ đại,
đệ tử của
Mã Tổ một hôm hỏi
Mã Tổ “Ai là người chẳng cùng
vạn pháp làm bạn lứa”
Mã Tổ đáp: “Đợi khi nào ông một ngụm uống cạn nước
Tây Giang ta sẽ
trả lời cho ông”. Lối
trả lời nầy khiến cho
Bàng cư sĩ chới với trước những
thuật ngữ có không. Và sau những tháng ngày mài dũa
công án Mã Tổ đã trao. Một hôm,
Bàng Uẩn bỗng chốc
vỡ tung ra,
đạt được “Tâm không” và trình kệ cho
Mã Tổ.
Mười phương cùng tụ hội
Người người học
vô vi
Đây là chỗ
tuyển Phật
Tâm không thi đậu về
Bàng cư sĩ chủ trương
Tánh Không “Đừng sợ rơi vào không, rơi vào không chưa phải chuyện dữ. Chỉ mong coi tất cả những cái có đấy là không, chứ đừng lấy cái không chi làm thật, vì
bản tính của chúng là không.”
Ông là một trong những
cư sĩ Thiền Sư mà
ảnh hưởng rất đậm trong giới Thiền. Ông
vẫn có vợ con, và cả
gia đình của ông đều là những người
chứng đắc, nên khi ông sắp qua đời, con của ông thi nhau tịch trong
tự tại an nhiên trước ông.
Quả thật những
con người siêu dị có khác kẻ chưa
đạt được chút gì
an nhiên trong
cuộc đời.
III. THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC
Nếu những lời khai thị của
Duy Ma Cật làm cho
đại đệ tử của Phật
run sợ không dám
đối đầu, thì những lời pháp của Tuệ Trung cũng làm cho kẻ
đối diện khiếp đảm không ít. Lối nói Pháp của Tuệ Trung gần như phủ định sự có mặt của
ngôn ngữ, để
hiển lộ nên
biểu tượng cho một
sự thể đang nấp kín đàng sau
ngôn từ, dù rằng đó là
hiện hữu trừu tượng để từ đó
tìm ra cái
tuyệt đối của
ngôn từ theo nghĩa đạt ý quên lời.
Có một vị Tăng hỏi:
Thế nào là đạo ?
Thượng Sĩ đáp:
Đạo không có trong câu hỏi
Câu hỏi không có trong đạo
Nếu
y cứ vào luận lý học thì lối
trả lời này thuộc loại siêu nghĩa, không ăn nhập gì đến nguyên tắc luận lý, nhưng chính điều đó mới tạo nên
cái lửng lơ cho người hỏi, không một
điểm tựa để bám vào – hễ còn bám được thì lại rơi vào
sở tri chứng, ngăn ngại
trí tuệ phát sinh. Nên hầu hết các vị
Thiền Sư không nằm ở điểm nào,
chúng ta không thể
căn cứ vào đâu để tra vấn. Và nếu có thì sự tra vấn ấy
không giải quyết gì cho
con đường giác ngộ.
Nếu không tự mình tra vấn với chính ta. Không khéo điều nầy đưa ta rơi vào cửa ngõ của
chấp trước. Cần nhất đừng trụ bám vào dù không hay có. Tuệ Trung đề cập đến “muôn vật trở về” như sau đây:
Từ không khởi có, có không thông
Có có
không không,
rốt cuộc đồng
Phiền não bồ đề nguyên chẳng khác
Chân như vọng niệm thảy đều không
Thân như cảnh giả nghiệp như bóng
Tâm tợ gió đưa tánh tợ bồng
Chớ hỏi
tử sinh ma với Phật
Sao chầu hướng bắc nước về đông
Phiền não và
Bồ Đề là hai thể
đối lập nhau
theo quan niệm con người. Vì
chúng ta đắm chìm trong
phiền não không
nhận ra được
chân tướng nó, nên mới có đối tượng
Bồ Đề để ta
y cứ vào đó vượt thoát. Thật ra nó đều
hỗ tương với nhau, bởi lẽ cái này lập nên cái kia cũng lập, vì thế trong
phiền não vốn có
Bồ Đề, chỉ cần ta nhích mạnh tay
then chốt nầy
vỡ tung ngay.
Xưa có vị khách đến hỏi
Thiền Sư. Thế nào là
Phiền Não; Thế nào là Bồ Đề?
Thiền Sư bèn quát lên một tiếng và
chê trách anh ta. Thế là vị khách
nổi giận rút gươm ra định chém.
Thiền Sư từ tốn bảo:
Phiền não là thế đó. Anh ta bỏ gươm xuống,
Thiền Sư nói tiếp
Bồ Đề là thế đó.
Tuệ Trung không
thừa nhận việc tìm đến
Chân Như mà dứt đi
vọng niệm. Hễ còn mong ý cầu Chân tức là vọng rồi. Sự mong cầu nào cũng trá hình của
dục vọng dù đó là Chân hay không. Nếu
chúng ta dụng công đúng với
như thị chánh pháp thì không cầu nó cũng tới đó là kết quả tất nhiên của việc
hạ thủ công phu, cần gì phải cầu ?
“Cầu
chân như mà dứt
vọng niệm, tợ hét to để át
tiếng vang.
Bỏ
phiền não mà giữ
Niết Bàn, như sợ bóng chạy vào nắng trốn.”
Nếu không có được
tâm thức sinh động,
chúng ta sẽ mù mờ trước những
ngữ ngôn của Tuệ Trung.
Đâu đó chỉ thấy những đập vỡ,
cách mạng để lập nên
hiển lộ những
bí ẩn núp sau những vỏ khô cứng,
ru ngủ ta trong những lâu
đài thành quách
phong tỏa bởi
trần lao. Phải
bung ra để được
vỡ tung một lần,
đi vào bụi hồng thể nghiệm tâm năng thực ngộ, phải vào vòng cát
bụi với những
ca khúc tuyệt diệu. Nhýng phải là
tâm thức của không
ô nhiễm. Chỉ có
yếu chỉ nầy ta mới ðủ bản nãng rong chõi mọi nẽo không ai có thể ngãn trở býớc ði, và chẳng có gì có thể để cho bụi hồng vướng được. Vào chỗ đông người tợ
đi vào rừng sâu, không
bóng dáng che kín được nhãn quan mình, khởi lên
lòng từ bi
yêu thương không bờ bến, nhưng không một ai có thể núp mình trong quả tim vĩ đại đó. Bước vào tựa như
nghe được khúc ca không khuất trong
vô cùng, đôi chân nhịp nhàng theo điệu múa
chưa bao giờ được cất lên.
Diễn tả những
trạng huống nầy Tuệ Trung cho
chúng ta một
quan niệm vượt thoát như sau:
“Vào vòng cát bụi nhịp chân đưa
Vàng óng bờ mi chớp chớp đùa
Xóm bắc
rong chơi gieo bụng ngựa
Nhà đông vui bước
nhập thai lừa
Roi vàng đuổi mất trâu bùn chạy
Gậy sắc lôi về cọp đá thua
Rồi một ngày mai băng giá hết
Trăm hoa như cũ rộn Xuân xưa”
Sự
giác ngộ vốn không tách khỏi những
triền phược mà có, trong đó nếu khơi dậy dòng
ý thức luân lưu không
ô nhiễm thì tất cả những tương quan bỗng chốc bùng lên ánh sáng
quét sạch bóng tối ngàn năm trong chốc lát. Chưa một ai có thể từ chối
cuộc đời mà
đạt được giải thoát và cũng chưa có ai trốn chạy khổ đau mà
đạt được con đường thoát khổ. Cần nhất du hí trong đó với
tâm lực tùy duyên bất biến. Phải mài dũa tâm ý trong dòng đời
dông tố nhưng, không bị
ràng buộc bởi những
tháo gỡ. Với cái
tâm linh diệu. Trong bài “Vui thích giang hồ” Tuệ Trung đề cập:
“Giang hồ tâm ấy chửa từng lau
Ngày tháng như thoi như bóng câu
Gió mát trăng thanh luôn vẫn đó
Non xanh nước biếc thiếu gì đâu
Chiều nghiêng sáo thổi sương lồng khói
Sáng quấn bườm phăng sóng bạc đầu
Tăm bóng Tạ Tam nay vẫn bặt
Thuyền không bỏ đó gối cồn nâu.”
Điểm
nổi bật khi
Thượng Sĩ đề cập về Tâm. Ở đó ta thấy được sự
bất nhị mà ông muốn nói đến:
Tâm tức Phật
Phật
tức Tâm
Linh diệu chiếu cùng
kim cổ thông
Xuân đến tự hoa xuân mỉm miệng
Thu về, đâu chẳng nước thu trong
Và một đoạn khác:
Bỏ
vọng tâm
Giữ
chân tánh
Khác nào tìm ảnh mà quên kính
Nào hay ảnh vốn tự gương ra
Chẳng
biết vọng do từ chân hiện
Vọng lên chẳng thực cũng chẳng hư
Gương nhận không tà cũng không chánh
Tâm
con người vốn không chân cũng không vọng. Vì do những
chấp trước sai
biệt nên có chân, vọng. Hầu như trong
chúng ta đều ghét vọng tìm chân. Có thể cái chân ta muốn tìm đến sẽ trở nên ngăn ngại chính ta, bởi lẽ vọng chân tuy hai là một, nương
với nhau mà có, ngay trong vọng vốn đã có chân, chỉ cần vén bộ mặt nghìn đời của nó lên thì chân
xuất hiện. Không
cần phải tìm cầu đâu xa. Nó ở ngay trong
cuộc đời và trong ta. Cũng như tấm gương chỉ in hình bóng dù là tà hay chánh, ô uế hay sạch. Có được như thế thì
sự nghiệp giác ngộ hẳn nhiên
hiển lộ.
Vọng tưởng và
ảo ảnh đã lừa dối
tri thức con người một cách
phi lý, tạo cho
cảm quan rơi vào
trạng thái mặc nhiên để nó
chi phối sai sử. Giống như khi ta nghe kẻ khác nói về một
hiện tượng có vẻ
quái lạ, thì
ảo tưởng sẽ khiến cho ta duyên theo đó gắn thật nhiều những
suy tưởng tô điểm thêm cho
hiện tượng đó. Trước hết ta bị
lôi cuốn bởi
ý thức của kẻ khác. Và chính
ý thức kẻ
cung cấp cho ta
dữ kiện đã là không thực, ta lại gắn thêm cái không thực nữa, thì làm sao
Chân tánh của mình xuất hiện? Cần nhất từ đó
chuyển hướng thì bóng tối liền tiêu, vén mở
tâm linh toàn giác.
IV. HÌNH THỨC VÔ NGHĨA TRƯỚC NHỮNG THIỀN SƯ
Thiền vốn quăng đi những
hình tướng câu nệ trói buộc ngăn ngại
tâm linh giác ngộ, với Thiền cần nhất khai
quật nội tâm. Tất cả những
hình tướng đều bị
vỡ tung, vì tự nó vốn đã không thực. Đó chỉ là cái vỏ
rỗng tuếch,
ngược lại nó là điểm quan trọng, hầu hết
con người căn cứ vào để phán xét và gắn những nhãn hiệu
lố bịch một cách
phi lý. Dù rằng trong tâm của họ mê mờ
lừa đảo, nhưng ngược lại có
bóng dáng “dễ coi” thì được kể như tốt rồi.
Với Thiền điều này
hoàn toàn vô nghĩa không
thiết thực. Phải phơi bày
nội tâm để
hạt giống giác ngộ có cơ may bùng trỗi dậy,
tuyệt đối không sơn phết cái vỏ bên ngoài. Vì thế có những
Thiền Sư vượt ra khỏi
cuộc đời với phong thái lạ lùng quái đản, quần áo tóc tai không màng
trau chuốt, nhưng mở miệng là chứa đựng một
nội tâm siêu việt,
coi thường sống chết, có những vị
dị hình kỳ tướng, nhưng là bậc kỳ tài trong
thiên
hạ. Không
cần phải cạo đầu mới gọi là tu,
nếu không cạo sạch
phiền não trong tâm.
Trong lịch sử Thiền những người như Thượng Sỹ đã chiếm một
vị trí quan trọng. Miễn sao
nội tâm cao vút lên tận trời cao là được. Trước Tuệ Trung có những
Thiền Sư cư sĩ như Ứng Thuận thầy của
Thiền Sư Tiêu Diêu,
thiền sư Giới Minh,
thiền sư Giới Viên, và
quốc sư Nhất Tông. Trước đó có
Thiền Sư Thần Nghi và
Thiền Sư Thần Chiếu. Không một ai trong
chúng ta có thể phủ nhận
công nghiệp tâm linh vĩ đại của những vị này.
Ngay cả
Lục Tổ Huệ Năng lúc được trao
truyền y pháp vẫn còn là một
cư sĩ, nhưng đã thống lãnh
Đông Sơn pháp môn và
cho đến bây giờ dòng suối
vi diệu ở
Tào Khê vẫn chảy mãi xuống
cuộc đời. Đối với những
con người siêu việt nầy
ngữ ngôn thị phi như lời pháp, như chiếc dép cũ mòn cần quăng ngay vào bụi. Đứng đi trong
cuộc đời như
đi vào chỗ không có người, bởi lẽ
dòng tâm của những vị đã ở trên cao điểm ngút ngàn thì sá gì vọng động của trần gian.
Nếu không phải
ngôn ngữ bế tắc trước những hành hoạt
phi thường mà đối tượng khủng khiếp là những
Thiền Sư hay sao?
Lúc nào các vị cũng cười lên những tiếng
chấn động màng nhĩ, từ trên chót vót hùng vĩ những ngọn núi
cô độc chơ vơ vọng xuống
cuộc đời, tiếng
cười đinh tai nhức óc, xé cả
hư không lồng lộng, tạo nên mây mờ
sấm sét
trút những trận mưa rào xuống tưới mát
triền phược mà ta đang lặn hụp.
Tất cả
hình tướng đều phải đổ ào trước khi
đối diện với Thiền, có như thế những
Thiền Sư mới đốt rụi cháy tan những gì mà
con người ra sức tô son điểm phấn.
Nếu không, điều này chỉ ngăn ngại chứ không giúp được gì trong việc hướng đến
tỉnh ngộ. Nếu
chúng ta không vượt ra khỏi
hình thức
đã kèm giữ ta một cách
phi lý, thì mộng trần gian mãi là bến bờ không thuyền đưa ta sang sông.
Đời nhà Trần đã tạo nên những
Thiền Sư trác việt, hầu hết các vị là vua quan, nhưng
công danh phú quý không vướng bận lòng. Nhờ
thấm nhuần được
chánh pháp nên
thời đại nhà Trần một trong những thời vàng son nhất của Dân Tộc. Những đóng góp của các
Thiền Sư tác động mãnh liệt trong mọi khía cạnh
văn hóa, chính trị,
xã hội – dựng nên thời
vẻ vang cho dân tộc. Đến bây giờ mỗi khi đề cập đến
thời kỳ này, ta có cảm nhận sự huy hoàng,
thịnh vượng vẫn hãy còn
phảng phất đâu đây.
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã
đi vào cõi
vô cùng, nhưng
ngữ lục của ngài vẫn còn
chấn động mãnh liệt trong
tâm thức mỗi người.
Ngữ lục trở thành bửu bối cho những ai muốn tìm về uyên nguyên
giác ngộ. Để
kết thúc bài nầy với những lời kính cẩn của Thiền Tổ
Trúc Lâm Pháp Loa,
tán dương Tuệ Trung Thượng Sĩ.
A !
Gang ròng nhồi lại
Sắt sống đúc thành
Thước trời tấc đất
Gió mát trăng thanh
Ối !