Tiểu sử vắn tắt đại sư Dza Patrul Rinpoche (1808 – 1887)

15/09/20163:13 CH(Xem: 10904)
Tiểu sử vắn tắt đại sư Dza Patrul Rinpoche (1808 – 1887)

TIỂU SỬ VẮN TẮT
ĐẠI SƯ DZA PATRUL RINPOCHE (1808 – 1887)
Alak Zenkar Rinpoche soạn
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Patrul Rinpoche (1808 – 1887) Dza Palge Tulku hay Dzogchen Patrul Rinpoche sinh vào năm Địa Thìn thuộc chu kỳ Rabjung thứ 14[1] ở Getse Dzachukha, miền du mục ở phía Bắc tỉnh Kham, trong một gia đình tên là Gyaltok. Ngài được Đại Sư Dodrupchen Jigme Trinle Ozer công nhận là vị tái sinh của Đức Palge Samten Phuntsok và được ban Pháp danh Orgyen Jigme Chokyi Wangpo.

Từ thuở nhỏ, Ngài học đọc và viết mà không gặp chút khó khăn nào. Ngài xuất gia với Đại Sư Khen Sherab Zangpo. Dưới sự chỉ dạy của Đức Dola Jigme Kalzang, Jigme Ngotsar, Gyalse Shenpen Thaye và nhiều vị thầy khác, Ngài nghiên cứu Bộ Ba Tìm Kiếm Sự Thoải Mái Tự Tại, Nhập Bồ Tát Hạnh, Mật Điển Tinh Túy Bí Mật và nhiều tác phẩm khác liên quan tới Kinh điểnMật điển, cũng như các ngành khoa học thông thường. Từ Đức Shechen Ontrul Thutob Namgyal, Ngài thọ nhận khẩu truyền Kangyur (Những lời dạy được chuyển dịch của Đức Phật) và những giáo lý về ngữ pháp tiếng Phạn. Ngài thọ nhận trao truyền trọn vẹn KangyurTengyur, cùng nhiều trước tác xuất sắc khác của thầy-trò[2] truyền thống Nyingma, cũng như những tác phẩm của Tổ Sakya Pandita, Đại Sư Tsongkhapa và nhiều vị đạo sư vĩ đại khác của trường phái Cựu DịchTân Dịch, và nhờ việc nghiên cứuquán chiếu về chúng với sự tinh tấn bền bỉ và tinh thần bất bộ phái, Ngài đạt được cấp độ học vấn hoàn hảo.

Ngài không chỉ thọ nhận chỉ dẫn về pháp tu sơ khởi Longchen Nyingtik 25 lần từ Đại Sư Jigme Gyalwe Nyugu, mà còn hoàn thiện các thực hành cần thiết số lần tương ứng[3]. Ngoài ra, Ngài thọ nhận chỉ dẫn về thực hành tsa-lungDzogchen, và nghiên cứu nhiều pho thực hành được tìm thấy trong bộ Kama của trường phái Nyingma. Đức Do Khyentse Yeshe Dorje đã chỉ ra cho Ngài giác tính thanh tịnh rigpa trong khi hiển bày một hành vi kỳ cục. Ngài rèn luyện trong một khoảng thời gian dài về các thực hành tsa-lung của truyền thống Longchen Nyingtik, và thọ nhận vô vàn cam lồ giáo pháp từ Dzogchen Rinpoche Mingyur Namkhe Dorje và nhiều vị khác.

Trong khoảng thời gian dài sống tại những ẩn thất Rudam gần Tổ Đình Dzogchen, chẳng hạn Động Yamantaka và Động Trường Thọ, Ngài dành trọn sức lực để thực hành thiền địnhđạt được chứng ngộ rộng lớn như hư không.

Từ năm 30 tuổi, Ngài du hành tới Serthar, Yarlung Pemako và các địa điểm khác, thuyết giảng rộng khắp về Mật Điển Tinh Túy Bí Mật cho tập hội các vị Trì Minh Vương may mắn. Trước đại chúng ở Serthar và vùng thượng và hạ của thung lũng Do, Ngài ban vô số giáo pháp, giảng dạy về Nhập Bồ Tát Hạnh, Mani Kabum, Bài Cầu Nguyện Cực Lạc [Sukhavati] và nhiều giáo lý khác. Ngài chấm dứt nạn trộm cướp và bãi bỏ phong tục phục vụ thịt tại các buổi tập hợp đặc biệt.

Ngài tới Dzamgthang và nghiên cứu sáu pháp du-già với Đức Tsangpa Ngawang Chojor và Ngài tới Minyak, nơi Ngài thảo luận với Dra Geshe Tsultrim Namgyal về giáo lý Bát-nhã và nhiều chủ đề khác. Như vậy, Ngài sống cuộc đời của một bậc xả ly, hoàn toàn từ bỏ các bận tâm thế tục, và hành động vì lợi lạc của tha nhân, không bám chấp vào bất cứ một lịch trình cố định nào.

Ở Học Viện Shri Singha tại Tổ Đình Dzogchen và ở Pema Thang cùng vài nơi khác, Ngài chuyển Pháp luân liên tục, giảng dạy các bộ luận của Đức Di Lặc, Trung Đạo, Luận Tạng, Mật Điển Tinh Túy Bí Mật, Kho Tàng Phẩm Tính Quý Giá, Xác Quyết Ba Bộ Giới Luậtcác chủ đề khác. Đặc biệt, khi Ngài thuyết giảng Nhập Bồ Tát Hạnh ở gần Dzogchen Shri Singha trong nhiều năm liên tiếp, những bông hoa Serchen, với khoảng 30 đến 50 cánh, bất ngờ nở hoa, và chúng được gọi là “hoa Nhập Bồ Tát Hạnh.”

Khi Terton Chokgyur Dechen Lingpa khám phá terma Demchok Sangye Nyamjor từ Rudam Kangtro, ẩn thất trên núi tuyết tại Dzogchen, Ngài bổ nhiệm Patrul Rinpoche làm người trông giữ pho giáo lý này cùng các pho khác, bao gồm Tâm Yếu Ba Gia Đình (Riksum Nyingtik), và dâng lên Ngài mọi quán đỉnh, khẩu truyềnchỉ dẫn cần thiết.

Ngài tới Kathok Dorje Den, nơi Ngài lễ lạyđi nhiễu quanh những di hài của ba vị đạo sư vĩ đại – Dampa Deshek, Tsangton Dorje và Jampa Bum. Theo thỉnh cầu của Ngài Situ Choktrul Chokyi Lodro và những người khác, Ngài ban giảng giải mở rộng về Nhập Bồ Tát Hạnh cho toàn thể chư tăng. Ngài tới các tu viện chính của truyền thống Riwo Gendenpa như Sershul, Labtridu, Chuhor và giảng dạy tỉ mỉ về Nhập Bồ Tát Hạnh cùng nhiều giáo lý khác. Bởi Ngài giảng dạy rõ ràng và ngắn gọn, gắn kết mọi thứ vào những điểm then chốt của thực hành, thậm nhiều vị bậc trì giữ danh hiệu Geshe Lharampa cũng dâng những lời tán thánđỉnh lễ Ngài với lòng sùng mộ.

Ngài thiết lập một trung tâm giảng dạy ở vùng phụ cận của Tu viện Dzagyal. Khi Ngài sửa chữa lại những bức tường đá “mani” (do-bum) do Hóa thân đời trước – Palge Samten Phuntsok xây dựng, nơi này trở nên đẹp đẽ và cao lớn hơn trước, và như thế được biết tới là Patrul Dobum.

Vị đạo sư vĩ đại này đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu, quán chiếuthiền địnhlợi lạc của bản thân và giảng dạy, tranh luậnsáng táclợi lạc của tha nhân. Khi làm vậy, Ngài giúp mở rộng việc giảng dạy và nghiên cứu các bản văn như Nhập Bồ Tát Hạnh, những bộ luận của Đức Di Lặc, Ba Bộ Giới Luật cùng Kho Tàng Phẩm Tính Quý Giá ra khắp vùng thượng, trung và hạ ở miền Đông Tây Tạng. Đặc biệt, khi truyền thống giảng dạy Mật Điển Tinh Túy Bí Mậttruyền thống chỉ dẫnthực hành tsa-lung của pho Longchen Nyingtik giống như ngọn đèn sắp tắt, nhờ lòng đại từ, Ngài phục hồi và khiến chúng mạnh mẽ hơn trước.

Các đệ tử chính yếu của Ngài – những vị đã gìn giữtruyền bá giáo lý Tinh Túy Kim Cương của tịnh quang bao gồm các vị đạouyên bácthành tựu của trường phái Nyingma như Kathok Situ Choktrul Chokyi Lodro, Dzogchen Rinpoche thứ 5 – Thubten Chokyi Dorje, Gyarong Namtrul Kunzang Thekchok Dorje, Ngài Dodrupchen thứ 2 và 3 (Jigme Phuntsok Jungne và Jigme Tenpe Nyima), Dechen Rigpe Raldri – con trai của Đại Sư Do Khyentse Yeshe Dorje, vị tái sinh tối thắng Shenpen Chokyi Nangwa (tức Khenpo Shenga), Adzom Druktrul Droddul Dorje, Terton Lerab Lingpa, Ju Mipham Namgyal, Khenchen Pema Damcho Ozer (tức Khenpo Pema Vajra), Nyoshul Lungtok, Alak Dongak Gyatso và các vị khác. Bên cạnh đó, các đệ tử của Ngài còn bao gồm nhiều vị đạo sư và bậc trì giữ giáo lý vĩ đại của trường phái Sakya, Gelug và Kagyu, chẳng hạn Sershul Lharampa Thubten, Palpung Lama Tashi Ozer và Ju Lama Drakpa Gyaltsen.

Cuối cùng, vào ngày 18 của tháng lễ Saga Dawa[4] năm Hỏa Hợi thuộc chu kỳ Rabjung thứ 15[5], Ngài an nhiên thị tịch.

Patrul Rinpoche đã biên soạn nhiều tác phẩm phù hợp với tâm thức của các học trò và hoàn thành mong ước của họ; mặc dù họ giữ gìn chúng cho bản thân, chúng không được kết tập bởi chính Patrul Rinpoche hay các thị giả của Ngài, và vì thế, nhiều tác phẩm đã không bao giờ được khắc vào bản in. Những tác phẩm được in và hiện còn được tìm thấy, giống như cam lồ trước mắt chúng ta, tạo thành số pho nhiều bằng sáu ba-la-mật. Trong những trước tác này, chúng ta có thể tìm thấy mọi thể loại, bao gồm những luận giải và đề cương về các bộ luận của Đức Di Lặc, Nhập Bồ Tát Hạnh, Kho Tàng Phẩm Tính Quý Giá và các bản văn khác, những chỉ dẫn sâu xa để chỉ dẫn học trò, blankchẳng hạn Lời Vàng Của Thầy Tôi, tuyển tập những khai thị và trước tác hỗn hợp bao gồm Kịch Trong Vườn Sen, tuyển tập những lời tán thán ... Trong những điều Ngài viết, Ngài không bao giờ đi vào chi tiết quá mức đơn giản chỉ để khoe khoang kiến thức, mà giảng giải mọi thứ theo căn cơ của đệ tử.

Điểm đặc biệt của các giáo lý của Ngài được miêu tả bởi Đức Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima trong tiểu sử của Patrul Rinpoche như sau:

 “Nếu được phân tích bởi bậc trí tuệ, chúng vô cùng ý nghĩa. Nếu được nghe thấy bởi kẻ ngu dốt, chúng rất dễ hiểu. Bởi chúng cô động những điểm trọng yếu, chúng rất dễ nhớ. Vừa đúng về độ dài, mọi thứ rất liên quan và kết nối từ đầu tới cuối. Chúng làm hài lòng đôi tai, và mọi từ Ngài dùng, dù nhẹ nhàng hay không, đều trở thành ‘một vị’ với chỉ dẫn, và vì thế làm say đắm tâm thức của tất thảy, dù thông minh, ngu dốt hay thế nào chăng nữa.”

Nguyên tác: A Brief Biography of Dza Patrul Rinpoche (1808-1887) by Alak Zenkar Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.
Mọi sai sót trong bản dịch là lỗi của người dịch, xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.
Mọi công đức có được xin hồi hướng hết thảy hữu tình chúng sinh.

 



[1] Tức năm Mậu Thìn 1808 – ND.

[2] Tức Đại Sư Longchen Rabjam và Jigme Lingpa.

[3] Nói cách khác, Ngài hoàn thiện khoảng hai triệu năm trăm nghìn lễ lạy, và số lượng tương ứng thần chú trăm âm, cúng dường Mandala và Lời cầu nguyện Bảy dòng. Rất ít đạo sư trong lịch sử Tây Tạng hoàn thành được điều này. Hai vị đặc biệt xuất sắc là Đại Sư Tsongkhapa – vị nổi tiếng đã hoàn thành 3,5 triệu lễ lạy và khoảng 10 triệu lần cúng dường Mandala, và gần đây hơn, vị đạo sư Sakya – Gaton Ngawang Lekpa, người đã tích lũy rất nhiều lễ lạy và các thực hành khác trong 15 năm nhập thất nghiêm mật.

[4] Tức tháng 4 theo lịch Tây Tạng – ND.

[5] Tức năm Đinh Hợi 1887 – ND.








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.