Chatral Rinpoche Cuộc Đời Của Một Huyền Thoại

26/12/20183:27 SA(Xem: 11417)
Chatral Rinpoche Cuộc Đời Của Một Huyền Thoại

CHATRAL RINPOCHE
CUỘC ĐỜI CỦA MỘT HUYỀN THOẠI[1]
Pema Jyana (Liên Hoa Trí) tổng hợp và chuyển dịch Việt ngữ

 

kyabje-chatral-rinpocheKyabje[2] Chatral Sangye Dorje Rinpoche là một trong những vị Yogi thành tựu nhất của Phật giáo Tây Tạng trong thời đại hiện nay. Năm 1947, Ngài đã có địa vị cao quý của một đạo sư tâm linh cho lãnh đạo xứ Tây Tạng, Nhiếp chính Reting, nhưng Ngài luôn thích sống như một vị Yogi khiêm nhường ở một nơi cư ngụ giản dị, chẳng bị xao lãng bởi danh tiếngcủa cải. Ngài thực hành điều Ngài thuyết giảng mà không có sự thỏa hiệp nào và kết quả là, Ngài được người dân thuộc mọi tôn giáo ở khắp vùng Himalaya yêu mến.

Rinpoche sinh năm 1913 ở thung lũng Nyak Adzi, thuộc tỉnh Kham, Tây Tạng trong một gia đình sùng đạo thuộc tộc Abse, với cha là ông Pema Dondrub, và mẹ là bà Sonam Tso[3]. Một ngày sau khi Ngài chào đời, một vị Lama trong vùng tên là Asey Bigo Tulku Nyima Gyaltsen đến thăm ngôi nhà của ông Pema và bà Sonam để kể cho họ về một linh kiến mà vị Lama này có vào ngày trước khi Rinpoche chào đời, trong đó một con lừa trắng chất rất nhiều Kinh điển Phật giáo đến nhà ông Pema và bà Sonam và mang những bản văn này đến cho họ. Với linh kiến này, Ngài ban cho cậu bé mới sinh danh hiệu Trogyal Dorje, nghĩa là “Đấng Vinh Quang Phẫn Nộ Kim Cương.”

Gia đình Ngài Chatral Rinpoche chuyển tới Amdo cùng với bộ tộc khi Ngài còn là một đứa trẻ nhỏ. Mười lăm tuổi, Rinpoche quyết định rời nhà để nghiên cứuthực hành Đạo Phật với chư đạo sư trong vùng. Hành động từ bỏ này là khởi đầu cho hành trình suốt đời như một vị Yogi tự tại kiếm tìm giác ngộ bằng bất cứ giá nào để giúp đỡ chúng sinh khác với lòng bi mẫn một cách hiệu quả. Ngay từ đầu, Rinpoche giữ gìn giới luật nghiêm túc, du hành bằng chân và từ chối dùng ngựa khi được cúng dường. Ngài chỉ ở trong các ẩn thất, hang động hay túp lều nhỏ để tránh vướng bận với các gia chủ và những mối bận tâm thế tục của họ.

Đoạn văn sau đây của đạo sư Nyingma, Ngài Kyabje Dudjom Rinpoche, trích từ “Thực Hành Nhập Thất Trên Núi – Được Giải Thích Đơn Giản Và Trực Tiếp Trong Sự Trần Trụi Trọng Yếu Của Nó” dường như là những giới luật du già mà Chatral Rinpoche đã tuân theo từ khi Ngài rời gia đình:

Kinh văn dạy rằng, “Với việc từ bỏ quê hương, một nửa Giáo Pháp đã được thành tựu.” Bởi vậy, để lại quê hương đằng sau, hãy lang thang ở những miền xa lạ. Chia tay bạn bè và người thân theo cách dễ chịu, hãy thờ ơ với những người đang cố thuyết phục con từ bỏ Giáo Pháp. Dâng hiến mọi tài sản, hãy nương tựa vào đồ bố thí đến với con. Hiểu rằng mọi tham luyếnchướng ngại đi kèm với các thói quen xấu, hãy phát triển tâm không tư lợi. Nếu – về tài sản và những thứ khác – con không biết cách hài lòng với chỉ một ít, khi con có một, con sẽ muốn có hai và ma quỷ dối lừa của những đối tượng tham luyến sẽ bước vào cuộc đời con chẳng khó khăn gì …

Con nên mang theo trên con đường mọi kết nối, cả với những người kính trọng và đối xử tốt với con và với những người ghét và đối xử tệ với con; tốt hay xấu, đừng quan tâm, hãy chấp nhận họ với mong ước thanh tịnhtốt lành. Mọi lúc, hãy giữ tinh thần bên trong thật tốt không nản lòng và bên ngoài, trên con đường hành động, hãy giữ hạnh khiêm cung. Hãy mặc quần áo sờn rách. Hãy coi mọi người – tốt, xấu hay trung lập – là hơn con. Hãy cố định tham vọng của con vào hoàn hoàn cảnh một người ăn xin …

Thậm chí khi thiền định đã hòa nhập tâm con, con cần tiếp tục vun bồi nó; nếu không thì những chỉ dẫn sâu sắc sẽ bị bỏ lại trên những trang sách và tâm con, Giáo Pháp của con và thực hành của con sẽ trở nên không bị ảnh hưởng đến mức thiền định chân chính sẽ không bao giờ đến. Hãy cẩn trọng, thậm chí một thiền gia lớn tuổi với mái đầu hoa râm vẫn có thể chết ở cấp độ của hành giả mới.

Chatral Rinpoche thọ nhận trao truyền pho Terma[4] của Terton Dudjom Lingpa (1835 – 1903) từ con trai của vị Terton, Ngài Dorje Dradul (1891 – 1959). Sau đó, Rinpoche trở thành vị Nhiếp chính Kim Cương hay bậc trì giữ chính yếu của pho giáo lý này, được biết đến là Dudjom Tersar. Một vị thầy chính yếu khác của Rinpoche là Khandro Dewai Dorje, con dâu của Terton Dudjom Lingpa. Bà đã trao truyền cho Rinpoche toàn bộ pho Terma của Sera Khandro và Ngài trở thành bậc trì giữ chính yếu của truyền thừa này.

Lúc này, Chatral Rinpoche gặp được Bổn Sư của Ngài, Khenpo Ngawang Palzang (1879 – 1941) của Tu viện Kathok[5]. Khenpo vĩ đại là tâm tử của Đức Lungtok Tenpai Nyima (1829 – 1901)[6], đệ tử chính yếu của Patrul Rinpoche, và được coi là hóa thân của đạo sư Dzogchen[7] thế kỷ Chín, Tôn giả Vimalamitra. Khenpo Ngakchung ban cho Chatral Rinpoche rất nhiều giáo lý và trao truyền – đặc biệtgiáo lý của truyền thống Longchen Nyingthig[8] – và trong sáu năm sau đó, Rinpoche học tập dưới sự chỉ dạy của Ngài, hoàn thành Ngondro[9]thực hành Trekchod[10] và Togyal[11], một vài trong số các thực hành cao cấp nhất của Dzogchen. Rinpoche cũng học tập với nhiều vị đạo sư khác ở Tu viện Kathok, bên cạnh đó còn có Ngài Khyentse Chokyi Lodro (1893 – 1959)[12] của Tu viện Dzongsar, Tu viện này (giống như Kathok) cũng tọa lạc ở vùng Derge của tỉnh Kham.

Khenpo Ngawang Palzang biết rằng Rinpoche vô cùng đặc biệtcông nhận Ngài là đệ tử thân thiết nhất, giải thích rằng, “tâm của hai vị không khác biệt.” Ngài ban cho Rinpoche danh hiệu Chatral Sangye Dorje, nghĩa là “Phật Kim Cương, Bậc Từ Bỏ Mọi Hoạt Động Bình Phàm”.

Lần đầu tiên mà sự vĩ đại của Chatral Rinpoche được phát lộ với người khác là tại buổi lễ lớn ở Tu viện Kathok, với nhiều vị Lama cao cấp tham dự, ngự trên những tòa cao. Rinpoche ngồi ở đằng sau trên tấm nệm thiền định đơn giản cùng với vài trăm vị tăng khác. Trong buổi lễ, Khenpo Ngawang Palzang đánh giá rằng:

Trong tất cả chư vị có mặt ở đây hôm nay, có ít hơn mười người chứng ngộ bằng một phần mười của Ta. Kế đó, có ít hơn năm người có sự chứng ngộ bằng một nửa của Ta. Cuối cùng, chỉ có một người chứng ngộ không khác biệt với Ta và đó là Chatral Sangye Dorje. Ngài có thể đại diện Ta trao truyền các giáo lýcông đức của Ngài là giống như của Ta.

Lời tuyên bố này gây ra sự xáo động trong sảnh đường và sau đó mọi người đến chúc mừng Rinpoche. Người ta chuẩn bị cho một nghi lễ lớn để tôn vinh Rinpoche trong địa vị mới. Rinpoche không phải người thích những sự quan tâmtán dương này, bởi vậy đã bỏ đi vào nửa đêm với lều để tiếp tục thực hành cô độc ở những miền đất hoang vu. Ngày hôm sau khi người ta đến tôn vinh Ngài, họ thấy căn phòng trống không và chẳng biết Ngài đã đi đâu. Một lần nữa, Ngài sống với danh hiệu Chatral, nghĩa là “ẩn sĩ.”

Chatral Rinpoche từng giải thích rằng, “Chúng ta không ở đâu, chúng ta không sở hữu gì.” Về cấp độ tuyệt đối, đây là lời khẳng định thâm sâu về sự vô thường của cuộc đờitính Không của mọi vật. Ở cấp độ tương đối, đây là cách mà một vị Yogi như Chatral Rinpoche thực sự sống ở Tây Tạng. Không nhà cửa hay tài sản đè nặng tâm, người ta hoàn toàn tự do để thực hành Giáo Pháp. Còn về những nghịch cảnh của sự bất mãn vật lý và những bữa ăn không đều đặn, Dudjom Rinpoche giải thích rằng, “Khi chứng ngộ bao la như hư không, mọi nghịch cảnh khởi lên như người bạn”.

Năm 1947, vị Nhiếp chính của Tây Tạng, Ngài Reting, lãnh đạo chính trị của đất nước cho đến khi Đức Dalai Lama hiện tại trưởng thành, thỉnh cầu giáo lý từ Khenpo Ngakchung, người đã nói với Ngài rằng, “Tôi đã quá già để trao truyền giáo lý cho Ngài. Tôi có một đệ tử mà tâm và sự chứng ngộ đều giống tôi và đó là Chatral Sangye Dorje. Ngài có thể thỉnh cầu giáo lý từ vị này”.

Nhiếp chính Reting tìm kiếm Chatral Rinpoche khắp nơi và thấy Ngài đang thiền định ở một hang động xa xôi. Khi nghe lời thỉnh cầu, Rinpoche đáp rằng, “Thật xin lỗi, tôi chẳng có gì đặc biệt và tôi không có gì để dạy Ngài. Xin hãy thỉnh cầu giáo lý ở nơi khác!”. Sau đó, Nhiếp chính đưa bức thư của Khenpo Ngakchung và Rinpoche miễn cưỡng đồng ý đến Lhasa để dạy Nhiếp chính Reting.

Mọi người từ khắp nơi đổ về Lhasa để gặp Rinpoche và thọ nhận giáo lý cũng như gia trì từ Ngài. Trong đó có các vị Lama cao cấp, những lãnh đạo chính trị và cả những người bình thường, họ đã cúng dường Rinpoche rất nhiều. Một cách tự nhiên, Ngài thấy tất cả sự chú ý này như là xao lãng đối với sự phát triển tâm linh của Ngài. Ngài yêu cầuthời gian để thiền định ở một vùng hẻo lánh, cách xa Lhasa. Nhiếp chính đồng ý và gửi một đoàn tùy tùng gồm đầy tớ và lính gác đến hộ tống Rinpoche trên hành trình. Sau khi họ đến, Rinpoche bảo nhóm người này quay về Lhasa để Ngài có thể thiền định cô tịch. Nhiếp chính không muốn thầy Ngài cô độc, bởi vậy cử vài lính gác quay lại chỗ Rinpoche. Trên đường đi, họ thấy một kẻ ăn xin khốn khó mặc y gấm hoàng gia. Chatral Rinpoche đã đổi bộ quần áo đẹp đẽ này lấy đống giẻ rách của người ăn xin theo kiểu của một Yogi thực sự!

Một vị đạotâm linh khác đến với cuộc đời Chatral Rinpoche là Kyabje Dudjom Rinpoche, Jigdral Yeshe Dorje, một hóa thân của Terton Dudjom Lingpa[13]. Dudjom Rinpoche đã trao truyền cho Chatral Rinpoche toàn bộ giáo lý Dudjom Tersar và coi Ngài là Nhiếp chính Kim cương của truyền thống. Ngài viết về Chatral Rinpoche như sau:

Với tất cả những người có tri giácchúng sinh lớn hay nhỏ – sống trong cõi luân hồi này; lúc này, Trì Minh Vương Trogyal Dorje [Chatral Rinpoche] đã thọ nhận từ Ta những chỉ dẫn của dòng khẩu truyền các giáo lý thâm sâu – máu-tim của chư Không Hành Nữ[14]. Ta giao phó cho Ngài dòng truyền thừa của ý nghĩa, cho phép Ngài trở thành vị Nhiếp chính của Ta để hướng dẫn chúng sinh và khuyến khích Ngài dẫn dắt con thuyền của các đệ tử đến con đường giải thoát.

Vì thế, bất cứ vị thiên, ma quỷ hay người nào giúp đỡ Ngài Trogyal Dorje theo cách thích hợp sẽ tự nhiên có nhiều lợi lạchạnh phúc trong đời này và các đời tương lai. Tuy nhiên, thậm chí nếu ý nghĩ hay hành động xấu xa dù nhỏ bé nhất hướng về Ngài khởi lên, quân đội của lính canh hống hách của giáo lý – với sức mạnh phẫn nộ và con mắt trí tuệ – sẽ đến trợ giúp Ngài. Họ sẽ kết thúc sinh lực của những chúng sinhhình tướng hay ngăn chặn nhận thức của những kẻ không có hình tướng và xóa sạch tên gọi của chúng. Ở đâu có cơ hội của lợi lạc hay tổn thất như vậy, hãy cực kỳ cẩn trọng!

Chatral Rinpoche trở thành tâm tử của Dudjom Rinpoche và nhận lãnh trách nhiệm là Nhiếp chính của giáo lý Dudjom Tersar một cách nghiêm cẩn, bảo vệ vị thầy và dòng truyền thừa cao quý của Ngài khỏi các thế lực phá hoại.

Một ngày vào đầu những năm 1950, Dudjom Rinpoche đang nhận quán đỉnh một Terma của truyền thống Chokgyur Lingpa từ Tulku Urgyen Rinpoche khi Chatral Rinpoche đi qua. Tulku Urgyen Rinpoche là một người họ hàng xa lạ vào thời điểm đó và Chatral Rinpoche nghi ngờ những phẩm tính của Tulku để có thể ban một quán đỉnh cho đạo sư từ ái của Ngài. Tulku Urgyen Rinpoche miêu tả cuộc trao đổi với Chatral Rinpoche như sau:

Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu thế này: “Ông, Lama! Ông đến từ đâu?” Ngài hỏi một cách thô lỗ.

“Tôi đến từ Nangchen.”

“Ở đâu của Nangchen?”

“Tôi là hậu duệ của Tổ Chokgyur Lingpa.”

“Tôi từng đến Tsikey và tôi chẳng thấy ông ở đó.”

“Tôi thường không ở Tsikey.”

“Vậy ông đến từ đâu? Ở ngoài đó!”

“Con gái của Tổ Chokgyur Lingpa, Konchok Paldron, có bốn con trai và một trong số đó là cha tôi.”

“Ừm … Tôi có nghe rằng ông là cháu trai của Neten Choking. Tôi biết Ngài từ Dzongsar, nơi Ngài đến thăm Đức Dzongsar Khyentse, nhưng tôi chưa từng nghe Ngài có cháu trai là Lama. Bây giờ, tôi được biết Dudjom Rinpoche của chúng tôi đang thọ nhận Ba Phần[15] từ người cháu này và chúng tôi đều biết rất nhiều vị được-gọi-là Lama từ Kham đến miền Trung Tây Tạng này và cố gắng lừa bịp. Bởi vậy, tôi tự hỏi ông có phải một trong số đó. Ừm…”

Ngài nhìn tôi một lúc lâu. “Rất nhiều Lama Khampa đến đây và lừa mọi người bằng cách ban quán đỉnh, mà họ chẳng có truyền thừa.”

Dudjom Rinpoche, vị đang ngồi ngay đó, xen ngang, “Chính Ta là người thỉnh cầu ông ấy ban trao truyền.”

ngay lập tức Dudjom Rinpoche và Chatral Rinpoche bắt đầu nói đùa, trong đó, Chatral Rinpoche quay ra cười với tôi và nói rằng, “Ồ, tôi đoán ông không phải là giả – ông có thể tiếp tụcban cho Ngài quán đỉnh”[16].

Chatral Rinpoche dành rất nhiều thời gian để thực hành trong các hang động được gia trì bởi Guru Padmasambhava,[17] vị Tổ của Phật giáo Tây Tạng và cội nguồn của các giáo lý Terma, thứ là nền tảng của rất nhiều dòng truyền thừa của Trường phái Nyingma[18]. Chatral Rinpoche thực sự được xem là hiện thân về tâm của Guru Padmasambhava dựa trên những tiên đoán về sự ra đời và trí tuệ được chứng minh của Ngài.[19]

Cuối những năm 1950, Chatral Rinpoche đến Bhutan. Ngài không bị ép buộc bởi biến cố 10 tháng 3 năm 1959 như nhiều người Tây Tạng khác[20], mà đến Bhutan một cách tự tại. Điều này có thể cho thấy Ngài là hiện thân về tâm của Guru Padmasambhava, như Guru Rinpoche đã tiên đoán rằng người dân Tạng sẽ bị đuổi khỏi quê hương vào thời kỳ hiện đại này và Chatral Rinpoche dường như biết thời điểm thích hợp để Ngài du hành đến những nơi khác trong vùng Himalaya[21]. Khi Ngài được hỏi về chuyến đi, Ngài cười và đáp rằng, “Hoàn toàn tự do, nhẹ nhàng và hạnh phúc”.

Chatral Rinpoche du hành đến vùng Darjeeling, nơi Ngài tái thiết một ngôi chùa đơn giản và biến nó thành trung tâm nhập thất ba năm cho thực hành Longchen Nyingthig. Đây là trung tâm đầu tiên được xây dựng bởi người Tây Tạng ở ngoài Xứ Tuyết. Sau đó, Rinpoche đến một vài thánh tích Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ. Khi đang viếng thăm nơi Đức Phật thành đạo vào năm 1960, Ngài đã có một hứa nguyện mạnh mẽ, điều trở thành một phần quan trọng của cuộc đời Ngài. Ngài nói rằng, “Tôi đến Bồ Đề Đạo Tràng và hứa nguyện trước tất cả chư Phật và Bồ Tát từ bỏ thịt và rượu.”[22] Rinpoche khá độc đáo trong thái độ kỷ luật mạnh mẽ về vấn đề này và điều này là một phần khiến Ngài được kính trọng bởi những ai biết đến.

Một vài năm sau, Ngài gặp Kusho Kamala, con gái Terton Tulzhok Lingpa, người trở thành Sangyum của Ngài[23]. Họ có hai con gái, Saraswati và Tara Devi. Saraswati phục vụ như thị giả chính của Ngài và bà nói tiếng Anh rất tốt. Bà được coi là hóa thân của Dakini Sera Khandro.

Năm 1968, ở Darjeeling, Chatral Rinpoche có buổi gặp gỡ nổi tiếng với thầy tu kín Cha Thomas Merton, một hành giả cao cấp của truyền thống Zen, được kính trọng bởi nhiều Phật tử. Cha Merton viết về buổi gặp gỡ như sau:

… đó là Chatral, vị Rinpoche vĩ đại nhất mà tôi từng gặp, một con người vô cùng ấn tượng. Chatral trông như một lão nông khỏe mạnh trong chiếc áo của xứ Bhutan, buộc chặt ở cổ với roi da và mũ len màu đỏ trên đầu. Ngài có bộ râu dài, mắt sáng, giọng khỏe và rất rõ ràng. Chúng tôi bắt đầu nói về Dzogchen và thiền định Nyingma và “sự chứng ngộ trực tiếp” và nhanh chóng nhận ra rằng chúng tôi đồng tình ở nhiều điểm. Chúng tôi chắc đã nói trong hai giờ hay nhiều hơn, bao gồm tất cả nền tảng, phần lớn xoay quanh các vấn đề về Dzogchen, nhưng có lấy vài điểm trong giáo lý của Thiên Chúa so sánh với Pháp thân của Phật giáo[24], Chúa Phục Sinh, khổ đau, từ bi với mọi sinh loài, động cơ để “giúp đỡ người khác,” nhưng tất cả đều quay trở về Dzogchen, tính Không rốt ráo, sự hợp nhất của tính Không [shunyata] và lòng bi [karuna], “vượt khỏi Pháp thân” và “vượt khỏi Chúa” đến tính Không hoàn hảo tuyệt đối.

Ngài nói rằng Ngài đã thiền định cô tịch trong ba mươi năm hoặc hơn và Ngài chưa chứng ngộ tính Không hoàn hảo và tôi nói tôi cũng chưa. Thông điệp không được nói ra hay nói ra một chút của buổi nói chuyện là sự hiểu nhau trọn vẹn như thể những người sắp đạt được sự chứng ngộ vĩ đại và biết nó và đang cố gắng, như thế nào đó, để đi ra và lạc trong nó – và rằng thật ân phước khi chúng tôi được gặp nhau. Tôi mong rằng tôi có thể gặp Ngài Chatral nhiều hơn. Ngài cười phá lên và gọi tôi là một Rangjung Sangay (nghĩa là “Phật tự nhiên”) và nói rằng Ngài đã được đặt tên là Sangay Dorje. Ngài viết từ “Rangjung Sangay” bằng tiếng Tạng cho tôi và nói rằng khi tôi bước vào “vương quốc vĩ đại” và “cung điện” thì nước Mỹ và tất cả những gì bên trong dường như cũng chẳng là gì. Ngài nói, một cách nghiêm túc rằng, có lẽ Ngài và tôi sẽ đạt Phật quả viên mãn trong đời tiếp theo, có lẽ thậm chí trong đời này, và sự lưu ý lúc chia tay là một kiểu giao kèo rằng chúng tôi sẽ cùng cố gắng hết sức để làm điều đó trong đời này. Tôi vô cùng xúc động, bởi vì hiển nhiên Ngài là một người vĩ đại, một hành giả chân chính của Dzogchen, vị Lama Nyingma tốt nhất, với sự đơn giảntự do hoàn toàn … Nếu tôi sắp ở cùng một vị Guru Tây Tạng, tôi nghĩ Chatral là người tôi chọn.

Sau đó, Cha Merton nói rằng, “Đó là người vĩ đại nhất mà tôi gặp, Ngài là thầy của tôi.”

Chatral Rinpoche vô cùng kiên quyết trong nghiên cứuthực hành. Ở Ấn Độ, Ngài thọ nhận các giáo lý từ Kalu Rinpoche, vị trở thành bạn thân của Ngài, và Đức Karmapa đời thứ 16 – Rangjung Rigpe Dorje. Ngài thọ nhận Giáo Pháp từ hơn một trăm đạo sư của rất nhiều truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Tầm hiểu biết của Ngài được hiển bày trong các trước tác, khi Ngài trích dẫn những bản văn từ vô số các truyền thống để củng cố luận điểm Ngài trình bày.

Chatral Rinpoche đã thành lập hay tái thiết nhiều trung tâm nhập thất ở Bhutan, Ấn Độ và Nepal, cũng như giám sát việc xây dựng nhiều bảo tháp[25]. Dudjom Rinpoche đã làm lễ thánh hóa cho trung tâm của Rinpoche ở Darjeeling năm 1962 và khoảng mười năm sau, đã giúp đỡ Rinpoche thành lập một trung tâm ở Yangleshod, Nepal, nơi Ngài nghĩ sẽ là một địa điểm rất tốt lành, bởi Guru Padmasambhava đã thành tựu nhiều thực hành quan trọng ở đây. Tu viện này, nằm ở rìa thung lũng Kathmandu và được gọi là Rigdzin Drubpe Ghatsal, “Rừng Hoan Hỉ Tại Địa Điểm Thành Tựu Của Trì Minh Vương Vinh Quang,” là một trong các trụ xứ chính của Rinpoche trong nhiều năm. So với nhiều vị Lama khác, những vị sở hữu các tòa nhà xa hoa, nơi ở của Rinpoche vô cùng giản dị và ấm cúng.

Hàng nghìn người ở vùng Himalaya coi Chatral Rinpoche là vị thầy gốc của họ bởi vì, qua các hành động từ bitrí tuệ sâu xa của Ngài, Ngài là hiện thân hoàn hảo của giáo lý Phật Đà. Tuy nhiên, Ngài vô cùng cẩn trọng trong việc chọn lựa người thọ nhận giáo lý. Ngài biết rõ rằng phần lớn những người thỉnh cầu Giáo Pháp chẳng hề nghiêm túc về thực hành của họ như Ngài, bởi vậy Ngài không muốn lãng phí cam lồ giáo lý quý báu của Ngài cho một bình chứa không thích hợp. Rinpoche giải thích rằng, “Có ba kiểu hành giả Pháp: đầu tiên, là những người bên ngoài trông như hành giả, nhưng bên trong thì không phải; thứ hai, những người nói rất cao siêu, nhưng không chứng ngộ gì hết; thứ ba, những người bên ngoài không giống hành giả, nhưng bên trong họ là những hành giả thực sự.” Vì thế, Rinpoche sẽ không trao truyền bất cứ giáo lý cao hơn nào cho những người nghiên cứu với Ngài ít hơn sáu năm – khoảng thời gian đủ để chứng minh họ là những hành giả chân chính.

Người phương Tây đặc biệt bị nghi ngờ. Có quá nhiều người đến gặp Rinpoche, mong muốn các giáo lý tối thượng của Dzogchen mà không có đủ phẩm tính để thọ nhận hay hiểu chúng. Có một người đàn ông giàu có từ Hoa Kỳ, đã đặt một bọc tiền trước mặt Rinpoche, nói rằng nếu Ngài ban cho ông ta giáo lý Dzogchen, số tiền đó sẽ thuộc về Ngài. Rinpoche bảo ông ta mang tiền đi và từ chối ban giáo lý. Giáo lý linh thiêng chắc chắn không thể được mua bằng cách hối lộ; người ta cần phải có được quyền thọ nhận chúng[26].

Trong truyền thống Longchen Nyingthig, việc các giáo lý cao hơn được trao truyền cho chỉ một hay hai trong số những đệ tử tận tụy và xuất sắc nhất của đạo sư không phải là chuyện lạ thường. Bậc thầy gốc của Khenpo Ngawang Palzang, Đức Nyoshul Lungtok trao truyền một vài giáo lýquán đỉnh Longchen Nyingthig cho riêng vị Khenpo vĩ đại. Những kiểu giáo lý này được coi là bí mật và được duy trì bởi dòng trao truyền trực tiếp từ một bậc đạo sư chứng ngộ đến một đệ tử có đầy đủ phẩm chất.

Có một người đủ điều kiện để thọ nhận các giáo lý thâm sâu của Chatral Rinpoche – một hành giả phi thường, được biết đến là Yum Kusho-la, vị phối ngẫu tâm linh của Tulku Urgyen Rinpoche. Đoạn sau đây kể về sự trao truyền các giáo lý này, điều diễn ra vào những ngày cuối cùng trong cuộc đời bà, được viết bởi con trai của bà ấy – Chokyi Nyima Rinpoche[27]:

Chatral Rinpoche … đến gặp mẹ tôi. Mẹ có lòng sùng mộ vô cùng lớn lao với Ngài. Mẹ thỉnh cầu Ngài quán đỉnh Kim Cương Tát Đỏayêu cầu rằng Ngài dạy mẹ “Bốn Phần Không Ba”[28]. Đây là tri kiến tối thượng của Trekchod. Ngài đã dạy trong thời gian dài. Không may là, chúng tôi không thể thu âm lại những giáo lý này, nhưng Ngài cũng không muốn nó được thu lại. Tuy nhiên, bài giảng rất dài và rõ ràng. Cuối cùng, Chatral Rinpoche nói rằng, “Ồ, hãy hòa tâm chúng ta. Hãy an trú trong sự bình thản.” Chúng tôi đều biết– đặc biệt là các bác sĩ của mẹ – rằng mẹ rất yếu, nhưng lúc đó, mẹ nói “AH” rất to. Đôi mắt mẹ mở to. Không có dấu hiệu đau đớn gì; thay vào đó, mẹ cảm thấy rất thư thái. Tôi nhìn vào đồng hồ. Mẹ duy trì trạng thái đó trong năm phút. Bỗng nhiên tôi lo lắng rằng mẹ tôi có thể sắp chết. Tôi nghĩ, “Điều gì xảy ra vậy?” Tôi nhìn vào Chatral Rinpoche và Ngài chỉ thiền định ở đó. Điều này làm tôi thư giãn và tôi hiểu rằng chúng tôi đều nên duy trì trong Rigpa.[29]

Năm phút sau, mẹ “quay trở lại.” Mẹ tôi đã duy trì trong tri kiến của “bốn phần không ba” không nói gì cả. Sau đó, mẹ bắt đầu nói và cảm ơn Chatral Rinpoche. Ngài nói, “Ta rất vui khi con hiểu giáo lý này. Ta biết con là một hành giả tốt, nhưng Ta không nhận ra là con đã đạt đến cấp độ này của giác tính. Hôm nay, Ta thấy điều đó, bởi vậy Ta kính trọng và tự hào khi biết con. Con là một tấm gương tốt cho mọi người.”

Sau đó, Chatral Rinpoche cùng cha và tôi đi ăn trưa ở phòng khác. Chúng tôi dùng bữa và nói chuyện trong hơn một giờ. Cha tôi không hỏi nhiều, nhưng tôi hỏi Chatral Rinpoche, “Điều gì đã xảy ra? Mẹ con đã trải qua điều gì?” Ngài nhìn vào tôi rất nghiêm túc và nói rằng, “Tốt. Một điều tuyệt vời. Bà ấy đã hòa quyện hư khônggiác tính. Chỉ hành giả xuất sắc mới có thể làm thế, đặc biệt là khi đối mặt với cơn đau dữ dội và bệnh tật như vậy. Đến hôm nay Ta mới biết rằng Yum Kusho-la là một hành giả cao cấp đến vậy. Đây là tấm gương tốt cho tất cả chúng ta. Bây giờ hãy xem. Có những dấu hiệu kỳ lạ khác. Sẽ rất tốt nếu mọi người có kết nối với Yum Kusho-la có thể gặp bà, cúng dường một chiếc khăn Khata, lễ lạythỉnh cầu để tâm họ hòa nhập với bà.”

Chatral Rinpoche không dành nhiều thời gian để thuyết giảng, bởi chỉ một vài người có đủ phẩm tính để thọ nhận các giáo lý như thế. Thay vào đó, Ngài tham gia không ngừng vào các hoạt động đức hạnh, đi đến Calcutta [Ấn Độ] trong chuyến du hành hàng năm, nơi Ngài phóng sinh bảy mươi xe tải cá về với Ấn Độ Dương, nơi mà đánh bắt cá bị cấm, cầu nguyện cho từng con từng con. Ngài nhận những sự đóng góp từ khắp nơi trên thế giới vì hành động bi mẫn vĩ đại này, điều cũng là chủ đề của một trong các bài giảng trong cuốn sách này. Ngài vô cùng quan tâm đến các hành giả chân chính, đi đến nhiều trung tâm nhập thất khác nhau để có thể kiểm tra sự tiến bộ của họ. Ngài cũng ban tặng những chỉ dẫn cho những vị với niềm tin khác đến gặp Ngài. Gần đây, khi một linh mục giáo phái Anh đến thỉnh cầu giáo lý, Rinpoche nói rằng, “Hãy quyết định xem điều gì quan trọng nhất mà Chúa từng nói và sau đó hiểu nó càng sâu càng tốt.” Điều này đã trở thành lời khuyên sâu xa nhất mà vị linh mục từng nhận và nó làm sự hiểu và niềm tin của ông ấy trở nên sâu sắc hơn.

Chatral Rinpoche mang nhiều hình tướng để giúp đỡ các đệ tử trong các giấc mơ và linh kiến. Năm 1997, lúc bắt đầu khóa tu cuối tuần ở San Franciso [Hoa Kỳ], Lama Tharchin Rinpoche nói với các học trò rằng Chatral Rinpoche xuất hiện trong giấc mơ của Ngài, bảo rằng Lama Tharchin và các đệ tử phải tích lũy một trăm triệu biến Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng của Guru Padmasambhava để tiêu trừ chướng ngại cho sức khỏe của Lama Tharchin, làm lợi lạc cho chúng sinhmang đến hòa bình cho thế giới trong thời đại suy đồi hiện nay.

Sau Tết Tây Tạng vào năm 2000, hàng trăm Phật tử sùng đạo từ nhiều vùng của Himalaya đã tập trung ở trung tâm của Rinpoche ở Yangleshod, thỉnh cầu sự gia trì của Ngài cho thiên niên kỷ mới. Họ cắm trại trong các lều bạt gần Tu viện của Ngài và kiên nhẫn chờ đợi trong nhiều ngày. Vào thời điểm tốt lành nhất, Rinpoche đã ban cho họ quán đỉnh trường thọ. Sau quán đỉnh, cả nhóm cất lên những bài ca tán thán các hoạt động vĩ đại và sự vinh quang của đạo sư vô song của họ và nhảy múa vui vẻ.

Kiến thức rộng lớn của Rinpoche không chỉ giới hạn trong triết học Phật giáo. Ngài cũng là một chuyên gia về vẽ tranh cuộn [Thangka], âm nhạc nghi lễ, vũ điệu [Kim Cương thừa] và nhiều chủ đề khác. Họa sĩ Thangka, Lama Tsondru Sangpo viết rằng:

Quan trọng nhất với tôi là chỉ dẫn cá nhân liên tục mà tôi thọ nhận từ Chatral Sangye Dorje Rinpoche, vị bảo hộ tâm linh của tôi trong đời này và mọi đời tương lai. Ngài gia trì cho tôi nhiều lần bằng những lời khuyên vô cùng quan trọng nhưng hiếm khi được để ý về các điểm trọng yếu của vẽ Thangka và cho tôi chỉ dẫn chi tiết về thiết kế và dáng điệu của từng Bổn tôn đặc biệt.

Chatral Rinpoche nổi tiếng vì sự kiên định khi làm mọi thứ một cách đúng đắn. Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, khi ai đó chết, cần để họ ba ngày để có đủ thời gian cho thần thức rời khỏi thân và hy vọng đi đến một cõi Tịnh Độ hay ít nhấttái sinh tốt lành. Theo Sogyal Rinpoche, “Chatral Rinpoche bảo với những người đang than phiền rằng tử thi bốc mùi nếu nó được giữ trong thời tiết nóng nực [trong ba ngày]: ‘Nó không phải như thể con phải ăn nó hay cố gắng bán nó’”[30].

Năm 2002, một tai nạn không may xảy ra ở một trong các trung tâm của Rinpoche ở Darjeeling. Một người đàn ông từ Hoa Kỳ, đã nghiên cứu Phật giáo Tây TạngẤn Độ, đến thăm Rinpoche. Trong buổi lễ cầu nguyện, ông ta xin Rinpoche cho gặp riêng để thảo luận “điều gì đó quan trọng.” Khi Rinpoche từ chối, ông ta nhảy lên và bắt đầu làm Ngài khó thở. Ông ta bị những thị giảđệ tử của Rinpoche ngăn lại và yêu cầu rời đi. Nhưng ông ta vẫn tiếp tục hành xử như vậy, và khi họ cố gắng lôi ông ta ra khỏi cửa chính của trung tâm, ông ta nổi cơn thịnh nộchửi rủa. Cảnh sát đến mang ông ta đi, nhưng sự cố này đã làm tổn thương những người liên quan, và kết quả là, bây giờ rất khó để người phương Tây, chưa từng gặp Rinpoche có thể gặp Ngài. Kẻ tấn công phải ở trong bệnh viện tâm thần một thời gian trước khi bị trục xuất khỏi Ấn Độ vì lại tấn công người khác ở Nam Ấn trong năm đó. Là một vị Bồ Tát vĩ đại, Ngài và vị phối ngẫu tâm linh, Sangyum Kusho Kamala, đã gọi điện cho người đàn ông khi hắn trở về Mỹ vì lo lắng đến tình hình của ông ta.

Thậm chí trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, lòng bi mẫn vĩ đại của Rinpoche vẫn không hề lay chuyển. Tác phẩm nổi tiếng Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo của Tổ Ngulchu Gyalse Thogmed Zangpo (thế kỷ Mười bốn) đã liệt kê thực hành thứ mười ba của một vị Bồ Tát như sau:

Mặc dù chúng con chưa từng làm hại ai trong đời, nếu ai đó vô minh đe dọa giết chúng con bởi anh ta bị loạn trí do tâm giày vò, thì mong muốn anh ta không chịu khổ đau thêm nữa vì trạng thái này, nhận lấy về mình những kết quả của hành động của anh ta là thực hành của một vị Bồ Tát.

Chatral Rinpoche được các đệ tử thỉnh cầu rất nhiều lần về việc viết một cuốn tự truyện về cuộc đời Ngài. Để làm hài lòng thỉnh cầu đó, Ngài viết những dòng thơ sau đây:

 

LỜI HỒI ĐÁP BẰNG BA CHỦNG TỰ

Một ghi chép tự truyện chứa đựng những giáo lý trực tiếp đánh vào điểm trọng yếu, được biết về một kẻ lừa đảo của thời đại này như tôi.

Nguyện cầu đạotâm linhTam Bảo nghĩ về con!

Tôi là một lão già, sắp bước sang tuổi 88. Rất nhiều người gần gũi hay xa cách với tôi đã thỉnh cầu tôi, “Xin hãy viết một tự truyện về cuộc đời Ngài để giúp đỡ môn đồ.” Tôi nhận ra rằng đây là một chướng ngại cho giải thoát và tôi thấy không cần thiết phải viết nhiều lời như thế. Bởi không ai biết rõ hơn tôi về chủ đề này, tôi sẽ là nhân chứng cho chính mình và đáp lại với Lời Hồi Đáp Bằng Ba Chủng Tử:

 

Ba phẩm tính của giới, định[31] và tuệ

Không vấy bẩn và được minh chứng qua nhận thức trực tiếp,

Như rêu khô, thoát khỏi sự ẩm ướt của trạng thái sai lầm kiêu căng

Tôi héo mòn trong hư không của ngọn lửa bùng cháy

Với chủng tự RAM chói ngời.

 

Một vẻ bề ngoài tôn giáo, mớ hỗn độn của chủ nghĩa vật chấtGiáo Pháp,

Tôi biết rằng, không phải là người bạn của thực hành hữu hiệu.

Bởi vậy tôi ném đi tro bụi của tự phụ và vô cảm

Vào cơn gió từ đỉnh núi, như là chủng tự YAM.

 

Tiền bạc được trao tặng vì người sống và kẻ chết, một chướng cản cho giải thoát

Và các kế hoạch tích lũy, thu lượm và đầu tư chúng để tạo dựng các đối tượng linh thiêng

Tôi quyết tâm dọn sạch bằng dòng suối trong trẻo của sự xả ly, buông bỏ và ghê tởm

Với chủng tự cơ bản KHAM[32].

 

Huyền thoại của Chatral Rinpoche sẽ còn sống mãi trong nhiều thế hệ. Năm 2003, Ngài được tôn vinh là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất ở Nepal trong một buổi lễ ở Kathmandu. Bởi Rinpoche đã hoàn toàn chứng ngộ, Ngài chẳng bận tâm đến sự chú ý và tán dươngsự kiện này sẽ ảnh hưởng đến thực hành của Ngài lúc này và tham gia buổi lễ cùng với rất nhiều học trò và bạn bè. Cho thấy rằng Ngài vẫn là một Yogi tự tại từ sâu thẳm, Ngài đội mũ truyền thống của Nepal trong suốt buổi lễ – có lẽ là lần đầu tiên với một đạo sư Phật giáo Tây Tạng!

Mặc cho sự tán tụng của hàng nghìn người Himalaya, Rinpoche vẫn khiêm nhường như trước. Ngài từng nói rằng:

Tôi chỉ là một chúng sinh bình thường và không có gì đặc biệt về tôi. Tôi chỉ làm theo những lời dạy của Đức Phật. Về phần mình, chẳng lừa dối gì, tôi đứng vững trên nền tảng của việc thực hành Pháp và giúp đỡ mọi hữu tình chúng sinh. Tôi cầu mong rằng mọi hữu tình có thể buông bỏ hành động tự lừa dối mình và tự phóng đại bản thân, để họ có thể thực sự thực hành Giáo Pháp để giải thoát bản thân khỏi luân hồi và giúp đỡ chúng sinh khác. Nếu không, sẽ quá muộn khi họ cảm thấy ăn năn!

Ngài đã viên tịchthánh địa Yangleshod, Nepal vào ngày 30 tháng 12 năm 2015. Trước khi Chatral Rinpoche qua đời, một đệ tử hỏi rằng, "Thưa thầy, tương lai Phật Pháp sẽ ra sao?".

Chatral Rinpoche đáp, "Hãy hộ trì và nương tựa những bậc đạo sư tâm linhthực hành của các vị ấy tập trung vào nhập thất cô tịch. Trước khi đạt giác ngộ, một người cần bước vào nhập thất cô tịch để tập trung vào việc hành trì dưới sự hướng dẫn và dìu dắt của bậc thầy. Nếu không, nó sẽ như hiện nay, khi mà khắp nơi tràn ngập những vị Khenpo chỉ ban những buổi Pháp thoại vô nghĩa. Những kẻ mê muội này, chỉ chạy theo danh tiếng hay tiền tài và thiết lập bè phái của riêng họ, sẽ khiến mọi người thù ghét Phật giáo và khiến Phật giáo diệt vong chẳng sớm thì muộn. Vì thế, kinh văn thường nói rằng Giáo Pháp chân chính chẳng nằm trong các tu viện, sách vở hay thế giới vật chất, MÀ trong chính TÂM. Chúng ta cần đánh thức nó thông qua việc thực hànhchứng ngộ nó, như thế mới được gọi là sự tiếp nối hay sự gìn giữ Giáo Pháp".

 

THÔNG ĐIỆP CỦA DZONGSAR KHYENTSE RINPOCHE VỀ SỰ QUA ĐỜI CỦA CHATRAL RINPOCHE[33]

 

Sự qua đời của Chatral Sangye Rinpoche đánh dấu sự chấm dứt của một thời đại. Bỗng chốc, chúng ta mất đi người lính đang nhiệt thành canh giữ Phật Pháp nói chung, Kim Cương thừa nói riêng và đặc biệtPhật giáo Tây Tạngtruyền thừa Cựu Dịch Nyingma.

Từ “chatral” nghĩa là một vị Yogi khổ hạnh, người từ bỏ tất cả. Thông thường những tên gọi được trao như là các danh hiệu. Nhưng với vị vừa viên tịch, tên gọi Chatral không phải chỉ là một danh hiệu. Ngài là hiện thân chân chính cho điều mà từ “chatral” thực sự ám chỉ.

Trong cuộc đời kéo dài hơn 102 năm, người đàn ông này đã làm rất nhiều việc, liên hệ với một vài trong số những vị vĩ đại nhất và trở thành đạo sư của các đạo sư, bao gồm giảng dạy và trở thành thầy của chính người đã tìm ra Đức Dalai Lama thứ 14 – Tenzin Gyatso, vị được biết đến là Yongzin Gyaltsab Radreng Rinpoche. Thế nhưng, chính người đàn ông này lại hiếm khi khoe khoang về một Tu viện, học viện hay trung tâm Giáo Pháp. Xung quanh Ngài, những thứ như mái vàng hay Pháp tòa chẳng hề xuất hiện. Ngài thực sự là một Chatral.

Nhưng đừng nhầm lẫn: Nhiều vị Lama như tôi, những người phát ra âm thanh ồn ào nhất, phô bày những hình ảnh chướng mắt nhất và du hành đến khắp mọi nơi trên thế giới, lại chẳng hoàn thành được điều gì khi so sánh với người đàn ông này, vị xuất hiện là người chẳng bao giờ làm điều gì khác ngoại trừ giữ nệm thiền định của Ngài không bị lạnh. Và nếu Ngài tiến hành hoạt động, đây chính là người đàn ông dành 99,99% những gì Ngài có để cứu mạng động vật. Vì thế, với những chúng sinh ngu dốt như chúng ta, cố gắng hiển bày những phẩm tính lớn lao của vị giác ngộ này thì giống như cố gắng đo chiều sâu và độ rộng của bầu trời.

Và nếu tôi có thể bày tỏ một điều gì đó từ những gì ít ỏi mà tôi biết về người đàn ông này thì đó là: Phật Pháp có nhiều thử thách, bao gồm tất cả những kẻ bịp bợm, người làm tổn hại hoàn toàn hình ảnh của Giáo Pháp. Những điều này có thể được vượt qua bởi những vị dường như luôn làm chuyện đúng đắn, người có vẻ điềm tĩnh, đúng mực và kỷ luật và người không bao giờ làm phiền ai. Nhưng điều đó thường dẫn chúng ta đến một thử thách khác, điều còn khó vượt qua hơn. Bởi trong lúc làm mọi chuyện một cách chính xác, đúng đắn và kỷ luật như vậy và khi mang gánh nặng của việc không làm người khác buồn phiền, họ cuối cùng trở thành nạn nhân của sự chuẩn xác mang tính chính trị và trở nên đạo đức giả.

Trong cuộc đời hạn hẹp của tôi, tôi gặp được rất ít vị thực sự không-đạo đức giả và Ngài là một trong số đó. Ngài có ý định nghiêm túc, không có sự điều đình và dĩ nhiên, Ngài không bao giờ bán dù chỉ một từ Giáo Pháp để lấy tiền. Rất nhiều lần, Ngài từ chối cúi đầu trước kẻ quyền uy.

Ngài khiến rất nhiều người chúng ta, những kẻ đạo đức giả, rùng mình. Chỉ biết rằng Ngài vẫn còn sống và hít thở đâu đó giữa Siliguri và Pharping cũng khiến trái tim chúng ta run rẩy. Dù cho chúng ta chẳng bao giờ có thể gặp Ngài, đặc biệt trong giai đoạn cuối đời của Ngài – và chính tôi đã bị từ chối 20 lần hay hơn – chỉ đơn thuần sự hiện diện của Ngài trên thế gian này cũng đập tan thói đạo đức giả.

Để tỏ lòng kính lễ, tôn kínhcầu khẩn, cầu mong chúng ta, những đệ tử của người đàn ông này, giữ thực hành giải phóng chúng sinh, chẳng hạn phóng sinh cá, trong suốt cuộc đờiđặc biệt trong tháng này.

 

NHỮNG KHAI THỊ TỪ KYABJE CHATRAL RINPOCHE[34]

 

Namo gurubhyaḥ!

Đạo sư tôn quý với lòng từ không để báo đáp, Pema Ledrel Tsal[35],

Duy trì là sức trang hoàng vương miện trên đỉnh đầu con, con cầu khẩn!

Xin gia hộ để chúng con tìm thấy sự giải thoát ở đây và bây giờ

Khỏi mọi khổ đau của luân hồi và các cõi thấp!

 

Hãy lắng nghe cẩn thận, này những đệ tử thân thiết đã vân tập về đây,

Với tất cả những vị mà trái tim chưa trở nên hư hỏng, hãy xem xét điều này:

 

Những cơ hội có được thân người thì một phần một trăm.

Bởi con đã sinh làm người, nếu con không thực hành Giáo Pháp linh thiêng,

Làm sao có thể mong chờ tìm lại được cơ hội như vậy?

Đó là lý do tại sao điều vô cùng quan trọng là con cần tận dụng hoàn cảnh của mình.

Xem thân thể là đầy tớ hay thứ gì đó đưa con đi,

Đừng cho phép nó nghỉ ngơi trong sự lười nhác dù chỉ một khoảnh khắc;

Hãy sử dụng thật tốt, khích lệ toàn bộ thân, khẩu và ý hướng về thiện lành.

 

Con có thể dành trọn cuộc đời chỉ theo đuổi thức ăn và quần áo,

Với nỗ lực lớn lao và chẳng bận tâm đến khổ đau hay ác hạnh,

Nhưng khi chết, con không thể mang theo dù chỉ một thứ – hãy xem xét điều này cẩn thận.

Quần áo và đồ bố thí cần thiết để duy trì sự sống là tất cả những gì con cần.

Con có thể thưởng thức bữa ăn ngon nhất với thịt ngon và rượu,

Nhưng tất cả biến thành thứ gì đó bất tịnh vào sáng hôm sau,

Và chẳng có gì hơn về nó.

Vì thế, hãy hài lòng với nhu yếu phẩm duy trì mạng sống và quần áo đơn giản,

Và là kẻ thất bại về thức ăn, quần áo và sự nói chuyện.

 

Nếu con không quán chiếu về cái chết và vô thường,

Không có cách nào để thực hành Giáo Pháp thanh tịnh,

Sự hành trì sẽ duy trì là một mong ước, điều liên tục bị trì hoãn,

Và con có thể thấy hối tiếc khi cái chết xảy đến, nhưng khi ấy sẽ là quá muộn!

 

Chẳng có hạnh phúc thực sự trong kiểu nào thuộc sáu kiểu chúng sinh,

Nhưng nếu chúng ta xem xét đến khổ đau của ba cõi thấp hơn,

Thì khi con cảm thấy buồn bã chỉ vì nghe về chúng,

Làm sao con có thể đối mặt khi trực tiếp trải nghiệm?

Thậm chí hạnh phúc và những lạc thú của ba cõi cao hơn

Cũng chỉ giống như thức ăn ngon bị pha thêm độc –

Ban đầu thích thú nhưng lâu dài thì lại là nguyên nhân của sự tiêu tàn.

 

Hơn thế nữa, tất cả những trải nghiệm lạc thúđau đớn này

Không phải do ai khác gây ra mà do chính con.

Chúng được tạo ra bởi những hành động của chính con, tốt và xấu.

Khi con biết vậy, điều quan trọng là hành xử thích hợp,

Không nhầm lẫn điều cần làm và cần tránh.

 

Sẽ tốt hơn nhiều nếu tiêu trừ hoài nghinhận thức sai lầm

Nhờ nương tựa những chỉ dẫn của bậc thầy chân chính,

So với việc thọ nhận nhiều giáo lý khác nhau mà chẳng làm gì thêm.

 

Con có thể duy trì ở nơi cô tịch, thân thể lánh xa thế giới,

Nhưng chẳng thể buông bỏ các mối bận tâm thế tục và với tham luyến và thù ghét,

Tìm cách đánh bại kẻ thù trong khi giúp cho những sở thích của bạn bè,

dính líu vào mọi kiểu dự án và giao dịch tài chính.

Điều gì tồi tệ hơn thế.

 

Nếu con thiếu của cải của sự hài lòng trong tâm,

Con sẽ nghĩ rằng con cần đủ mọi thứ vô ích,

cuối cùng còn tệ hơn cả người bình thường,

Bởi con không xoay sở dù chỉ một thời khóa thực hành.

Vì thế, hãy đặt tâm dựa trên sự tự do thoát khỏi nhu cầu với bất kỳ thứ gì.

Của cải, thành côngđịa vị đều là những cách thức đơn giản để thu hút kẻ thùma quỷ.

Những hành giả mong cầu lạc thú, tâm họ chẳng thể rời khỏi các mối bận tâm của đời này,

Cắt đứt kết nối của họ với Giáo Pháp chân chính.

 

Hãy cẩn thận để tránh trở nên ngang bướng chai lì với giáo lý.

Hãy hạn chế bản thân với chỉ một vài hoạt động và tiến hành chúng với sự tinh tấn.

Không cho phép tâm trở nên bồn chồn không yên,

Hãy khiến bản thân thoải mái trên chỗ ngồi trong phòng nhập thất,

Đây là cách chắc chắn nhất để đạt được những của cải của một hành giả Pháp.

 

Con có thể duy trì nhập thất nghiêm ngặt trong nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm,

Nhưng nếu con không thể có bất cứ tiến bộ nào trong trạng thái tâm,

Sau đó, khi con nói với mọi người về tất cả những gì đã làm trong thời gian dài đến vậy,

Chẳng phải con chỉ đang khoác lác về mọi khó khăn và cơ cực?

Mọi sự tán tháncông nhận của họ chỉ khiến con kiêu ngạo.

 

Chịu đựng sự ngược đãi từ kẻ thùhình thức khổ hạnh tốt nhất,

Nhưng những người ghét sự chỉ trích và chỉ thích khen ngợi,

Người bỏ nhiều công sức để khám phá mọi lỗi lầm của người khác,

Trong khi chẳng thể quán sát dòng tâm thức của bản thân một cách thích hợp,

Và người luôn luôn cáu kỉnhnóng tính,

Chắc chắn sẽ đem đến sự phá vỡ thệ nguyện với tất cả bạn hữu,

Vì thế, luôn luôn nương tựa tỉnh thức, cảnh giác và sự ngay thẳng.

 

Dù con ở đâu, nơi ồn ào hay chốn cô tịch,

Những thứ duy nhất mà con cần đánh bại là năm độc của tâm[36],

Và những kẻ thù thực sự của con, tám mối bận tâm thế tục[37],

Chẳng còn gì khác,

Cho dù bằng cách tránh chúng, chuyển hóa chúng, xem chúng là con đường hay xem xét tinh túy của chúng,

Bất kể phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơ của con.

 

Chẳng có dấu hiệu thành tựu nào tốt hơn tâm kỷ luật.

Đây là chiến thắng chân chính với chiến binh thực sự, người không đem theo vũ khí nào.

Khi con thực hành những giáo lý của Kinh điểnMật điển,

Bồ đề tâm vị tha nguyện và hạnh là quan trọng,

Bởi nó nằm ở gốc rễ đích thực của Đại thừa.

Chỉ có điều này là đủ, nhưng không có, tất cả đều mất.

 

Những lời khai thị này được tuyên thuyết trong khu rừng ẩn giấu Padma,

Tại nơi được gọi là Kunzang Choling,

Trong ẩn thất phía trên trong khoảng rừng trống,

Bởi lão ăn xin Sangye Dorje.

Nguyện mọi sự thiện lành!

 

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA PHÓNG SINH – CHATRAL RINPOCHE SOẠN[38]

 

Kính lễ Đạo Sư, Phật Vô Lượng Thọ,

Và chư Bồ Tát đang rèn luyện.

Bây giờ, thầy sẽ miêu tả ngắn gọn những lợi lạc

Của việc giải phóng động vậtchuộc lại mạng sống của chúng.

 

Cứu động vật khỏi bị giết hại hay bất kỳ nguy hại mạng sống nào,

Với động cơ và hành động hoàn toàn thanh tịnh,

Không nghi ngờ gì, là một thực hành cần tiến hành

Bởi tất cả môn đồ của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Có rất nhiều Kinh điển, Mật điển và bình giảng,

Điều miêu tả chi tiết những thuận lợi mà nó đem lại,

vô số đạo sư uyên bácthành tựu của Ấn ĐộTây Tạng

Đã nhấn mạnh giá trị và tầm quan trọng của việc làm lợi lạc chúng sinh.

Thậm chí trong thừa căn bản, hành giả tránh làm hại chúng sinh khác.

Trong Đại thừa, đây chính là sự rèn luyện của một Bồ Tát.

Và trong Mật thừa, là thệ nguyện căn bản của Bảo Sinh Bộ.

 

Lý do ẩn đằng sau là: trong thế giới này,

Chẳng gì trân quý với một người hơn mạng sống của chính anh hay cô ấy,

Vì thế, chẳng có tội ác nào lớn hơn việc sát sinh,

Và không thiện hạnhđiều kiện nào đem lại công đức lớn lao hơn

Hành động cứu chúng sinhchuộc lại mạng sống của họ.

Vì thế, nếu con muốn hạnh phúctốt lành,

Hãy nỗ lực trong chuyện này, thù thắng nhất trong các con đường,

Điều được chứng minh qua các bản văn và nhờ lập luận,

thoát khỏi chướng ngại và các nguy hiểm tiềm tàng.

 

Hãy xem xét thân thể của chính con và lấy đó làm ví dụ,

Hãy tránh làm bất cứ điều gì đem lại nguy hại cho chúng sinh khác.

Hãy tiến hành mọi nỗ lực để không giết hại bất cứ sinh vật nào –

Chim, cá, hươu, gia súc và thậm chí côn trùng nhỏ bé –

Và thay vào đó, cố gắng cứu mạng sống của chúng,

Trao cho chúng sự bảo vệ khỏi mọi nỗi sợ hãi.

Lợi lạc của việc làm vậy là không thể tưởng tượng.

Đây là thực hành tốt nhất vì sự trường thọ của con,

nghi lễ vĩ đại nhất vì kẻ sống hay người chết.

Nó là thực hành chính yếu của thầy để làm lợi lạc chúng sinh khác.

Nó xua tan mọi nghịch cảnhchướng ngại ngoài và trong;

Không nỗ lực và rất tự nhiên, nó đem đến những hoàn cảnh thuận lợi;

Và, khi được truyền cảm hứng bởi Bồ đề tâm cao quý,

hoàn thành với sự hồi hướng và những lời nguyện thanh tịnh,

Nó dẫn dắt hành giả đến giác ngộ viên mãn,

hoàn thành lợi ích của bản thânchúng sinh khác –

Về điều này, con không cần có nghi ngờ gì!

 

Những vị có thiên hướng với thiện hạnh và hành động công đức

Cần cấm săn bắt và đánh cá trên đất của họ.

Vài loài chim, đặc biệt, chẳng hạn ngỗng và sếu,

Buộc phải di cư bởi nghiệp của chúng

Và bay về phương Nam vào mùa thutrở lại phương Bắc vào mùa xuân.

Đôi lúc, mệt mỏi bởi những nỗ lực khi bay,

Hay mất phương hướng, một số buộc phải đậu xuống,

Mệt lả, sợ hãilo âu; khi điều này xảy ra,

Con không nên ném đá hay bắn chúng,

Hoặc cố gắng giết hay làm hại chúng.

Hãy bảo vệ chúng bởi chúng có thể dễ dàng bay tiếp.

Cung cấp sự chăm sóc và yêu mến với hữu tình chúng sinh

Trong những hoàn cảnh cơ cực, kẻ thiếu sự bảo vệ

Đem lại nhiều công đức giống như thiền định

về tính Không với lòng bi mẫncốt lõi

Đó là điều mà Đức Atisha vinh quang đã nói.

 

Chư vị Lama, quan chức, Tăng, Ni, đàn ông và phụ nữ,

Ở tất cả những nơi mà con có quyền kiểm soát,

Hãy gây ảnh hưởng và làm mọi điều trong quyền hạn

Để giải phóng động vậtchuộc lại mạng sống của chúng,

Trong khi khích lệ người khác làm điều tương tự.

 

Ở tất cả những địa điểm này, nơi mà điều đó được làm,

Bệnh tật của con người và thú nuôi sẽ chấm dứt,

Mùa màng bội thu và cuộc đời bền lâu.

Tất cả sẽ tận hưởng hạnh phúcan lành lớn lao,

Và lúc chết, buông bỏ sự tồn tại mê lầm,

Trước khi tìm được một sự tái sinh xuất sắc trong các cõi cao hơn.

Rốt ráo, không nghi ngờ gì điều này sẽ dễ dàng dẫn dắt chúng ta

đến trạng thái thù thắnghoàn hảo của giác ngộ.

 

Theo lời thỉnh cầu của bác sĩ Dordrak,

Người cúng dường khăn lụa thanh tịnh và một trăm rupee Nepal,

Vị được gọi là Chatral Sangye Dorje,

Người liên tục nỗ lực để chuộc mạng sống,

Đã tự tại viết lại bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm.

Nhờ công đức này, cầu mong mọi hữu tình chúng sinh

Thực hành các hành động giác ngộ!

Mamakoling samanta!

 

Pema Jyana (Liên Hoa Trí) tổng hợp và chuyển dịch Việt ngữ.

Nguyện mọi sự cát tường!

Thư Viện Hoa Sen

[1] Nguồn Anh ngữ: Chatral Rinpoche, The Life of a Legend [Chương 1 trong cuốn sách Compassionate Action].

[2] Kyabje nghĩa là “Đấng Quy y” và là danh hiệu dành cho các nhân vật rất được kính trọng trong Phật giáo Tây Tạng.

[3] Chatral Rinpoche sinh ngày 10 tháng 5 Tạng lịch năm Thủy Sửu (1913). Ngày này thường rơi vào tháng Sáu. Ngày sinh của Ngài chính là ngày mà Guru Padmasambhava [Đạo Sư Liên Hoa Sinh] thị hiện hình tướng Guru Dorje Drolo, hóa thân phẫn nộ ở Bhutan để điều phục các vị thần địa phương và biến họ thành Hộ Pháp cho những giáo lý Terma.

[4] Terma nghĩa là “kho tàng” và liên quan đến hàng trăm giáo lý được cất giấu bởi Guru Padmasambhava trên khắp Tây Tạng để được phát lộ bởi “khai tạng mật” hay Terton.

[5] Khenpo Ngawang Palzang, người thường được nhắc đến là Khenpo Ngakchung, được so sánh với nhân vật trung tâm của truyền thống Longchen Nyingthig – Ngài Longchen Rabjam – về kiến thức rộng lớn và sự chứng ngộ thâm sâu. Trên thực tế, Ngài có rất nhiều linh kiến về Tổ Longchen Rabjam, trong đó Ngài thọ nhận các quán đỉnhgiáo lý. Ngài thi triển nhiều thần thông khi còn bé, bao gồm việc đảo chiều một dòng sông với cái que được coi như là dao găm nghi lễ để ngăn chặn lũ lụt. Những dấu hiệu này khiến Ngài được công nhậnhóa thân của Tôn giả Vimalamitra. Khenpo Ngakchung trở thành tâm tử của Ngài Lungtok Tenpai Nyima khi còn nhỏ và thọ nhận trọn vẹn trao truyền Longchen Nyingthig từ Ngài. Ngài đã nghiên cứu mở rộngtu viện Dzogchen và tham gia vào nhiều khóa nhập thất để làm chủ giáo lý. Ngài viết rất nhiều bản văn nổi tiếng về Trekchod và Togyal và giữ chức Viện trưởng Tu viện Kathok trong nhiều năm.

[6] Lungtok Tenpai Nyima cũng được biết đến là Nyoshul Lungtok.

[7] Dzogchen nghĩa là “Đại Viên Mãn” và liên quan đến giáo lý cao nhất của truyền thống Nyingma.

[8] Truyền thống Longchen Nyingthig là truyền thừa cơ bản cho thực hành Dzogchen của “truyền thống Cựu Dịch” trong Phật giáo Tây Tạng, hay dòng Nyingma [Cổ Mật]. Longchen Nyingthig nghĩa là “Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La”.

[9] Ngondro nghĩa là “thực hành sơ khởi”. Xem cuốn Lời Vàng Của Thầy Tôi của Patrul Rinpoche để biết thêm chi tiết về thực hành Ngondro Longchen Nyingthig.

[10] Trekchod nghĩa là “cắt qua để đến thanh tịnh nguyên sơ.”

[11] Togyal nghĩa là “vượt qua để đến hiện hữu tự nhiên.”

[12] Khyentse Chokyi Lodro là vị đạo sư xuất sắc, bậc nắm giữ gần như mọi truyền thốngtruyền thừa của Phật giáo Tây Tạng. Ngài là nhân vật trọng yếu của Rime, phong trào bất bộ pháiTây Tạng.

[13] Một phần của giới nguyện Bồ Tát là giúp đỡ chúng sinh trong rất nhiều đời tương lai để giải thoát họ khỏi khổ đau. Được gọi là Tulku, “hóa thân,” những bậc vĩ đại này – bao gồm cả Dalai Lama – được gọi là “Rinpoche” hay “Đấng Cao Quý.” 

[14] Dakini [Không Hành Nữ] là vị nữ cao quý, người, trong số những việc khác, giúp đỡ Guru Padmasambhava với việc tìm ratruyền bá các giáo lý Terma.

[15] Tên một Terma của Ngài Chokgyur Lingpa được trao truyền.

[16] Erik Pema Kunsang và Marcia Binder Schmidt, Blazing Splendor: The Memoirs of Tulku Urgyen Rinpoche, trang 304 – 305.

[17] Guru Padmasambhava được biết đến là “Vị Phật thứ hai,” bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói với các đệ tử rằng Ngài sẽ thị hiện sau tám năm và giảng dạy Mật điển – các thực hành cao cấp của Phật giáo, nhờ đó người ta có thể giác ngộ chỉ trong một đời. Guru Padmasambhava được cho là sinh ra từ bông sen trong hình dạng một bé trai tám tuổi ở vùng Uddhiyana (được tin là ở thung lũng Swat ngày nay), như được tiên đoán. Ngài có tám hóa thân chính, nhờ đó Ngài nghiên cứuthực hành Mật điển. Ngài được Vua Trisong Deutsen (790 – 844) thỉnh mời đến điều phục các thế lực ngăn cản việc đưa Phật giáo vào Tây Tạng, bởi vậy Ngài đến Tây Tạngđiều phục các ma quỷtinh linh phẫn nộ, những kẻ sau này trở thành Hộ Pháp của Phật giáo. Với sự giúp đỡ của đạo sư Khenpo Shantarakshita, Ngài thành lập Samye, Tu viện Phật giáo đầu tiên của đất nước và thành công trong việc đưa Phật giáo đến Tây Tạng.

[18] Truyền thống Nyingma là cổ nhất trong bốn truyền thống chính của Phật giáo Tây Tạng; ba truyền thống kia là Sakya, Kagyu và Geluk. Trong dòng Nyingma có các vị đạo sư xuất sắc như Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, Kyabje Nyoshul Khen Rinpoche và Kyabje Dudjom Rinpoche.

[19] Yonru Chimey Dorje tiên đoán trước khi Chatral Rinpoche chào đời rằng,

“Hóa thân tối thượng về tâm của Guru Padmasambhava

Đứa bé được gia trì bởi Vimalamitra

Sinh ra vào năm Thủy Sửu với tên gọi Vajra

Sẽ hoằng dương truyền thừa thực hành”

(trích từ “Cuộc đời Đấng Quy y” của Thaye và Lhadren).

Ngài Vimalamitra là một trong những nhân vật vĩ đại của truyền thống Nyingma cùng thời đại với Guru Padmasambhava và Khenpo Ngawang Palzang được xem là hóa thân của vị này.

[20] Ngày 10 tháng 3 năm 1959, hàng nghìn người Tây Tạng ở Lhasa – lo lắng về sự an toàn của Đức Dalai Lama – nổi dậy rộng khắp trong ba ngày và nhiều người đã chết. Trung Quốc đã đàn áp dã man cuộc nổi dậy và sau đó Đức Dalai Lama chạy đến Ấn Độ. Kể từ đó, hàng trăm nghìn người Tây Tạng đã sống lưu vong ở Nepal, Bhutan, Ấn Độ, châu Âu và Mỹ.

[21] Guru Padmasambhava tiên đoán rằng, “Khi con chim sắt bay và ngựa chạy trên bánh xe, người Tạng sẽ rải rác khắp nơi trên trái đất và Giáo Pháp sẽ đến với vùng đất của người mặt đỏ.”

[22] Từ cuộc phỏng vấn Chatral Rinpoche năm 2000, được xuất bản trong “Bất Bạo Động Trong Văn Hóa Tây Tạng”, một chương trình đi thực địa ở Nepal cho sinh viên Đại học Wisconsin-Madison.

[23] Sangyum nghĩa là vị phối ngẫu. Không giống như các vị Tăng, các vị Yogi thường có phối ngẫu trong các giai đoạn sau của cuộc đời. Các vị Yogi vĩ đại khác như là Dilgo Khyentse Rinpoche và Nyoshul Khen Rinpoche cũng có vị phối ngẫu như vậy.

[24] Pháp thân [Dharmakaya] liên quan đến trạng thái nguyên sơ của giác tính hoàn hảo.

[25] Một bảo tháp là đài tưởng niệm Phật giáo thường có đế vuông, ở giữa có hình hoa sen và đỉnh hình nón, chứa những bản văn và xá lợi linh thiêng. Phật tử thường chiêm bái một bảo tháp bằng cách đi nhiễu quanh nó theo chiều kim đồng hồ và tụng các lời cầu nguyện. Bảo tháp Boudha ở thung lũng Kathmandu, có lẽ là lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới, là trung tâm lớn cho cộng đồng Tây Tạng ở Nepal.

[26] Có rất nhiều câu chuyện về việc Chatral Rinpoche thử thách các đệ tử phương Tây khi họ thỉnh cầu giáo lý để xem liệu rằng lòng sùng mộ của họ có đủ. Một người đàn ông được bảo nếu anh ta nhặt con rắn độc trên cỏ lên, anh ta có thể trở thành đệ tử của Rinpoche. Khi nghe vậy, anh ta nhặt con rắn lên và sau đó được phép học tập ở một trong các trung tâm của Rinpoche. Những thử thách khó khăn như vậy là phổ biến để quyết định xem mức độ sùng mộ với đạo sư có đủ để đệ tử nhận được lợi lạc từ giáo lý. Đạo sư của Ngài Milarepa, Đức Marpa đã đặt Ngài vào những thử thách nghiêm ngặt tương tự vậy.

[27] Chokyi Nyima Rinpoche là một Lama của cả hai truyền thống Kagyu và Nyingma của Phật giáo Tây Tạng. Ngài có rất nhiều đệ tử phương Tây nghiên cứutrung tâm của Ngài ở Boudha, Nepal, được gọi là “Tu viện Trắng”.

[28] Điều này liên quan đến sự chứng ngộ bốn thân mà không có điểm tham chiếu của ba thời.

[29] Trạng thái của giác tính nguyên sơ vượt khỏi các quan niệm nhị nguyên.

[30] Sogyal Rinpoche, Tạng Thư Sống Chết.

[31] Một cấp độ cao của thiền định trong đó bản tính bất nhị của tâm được trải nghiệm.

[32] Khenpo Tendzin Ozer, “Hạt Giống Niềm Tin: Tiểu Sử Của Đấng Quy Y, Chatral Sangye Dorje” được Erik Pema Kunsang dịch sang Anh ngữ. Trong đoạn trích này, từ “JVALA” được thay đổi thành “với chủng tự chói ngời”; từ “chữ cái YAM” được chuyển thành “chủng tự YAM”; từ “yếu tố KHAM” được chuyển thành “chủng tự cơ bản KHAM.”

[33] Nguồn Anh ngữ: https://khyentsefoundation.org/a-message-from-dzongsar-jamyang-khyentse-upon-the-passing-of-chatral-rinpoche/.

[34] Nguồn Anh ngữ: http://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/chatral-rinpoche/words-advice.

[35] Một danh hiệu khác của Khenpo Ngawang Palzang [Khenpo Ngakchung].

[36] Năm độc gồm tham, sân, si, kiêu mạnđố kỵ.

[37] Hy vọng hạnh phúcsợ hãi khổ đau, hy vọng danh tiếngsợ hãi sự tầm thường, hy vọng tán dươngsợ hãi đổ lỗi, hy vọng được và lo sợ mất.

[38] Nguồn Anh ngữ: http://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/chatral-rinpoche/saving-lives.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.