Tiểu Sử Vắn Tắt Jamgon Kongtrul Rinpoche Đời Thứ Ba

13/05/20201:00 SA(Xem: 4409)
Tiểu Sử Vắn Tắt Jamgon Kongtrul Rinpoche Đời Thứ Ba

TIỂU SỬ VẮN TẮT
JAMGON KONGTRUL RINPOCHE ĐỜI THỨ BA
Bokar Rinpoche soạn
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 Jamgon Kongtrul Rinpoche

 

Namo Guru Mati Dharma Singha Ye.
Bản tính chân thật của cõi kim cươngbất biếnvĩnh cửu,
Tuy nhiên, để rèn luyện các đệ tử,
Ngài hiển bày những hư huyễn diệu kỳ, chẳng thể nghĩ bàn,
Chẳng hạn sự xuất hiện của sinh và tử:
Con kính lạy Ngài.
Hóa thân diệu kỳ của Ngài, với mọi tướng tốt của Đức Phật,
An trú trong thiền định giống như mặt trời trong hư không tịnh quang.
Giờ đây, con sẽ biên soạn chỉ hạt giống của một tiểu sử
Để khơi dậy niềm tin trong bản thânchúng sinh khác.

 

JAMGON KONGTRUL LODRO THAYE[1] là một trong những ngôi sao sáng nhất trong thiên hà của những học giảthành tựu giả từ Tây Tạng, vùng đất tuyết. Được tiên đoán bởi Đức Phật, Ngài là ngọc báu vương miện trong phong trào Rime (bất bộ phái) của Phật giáoTây Tạng. Ngài chào đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1813 trong gia đình của ông Sonamphel và bà Tashitso phía trước Núi Pema Lhatse, một trong tám địa điểm linh thiêng ở Kham (miền Đông Tây Tạng). Đức Lodro Thaye trở nên uyên bác về mười nhánh thông thường và phi phàm của kiến thức. Trách nhiệm của Ngài là giải thíchbiên soạn những bản văn, điều kết hợp vô số giáo lý từ cả truyền thống cũ và mới, bao gồm các truyền thừa của giáo lý khẩu truyền, kho tàng ẩn giấu (Terma) và các giáo lý của linh kiến thanh tịnh. Chúng đều được thâu nhiếp lại trong Kho Tàng Kiến Thức sống động, vĩ đại của Đức Lodro Thaye. Giống như một vị Phật thứ nhì, Ngài đã phụng sự tất cả các truyền thống Giáo Pháp không chút thành kiến, nhờ sự giảng dạy, thực hành và các hoạt động. Năm tám mươi bảy tuổi, vào ngày 28 tháng 12 năm 1899, Ngài viên tịch.

Trong khu vườn Samdrub Choling ở Dowolung Tsurphu, trung tâm tâm yếu vô song của chư Không Hành Nữ, vị Kongtrul thứ Hai – Khyentse Ozer đã chào đời vào năm 1902 là con trai của Đức Karmapa thứ Mười lăm – Khakhyab Dorje[2] và Ngài cũng là tâm tử của vị này. Ngài đã nghiên cứu, làm chủ và thực hành đến hoàn thiện những bộ luận về Kinh điểnMật điển nói chung và đặc biệt, Năm Kho Tàng, con đường của phương tiện thiện xảo, điều bao gồm Sáu Du Già Của Naropa và con đường giải thoát, điều tập trung vào Đại Thủ Ấn như nó được giải thích trong các giáo lý đặc biệt của trường phái Kamtsang Kagyu.

Đức Khyentse Ozer đạt chứng ngộ của truyền thừa rốt ráotrở thành Bổn Sư của Gyalwa Karmapa thứ Mười sáu[3]. Rất nhiều lần, Ngài đã ban các giáo lý, quán đỉnhkhẩu truyền từ truyền thống cũ và mới, chẳng hạn Rinchen Terdzod và Ngài đã xây dựng lại trung tâm nhập thất Tsadra Rinchen Drak [nơi cư ngụ của Ngài tại Tu viện Palpung], cung cấp cho trung tâm mọi thứ cần thiết. Ngài viên tịch vào ngày Mười tháng Năm năm 1952, sau khi đã hoàn thành những hoạt động vĩ đại vì lợi lạc của giáo lýhữu tình chúng sinh.

Danh hiệu của vị tái sinh Kongtrul thứ Ba được nhắc đến với sự kính trọngJamgon Lodro Chokyi Senge, đấng dẫn dắt hoàn hảo với lòng từ vô song, vị mà những ước nguyện, hoạt độngthành tựu cho Giáo Pháp quý báuhữu tình chúng sinh nói chung và truyền thừa Kagyu nói riêng, là ánh sáng tuyệt diệu trong thời kỳ tăm tối này. Trong chúc thư cuối cùng, cố đạo sư Jamgon Kongtrul Khyentse Ozer tuyên bố rằng vị tái sinh của Ngài sẽ ở miền Trung Tây Tạng và rằng gia đình, cha mẹ và thời điểm sẽ được Gyalwa Karmapa tiên đoán. Theo đó, trong bức thư công nhận đầu tiên, Gyalwa Karmapa thứ Mười sáu viết ra tiên tri như sau:

Ở vùng trung tâm của đất nước,

được bao quanh bởi những ngọn núi tuyết,

Với cha tên De và mẹ tên Pema,

Cậu bé sinh năm Mộc Ngọ với các dấu hiệu tốt lành,

Không nghi ngờ gì chính là Jamgon,

vị tái sinh của Lotsawa Vairocana[4].

Giương cao cờ chiến thắng của giáo lý,

Ngài sẽ đem đến sinh lực cho mọi truyền thống Phật giáo

đặc biệttruyền thừa của Tổ Gampopa[5].

Theo tiên tri kim cương này, Jamgon Rinpoche sinh vào ngày đầu tiên của tháng Mười năm 1954, năm Mộc Ngọ đực của chu kỳ [sáu mươi năm] thứ mười sáu, ở Lhasa, nơi mà Đức Dalai Lama dẫn dắt cuộc đời tâm linhthế tục của Tây Tạng. Cha của Ngài là ông Tsering Tobgyal từ Sadutsang, một gia đình giàu códanh tiếng lớn. Mẹ của Ngài là bà Pema Yudron, con gái của Sawang Ngawang Jigme Ngabo, một thượng thư trong chính phủ Tây Tạng.

Trước và sau khi Ngài chào đời, nhiều dấu hiệu tuyệt vời xuất hiện với mẹ Ngài và Ngài được công nhận không chút nghi ngờ là vị tái sinh của Tổ Jamgon Kongtrul bởi Đức Dalai Lama và Gyalwa Karmapa thông qua tầm nhìn của trí tuệ vô cấu nhiễm của chư vị. Dưới sự hướng dẫn của chư vị, Yonten Phuntsok – thủ quỹ của cố đạo sư Kongtrul Rinpoche đã nhiều lần thỉnh cầu gia đình Sadutsang giao phó vị Tulku cho Thượng Sư Viện (Labrang) của Ngài. Cuối cùng, họ chấp thuận và khi Ngài một tuổi năm tháng, Jamgon [Kongtrul] Rinpoche chính thức được công nhậncúng dường y áo cùng danh hiệu.

Lên sáu tuổi, Ngài được tấn phong bởi Gyalwa Karmapa tại Tu viện ở Rumtek, Sikkim [Ấn Độ]. Từ đó trở đi, Jamgon Rinpoche với tư cách là một tâm tử chẳng bao giờ tách rời Đức Karmapa. Đức Karmapa đã giám sát việc đào tạo của Ngài ngay từ đầu, bắt đầu bằng việc đọc, viết và học thuộc các bản văn. Mười ba tuổi, Ngài thọ nhận từ Đức Karmapa thứ Mười sáu giới Sa Di cùng với Shamar Rinpoche[6] và Tai Situ Rinpoche[7] vào ngày Mười lăm tháng Saga Dawa (tháng Tư Tây Tạng) của năm Hỏa Ngọ đực tại Shedrub Chokhor Ling (Trung Tâm Pháp Luân) ở Rumtek. Khi ấy, Ngài thọ nhận danh hiệu Jamgon Lodro Chokyi Senge Tenpay Gocha Ngedon Gyurme Trinle Kunkhyab Pelzangpo.

Jamgon Rinpoche sau đấy nghiên cứu vô số bản văn, cả phổ thông và riêng biệt, với Thrangu Rinpoche[8], một học giả và vị trì giữ Giới Luật vĩ đại. Các nghiên cứu sâu rộng hơn của Ngài cũng bao gồm mọi Mật điển trong truyền thống của Tổ Marpa[9], đặc biệt là của Karma Kamtsang và các vũ điệu Lama, sự chuẩn bị Mandala, trì tụng và các nhạc cụ gắn liền với các thực hành Guru Rinpoche, Phổ Ba Kim Cương và v.v.

Jamgon Rinpoche thọ nhận từ Kyabje Kalu Rinpoche[10], một đạo sư thành tựuhóa thân hoạt động của Tổ Jamgon [Kongtrul] Lodro Thaye, những giáo lý từ Các Thực Hành Sơ Khởi Đại Thủ Ấn của truyền thống Kamtsang cho đến những quán đỉnh, khẩu truyềngiải thích cho Gyalwa Gyamtso [Đại Bi Thắng Hải], Demchok [Thắng Lạc Kim Cương], Dorje Phagmo [Hợi Mẫu Kim Cương] và đặc biệt là Sáu Du Già Của Naropa, Đại Thủ Ấn, Năm Giáo Lý Vàng Của Shangpa Kagyu[11], các quán đỉnh vĩ đại về Kalachakra [Thời Luân] và Rinchen Terdzod [Kho Tàng Terma Quý Báu] và vào những dịp khác nhau, vô số giáo lý khác từ truyền thống cũ và mới.

Năm hai mươi tuổi, vào ngày Mười lăm tháng Giêng (tháng của những thần thông) trong năm Thủy Sửu cái, Ngài thọ giới Tỳ Kheo tại Trung Tâm Pháp Luân từ Đức Gyalwa Karmapa thứ Mười sáu, vị đóng vai trò là Khenpo hay Hòa thượng đàn đầu cho buổi lễ, bởi Ngài là đạo sư của những phẩm tính về trì giớiuyên bác, thông thạo các Tạng, vị Thích Ca Mâu Ni thứ nhì của thời đại suy đồi hiện nay và là vị dẫn dắt của tất cả những giới tử. Jamgon Rinpoche thọ giới Tỳ Kheo cùng với Chamgon [Tai] Situ Rinpoche và Kyabje [Goshir] Gyaltsab Rinpoche và được hỗ trợ bởi một vị thầy về nghi lễ cùng những tu sĩ khác để tạo thành đủ số lượng cần thiết. Tin rằng chúng là nền tảng chân chính của Giáo Pháp, Jamgon Rinpoche luôn luôn giữ gìn cẩn thận những quy tắc Vinaya quý báu này, bảo vệ như thể chúng là mắt của Ngài. [Sau này,] Ngài đã truyền giới Sa DiTỳ Kheo cho khoảng ba nghìn tu sĩẤn Độ, Nepal, Tây Tạng, cả phương Đông và Tây và vì thế, trở thành một vị trì giữ Giới Luật vĩ đại.

Từ Đức Gyalwa Karmapa, Jamgon Rinpoche thọ Bồ Tát giới – nền tảng của con đường Đại thừa, từ cả hai truyền thống [của Tổ Long ThọVô Trước]. Ngài liên tục thực hành nhiều khía cạnh của con đường Bồ Tát – sáu ba-la-mật, bốn cách thu hút đệ tử và v.v. – rèn luyện trong hoạt động mở rộng của Bồ Tát và thực sự trở thành một vị vĩ đại.

Jamgon Rinpoche có niềm tin, sự kính trọng và lòng sùng mộ lớn lao với chư đạo sư tâm linh của Ngài – cội nguồn của mọi con đườngthực hành và đã thọ nhận từ chư vị nhiều giáo lý của các truyền thống Kinh và Mật. Đặc biệt, mối liên hệ của Ngài với Gyalwa Karmapa, hiện thân của mọi chốn quy y, là lòng sùng mộ, sự kính trọngtri kiến hoàn toàn thanh tịnh, lớn hơn cả với chính Đức Phật. Rinpoche đã phục vụ Đức Karmapa một cách hoàn hảo và thọ nhận mọi chỉ dẫn khẩu truyền sâu xa, chẳng hạn Năm Kho Tàng Vĩ Đại, mọi quán đỉnh, khẩu truyềngiải thích của Kamtsang Kagyu, Bản Văn Gốc Về Đại Thủ Ấn và v.v. Đặc biệt, sự chứng ngộ Đại Thủ Ấn, ân phước gia trì tâm yếu của truyền thừa rốt ráo, được truyền cho Ngài và Ngài trở thành một thành tựu giả vĩ đại.

Năm 1974, Jamgon Rinpoche đi thị giả Đức Gyalwa Karmapa trong một chuyến đi đến nhiều địa điểm ở Hoa Kỳ, châu Âu và Đông Nam Á. Sau khi Đức Karmapa viên tịch, Jamgon Rinpoche tiếp tục du hành đến châu Âu và châu Á và thành lập Tổ chức Rigpe Dorje [ở Hoa Kỳ, Canada và Pháp] và Ủy Thác Từ Thiện Paramita [ở Ấn Độ, để tiến hành các hoạt động phúc lợi xã hội vì lợi ích của chúng sinh khác]. Thông qua các quán đỉnh, sự giải thíchlời khuyên, Ngài hào phóng trao những giáo lý cho ba kiểu đệ tử tùy theo nhu cầu của họ và trở nên giống như phương thuốc phục hồi giáo lý và chữa lành cho hữu tình chúng sinh.

Năm 1982, để chống lại những chướng ngại đối với sự tái sinh nhanh chóng của Đức Karmapa, Jamgon Rinpoche xây dựng một bảo tháp Sidok với kích cỡ, Mật chú, đà-ra-ni và sự thánh hóa thích hợp. Cũng vì lý do này, Ngài bắt đầu thực hành trì tụng 100 triệu biến Mật chú Kim Cương Tát Đỏa hàng năm vào dịp Saga Dawa (tháng Tư Tây Tạng). Năm 1984, theo những mong ước của Đức Karmapa, Ngài bắt đầu xây dựng một tòa nhà mới cho Học viện Karma Shri Nalanda và nó đã được khánh thành vào tháng Sáu năm 1987. Jamgon Rinpoche không những cung cấp mọi đồ đạc cho toàn bộ tòa nhà, bao gồm các bức tượng và v.v. cho sảnh đường mà còn tìm ra phương tiện để hỗ trợ khoảng 150 đệ tử, bao gồm nhiều Tulku, Lama và tu sĩ.

Jamgon Rinpoche viếng thăm Tây Tạng vào năm 1984 và ở Tu viện Palpung, Ngài ban các quán đỉnhgiáo lý cho một đại chúng đông đảo gồm nhiều tu sĩcư sĩtruyền giới Sa DiTỳ Kheo cho khoảng 500 tu sĩ. Sau đấy, Ngài viếng thăm Lhasa và Tu viện Tsurphu [trụ xứ của Đức Gyalwa Karmapa], nơi Ngài ban các quán đỉnhgiáo lý cho chư vị tu sĩcư sĩtruyền giới tu sĩ cho khoảng một trăm vị. Hơn thế nữa, Ngài nhận được sự cho phép để xây dựng lại Tsurphu và đã quyên tất cả những cúng phẩm mà Ngài nhận được cho Phật sự này.

Năm 1988, Rinpoche xây dựng một Tu viện mới ở Lava, Kalimpong [Tây Bengal, Ấn Độ] và hiện tại khoảng 108 tu sĩ sống ở đó, mười trong số đó tham gia vào nhập thất ba năm, tuân theo truyền thống Giáo Pháp vàng của Shangpa Kagyu. Giống như vậy, năm 1988, Ngài bắt đầu xây dựng Trung tâm Nhập thất Phullahari ở Nepal, nơi hiện nay có khoảng mười lăm tu sĩ đang thực hành. Năm 1990, Ngài ban quán đỉnh Thời Luân vĩ đại cho chư vị tu sĩcư sĩ ở Rumtek và quyên góp để bắt đầu thời khóa thực hành Thời Luân hàng năm.

Năm 1991, Jamgon Rinpoche trở về Tây Tạng và viếng thăm Derge Gonchen, nơi Ngài ban một quán đỉnh, thánh hóa lại Nhà Xuất Bản Derge cũ và mới và quyên góp cho những nơi này. Sau đấy, Ngài du hành đến Tu viện Palpung và trao quán đỉnh Thời Luân vĩ đại cho khoảng 500 vị Lama và Tulku trong vùng, bao gồm Japa Gonzhab Surmang Tentrul Sangye Tendzin, Dodrak Tulku và nhiều vị khác. Ngài cũng truyền giới Sa DiTỳ Kheo cho khoảng 550 người. Sau đấy, Ngài du hành đến Tu viện Damkar ở Nangchen, nơi Ngài lại trao quán đỉnh Thời Luân cho khoảng 1000 thành viên Tăng đoàn, bao gồm nhiều Lama và Tulku, chẳng hạn Shangu Tulku, Kyodrak Tendzin, Salga, Drukpa Tulku, Demon Tulku và nhiều vị khác.

Năm 1992, Ngài đã ban quán đỉnh Kagyu Ngakdzo cho nhiều vị Tăng, Ni và cư sĩ ở Rumtek và khánh thành Jamyang Khang, một trường tiểu học, nơi mà Ngài đã tài trợ, thiết kế và xây dựng. Như là hoạt động cuối cùng của mình, Jamgon Rinpoche cúng dường Mật chú và đà-ra-ni để yểm tôn tượng Phật mới trong chính điện của Tu viện Rumtek và mạ vàng toàn bộ bức tượng để tạo một kết nối cát tường cho việc duy trì thệ nguyện Samaya thanh tịnh. Khi Ngài thánh hóa bức tượng, Jamgon Rinpoche bảo với các thị giả rằng, “Bây giờ, Ta đã hoàn thành mọi mong ước của Đức [Karmapa]”.

Nói ngắn gọn, về Jamgon Kongtrul Rinpoche, người ta có thể nói rằng: “Con cầu nguyện đến Ngài, cội nguồn của mọi phẩm tính, vị giàu niềm tin, sự trì giới, uyên bác, bố thí, thông tuệ, khiêm cung và giản dị”. Từ thuở ấu thơ, Ngài tự nhiên có mọi phẩm tính của một vị cao quý. Niềm tintri kiến thanh tịnh của Ngài với chư đạo sưvô songđặc biệt, lòng sùng mộ với Bổn Sư – Kim Cương Trì Gyalwa Karmapa là hoàn toàn sánh ngang với lòng sùng mộ của những vị trì giữ truyền thừa trước kia của truyền thừa Kagyu. Ngài chẳng bao giờ chán nản hay lơ đễnh dù chỉ một khoảnh khắc trong việc phục vụ những nhu cầu vật lý hay tuân theo các mệnh lệnh và mong ước của đạo sư. Với sự kính trọng lớn lao, Ngài phục vụ Đức Karmapa thậm chí cả việc dọn dẹp phòng tắm và quét dọn sàn nhà bằng tay. Cuộc đời Ngài là một giáo lý vĩ đại với những người như chúng ta, kẻ đối xử với Giáo Pháp và chư đạo sư như nước bên đường, thứ mà chúng ta lấy khi cần rồi lại chẳng kính trọng hay sùng mộ từ tim.

Jamgon Rinpoche đã nghiên cứu vô số Kinh điển, Mật điển, các luận giảichỉ dẫn khẩu truyền, từ cả truyền thống chung và riêng. Như một dấu hiệu của việc thực sự chứng ngộ những giáo lý này, Ngài hiển bày các phẩm tính của niềm tin, tri kiến thanh tịnh, lòng từ và mối quan tâm chân chính đến sự an lành của chúng sinh khác, điều đã trở thành một phần trong Ngài đến mức chúng trở nên bất khả phân với danh hiệu của Ngài. Ngài liên tục hoàn thành các mong ước của chúng sinh khác bằng cách cho đi mọi thứ được cúng dường để xây dựng các Tu viện, thiết lập những trung tâm nghiên cứuthực hành, tạo ra các đại diện của thân, khẩu và ý của Phật và hỗ trợ Tăng đoàn cũng như người nghèo khó túng thiếu.

Với trí tuệ rõ ràng về thế giớiGiáo Pháp, Ngài xoa dịu khổ đau tinh thần của chúng sinh khác, cắt đứt mạng lưới nghi ngờ của họ và dẫn dắt họ vào con đường đúng đắn thông qua các phương tiện trực tiếp và gián tiếp. Với các thị giả và tất cả những vị mà Ngài liên hệ, bất kể cao – thấp, Jamgon Rinpoche luôn bày tỏ những phẩm tính của tình bằng hữu liên tục, sự giản dị, khiêm nhường và lòng biết ơn; Ngài đã hoàn thiện tất cả những phẩm tính rất được quý trọng trên thế gian này. Chúng ta, những đệ tử của Ngài, cần luôn luôn nhớ về câu chuyện cuộc đời hoàn hảo của vị dẫn dắt thù thắng của chúng tatìm cách noi gương với niềm tin, sự kính trọngtri kiến thanh tịnh.

Năm ba mươi tám tuổi, Jamgon Rinpoche bất ngờ viên tịch, bởi các chướng cản với Phật giáomọi người nói chung và đặc biệt, với truyền thống Kagyu. Về tuổi tác, sự uyên bác, các phẩm tính, mong ướchoạt động của Ngài, sự qua đời này là một sự kiện vô cùng đau buồn với mọi đệ tử và những người biết đến Ngài. Thế nhưng, là những người bình phàm với sự hiểu và chứng ngộ về cách thức vạn pháp thực sự là rất hạn chế, chúng ta không thể biết các phương pháp sâu xa để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh đúng thời điểm và địa điểm. Vì vậy, chúng ta cần luôn luôn nhìn cuộc đời Ngài với tri kiến thanh tịnh, niềm tin và lòng sùng mộ lớn lao và cố gắng đạt được trong đời mình sự thành tựu thù thắng về Đại Thủ Ấn nhờ thọ nhận trong dòng tâm thức ân phước gia trì từ thân, khẩu và ý của Ngài. Chúng ta cần luôn hướng tâm về việc cầu nguyện rằng hóa thân hoàn hảo của Ngài sẽ nhanh chóng trở lạicuộc đời cùng những hoạt động của vị ấy sẽ viên mãn, tuân theo các ước nguyện mà Ngài đã phát vì Giáo Pháphữu tình chúng sinh.

Từ nay cho đến khi giác ngộ, hỡi đạo sư thù thắng,

Nguyện chúng con luôn phụng sự và nương tựa Ngài.

Nguyện chúng con bền bỉ thực hànhhoàn thiện con đường,

Từ bỏ điều ác và hoàn thiện điều lành.

 

Theo yêu cầu của Tenzin Dorje và Sonam Chophel, các thị giả của Jamgon Kongtrul Rinpoche, điều này được viết bởi Bokar Tulku[12] – Karma Ngedon Chokyi Lodro, vị mà lòng sùng mộ được khơi dậy bởi cuộc đời của Jamgon Lama, tại Trung tâm Nhập thất Rumtek – Yiwang Samten Chokhor Ling vào ngày 5 tháng 5 năm 1992. Sarva Mangalam. Điều này được dịch [sang Anh ngữ] bởi Ringu Tulku và Michele Martin trong tháng 5 năm 1992 ở Sikkim.

 

Nguồn Anh ngữ: A Brief Biography of the Third Jamgon Kongtrul Rinpoche by Kyabje Bokar Rinpoche (http://www.jamgonkongtrul.org/doc/JK_3RD_Rinpoche.pdf).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30929/tieu-su-duc-jamgon-kongtrul-yonten-gyatso.

[2] Theo Rigpawiki, Khakhyab Dorje, vị Karmapa thứ Mười lăm (1870/1-1921/2) là một đệ tử của cả Đức Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgon Kongtrul [Lodro Thaye]. Ngài đã phát lộ cả Terma đất và tâm. Hai con trai của Ngài là Karse Kongtrul và Shamarpa thứ Mười một. Một trong những vị phối ngẫu của Ngài là vị Không Hành Nữ vĩ đại của Tsurphu – Khandro Ugyen Tsomo.

[3] Theo Rigpawiki, Karmapa Rangjung Rigpe Dorje (1924-1981) là vị Karmapa thứ Mười sáu. Ngài rời Tây Tạng năm 1959 và xây dựng lại Tu viện Rumtek ở Sikkim vào năm 1962 – biến nó trở thành trụ xứ của truyền thống Karma Kagyu bên ngoài Tây Tạng. Nhờ tầm nhìn và hoạt động của Ngài, tương lai của truyền thống Kagyu được đảm bảo, bất chấp những sự kiện thảm họa thời ấy ở Tây Tạng và Ngài đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập Trường phái Kagyu ở cả Đông và Tây. Ngài qua đời ở Chicago [Hoa Kỳ] vào năm 1981.

[4] Theo Rigpawiki, Vairotsana (hay Berotsana, Vairochana) (thế kỷ tám-chín) – vĩ đại nhất trong tất cả những dịch giả (Lotsawa) Tây Tạng. Cùng với Đức Liên Hoa Sinh và Vô Cấu Hữu (Vimalamitra), Ngài là một trong ba đạo sư chính đưa giáo lý Đại Viên Mãn (Dzogchen) đến Tây Tạng.

[5] Theo Rigpawiki, Gampopa Sonam Rinchen (1079-1153/9) sinh ở Nyal, miền Đông Tây Tạng. Ban đầu, Ngài rèn luyện như một thầy thuốc; vì thế, tên của Ngài là Dakpo Lharje, vị thầy thuốc của Dakpo (tên của tỉnh mà Ngài đã sống nhiều năm). Sau đấy, Ngài xuất gia năm 26 tuổi sau khi hai con và vợ của Ngài qua đời trong một dịch bệnh. Sau khi nghiên cứuthực hành những giáo lý Kadampa, năm 32 tuổi, Ngài hạnh ngộ Jetsun Milarepa và trở thành đệ tử xuất sắc nhất của vị này. Các đệ tử của Ngài bao gồm Đức Karmapa thứ nhất – Dusum Khyenpa (1110-1193) và Phagmodrupa Dorje Gyalpo (1110-1170).

[6] Theo Rigpawiki, Mipham Chokyi Lodro, vị Shamarpa thứ Mười bốn (1952-2014) là một trong những vị trì giữ truyền thừa xuất sắc của trường phái Karmapa Kagyu, Phật giáo Tây Tạng, chỉ đứng sau chính Đức Karmapa. Kunzig Shamar Rinpoche được công nhận bởi Gyalwang Karmapa thứ Mười sáu là vị Shamarpa thứ Mười bốn. Ngài trở thành một trong những đệ tử chính yếu của Đức Karmapa, vị đã tấn phong và chăm sóc Ngài, dẫn dắt và ban toàn bộ giáo lý Kagyu.

[7] Theo Rigpawiki, Tai Situ Rinpoche, vị Tai Situpa thứ Mười hai – Pema Donyo Nyingche sinh năm 1954 ở Derge, miền Đông Tây Tạng và được công nhận là vị tái sinh của Tai Situpa đời trước – Pema Wangchok Gyalpo bởi Đức Karmapa thứ Mười sáu.

[8] Theo Rigpawiki, Khenchen Thrangu Rinpoche sinh ở Kham, Tây Tạng vào năm 1933. Lên bốn tuổi, Ngài được chính thức công nhận bởi Đức Karmapa thứ Mười sáu và Tai Situpa thứ Mười một là vị tái sinh thứ Chín của Thrangu Tulku vĩ đại, vị trụ trì Tu viện Thrangu, người có tái sinh gốc là Shupu Palgyi Senge – một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche. 

[9] Theo Rigpawiki, Marpa Chokyi Lodro hay Marpa Lotsawa (1012-1097) là đạo sư và dịch giả Tây Tạng vĩ đại. Ngài là một đệ tử của Naropa cùng nhiều thành tựu giả khác. Ngài đã đem nhiều Mật điển từ Ấn Độ đến Tây Tạng và chuyển dịch chúng. Những giáo lý này được truyền lại qua Milarepa và các đệ tử khác của Ngài và là nền tảng của những giáo lý trong truyền thừa Kagyu.

[10] Theo Rigpawiki, Kalu Rinpoche – Karma Rangjung Kunkhyab (1905-1989) là đạo sư lỗi lạc của truyền thống Karma Kagyu và Shangpa Kagyu, vị đã giảng dạy rộng khắp trên thế giớithành lập nhiều trung tâm Giáo Pháp ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngài cũng khởi xướng dự án chuyển dịch Kho Tàng Kiến Thức của Tổ Jamgon Kongtrul sang Anh ngữ. 

[11] Theo Rigpawiki, Shangpa Kagyu được thành lập bởi Tổ Khyungpo Naljor (1002-1064), vị được tiên đoán bởi Đức Phật. Ngài đặt trụ xứ ở nơi gọi là Shang trong vùng Tsang của Tây Tạng. Vì thế, Ngài được biết đến là Lama Shangpa và truyền thừa của Ngài là Shangpa Kagyu. Truyền thừa này là một trong Tám Truyền Thừa Thực Hành. Thangtong Gyalpo và Jetsun Taranatha là hai trong số những đạo sư vĩ đại trì giữ truyền thừa. Trong thế kỷ 19, khi truyền thừa gần như biến mất, chư đạo sư vĩ đại Jamgon Kongtrul Lodro Thaye và Jamyang Khyentse Wangpo đã kết tập lại các trao truyền của nhiều nhánh khác nhau và đem lại sức sống mới cho truyền thừa. Kalu Rinpoche và Bokar Rinpoche là những vị đứng đầu gần đây của truyền thừa và đã thành lập nhiều trung tâm ở phương Tây.

[12] Theo Rigpawiki, Bokar Rinpoche – Karma Ngedon Chokyi Lodro (1940-2004) – tâm tử của Kalu Rinpoche và là một vị trì giữ quan trọng các truyền Karma Kagyu và Shangpa Kagyu. Ngài đã giảng dạy nhiều đệ tử phương Tây của Kalu Rinpoche và thành lập các trung tâm ở phương Tây, chủ yếu ở Pháp. Ngài thành lập một Tu việntrung tâm nhập thất ở Mirik, Ấn Độ, nơi giữ gìn truyền thừa đặc biệt về thực hành Thời Luân.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.