Lời khuyên dành cho những hành giả nhập thất

13/09/202012:02 CH(Xem: 3945)
Lời khuyên dành cho những hành giả nhập thất

LỜI KHUYÊN
DÀNH CHO NHỮNG HÀNH GIẢ NHẬP THẤT
Garchen Rinpoche giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Garchen Rinpoche (2)Bất cứ thành viên Tăng đoàn nào có cơ hội thực hành nhập thất đều vô cùng may mắn. Có nhiều kiểu nhập thất trên thế giới này, nhưng trong bối cảnh của Giáo Pháp, thuật ngữ “nhập thất” rất ý nghĩa. Một đời người với các tự dothuận duyên thì cực kỳ quý báu và nếu con sử dụng thân người chỉ cho đời này, bị xao lãng bởi những mối bận tâm của đời này, đời người quý báu sẽ trở nên vô nghĩa. Con sẽ tay trắng từ giã thế giới này, chẳng hoàn thành được điều gì. Sau đấy, theo nghiệp và khí nghiệp của con, con sẽ chỉ tiếp tục trải qua các kiểu hạnh phúc và khổ đau khác nhau.

Tsam là từ trong tiếng Tạng để chỉ “nhập thất”, thứ lại là một phần của một từ khác nghĩa là “ngừng lại” hay “chấm dứt”. Vì thế, khi con tiến hành nhập thất, con đang chấm dứt tất cả những hoạt động hàng ngày thường lệ của con để quán chiếu về đời này và các đời tương lai. Đó là cơ hội quan trọng mà con có được khi tiến hành nhập thất. Hơn thế nữa, trong bối cảnh của việc thực hành Giáo Pháp linh thiêng, nhập thất nghĩa là chúng ta ngừng tất cả thái độ trưởng dưỡng cái ngã của bản thân và thay vào đó, phát triển tâm vị tha, điều thực sự là tinh túy của Giáo Pháp linh thiêng. Bất kể con tiến hành thực hành nào, dù đó là quán tưởng một Bổn tôn hay trì tụng một Chân ngôn, nó phải có tâm vị tha là nền tảng.

Tổ Milarepa cung cấp cho chúng ta một tấm gương về người thực sự ngừng lại mọi hoạt động thế giantừ bỏ mọi bận tâm thế tục. Mặc dù không thể làm điều đó chính xác như cách Ngài đã làm, khi buộc phải tham gia vào một số hoạt động bình phàm trên thế giới hiện nay, ít nhất, chúng ta cần đảm bảo rằng nhờ sự hành trì, chúng ta sẽ sinh trong các cõi cao hơn như là một con người quý báu. Và khi ấy, chúng ta cần tận dụng cơ hội để ngày càng tăng trưởng Bồ đề tâm, bởi chính khi mà Bồ đề tâm bắt đầu sinh khởi thì tâm mới đạt được chút tự do. Tự do này cũng đến từ việc biết rằng cảm xúc phiền não khởi lên từ chấp ngã và rằng sự khởi lên của cảm xúc phiền não dẫn đến những kết quả riêng biệt.

Cuộc đời thì vô thường. Một ngày nào đó, con sẽ chết và bởi nghiệp, con sẽ tuân theo khí nghiệp của bản thân. Khi ấy, con sẽ chẳng kiểm soát được điều xảy ra. Điều mà chúng ta gọi là khí nghiệp chính là các cảm xúc phiền nãochúng ta làm quen bản thân với việc quán chiếu về điều này khi tiến hành nhập thất. Nhờ quán chiếu theo cách này, chấp ngã được chuyển hóa thành vị tha và sau đấy, vị tha được tịnh hóa vào trạng thái tự nhiên. Lúc đó, con sẽ chứng ngộ trạng thái tự nhiên thanh tịnh của tâm mọi hữu tình chúng sinh.

Trong một khóa nhập thất, con có được kinh nghiệm về việc tâm dịu lại và nghỉ ngơi. Kết quả là, nếu con có chút trí tuệ, khóa nhập thất sẽ được trải nghiệm là điều gì đó hỷ lạc, điều gì đó rất dễ chịu. Với những ai không có trí tuệ, tuy nhiên, một khóa nhập thất thường được cảm nhận là gây mệt mỏikiệt sức. Điều đấy là bởi chấp ngã của họ quá mạnh và họ vô cùng bám chấp vào đời này và thế giới này. Với họ, một khóa nhập thất thì giống như một trải nghiệm địa ngục hơn.

Khi đang tiến hành nhập thất – dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn – chúng ta làm bản thân trở nên quen với Bồ đề tâm, lặp đi lặp lại. Chư Phật hoàn hảo khởi lên từ tâm vị tha; vì vậy, dù con thực hành Giáo Pháp nào, kết quả rốt ráo phải là tâm vị tha. Nó phải là từ vô lượng. Bổn tôn khởi lên từ Bồ đề tâm và việc bản thân đã có Bồ đề tâm sẽ dẫn con đến sự tái sinh tạm thời trong các cõi cao hơn và rốt ráo đạt đến trạng thái giác ngộ.

Và tâm vị tha là cách mà chúng ta đạt được điều này. Tâm trưởng dưỡng cái ngã thì giống như khối băng và con càng nghĩ về bản thân, nó càng rắn đặc thành một khối còn cứng hơn.

Nhưng mỗi lần con khởi lên lòng vị tha, khối băng nới ra, nó tan một chút.

Do đó, dù con đang thực hành điều gì, bất kể là Bổn tôn hay trì tụng Chân ngôn, điều đó phải dựa trên Bồ đề tâm. Tâm đó thực sự là điều mà con đang làm quen với.

Phẩm tính của Bổn tôn – của tất cả Bổn tôn – là Bồ đề tâm. Chư Bổn tôn sở hữu tình yêu thương lớn lao dành cho mọi chúng sinh và khi con thực hành một Bổn tôn, tình yêu thương của Bổn tôn là điều mà con cần nhận được. Tình yêu thương của Bổn tôn giống như cốc trà nóng: Khi con chạm tay vào nó, tay con cảm thấy ấm. Sự ấm này tương tự với cảm giác yêu thương từ Bổn tôn và tình yêu thương của chư vị là sự gia trì thực sự. Khi con tìm ra tình yêu thương này, người ta nói rằng thân, khẩu và ý của con chín muồi. Chúng chín muồi như thế nào?  Chúng chín muồi nhờ tâm vị tha, tức ân phước gia trì là thứ làm tan khối băng. Vị tha khởi lên càng nhiều thì chấp ngã càng suy giảmcuối cùng, không còn một quan niệm nào về ngã. Khi ấy, tất cả băng chấp ngã hoàn toàn tan chảy và trở thành một với nước đại dương.

Cách duy nhấtchúng ta có thể làm tan khối băng là nhờ tâm yêu thương và tiến hành nhập thất là một cơ hội để hoàn thành điều này. Một cơ hội như vậy chỉ khởi lên như là kết quả của nghiệp mà con đã tích lũy trong quá khứ. Bởi các thiện hạnh trước kia của con, con đã có được thân người quý báu, con đã gặp được Giáo Pháp linh thiêng và con có mong muốn thực hành.

Đó thực sự là phước báu lớn lao và là lý do mà một khóa nhập thất lại là cơ hội xuất sắc đến vậy. Vì thế, hãy nhớ đến cơ hội mà con đã tìm được này và hoan hỷ với nó.

Khi vài người tiến hành nhập thất, họ nghĩ rằng: “Tôi sẽ tiến hành nhập thất. Tôi phải thực hành. Tôi phải thiền định bởi tôi muốn thoát khỏi khổ đau”. Nhưng đấy thực sự không phải là một động cơ hoàn toàn thanh tịnh. Vẫn còn chấp ngã trong động cơ đó và chấp ngã chính là nguyên nhân của mọi khổ đau. Chính cái “tôi” và “tôi muốn” này dẫn đến những ý nghĩ tham, sân và si khác – các nguyên nhân của mọi vết hằn thói quen trong tâm. Bình chứa cho tất cả những vết hằn này, nghiệp và v.v. là quan niệm về “tôi” này.

Về tâm vị tha trong bối cảnh cuộc đời của Đức Phật, vài người nói rằng Đức Phật chẳng có lòng bi bởi Ngài đã từ bỏ vị phối ngẫu – Yashodhara [Da-du-đà-la].

Dẫu vậy, nếu con suy nghĩ về điều đó, Ngài không rời bỏ Bà ấy vì thiếu lòng bi. Nếu Ngài ở bên Yashodhara và duy trì vương quốc thì chẳng ai biết bất cứ điều gì về Đức Phật. Sẽ không có một vị Phật. Nhưng nhận thấy rằng hữu tình chúng sinh trong luân hồi đau khổ và cần được giải thoát, Đức Phật được tâm vị tha thúc đẩy, nghĩ rằng: “Tôi cần giải thoát tất cả hữu tình chúng sinh”. Ý định vị tha này là lý do Ngài từ bỏ vị phối ngẫu, vương quốc và v.v. và bởi Ngài đã từ bỏ mọi bận tâm thế tục, những giáo lý của Ngài được duy trì và ngày nay, chúng ta vẫn nghe chúng. Ngày nay, những giáo lý của Đức Phật vẫn chiếu sáng như mặt trời trên thế giới này và nhờ chúng, hàng trăm, hàng nghìn hữu tình chúng sinh có cơ hội đạt giải thoát.

Thậm chí nếu con chỉ nghĩ về đời này, thậm chí nếu con chỉ muốn làm lợi lạc gia đình và bạn bè của con, con có thể tạo ra lợi lạc lớn lao nhất cho họ nhờ phát triển tâm vị tha của tình yêu thương dành cho mọi hữu tình chúng sinh. Người ta nói rằng, “Chư Phật hoàn hảo khởi lên từ tâm vị tha”. Khi con thực hành Bổn tôn trong khóa nhập thất, nhờ quán tưởng hình tướng của Bổn tôn, con tịnh hóa những dấu ấn nghiệp của thân bình phàm của con và nhờ trì tụng Chân ngôn của Bổn tôn, con chấm dứt mọi bám chấp vào khẩu và âm thanh bình phàm. Rốt ráo, nhờ trưởng dưỡng ý định vị tha, những che chướng của ý – bám chấp vào vết hằn của “tôi” – sẽ được tịnh hóa, đó là điều phải xảy ra. Vì vậy, với động cơ của việc tiến hành thực hành này vì lợi ích của mọi hữu tình chúng sinh, chúng ta phát triển tâm từ vô lượng, lặp đi lặp lại nhiều lần. Với ý định đó, ngay cả khi con chỉ trì tụng một biến Chân ngôn, hoạt động của nó sẽ bao trùm khắp tất cả hữu tình chúng sinh trong tam giới của luân hồi. Nhờ biết cách hòa nhập động cơ vị tha này với thiền định của con, con sẽ thấy rằng thiền định thực sự đem lại lợi lạc lớn lao nhất cho hữu tình chúng sinh.

Trong Kinh Đại Giải Thoát, Đức Phật nói rằng để thực hành một Bổn tôn, trước tiên, chúng ta phải nhận ra rằng tất cả hữu tình chúng sinh đều sở hữu Phật tính và rằng, các uẩn, xứ và giới có bản tính là Bổn tôn. Mặc dù lúc này chúng chưa chín muồi, khi chín muồi, chúng chín muồi vào bản tính chân thật của chúng là Bổn tôn. Biết được những lợi lạc của tri kiến này, hãy làm chín muồi dòng tâm thức của con bằng cách phát triển tình yêu thương vô lượng, tràn khắp!

Liên quan đến cấp độ rốt ráo, Đức Phật nói trong Kinh Đại Giải Thoát rằng thiền định trong trạng thái của Đại Thủ Ấn dù chỉ một thời khóa cũng lợi lạc với hữu tình chúng sinh hơn là cứu mạng sống của tất cả chúng sinh trong tam giới luân hồi. Mặc dù chúng ta trôi lăn trong luân hồi, chính thân thể của chúng ta trôi lăn trong luân hồi và mặc dù chúng ta có thể phải tham gia vào các hoạt động luân hồi, tâm chúng ta có thể vẫn trong trạng thái không-xao lãng, mong muốn lợi ích của tất cả hữu tình chúng sinh, biết rằng không có [phân biệt] nhị nguyên giữa các tâm chúng ta. Mặc dù có nhiều thân thể dường như xuất hiện trong sáu cõi của luân hồi, thực sự, không có nhị nguyên trong tâm; chỉ có một tâm, giống như năng lượng ánh sáng khi mà chỉ có một thứ được gọi là “ánh sáng” trên thế giới này. Sự xuất hiện của chúng sinh trong những hình tướng khác biệt của họ giống như tâm bất nhị thâm nhập, như ánh sáng đi vào một bóng đèn: Có sự xuất hiện của một thân – tức bóng đèn – nhưng thực sự chỉ có một thứ được gọi là “ánh sáng” hiển bày.

Tâm này, tâm duy nhất này, rỗng rang và trong trẻo; nó biết bản tính rỗng rang của nó. Khi con thiền định, con đạt được kinh nghiệm về tâm như vậy, thứ biết rằng nó rỗng rang và sự biết này là sự sáng suốt.

Nó biết rằng ngã và tha là bất khả phân và rằng tâm giống như hư không. Sự biết rõ ràng này là Yab hay khía cạnh nam và tính Không là Yum – khía cạnh nữ.

Kinh nghiệm về việc biết như vậy khiến tâm vô cùng hoan hỷ và kết quả là, khối băng của bám chấp nhị nguyên thực sự tan chảy trong vô số hữu tình chúng sinh, đó là mục đích của quán tưởng Bổn tôn trong giai đoạn phát triển.

Sau giai đoạn phát triển, giai đoạn hoàn thiện được thực hành, trong đó, con để tâm an trú trong tri kiến – tức trạng thái tự nhiên – không có bất kỳ bám chấp nhị nguyên nào, không có bất kỳ ý niệm nào. Con duy trì trong trạng thái rỗng rang, trong trẻo, như hư không này, không vướng bận vào tâm; sự nhận ra bản tính rỗng rang và trong trẻo này là một trạng thái vô cùng hạnh phúc, hỷ lạcvui vẻ. Trong khoảnh khắc duy trì trong trạng thái bất nhị của tính Không đó, thứ thấy rõ ràng sự bất nhị giữa ngã và tha, bám chấp nhị nguyên của vô số hữu tình chúng sinh cũng sụp đổ.

Kết quả rốt ráo của giai đoạn phát triển là giai đoạn hoàn thiện và con thực sự đang thực hành giai đoạn phát triển để chứng ngộ giai đoạn hoàn thiện rốt ráo. Vì thế, trong giai đoạn phát triển, con nhận ra bản tính chân thật của hữu tình chúng sinh là giống như một quả chưa chín hay một khối băng, biết rằng khi khối băng tan chảy, chẳng còn sự tách biệt hay nhị nguyên, thứ chính là giai đoạn hoàn thiện. Đây là một cách để hiểu lại mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triểnhoàn thiện.

Việc con thực hành Bổn tôn nào thực sự chẳng mấy khác biệt. Nếu con có kết nối với một Bổn tôn nhất định từ đời quá khứ và con cảm thấy rất yêu mến Bổn tôn đó, con có thể thực hành Bổn tôn đó. Ví dụ, bản thân thầy thực hành Đại Uy Đức Kim Cương (Yamantaka), Phổ Ba Kim Cương (Vajrakilaya), Kim Cương Du Già Nữ (Vajrayogini) và Thắng Lạc Kim Cương (Chakrasamvara). Mục đích là tập cho quen và làm quen với Bổn tôn và bất kể Bổn tôn nào mà con làm quen, ân phước gia trì đều giống nhau. Sự khác biệt nằm ở chỗ con thực hành bao lâu và con làm quen bản thân với Bổn tôn đó nhiều đến đâu. Dẫu sao, kết quả của thực hành Bổn tôn là giai đoạn hoàn thiện, tức là an trú trong tri kiến bất nhị. Kết quả rốt ráo của thực hành Phổ Ba Kim Cương, lấy ví dụ, là đạt được tinh túy bất nhị. Rốt ráo, đấy là toàn bộ kết quả của sự hành trì của chúng ta: Sự chứng ngộ rằng ngã và tha – rằng mọi thứ – là bất khả phân.

Trong khi một số người thường thực hành một Bổn tôn nhất định bởi tình yêu thương và lòng sùng mộ, họ yêu thích Bổn tôn đó, họ thường băn khoăn tại sao, ngay cả khi có lòng sùng mộ như vậy, họ vẫn không thể quán tưởng Bổn tôn rõ ràng. Thực sự, nhìn chung thì, quán tưởng rõ ràng Bổn tôn là rất khó. Khó ngay cả với thầy. Vì vậy, về cơ bản có hai cách thực hành Bổn tôn. Trong cách đầu tiên, con quán tưởng Bổn tôn rõ ràng và trong cách kia, Bổn tôn có thể không xuất hiện rõ ràng, nhưng con thực sự cảm thấy tình yêu thương và lòng sùng mộ với Bổn tôn, giống như tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Nhờ đó, tình yêu thương lớn lao với Bổn tôn khởi lên mạnh mẽ đến mức con không bao giờ quên Bổn tôn. Cách thực hành Bổn tôn thứ hai này thực sự là cách tốt hơn.

Có các khía cạnh bên ngoài, bên trong và bí mật của một khóa nhập thất. Khía cạnh bên ngoài là nhớ Bổn tôn trong đời sống hàng ngày và sau đấy, tham gia vào thực hành Bổn tôn này. Bất cứ khi nào con có thời gian, con quán tưởng Bổn tôn và con trì tụng Chân ngôn của Bổn tôn, nghe [Chân ngôn] lặp đi lặp lại nhiều lần trong mọi hoạt động của con. Theo cách này, thực hành trở nên giống như một khóa nhập thất.

Về nhập thất bên trong, nhờ làm quen với Bổn tôn, Bổn tôn sẽ xuất hiện trước con trong các hình tướng và kích thước khác nhau. Khía cạnh bên trong của Bổn tôn xảy đến khi Bổn tôn xuất hiện liên tục trong tâm con, đặc biệt khi con gặp phải những khó khăn. Vào những lúc như thế, Bổn tôn tự nhiên khởi lên.

Về nhập thất bí mật, ngay cả khi hình tướng Bổn tôn không khởi lên, luôn luôn có cảm giác rằng Bổn tôn ở đó trong tâm con. Điều đó giống như mẹ nghĩ về con; nó không bao giờ rời khỏi tâm con. Khía cạnh bí mật này là kiểu thực hành Bổn tôn Du già quý báu nhất. Vì vậy, sau khi con đã hoàn thành một khóa nhập thất, con cần tiếp tục trì tụng Chân ngôn của Bổn tôn và giữ Bổn tôn hiện diện trong tâm con khi con tiến hành các hoạt động hàng ngày. Ngay cả khi sự quán tưởng không rõ ràng đến vậy, tốt nhất nếu tình yêu thương của con dành cho Bổn tôn luôn duy trì trong tâm con.

Sự thành tựu Bổn tôn thực sự xảy đến khi Bổn tôn không bao giờ rời khỏi tâm con.

Lúc ấy, bất cứ khi nào con gặp phải những khó khăn, bất cứ khi nào con khởi lên các cảm xúc phiền não hay trải qua bất kỳ kiểu khổ đau nào, con sẽ lập tức nhớ đến Bổn tôn.

Và nhờ tình yêu thương và sự tin tưởng Bổn tôn, con sẽ có thể buông bỏ khổ đau và các nguyên nhân của nó. Điều này không thể đạt được nếu không có sự ổn định về tình yêu thươngniềm tin lớn lao với Bổn tôn. Thông thường, người ta nói rằng thực hành Bổn tôn không lợi lạc, rằng nó không thực sự giúp ích. Nhưng những người nói vậy chẳng có tình yêu thương lớn lao với Bổn tôn. Khi họ thấy hình ảnh của một Bổn tôn, họ không thực sự cảm thấyđặc biệt cả; với họ, nó giống như nhìn vào bức hình của một người mà họ không có tình yêu thương đặc biệt. Vì thế, cảm thấy yêu thương với Bổn tôn là điều rất quan trọng và cảm giác yêu thương đó là phẩm tính mà con làm quen trong khóa nhập thất cho đến khi nó không rời bỏ tâm con. Lúc đó, con sẽ có thể nhớ Bổn tôn trong mọi hoạt động.

Một phẩm tính đặc biệt của người Tây Tạng là họ có thể lập tức nhớ đến Bổn tôn khi gặp phải những khó khăn – ví dụ, họ cầu khẩn đến Độ Mẫu Tara khi rắc rối khởi lên. Việc cầu khẩn đến Độ Mẫu Tara hay Kim Cương Du Già Nữ hoặc bất kỳ Bổn tôn nào khác khi con gặp những khó khăn đem đến lợi lạc lớn lao. Bổn tôn nào cũng không thành vấn đề, bởi trăm nghìn Bổn tôn có cùng một sinh lực, điều mà ở cấp độ tương đối là từ và bi vô lượng và ở cấp độ rốt ráotrạng thái của Đại Thủ Ấn. Nhưng bởi rất khó để chúng ta luôn luôn duy trì trong trạng thái rốt ráo, điều quan trọng nhất với chúng ta là phát triển từ vô lượng dành cho hữu tình chúng sinhnhận ra tình yêu thương chính là tâm thực sự của Bổn tôn. Vốn đã rất tuyệt vời nếu con hiểu và làm quen với chỉ điều đó. Một người làm quen với tình yêu thương dành cho Bổn tôn sẽ tự nhiên có một cảm giác tử tế và từ ái với bất kỳ ai mà họ gặp và tâm họ sẽ tự nhiên ở trong trạng thái thư giãn hơn. Và bất cứ khi nào họ gặp những khó khăn, họ sẽ nhớ đến Bổn tôn và họ sẽ tự nhiên tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ. Đấy là điều xảy ra sau khi người ta thực sự làm quen với thực hành Bổn tôn trong thời gian dài. Nhưng thậm chí nếu chúng ta chỉ bắt đầu bằng cách thực hành Bổn tôn một khoảng thời gian ngắn trong khóa nhập thất, chúng ta sẽ bắt đầu đạt được kinh nghiệm đó.

Vì thế, có thể nhớ và giữ Bổn tôn trong tâm chúng ta thì cực kỳ mạnh mẽ và đó là điều gì đó mà chúng ta có thể hiểu nếu suy nghĩ một cách lô-gic. Nó thực sự ý nghĩa và là điều gì đó mà chúng ta phải thực sự tin tưởng. Sau đấy, bất cứ khi nào con gặp phải những khó khăn, bằng cách nhớ đến Bổn tôn, con có thể đẩy lùi mọi dấu ấn nghiệp tiêu cực. Ví dụ, Độ Mẫu Tara đã cứu mạng thầy tám lần.

Làm sao mà Độ Mẫu Tara cứu mạng ai đó? Điều đó xảy ra bởi khi đối diện với khó khăn, thầy đang nghĩ về Bổn tôn, chứ không phải là khó khăn. Nền tảng của tâm giống như một chiếc gương và chẳng có gì thực sự sở hữu sự tồn tại chân chính, cố hữu. Không có ngã và không có tha. Nếu con thực sự biết điều này, tức là thiền định Đại Thủ Ấn, thì con nhận ra rằng bản tính chân thật của con không phải là một cái ngã tồn tại cố hữu. Thực sự, chẳng có cái ngã nào cả; chỉ có bản tính Bổn tôn linh thiêng.

Nếu con không thể nhớ bản tính Bổn tôn này và nếu Bổn tôn không xuất hiện trong tâm, con sẽ chỉ có dấu ấn thói quen của nhận thức về một cái “tôi”. Ví dụ, nếu con ngã, con nghĩ rằng, “Tôi đã ngã”. Mọi dấu ấn nghiệp đến từ quan niệm về cái “tôi” này và chúng ta vẫn làm quen với dấu ấn này từ vô thủy trong luân hồi. Dấu ấn này chính là lý do chúng ta trôi lăn trong luân hồi và đó là lý do chúng ta giống như một khối băng. Sau đấy khi chúng ta bước vào giai đoạn trung ấm [Bardo], chúng ta đem theo mình tất cả những dấu ấn nghiệp của một cái ngã – dẫu cho thực sự chẳng có cái ngã rắn đặc, cá nhân nào được tìm thấy ở bất kỳ đâu. Và bởi ngã không thể được thấy, nó không thể thực sự bị phá hủy, về một mặt nào đó. Nó không thể bị thiêu cháy bởi lửa hay chết đuối trong nước và nó không thể chết. Và thực sự, không có các trạng thái tồn tại như địa ngục và v.v. Nhưng vẫn có ý nghĩ về một cái ngã tồn tại.

Trong Ba Mươi Bảy Thực Hành Của Bồ Tát có nói: “Mọi khổ đau không ngoại lệ đều đến từ mong muốn hạnh phúc của bản thân”. Tuy nhiên, nếu con có thể nhớ Bổn tôn, con sẽ nhận ra rằng thực sự không có cái “tôi” nào cả. Đó chỉ là một niềm tin sai lầmĐức Phật nói rằng niềm tin sai lầm này là nguyên nhân khiến hữu tình chúng sinh vô minh. Nhưng bởi tâm con giống như chiếc gương, khi con nhớ đến Bổn tôn, ngay khoảnh khắc đó, tâm con là Bổn tôn và mọi nghiệp và dấu ấn bình phàm đều tự nhiên kết thúc. Những người với chút trí tuệ có thể thực sự hiểu điều này. Chúng ta chỉ cần một phương pháp, tức là luôn luôn giữ Bổn tôn trong tâm.

Để giữ Bổn tôn trong tâm, chúng ta trì tụng Chân ngôn của Bổn tôn liên tục, lặp đi lặp đi nhiều lần và chúng ta nhớ về tình yêu thương dành cho Bổn tôn. Điều đó rất quan trọng và nếu con không có điểm trọng yếu này – nếu con chỉ quán tưởng Bổn tôn chỗ này chỗ kia, không thực sự giữ Bổn tôn trong tâm với tình yêu thương mọi lúc – con sẽ không thể lập tức nhớ đến Bổn tôn khi gặp phải những hoàn cảnh khó khăn. Điều này sẽ khiến con tự nhiên chỉ làm bất cứ điều gì tốt nhất cho ngã, bởi con sẽ xem ngã là quan trọng nhất, điều sẽ khiến thật khó khăn để đẩy lùi các chướng cản và chướng ngại. Do vậy, con phải phát triển sự tin tưởng và tình yêu thương thực sự dành cho Bổn tôn và luôn luôn giữ Bổn tôn trong tâm con. Nếu điều này có thể được hoàn thành, Bổn tôn sẽ tự nhiênsức mạnh bảo vệ con trong đời này và các đời tương lai cũng như trong Bardo.

Các hình tướng khác nhau trong Bardo chẳng là gì khác ngoài những phóng chiếu của tâm với các cảm xúc phiền não và dấu ấn thói quen của chính nó và nếu con có thể nhớ Bổn tôn, sẽ chẳng có cảm xúc phiền não, bởi chúng không thực sự tồn tại. Và sẽ không có những phóng chiếu về ba cõi thấp hơn, bởi chúng cũng chẳng thực sự tồn tại. Những vị sở hữu chút thông minhtrí tuệ sẽ hiểu điều này và nhờ sự hiểu này, con sẽ có thể nỗ lực nhớ về Bổn tôn lặp đi lặp lại. Bất cứ ai có thể tiến hành nhập thấtthực hành theo cách này thì đều rất may mắn. Nó giống như có lửa trong lò.

 

Ina Bieler chuyển dịch Tạng-Anh; Fiona Rose ghi chép; Dan Clarke hiệu đính năm 2019.

Nguồn Anh ngữ: Advice to Retreatants (https://garchen.net/library-teachings-transcripts-to-read/).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.