Ánh sáng cam lồ tuyệt diệu

04/10/202012:58 CH(Xem: 3183)
Ánh sáng cam lồ tuyệt diệu

ÁNH SÁNG CAM LỒ TUYỆT DIỆU
Tiểu Sử Của Chatral Kunga Palden – Vị Yogin Của Tối Thượng Thừa
Dilgo Khyentse[1] Tashi Paljor soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Ngài Kunga Palden
Ngài Kunga Palden

Vị nắm giữ thành trì ý định giác ngộ của hư không thanh tịnh nguyên sơ,

Và gặp gỡ tất cả với lòng bi mẫn tự nhiên đến mức vĩ đại nhất –

Khi nhớ về vị Yogin của điều cốt yếu và Thượng thừa này,

Xin biên soạn bản tiểu sử chẳng thêm thắt hay nói bớt.

 

Đấng đạo sư tôn quý này sinh ra gần Tu viện Sakya vinh quang tên Galen Teng, nơi được thành lập bởi Đức Ga Anye Dampa gần Tu viện Chogyal Derge Lhundrub Teng. Mặc dù đã bắt đầu cuộc đời tâm linh [trong một Tu viện], Ngài vẫn hành xử theo lối thô lỗ. Ngài thường bọc những viên đá bằng da động vật rồi cột vào một sợi dây thừng lông Yak và giữ [vũ khí] này quanh thắt lưng, bởi Ngài liên tục tham gia đánh nhau.

Một lần, trên đường về nhà sau thực hành nhóm buổi tối, Ngài thấy một ngọn núi được bao quanh bởi đồng cỏ với đầy sương mù. Trên đỉnh núi này có hai ngôi nhà nhập thất nhỏ, màu trắng. Trước cảnh tượng này, Ngài nghĩ đi nghĩ lại về cách mà Ngài phải sống một cuộc đời nhập thất như vậy.

Thực sự, Ngài đã đến một Tu viện, nơi Ngài thân cận một vị thầy dạy đọc/viết và nhập thất về [Kim Cương Thủ] Điều Phục [Các] Đại.

Lúc nghỉ, Ngài đọc tiểu sử của Đức Milarepa và liên tục nhớ ra: “Bây giờ, tôi cần nương tựa một đạo sư đủ phẩm tính để hoàn hảo hoàn thành giáo lý”.

Ngài tiếp tục thân cận thầy của Ngài nhưng bị quở trách như sau, “Người khác có thể hoàn thành trì tụng [Kim Cương Thủ] Điều Phục [Các] Đại trong một tháng, còn con thì xao lãng với những bản văn này và con thậm chí chưa hoàn thành trì tụng trong hai tháng!”. Bất chấp sự quở mắng này, Ngài vẫn tiếp tục đọc tiểu sử của Tổ Milarepa và các bản văn khác.

Ngài hoàn thành đủ túc số cho (Quan Âm) Nghìn-Tay và tiến hành một lễ cúng dường lửa. Sau đấy, lặp đi lặp lại nhiều lần, Ngài tự hỏi bản thân, “Vị đạo sư nào mà tôi cần nương tựa một cách đúng đắn?”. Ngài nghe nói về tiểu sử của Patrul Rinpoche[2] và khi vài người khác sắp tìm ra [Patrul Rinpoche], Ngài quyết định cũng sẽ đi.

Không nói cho bất kỳ ai khác, Ngài Kunga Palden tiết lộ với mẹ rằng Ngài sắp đến Dzachukha để đỉnh lễ Patrul Rinpoche. Rớt nước mắt, mẹ Ngài nhìn mà chẳng nói gì. Đức Kunga túm lấy vài nhu yếu phẩm du hành và lúc Ngài lên đường, mẹ Ngài òa khóc. Ngài đã đến thung lũng Dza Mamo Khar[3] ở Dzachukha khi Patrul Rinpoche đang giảng về Nhập Bồ Tát Hạnh. Ngài đến và thọ nhận chương [cuối cùng] về phần hồi hướng. Sau đấy, Ngài thọ nhận [toàn bộ] Nhập Bồ Tát Hạnh từ Mura Choktrul Padma Dechen Zangpo mặc dù Ngài chẳng đạt được một sự hiểu ổn định.

Khi thọ nhận giáo lý về Thư Gửi Bạn [của Tổ Long Thọ] từ Đức Gemang Wonpo Orgyen Tenzin Norbu, Ngài đạt được một sự hiểu ổn định và vì thế, Ngài nghĩ rằng: “Tôi đã trở thành một bình chứa thích hợp để nương tựa đạo sư này”. Ngài chắc chắn về điều này và bảo rằng Ngài chẳng bao giờ hy vọng thọ nhận quán đỉnh, chỉ dẫn hay lời khuyên từ bất kỳ đạo sư nào ngoài Đức Gemang Wonpo Orgyen Tenzin Norbu.

Won Rinpoche nói rằng: “Hãy xem qua một bản văn và con có thể đạt được chút kiến thức. Nhìn chung, lúc bắt đầu thì nghiên cứu là chuyện quan trọng”. Won Rinpoche chăm sóc Ngài trong vài năm và Đức Kunga Palden đã nghiên cứu các bản văn. Ngài nói, “Nhưng Ta có những hy vọng lớn lao về việc thực hành thiền định” và Ngài thường xuyên thỉnh cầu [các giáo lý].

Đức Kunga nói rằng, “Lúc ấy, Ta thực hành ‘Thời Điểm Của Con Đường’ của Sakya không gián đoạn[4] và Ta gắng hết sức để dâng bánh cúng trong khi dùng chuông và trống cầm tay nghi lễ”.

Bên cạnh đó, Ngài thiết tha và tinh tấn thọ nhận, nghiên cứuthực hành Ba Bộ An Trú Tự Nhiên (Ngalso Korsum) và Bảy Kho Tàng, Xác Quyết Ba [Bộ] Giới Luật [của Tổ Ngari Panchen Pema Wangyal[5]], Nhập Bồ Tát Hạnh, Căn Bản Kệ Trung Đạo: Trí Tuệ, Giáo Lý Di Lặc, quán đỉnh cho hai quyển chính yếu của Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La (Longchen Nyingtik[6]), các thực hành giai đoạn phát triển[7], thực hành kinh mạch, năng lượng trọng yếudu già thân, Đạo Sư Trí Tuệ Nguyên Sơ (Yeshe Lama), Ba Lời Đánh Vào Điểm Then Chốt và hơn thế nữa.

Đặc biệt, bởi Won Rinpoche đã đạt đến tận cùng của thực hành trong một đời, Ngài ban quán đỉnh, chỉ dẫn sâu xakhẩu truyền của Như Ý Bảo Châu Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư (Lama Yangtik Yizhin Norbu). Vào ngày mà những món quà được trao để thọ nhận giáo lý, Won Rinpoche nhận được một bức ‘tranh cuộn’ Đấng Toàn Tri Longchenpa đẹp từ người cha già của tôi – Dilgo Tashi Tsering. Rinpoche nói rằng: “Đây là duyên khởi tốt lành” và trao lại cho đấng đạo sư Kunga Palden.

Won Rinpoche hướng dẫn rằng, “Bây giờ, con không cần dấn thân nghiên cứu các bản văn. Con chỉ cần đến những ngọn núi để nhập thấtthực hành thiền định. Bất cứ điều gì mà con tìm được để ăn, hãy ăn nó. Bất cứ y phục nào mà con tìm được, hãy mặc chúng. Đồ ăn mà người khác có thể cúng dường, các nghi lễ độ người chết và ban quán đỉnh – không cần những chuyện như vậy. Hãy đến đỉnh lễ Đức Jamyang Khyentse Wangpo[8]đặc biệt, hãy thọ nhận những chỉ dẫn trọng yếu cho Tìm Kiếm Sự Nghỉ Ngơi Khỏi Hư Huyễn [của Tôn giả Longchenpa], rồi tiến hành nhập thất gần chỗ của [Khenpo] Zhenga[9]”.

“Chẳng gì có thể sánh với việc thọ nhận những chỉ dẫn cốt yếu về Tìm Kiếm Sự Nghỉ Ngơi Khỏi Hư Huyễn từ Bổn Sư Won Rinpoche”, Ngài Kunga Palden nghĩ vậy. “Tuy nhiên, bởi đó là mệnh lệnh của thầy, tôi phải diện kiến Đức Jamyang Khyentse Wangpo và thọ nhận giáo lý như thầy đã chỉ dạy”. Nghĩ thế, Ngài khởi hành về quê hương.

Cùng với vài tu sĩ từ Tu viện Galen, Ngài đến [Tu viện] Dzongsar để đỉnh lễ Đức Jamyang Khyentse Wangpo, vị đã ban quán đỉnh Kim Cương Hỷ Hevajra Gyu Lam cũng như sự gia trì và các chỉ dẫn cho Khecara theo cách thức mở rộng.

Giữa những sự giải thích về các chỉ dẫn này, Đức Jamyang Khyentse Wangpo ban các buổi nói chuyện bổ sung và phụ trợ. “Ngày nay, vào thời kỳ hiện tại, có nhiều người kiêu ngạo nói rằng họ đã từ bỏ [vòng luân hồi] và thoát khỏi các hoạt động. Nếu người nước ngoài đến Tây Tạng và bảo rằng họ phải từ bỏ Tam Bảo, họ sẽ lập tức chấp thuận. Ta ở trong trạng thái xao lãng lăng xăng, nhưng nếu họ đặt đầu Ta lên cửa, cầm rìu và bảo, ‘Nếu ông không bỏ Tam Bảo, chúng tôi sẽ cắt họng ông bằng chiếc rìu này’. Ta sẽ chẳng từ bỏ Tam Bảo ngay cả bằng từ ngữ. Ta sẽ hoan hỷ đáp lại họ. Ngày nay, có những hành giả Phật giáo chẳng có chút thực chất nào mà chỉ có danh tiếng lớn lao”.

Khi những bạn hữu khác khắp rời đi, họ phát nguyện sẽ liên tục thực hành Hevajra ‘Thời Điểm Của Con Đường’ và hoàn thành toàn bộ trì tụng căn bản [gzhi bsnyen] cho Khecara.

Ngài Kunga Palden thưa rằng, “Trong quá khứ, con đã thực hành ‘Thời Điểm Của Con Đường’ và dâng bánh cúng [lên chư Tôn], nhưng đã nhiều năm trôi qua kể từ khi con ngừng lại. Con hứa rằng con sẽ thực hành Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư tại sơn thất”.

Đức Jamyang Khyentse Wangpo đáp, “Khà khà! Ta đã ban cho con quán đỉnh và các chỉ dẫn về Hevajra và Khecara và Ta nhận về mình bất kỳ hành vi sai trái nào từ điều này. Chỉ là sai thời điểm mà thôi” khi véo má Ngài.

“Hoặc là con có thể bền bỉ trì tụng Asta Cod Rog[10] và ba Om ba mươi ba lần mỗi ngày”, Ngài Kunga Palden nói.

Đức Jamyang Khyentse Wangpo đáp, “Hãy làm bất cứ điều gì con thích”.

Ngài nói, “Con sẽ liên tục trì tụng sự tiếp cận cho Asta và Khecara”.

Sau khi cúng dường bản văn và những chỉ dẫn cốt yếu cho Tìm Kiếm Sự Nghỉ Ngơi Từ Hư Huyễn, Ngài Kunga Palden thỉnh cầu chỉ dẫnkhẩu truyền. Đức Jamyang Khyentse Wangpo đáp rằng, “Con có thể thọ chúng từ Bổn Sư của con bởi Ta chẳng biết về các chỉ dẫn cho Tìm Kiếm Sự Nghỉ Ngơi Khỏi Hư Huyễn”. Ngài Kunga Palden nói, “Thầy chẳng bao giờ trao cho giáo lý”. Sau đấy, Ngài sống ở một sơn thất cô tịch mà không có bất kỳ xao lãng lăng xăng nào.

Ngài đã thọ nhận quán đỉnh và các chỉ dẫn cho Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sưthực hành không gián đoạn Đạo Sư Du Già Các Giai Đoạn Của Thực Hành Đạo SưĐại Dương Thành Tựu [của Tôn giả Longchenpa] và Đạo Sư Du Già của sự nhĩ truyền nhỏ hơn về Sự Hiển Bày Tự Nhiên Của Trí Tuệ Nguyên Sơ.

Ngài chỉ thực hành Đạo Sư Du Già bên trong, thứ thoát khỏi những sự tỉ mỉ hóa. Vào ngày Mười của giai đoạn trăng tròn và khuyết trong tháng, Ngài dâng cúng dường tiệc Mật thừa mở rộng. Ngài chấp nhận bất kỳ y phục và các nhu yếu phẩm giá trị khác được trao như là đồ cúng dường. Bất cứ đồ cúng dường nào mà người ta dâng vì người đã khuất hay người đang sống, bất kể lớn – nhỏ, Ngài dùng chúng để làm bản khắc gỗ cho các bản văn như Kinh Hiền NguBách Dụ rồi đặt chúng trong Nhà In của Tu viện Dzogchen.

Ngài trìu mến bảo vệ những thú hoang và nhiều loài chim bằng cách sử dụng các phương pháp như luật bảo tồn về việc ‘niêm phong núi non và thung lũng’. Ngài chấp nhận một lượng muối lớn, thứ được Ngài trao cho thú hoang. Nhờ những hành động như vậy, Ngài chăm sóc thú hoang như là thú nuôi.

Ngài Kunga Palden có những đệ tử ở khoảng cách gọi mà nghe được hay khoảng gần năm ki-lô-mét về mọi phía. Ngài khiến các đệ tử vào những thiền thất mái lá để chỉ thực hành thiền định không tỉ mỉ trong yên lặng. Ngài khuyên các đệ tử không thu thập các cúng phẩm đồ ăn hay giữ bất kỳ bản văn nào khác ngoài Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư, Bảy Kho Tàng và pho Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La.

Ngài Kunga Palden không có ngay cả một chiếc trống cầm tay hay chuông nghi lễ để cử hành các nghi thức. Ngài thu thập nhiều đồ cho lễ cúng dường tiệc cũng như những đồ ăn, thức uống ngon, thứ mà Ngài hào phóng trao cho chim chóc, thú hoang và người nghèo. Khi nhiều người bình phàm tụ tập lại, Ngài dạy họ những điểm cốt yếu về nhân quả nghiệp báo, quy y, phát tâm giác ngộ và bốn nguyên nhân của cõi Cực Lạc theo lối súc tíchdễ hiểu. Như thế, Ngài khuyến khích họ tham gia vào thiện hạnh.

Lần nọ, Ngài mắc phải một căn bệnh về kinh mạch trắng, điều khiến Ngài kiệt sức. Do vậy, Ngài đặc biệt tham gia vào thực hành tiêu trừ chướng ngại trong thân, như được tìm thấy trong Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư. Ngài không nhận bất kỳ sự chữa trị hay thuốc thang nào khác và Ngài đã lành bệnh.

Ngài nói rằng, “Bằng cách cầu khẩn đạo sư, những nhu yếu phẩm trọng yếu sẽ đến một cách tự nhiên ngay cả khi con đang sống trong sơn thất dễ chịu. Ở những nơi không có nước, con có thể nói rằng, ‘Hãy để nước tuôn ra từ đây!’. Sau đó, khi con đào, nước sẽ xuất hiện”.

Trong dòng họ của Ngài, có nhiều vị không sống thọ; nhưng nhờ tiến hành thực hành trường thọ của Như Ý Bảo Châu Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư, Ngài đã có thể sống đến ngoài bảy mươi tuổi.

Ngài Kunga Palden nói rằng, “Lúc tham gia vào thực hành trường thọ, người ta cần giữ năng lượng trọng yếu ở giữa tim. Làm vậy đảm bảo rằng không có cơ hội để những chướng cản với năng lượng duy trì sinh mạng xuất hiện. Ta đạt đến sự xác quyết chắc chắn về công việc hàng ngày rằng ngoài cầu khẩn Bổn Sư, Đức Wonpo, chẳng cần những thứ như tiên tri, tính toán chiêm tinh hay dự đoán ngày tốt – xấu”.

“Ở Galen Teng, có một vị chúa tể được gọi là người quản lý Derge Khangsar. Pháo đài của ông ấy trở nên trống không và bên trong có một căn phòng nơi mà ánh sáng hoàn toàn không thể đi vào trong; vì thế, Ta đến đó để tiến hành nhập thất bóng tối trăm ngày về Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư.

Trong linh kiến đầu tiên, một khe núi lớn xuất hiện; trong đó, bóng tối dày đặc bao trùm khắp trên và dưới và con không thể thấy được tận cùng. Ở giữa có một tảng đá nhỏ, kích cỡ khoảng sáu mươi xen-ti-mét. Ta đứng ở đó, đang cúi mình. Khi những cơn gió mạnh cuộn xoáy và hướng lên trên xuất hiện, tất cả đồng cỏ lớn nghiêng ngả tới lui với âm thanh rú rít – shu. Ta nhào chút bột thành bột nhão và ăn nó. Sau đấy, Ta có ấn tượng rằng bột xám bị rải ra từ rìa chiếc cốc nhỏ của Ta. Mặc dù ở trong tình thế thoải mái, nỗi sợ hãi ngăn Ta trở nên hoàn toàn thư giãn.

Một lần nữa, Ta ở trong khe núi đó và xuất hiện âm thanh ầm ầm dữ dội – Ur! – khi mây gây mưa đá kéo đến. Chúng bao trùm huyễn thân của Ta và cuốn Ta đến không gian bao quanh. Ngay khi điều ấy xảy ra, Ta nhớ rằng tâm Ta được hòa nhập với tâm của đạo sư và Ta cảm thấy một cái rùng mình hạnh phúc. Lập tức, nỗi lo âu trở lại, mặc dù nó chẳng phải một cú sốc với Ta.

Nhiều cõi huyễn thanh tịnhbất tịnh xuất hiện và bên trong một khối ánh sáng tròn [thig le] với kích cỡ khoảng một móng tay là tất cả chúng sinh của sáu cõi được sắp xếp [theo] hạnh phúc và khổ đau [của họ]. Sự sắp xếp của họ không trộn lẫn vào nhau, mà rõ ràng và đầy đủ. Ta nghĩ, ‘Chẳng phải đó là điều mà người ta thường nói? Trong một vi trần, có vô số vi trần [khác] đầy các cõi Phật mà trong đó chư Phật tiến hành hoạt động’. Từ tất cả những điều này, một niềm tin xác quyết khởi lên trong Ta.

Sau đấy, kể từ khi tiến hành nhập thất bóng tối, Ta nghĩ các linh kiến của Nhảy-Qua (Togal) sẽ được tăng cường, nhưng Ta không trải qua bất kỳ sự tăng trưởng nào,” Ngài Kunga Palden nói.

Khi tôi (Dilgo Khyentse Rinpoche) thọ nhận chỉ dẫn cuối cùng của Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư, Ngài Kunga Palden kể cho tôi về các linh kiến của Ngài trong khóa nhập thất bóng tối như những giải thích bổ sung để thực hành du già nhập thất bóng tối.

Ngài Kunga Palden nói, “Ta đã giải thích cho con cách mà các linh kiến nhập thất bóng tối xuất hiện để về sau, khi con thực hành du già nhập thất bóng tối, con sẽ thấy điều này rất hữu ích. Đó là lý do Ta chia sẻ chúng với con”.

Ngài nói, “Dzogchen Khenpo Lhagyal và các đệ tử thiện lành của Ta đã sống ở nơi đó trong một trăm ngày và thực hành. Tuy nhiên, họ chẳng có kinh nghiệm mãnh liệt. Nhìn chung, mọi chuyện có thể sai khác tùy theo những khác biệt về kinh mạch, năng lượngtinh túy trọng yếu”.

Ngài cũng nói rằng, “Khi [Đức Wonpo đang giảng dạy] các chỉ dẫn sâu sắc cho Như Ý Bảo Châu Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư, Ngài tán thán ân phước gia trì lớn lao của nó. Với các đệ tử đang dấn thân trong nhập thất, Đức [Wonpo] nói rằng, ‘Nhìn chung, nếu khôngnghiên cứu thì quán chiếuthiền định sẽ không phát triển một cách đúng đắn. Đặc biệt, nếu người ta không xem xét Căn Bản Kệ Trung Đạo: Trí Tuệ, họ sẽ không hiểu được sự nghỉ ngơi tự nhiên, vượt thời gian của Cắt-Đứt (Trekchod). Vì thế, điều vô cùng quan trọng là nghiên cứu Căn Bản Kệ Trung Đạo: Trí Tuệ’”.

Khi Pháp chủ Patrul Rinpoche ban giáo lý cho truyền thống kinh văn của Kinh và Mật, Ngài chẳng có thói quen giữ các bản văn; tuy nhiên, Ngài chẳng rời cuốn Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư cho đến khi viên tịch vào năm 79 tuổi.

“Về bản thân Ta, Ta thọ nhận quán đỉnh và các chỉ dẫn từ đấng đạo sư, Won Rinpoche. Sau đó, khi ấy, Ta nỗ lực hết sức trong hành trì, tuy nhiên, vẫn chẳng có ngay cả sự sâu sắc nhỏ bé nhất trong chứng ngộ, tri kiến hay thiền định của Ta. Nhưng các quan niệm lan man, chẳng hạn như ‘Tôi có bị những chỉ dẫn này lừa dối’, chẳng bao giờ xuất hiện,” Ngài Kunga Palden nói. Đó là tất cả những gì Ngài nói; ngoài điều này ra, Ngài không kể cho bất kỳ học trò nào cách mà dấu hiệu về sức nóng trong các giai đoạn và con đường khởi lên trong tâm Ngài.

Bạn thân của Ngài, Khenpo Drelo từ Tu viện Dza Gyel, đã thực hành các trì tụng tiếp cận cho phần cốt yếu của thực hành bí mật của chư Hộ Pháp và chư vị bảo vệ của pho Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư. Kết quả là, Ngài nhận được nhiều sự tôn kính và cúng phẩm và được biết đến là vị đồng hành của chư Hộ Pháp. Ngài biết đây là sự giúp đỡ của chư Hộ Pháp và Ngài làm rõ quan điểm với chư vị: “Tôi không tham gia vào thực hành của chư vị vì lợi ích của đời này. Tôi đang thực hành vì sự thành tựu tâm linh thù thắng”. Bằng cách nói điều này ba lần, Ngài cuối cùng có ít khách mời hơn.

Ngài Kunga Palden nói, “Khi mới bắt đầu sống một mình để nhập thất, Ta không cần gặp gỡ ai cả. Mọi điều Ta phải làm là thực hành ngày đêm và Ta hài lòng. Thế nhưng, ngay khi Ta có được danh hiệu Guru Kunga Palden, nhiều người tập hợp lại. Họ chẳng bao giờ cho phép Ta hoàn toàn tự do, bởi Ta liên tục phải tham gia vào các hoạt động khác nhau, điều kết nối mọi người với giáo lý”.

Khenpo Zhenga Rinpoche nói, “Ta đã dành cả cuộc đời để giảng dạy các Kinh điểnMật điển, nhưng bất cứ khi nào Kunga Palden đưa ra các câu hỏi về những điểm sâu xa của tri kiếnthiền định, Ta không thể trả lời ngay. Ta phải suy nghĩ cẩn thận. Ta cho rằng trí tuệ từ sự thiền định của Ngài đã khai mở”.

Jamgon Dorje Chang Chokyi Lodro Rinpoche (tức Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro[11]) nói rằng, “Ta thọ nhận cả chỉ dẫn và trao truyền cho Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư từ Guru Kunga Palden và Ngài cũng giải thích nhiều điểm sâu xa tốt lành về thực hành”.

Trong những năm sau đó trong cuộc đời, Ngài sống ở địa điểm nhập thất gọi là Nepu phía trước sông băng Ziltrom, nơi trở thành nhà của Ngài và Đức Palpung Situ Pema Wangchok (1886-1952) cũng thân cận Ngài ở đó.

Về sau, Ngài Kunga Palden được bảo vệ bởi đấng quy y bi mẫn Drubwang Dzogchen Thubten Chokyi Dorje. Ngài sống trong động thiền định thượng của Tsering Jong [gần Tu viện Dzogchen]. Ngài liên tục chuyển bánh xe giáo lý của [các chỉ dẫn] chín muồigiải thoát của Thượng thừađặc biệtNhư Ý Bảo Châu Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư cho hầu hết các Khenpo và Tulku của Tu viện Dzogchen. Tại đây, Ngài viên tịch và nhiều điềm tuyệt vời xuất hiện, chẳng hạn những viên xá lợi nhỏ [ring sel] sinh ra từ xương.

Khi tôi (Dilgo Khyentse Rinpoche) bước sang tuổi mười một, chân tôi bị bỏng và tôi suýt chết. Khi ấy, đạo sư tôn quý Kunga Palden đã cử hành lễ tẩy tịnh, truyền giới cư sĩ và tiến hành một thực hành trường thọ trong một tháng.

Đặc biệt, Ngài ban một giải thích tỉ mỉ và chi tiết cho toàn bộ Như Ý Bảo Châu Tinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư, bắt đầu bằng Các Giai Đoạn Của Thực Hành Đạo SưĐại Dương Thành Tựu cho đến bản tóm tắt cuối cùng [kha byang]. Tôi cũng thọ nhận sự hướng dẫn thực tiễn từ Ngài về kinh mạch, năng lượng cốt yếu và thực hành du già của thân từ pho Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La (Longchen Nyingtik). Ngài bảo rằng tôi cần tập trung vào thực hành như là hoạt động chính yếu và bổ trợ cho điều này, tôi cần ban các chỉ dẫn cho những vị mong cầu giáo lý”.

Ngài cũng trao cho tôi những bản sao của chính Ngài về Bảy Kho Tàng, thứ mà Ngài đã dùng để nghiên cứu trong suốt cuộc đời và các bản sao của riêng Ngài về Ba Bộ Tự Nhiên An Trú, chăm sóc tôi với lòng bi mẫn vô lượng.

Như vậy, tôi, Mangala Sri Bhuti (Tashi Paljor) đã soạn tiểu sử ngắn gọn này, thứ chẳng thêm thắt hay nói bớt, tại địa điểm nhập thất của mình. Cầu mong mọi chúng sinh bắt đầu trên con đường trực tiếp của Thượng thừa tối cao và cầu mong bản văn này trở thành nguyên nhân để họ đi theo con đường được tìm thấy trong cuộc đời giải thoát của vị đạovinh quang này.

 

Ryan Jacobson & Tenzin Choephel chuyển dịch Tạng-Anh năm 2020.

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/dilgo-khyentse/biography-of-kunga-palden.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[3] Dza Patrul Rinpoche đã xây dựng lại bức tường đá Mani này, nơi ban đầu được dựng lên bởi Ngài Samten Phuntsok.

[4] ‘Thời Điểm Của Con Đường’ [lam dus] là tên gọi phổ biến cho nghi quỹ Hevajra hàng ngày, điều phải được thực hành thường xuyên, không gián đoạn.

[5] Theo Rigpawiki, Ngari Panchen Pema Wangyal (1487-1542) – một học giả và Terton Nyingma quan trọng, nằm trong số các tiền thân của Tổ Jigme Lingpa. Ngài nổi tiếng nhất về Xác Quyết Ba Bộ Giới Luật. Vị tái sinh của Ngài là Changdak Tashi Tobgyal.

[7] Về thực hành giai đoạn phát triển, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a34222/giai-doan-phat-trien.

[9] Tức Khenpo Shenphen Nangwa, hay Shenga. Theo Rigpawiki, Khenpo Shenga – Shenphen Chokyi Nangwa (1871-1927) – một vị quan trọng trong phong trào Rime, người chấn hưng việc nghiên cứu ở nhiều vùng của miền Đông Tây Tạng bằng cách thành lập các Phật học viện Shedra và chỉnh sửa chương trình học tập với sự nhấn mạnh vào các bộ luận mang tính kinh điển của Ấn Độ.

[10] Đây là Chân ngôn gốc được tìm thấy trong thực hành Hevajra.

[11] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.