Cuộc Đời Khenpo Pema Vajra

16/01/202112:06 SA(Xem: 3115)
Cuộc Đời Khenpo Pema Vajra
CUỘC ĐỜI KHENPO PEMA VAJRA
Wangchen Dargye soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

blankHiện thân vĩ đại của giáo lý Cựu Dịch, chúa tể của chư thành tựu giảTrì Minh oai hùng, Pema Vajra Tsal, sinh vào cuối chu kỳ sáu mươi năm thứ mười ba [tức trước năm 1807] ở Rudam miền Đông Tây Tạng, trong gia đình Kangtsa, những vị được cho là hậu duệ của tộc Ling Mukpo.

Từ thuở nhỏ, Ngài tự nhiên sở hữu các dấu hiệu thành tựu, chẳng hạn khả năng nhìn thấy những hình tướng hư huyễn của chư thiênma quỷ, trói buộc chúng bởi lời thề và v.v. Ngài được nhiều đạo sưđại công nhận là hóa hiện của Đức Zurchen Choying Rangdrol[1]. Khi lớn hơn, Ngài gia nhập cộng đồng Tu viện Dzogchen[2]; tại đó, nhờ sự thông tuệ tự nhiên, điều vốn thật vô song, Ngài khiến mọi người kinh ngạc khi làm chủ các thực hànhnghi thức khác nhau chỉ sau sự rèn luyện căn bản nhất.

Ngài đã nghiên cứu với Dzogchen Rinpoche thứ tư – Mingyur Namkhe Dorje, Jigme Gyalwe Nyugu, Gyalse Shenphen Thaye, Sengtruk Pema Tashi và nhiều đạo sư uyên bácthành tựu khác. Giống như chiếc bình được đổ đầy, Ngài thọ nhận những giáo lý về Kinh điển, Mật điển và các ngành khoa học căn bản, quán đỉnhchỉ dẫn từ Kama và Terma cũng như những chỉ dẫn khẩu truyền từ truyền thừa nhĩ truyền. Ngài đã trở thành một đạo sư vô cùng uyên bácthành tựu. Đặc biệt, sự chứng ngộ của Ngài được hoàn toàn thuần thục nhờ kiểu trao truyền rốt ráo, khi mà Ngài có linh kiến về thân trí tuệ của Đấng Toàn Tri Jigme Lingpa[3] và thọ nhận sự trao truyền tâm yếu tịnh quang bí mật.

Trong phần đầu của cuộc đời, Ngài duy trì trên tòa vàng vĩ đại của một Khenpo cao cấp tại Phật học viện [Shedra] Dzogchen Shri Singha, cội nguồn nghiên cứu vĩ đại ở Xứ Tuyết. Bên cạnh những giáo lý phổ thông hơn về các bản văn chính yếu của truyền thống Kinh và Mật, Ngài đặc biệt giảng dạy vua của mọi Mật điển, Diệu Huyễn Võng[4]. Nhờ những nỗ lực của Ngài, nhiều vị trì giữ giáo lý vĩ đại đã xuất hiện để đảm bảo tính liên tục của truyền thừa, bao gồm Phurtsa Khenpo Akon, Orgyen Tenzin Norbu, Jamgon Mipham Namgyal[5] và vị tu sĩ trì giới hoàn hảo Konchok Drakpa.

Trong phần sau của cuộc đời, Ngài thiết lập một trụ xứ tại Dzogchen Peme Thang và duy trì như một Kim Cương Trì vĩ đại của giáo lý rốt ráo, chuyển Pháp luân bằng cách giảng dạy những Mật điển, luận giảichỉ dẫn cốt tủy ở mức độ bao la. Các học trò vân tập từ mọi phương, như những vì sao trên bầu trời đêm và chư đạo sư vĩ đại của truyền thống Rime khi ấy vinh danh Ngài là ngọc báu vương miện của họ và thọ nhận từ Ngài các hứa nguyện Biệt Giải Thoát, Bồ Tát và Mật thừa, những quán đỉnh và trao truyền chín muồigiải thoát từ Kama và Terma cũng như chỉ dẫn cốt tủy của Nyingtik.

Trong tiểu sử của Đức Jamyang Khyentse Wangpo[6] có đoạn:

Vào năm Hỏa Tỵ (1857), khi Ngài thọ nhận quán đỉnh Dupa Do từ Khenpo Pema Vajra, vị là hóa hiện của Đức Ngenlam Gyalwa Chokyang[7], Ngài có linh kiến ổn định và rõ ràng về toàn bộ đàn tràng trong giai đoạn chính yếu của quán đỉnh. Tối đó, Ngài diện kiến Tổ So Yeshe Wangchuk và thọ nhận truyền thừa trực tiếp hơn cho mọi quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát về Dupa Do.

Tương tự, Shechen Gyaltsab [Rinpoche] thứ tư[8] vinh danh Ngài là chúa tể phi phàm của tất cả gia đình Phật và thọ nhận từ Ngài danh hiệu xuất gia Gyurme Pema Namgyal. Trong Tuyển Tập Trước Tác của mình, Gyaltsab Rinpoche vĩ đại nhắc đến Ngài là ‘Khenpo Pema Vajra toàn tri vĩ đại’ và trong Gọi Thầy với tựa đề Nhanh Chóng Thấm Nhuần Ân Phước Gia Trì, Gyaltsab Rinpoche viết:

Hiện thân trí tuệ chư Phật và tập hội bao la chư đạo sư, Bổn tôn và Không Hành Nữ,

Kho tàng giáo lý quý báu về kinh văn và chứng ngộ của tất thảy tam thừa,

Đấng dẫn dắt tâm linh và lãnh tụ vô song của vô số chúng sinh,

Tổng nhiếp mọi chốn quy y, Pema Vajra, chăm sóc con!

 

Bất khả phân với Văn Thù đồng tử, vị biết tất thảy vô số đối tượng cần biết,

Quán Thế Âm, chúa tể của Xứ Tuyết, kho tàng độc đáo của tình thương bi mẫn,

Cùng Kim Cương Thủ, với sức mạnh hoàn hảo về năng lực và khả năng tâm linh,

Đấng bảo hộ vinh quang của giáo lýchúng sinh, Pema Vajra, chăm sóc con!

 

Bên ngoài, Ngài là khất sĩ Thanh Văn, giữ gìn Luật Tạng hoàn toàn thanh tịnh,

Bên trong, Ngài là Bồ Tát Đại thừa, hoàn hảo rèn luyện tâm trong Bồ đề tâm,

Bí mật, Ngài là Yogin hành Chân ngôn Bí mậthoàn thiện hai giai đoạn –

Mắt duy nhất của tất cả thế gian, Pema Vajra, chăm sóc con!

 

Vua xả ly, trong Ngài, mọi bám chấp về tám bận tâm thế tục đều tự giải thoát,

Đấng quyền uy, vị đã vứt bỏ những xao lãng của hoạt động bình phàm và tinh tấn hành trì,

Thiền gia vĩ đại, vị vượt qua mê lầm, nhận ra bản tính bất khả phân của hình tướng và tâm,

Vị trì giữ giáo lý ‘tâm’ trọng yếu nhất, Pema Vajra, chăm sóc con!

 

Trước tiên, vị Giới Sư của Biệt Giải Thát, dẫn dắt qua cánh cửa của giáo lý,

Sau đấy, vị thầy của Đại thừa, trao truyền Bồ Tát giới,

cuối cùng, đạo sư Chân ngôn Bí mật, ban quán đỉnh cùng với trao truyền,

Lòng từ của Ngài chẳng bao giờ có thể đền đáp, Pema Vajra, chăm sóc con!

 

Gyaltsab Rinpoche đã biên soạn rất nhiều lời cầu nguyệntán thán như vậy.

Bên cạnh đó, Do Khyentse Yeshe Dorje[9], Dodrup Tenpe Nyima[10], Jamgon Mipham Rinpoche và nhiều đạo sư khác đã thọ nhận giáo lý từ Ngài về Mật điển Guhyagarbha vinh quang và nhờ trao chúng cho chư vị, Ngài đảm bảo rằng dòng trao truyền xuất sắc này vẫn tiếp tục, không suy giảm, thậm chí cho đến ngày nay. Adzom Drukpa Drodul Pawo Dorje[11] vĩ đại cũng thọ nhận từ Ngài những chỉ dẫn cốt yếu sâu xabí mật của Lama Yangtik. Theo cách này, Khenpo Pema Vajra đóng góp cho giáo lý bằng cách ban vô số quán đỉnhchỉ dẫn từ Kama và Terma cho vô số đạo sư vĩ đại, bao gồm Dzogchen Rinpoche thứ năm, Shechen Rabjam [Rinpoche] thứ năm, Ontrul Thutob Namgyal, Terton tái sinh vĩ đại Lerab Lingpa[12] và Dudjom Rolpa Tsal[13].

Vì các thế hệ tương lai, Ngài biên soạn hơn sáu quyển trước tác, bao gồm những luận giải về các bản văn triết học, giải thích về Mật điển cũ và mới v.v. Thế nhưng, bởi các bản in cho những tác phẩm này không được khắc ngay và bởi những tổn thấtphá hủy trong thời kỳ gần đây, chỉ hai tập vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay trong các bản khắc gỗ tại Phật học viện Shri Singha.

Sau khi hành động không phân biệt theo cách này để tự nhiên thành tựu sự an lành của bản thânchúng sinh khác, công việc làm lợi chúng sinh trong cõi này tạm ngưng lại[14] vào ngày Ba tháng Hai năm Mộc Thân thuộc chu kỳ sáu mươi năm thứ mười lăm (1884) và Ngài hiển bày các dấu hiệu của việc hòa tâm trí tuệ vào Pháp giới.

Wangchen Dargye soạn.

 

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2005.

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/khenpo-pema-vajra/biography.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] 1604-1657/69, một vị thầy của Đức Dalai Lama thứ năm.

[2] Theo RigpawikiTu viện Dzogchen – Rudam Orgyen Samten Choling, một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập bởi Tổ Dzogchen Pema Rigdzin (1625-1697) vào năm 1675 (theo Đại Từ Điển Tây Tạng) hoặc 1684 (theo Tổ Jamyang Khyentse Wangpo). Nó trở nên đặc biệt nổi tiếng bởi [Phật học viện] Shri Singha Shedra do Gyalse Shenphen Thaye thành lập dưới thời Dzogchen Rinpoche thứ tư – Mingyur Namkhe Dorje, không lâu sau khi Tu viện gần như bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 1842. Trong những đạo sư vĩ đại đã từng sống và giảng dạy tại Dzogchen có Khenpo Pema Vajra, Patrul Rinpoche, Mipham Rinpoche và Khenpo Shenga.

Dưới thời của Dzogchen Rinpoche thứ năm (1872-1935), Tu viện Dzogchen ở thời kỳ đỉnh cao của các hoạt động, với năm trăm tu sĩ cư ngụ, mười ba trung tâm nhập thất và ước tính hai trăm tám mươi [Tu viện] nhánh – một tập hội gồm hàng vạn Lama, Tulku, Khenpo, Tăng và Ni. Quanh năm, một chuỗi những nghi lễ phức tạp mở rộng được cử hành.

Dzogchen cũng là một trong những trung tâm nổi tiếng nhất về vũ điệu nghi lễ linh thiêng, ngày nay thường được biết đến là vũ điệu Lama.

Ngôi chùa chính đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn vào tháng Hai năm Hỏa Tý (1936). Nó được xây dựng lại và sau đó, toàn bộ Tu viện bị phá hủy bởi người Trung Quốc vào cuối thập niên 1950.

[4] Tức Mật điển Guhyagarbha.

[6] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[7] Một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche và một trong bảy tu sĩ đầu tiên được truyền giớiTây Tạng bởi Tôn giả Tịch Hộ – ‘bảy vị được thử thách’.

[12] Về Terton Lerab Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a33571/2/tieu-su-terton-sogyal.

[13] Tức Đức Dudjom Lingpa.

[14] Vị tái sinh của Ngài – Khentrul Dechok Dorje chào đời vào năm Thổ Tuất của chu kỳ thứ 15 (tức năm 1898).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.