Cuộc Đời Hành Giả Tsewang Paljor

31/03/202112:09 SA(Xem: 4377)
Cuộc Đời Hành Giả Tsewang Paljor
CUỘC ĐỜI HÀNH GIẢ TSEWANG PALJOR
Orgyen Tobgyal Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank
Ông Tsewang Paljor bên ngoài ngôi chùa của
Tu viện Dzogchen mới khánh thành năm 1992

Tsewang Paljor, thư ký riêng vô cùng đáng kính của Dorje Chang Chokyi Lodro – vị Jamyang Khyentse thứ nhì[2] của [Tu viện] Dzongsar[3] và là cha của Dzogchen Rinpoche thứ bảy[4], đã viên tịch ở Sikkim vào ngày Năm tháng Tư năm nay (tức năm 1999)[5], năm Thổ Mão Tây Tạng trong chu kỳ lịch thứ mười bảy.

Ông sinh vào năm Kim Tuất của chu kỳ lịch thứ mười lăm (tức năm 1909) ở nơi gọi là Sangen, trong quận Derge của miền Đông Tây Tạng. Mẹ ông xuất thân từ gia đình của Serpa Terton và là hậu duệ của Terton Duddul Dorje vĩ đại. Sau khi học đọc và viết khi còn nhỏ và rèn luyện về chiêm tinh và thi ca, ông gia nhập Tu viện Dzongsar vào năm mười tám tuổi, theo hướng dẫn của chính cậu ruột – Đức Dzongsar Jamyang Khyentse. Chẳng bao lâu sau, ông trở nên nổi tiếng khắp vùng Kham là ‘Tsewang Paljor Lama thư ký’, bởi sự thông tuệ và những năng lực xuất chúng.

Trong suốt cuộc đời, ông Tsewang Paljor đã tham gia vào vô số dự án để đảm bảo sự tồn tạimở rộng của giáo lý quý báu, liên quan đến nghiên cứu, thực hành thiền địnhhoạt động sáng tạo, chẳng hạn tổ chức các lễ quán đỉnh, trao truyền và giảng dạy. Những dự án này bao gồm việc thành lập Phật học viện (Shedra) Kham-je vĩ đại tại Dzongsar, trụ xứ của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, nơi đào tạo ra nhiều học giả vĩ đại của Đông Tây Tạng, cũng như trung tâm nhập thất Karmo Taktsang. Ngoài ra còn có việc trùng tu trung tâm nhập thất Dragang Nyengyu tại Tu viện vĩ đại của Derge và việc làm một bản khắc gỗ mới cho Tuyển Tập Trước Tác mười lăm quyển của cố đạo sư Jamyang Khyentse. Chùa Tse Lhakhang được xây dựng tại Dzongsar và các bức tượng được an vị và một bức tượng Đức Di Lặc – Phật vị lai được đúc, vô song trong khắp xứ Kham.

Trong tất cả những hoạt động này, ông đã phụng sự với lòng sùng mộ vô cùng của thân, khẩu và ý. Mặc dù việc làm của ông bao gồm cả việc giải quyết các lĩnh vực như buôn bán và nông nghiệp, nó dứt khoát đã đem đến lợi lạc to lớn. Đặc biệt, trong việc tổ chức các lễ quán đỉnh, trao truyền và giảng dạy mà Tu viện Dzongsar chủ trì cho hàng trăm đạo sư từ mọi truyền thống, ông đảm bảo rằng tất cả chư vị đều được chăm sóc một cách đúng đắn. Nhờ những nỗ lực của ông, mọi chuyện được tiến hành nhằm đem đến hoàn cảnh thuận lợi nhất và chẳng bao giờ có dù chỉ chút ám chỉ về sự bất mãn.

Trong suốt cuộc đời, ông Tsewang Paljor đã thọ nhận vô vàn chỉ dẫn, quán đỉnh, trao truyền và giáo lý từ hàng trăm đạo sư của cả Trường phái Cựu và Tân Dịch. Chư vị bao gồm Bổn Sư của ông – Đức Khyentse Dorje Chang, Dezhung Choktrul Ajam, Gaton Choje Ngawang Lekpa[6], vị dẫn dắt tâm linh vĩ đại Lama Jamyang Gyaltsen, Dzogchen Rinpoche thứ năm – Thubten Chokyi Dorje, Shechen Rabjam [Rinpoche] Nangdze Drubpe Dorje, Kathok Situ [Rinpoche], Adzom Gyalse Gyurme Dorje[7], Dodrup Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche[8], Situ Pema Wangchok Gyalpo, Benchen Sangye Nyenpa[9], Drubram Gyatrul Rinpoche, Driter Osal Dorje, Khenpo Kunpal[10], Khenpo Nuden, Khenpo Jorden và Khemar Rinchen. Bất cứ chỉ dẫn nào đã thọ nhận, ông đều đưa vào thực hành với nỗ lực lớn lao, trì tụng hơn một trăm triệu biến Chân ngôn Mani và số lượng tương tự về Chân ngôn Vajra Guru. Đặc biệt, người ta kể rằng, ông đã hoàn thành hơn hai trăm triệu biến Chân ngôn ‘Tâm-Phổ Ba’, dựa trên thực hành giai đoạn phát triển (Kyerim) của Bổn tôn thù thắng Phổ Ba Kim Cương. Ông cũng được cho là từng kể với vài bạn thân về cách mà vào nhiều dịp khác nhau, ông đã diện kiến trực tiếp chư Tôn của đàn tràng Phổ Ba Kim Cương.

Từ năm 1954 trở đi, ông thường du hành đến vùng Trehor, nơi là nhà của gia đình Lakar. Đây là các thí chủ quan trọng của giáo lý, những vị mà nhiều đạo sư so sánh với Anathapindika (Cấp Cô Độc, đại thí chủ của Phật Thích Ca Mâu Ni). Ông đã kết hôn với người con gái lớn của gia đình – Tsering Wangmo[11] (thường được biết đến là ‘Tselu’) là vị phối ngẫu tâm linhchấp nhận y phục của một cư sĩ. Năm 1957, ông du hành cùng với Khyentse Rinpoche và gia đình Lakar đến Lhasa, đi qua những địa điểm hành hương chính yếu ở Kham dọc đường. Cùng nhau, chư vị dâng cúng dường lớn lao tại ba trung tâm Giáo Pháp căn bản ở miền Trung Tây Tạng – Lhasa, Samye và Tradruk. Tại tất cả các thánh địa mà chư vị viếng thăm, đạo sư và đoàn của Ngài được chào đón bởi những tập hội kim cương. Chư vị đã dâng cúng dường lớn lên Đức Dalai Lama tại Cung điện Norling Kalzang và Ngài đã gặp riêng chư vị. Sau đấy, dần dần du hành qua Tsang, viếng thăm và cúng dường tại tất cả các thánh địa trên đường, chư vị đến Gangtok, thủ phủ của Sikkim. Từ đó, chư vị hành hương quanh các địa điểm quan trọng nhất của Ấn Độ và Nepal, luôn kết hợp những cúng dường mở rộng với các lời nguyện bao la.

Năm 1959, Đức Jamyang Khyentse hiển bày các dấu hiệu của việc tan hòa trở về Pháp giới, trong chùa cung điện ở Gangtok. Ông Tsewang Paljor được giao phó giám sát những cúng dường và Gongdzok – hoàn thành các ý định của đạo sư. Ông thấy rằng mọi điều cần thiết đã được hoàn thành, đặc biệt là lễ trà tỳxây dựng bảo tháp giác ngộ một tầng tại Tashiding, trong vùng đất Sikkim linh thiêng. Cũng có một bảo tháp giác ngộ tương tự từ vàng ròng được đặt trong phòng trước kia của Đức Jamyang Khyentse tại chùa cung điện của Sikkim và một bảo tháp tưởng niệm bằng vàng nhỏ hơn để đảm bảo sự trở về Kham một ngày nào đó của đạo sư. Tất cả những bảo tháp này được trang hoàng bằng các chất liệu tốt nhất, chẳng hạn vàng ròng và được điểm tô bằng đá quý và vừa. Chúng đã được tài trợ dễ dàng khi sử dụng tài sản của Khyentse Labrang và nguồn lực riêng của gia đình Lakar.

Sau đấy, ông sống nhiều năm, tiến hành sự hành trì của bản thân, trong một ngôi nhà nhỏ mà ông đã xây dựng ở nơi được gọi là Lu Sharmar, phía trên Gangtok. Ông cùng với vị phối ngẫu tâm linh (Sang-yum) Lakar Tselu có bốn người con. Người con nhỏ nhất, nhờ sức mạnh của kết nối tâm linhgia đình vô cùng sâu sắc, đã sinh là vị thứ bảy trong dòng của những Dzogchen Rinpoche.

Khi vị tái sinh của cố đạo sư Khyentse Dorje Chang chào đời, như được tiên đoán bởi Đức Sakya Trizin, là con trai của Ngài Thinley Norbu và là cháu nội của Kyabje Dudjom Rinpoche[12], ông Tsewang Paljor đã bất chấp vô số khó khăn và tổ chức một lễ tấn phong tỉ mỉ tại chùa cung điện. Dịp này cũng đánh dấu sự hoàn mãn tất cả các hành động phụng sự không mệt mỏi của ông và ông đã từ chức thủ quỹ-thư ký của Dzongsar Labrang. Trước đại chúng bao gồm cả vị phối ngẫu của cố đạo sư Jamyang Khyentse, thư ký mới Tashi Namgyal và nhiều quan chức từ Derge, ông đã lập danh sách tất cả đại diện (về thân, khẩu và ý), những món cúng dườngcủa cải thuộc sở hữu của Labrang và chính thức bàn giao các trách nhiệm.

Sau đấy, vị tái sinh chân chính của Dzogchen Rinpoche cũng được tấn phong tại chùa cung điện của Sikkim là vị thống lĩnh và đấng bảo hộ của giáo lý Ngagyur Nyingma, đúng theo tiên tri của Kyabje Dodrup Rinpoche[13]. Trong lúc ở Dharamsala để tham dự lễ thế phát trước sự chứng minh của Đức Dalai Lama, vị Dzogchen Tulku trẻ tuổi được khuyên gia nhập Trường Biện Chứng Dharamsala để nghiên cứu triết học Phật giáo.

Khi Ngài làm vậy, cha Ngài đã bắt đầu việc tái xây dựng trụ xứ Tu viện Rudam Dzogchen ở miền Nam Ấn Độ, gần thị trấn Kollegal. Nhờ nỗ lực lớn lao, Tu viện đã được hoàn thành trong thời gian rất ngắn và được khánh thành bởi Đức Dalai Lama vào ngày 10 tháng 1 năm 1992. Vào dịp này, Đức Dalai Lama đã giảng dạy về Gyachen Nyer Nga, hai mươi lăm giáo lý chứa đựng các linh kiến bí mật của Đức Dalai Lama thứ Năm vĩ đại. Từ thời điểm ấy trở đi, việc nghiên cứuthực hành, Tăng đoàn và v.v. đều tăng trưởng như trăng tròn dần. Tôi tin rằng điều này chủ yếu là nhờ tầm nhìn giác ngộ của ông Tsewang Paljor và những lời nguyện cùng lòng từ của vị phối ngẫu của ông.

Ông đã du hành ở phương Tây, đến châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều nơi khác và mặc dù không trực tiếp giảng dạy, ông đã gieo trồng hạt giống giải thoát trong tâm của nhiều học trò sùng mộ.

Về cuối đời, ông trở về nơi ở trước kia ở Gangtok chỉ trong bốn năm. Ông giải thích rằng ông thích sống ở nơi có nhiệt độ ổn định, gần bảo tháp lưu giữ xá lợi của cố đạo sư Jamyang Khyentse. Ở đây, ông đã có thể bình yên tiến hành thực hành không gián đoạn. Ông thường cử hành Tsok cùng với vị phối ngẫu và Khandro Tsering Chodron[14] – vị phối ngẫu của Đức Jamyang Khyentse, vào ngày Mười và Hai mươi lăm của tháng [theo lịch] Tây Tạng và vào ngày Trăng Tròn và Trăng Non. Theo cách này, ông đã dành thời gian để thực hành và không tham gia vào việc nói chuyện về các vấn đề thế tụchạn chế khẩu vào việc kể lại các tình tiết từ cuộc đời của chư đạo sư, những tiên tri của chư vị và v.v.

Sau khi tổ chức Năm Mới Tây Tạng của năm Thổ Mão theo cách thức như vậy, ở tuổi chín mươi, ông tiết lộ với những vị xung quanh rằng, bởi giờ đây là một ông lão, ông đã quyết định không sống lâu thêm nữa. Ông đã gặp Đức Jamyang Khyentse trong mơ và Ngài bảo với ông rằng nếu ông ấy đến nhanh chóng, ông ấy sẽ được hạnh phúc. Mọi nhiệm vụ tâm linhthế tục của ông đều đã được hoàn thành tốt đẹp. Ông nói rằng ông hài lòng mà không có bất kỳ dấu vết về khổ đau thân hay tâm nào. Ông hiển bày các dấu hiệu của một căn bệnh và gia đình đã thỉnh cầu một tiên tri. Khi một buổi lễ trang nghiêm được cử hành vì ông, ông nói rằng, “Tôi chẳng cần bất kỳ nghi lễ nào được cử hành. Cuộc đời tôi và Giáo Pháp của tôi đều viên mãn”. Căn bệnh dần dần biến mất và ông duy trì trong khoảng mười ngày mà chẳng có dấu vết nào về căn bệnh. Sau đấy, vào sáng ngày Mười chín tháng Hai Tây Tạng, ông hiển bày các dấu hiệu cho thấy sức khỏe sa sút và vào buổi chiều, bên vị phối ngẫu và gia đình, ông qua đời. Theo thỉnh cầu của chính ông Tsewang Paljor, Khandro Tsering Chodron đã có mặt. Ông chẳng bộc lộ chút đau đớn nào mà trụ trong sự bình thản của định với tay phải duỗi ra. Vị phối ngẫu nhắc nhở ông về các chỉ dẫn cho trạng thái sau khi chết (Bardo) và Kyabje Dodrup Rinpoche được mời đến hướng dẫn về Bardo và cử hành một lễ hồi hướng cầu nguyện trang nghiêm. Sau đấy, vài người bạn thân thiết đến thăm, nhưng khi nhận ra rằng ông còn đang trụ trong Thukdam, sự bình thản của phạm vi tịnh quang vĩ đại, như được giảng dạy trong các Mật điển Dzogchen, họ được yêu cầu chờ đến sáng thứ Hai sau.

Sau đó, vào thời điểm thích hợp, như được quyết định bằng chiêm tinh, đạo sư Nyingma – Yangthang Rinpoche đã mời ông khởi lên khỏi trạng thái Thukdam và ông đã hiển bày các dấu hiệu của việc làm vậy. Nhục thân của ông được trang hoàng trong các trang sức Báo thânhỏa thiêu trong một buổi lễ dưới sự chủ trì của Kyabje Dzogchen Rinpoche, Sogyal Rinpoche và Yangthang Rinpoche[15]. Lễ hỏa tịnh được cử hành theo hai Mandala vĩ đại, một tập hội chư Khenpo và Tulku [Tu viện] Dzogchen cùng chư Lama và tu sĩ từ truyền thống Nyingma ở một bên và một tập hội chư Khenpo và những vị khác từ truyền thống Ngor ở bên còn lại.

 

Orgyen Tobgyal, kẻ dâng lời nguyện được trụ trong sự bảo vệ từ ái của Jamgon Lama Khyentse Wangpo trong mọi đời, đã viết lại bất cứ ký ức nào xuất hiện trong tâm, không chút giả tạo.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/orgyen-tobgyal-rinpoche/tribute-tsewang-paljor.

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2005.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần Phụ Lục trong Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/p38a34386/2/hoat-dong-kinh-ai).

[2] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[3] Theo RigpawikiTu viện Dzongsar – một Tu viện Sakya ở Derge, trụ xứ chính yếu của Đức Jamyang Khyentse Wangpo và Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Các vị tái sinh chính yếu khác tại Dzongsar là Gongna và Ngari Tulku.

Tu viện được thành lập bởi Đức Chogyal Phakpa khi Ngài trở về từ Trung Quốc vào năm 1275. Trước đó, đây vốn là một ngôi chùa Nyingma và Kadam và ban đầu là địa điểm của một ngôi đền Bonpo. Trước năm 1958, Dzongsar có khoảng 300 đến 500 tu sĩ nhưng toàn bộ vùng phụ cận chứa đầy lều trại bất cứ khi nào Đức Jamyang Khyentse Wangpo hay Jamyang Khyentse Chokyi Lodro ở đó, bởi mọi người cắm trại nhiều ngày hay thậm chí nhiều tháng với hy vọng được diện kiến những vị đạo sư vĩ đại này. Tất cả chùa chiền đã bị phá hủy vào năm 1958, nhưng đã bắt đầu được xây dựng lại vào năm 1983 dưới sự dẫn dắt của (bác sĩ) Lodro Phuntsok.

[4] Theo Rigpawiki, Dzogchen Rinpoche thứ bảy, Jigme Losel Wangpo sinh năm 1964 ở Sikkim, trong gia đình Lakar, là con trai của ông Tsewang Paljor và bà Mayum Tsering Wangmo. Ngài Jigme Losel Wangpo được Kyabje Dodrupchen Rinpoche công nhận là vị thứ bảy trong dòng tái sinh Dzogchen Rinpoche – dòng tái sinh bắt đầu từ vị đạo sư thế kỷ 17 – Đức Dzogchen Pema Rigdzin. Từ thuở nhỏ, Ngài đã thọ nhận giáo lý từ nhiều vị trong số những đạo sư Tây Tạng vĩ đại nhất của thế hệ cuối cùng, bao gồm Kyabje Dudjom Rinpoche và Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche. Sau những nghiên cứu ban đầu với giáo thọ Dzogchen Khenpo Rahor Thubten, Ngài đến Dharamsala, nơi việc tu học của Ngài được giám sát chặt chẽ bởi Đức Dalai Lama và Ngài đã dành bảy năm tại Trường Biện Chứng Phật Giáo trước khi tốt nghiệp với bằng Rabjampa.

Ngài hiện là người đứng đầu Tu viện Dzogchen được thành lập ở Kollegal, miền Nam Ấn Độ và kể từ năm 1985, đã du hành rộng khắp để ban giáo lý trong truyền thừa Dzogchen theo cách thức trực tiếp và thực tế.

[5] Điều này vốn được viết như một cáo phó cho báo Tạng ngữ – Nyenchen Thanglha. Bản dịch xuất hiện đầu tiên trong Tin Tức Dzogchen (Dzogchen News), tờ báo của Tu viện Dzogchen và sau đó trong Tập San Rigpa (Rigpa Journal), quyển 1, tháng 1/2000.

[6] Theo Rigpawiki, Gaton Ngawang Lekpa (1867-1941) – một đạo sư Sakya quan trọng liên quan đến Tu viện Tharlam, người nổi tiếng về sự trì giới nghiêm cẩn và những khó khăn mà Ngài chịu đựng trong mười lăm năm nhập thất. Người ta kể rằng Ngài đã hoàn thành 4.100.000 lễ lạy trong cuộc đời. Ngài là một đệ tử của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và là thầy của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro và Dezhung Rinpoche.

Ngài viên tịch vào ngày 29 tháng 3 lịch Tây Tạng.

[9] Theo Rigpawiki, Karma Shedrup Tenpe Nyima (1897-1962), tức Benchen Sangye Nyenpa Rinpoche thứ chín – một đạo sư Karma Kagyu quan trọng và là người đứng đầu Tu viện Benchen ở Tây Tạng. Ngài cũng là anh trai của Dilgo Khyentse Rinpoche và là Bổn Sư của Tenga Rinpoche.

[10] Theo Rigpawiki, Khenpo Kunzang Palden (khoảng năm 1862-1943) hay Khenpo Kunpal, cũng được biết đến là Gekong Khenchen Kunzang Palden hay Thubten Kunzang Chokyi Drakpa, là một học giả vĩ đại trong truyền thống Nyingma, một đệ tử thân thiết và người viết tiểu sử của Patrul Rinpoche.

Ngài sinh ở thung lũng Dzachukha thuộc Kham và xuất gia trở thành tu sĩ dưới sự dẫn dắt của Khenpo Yonten Gyatso của Tu viện Dzogchen. Sau khi thọ nhận trao truyền từ Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và Dzogchen Rinpoche thứ năm, Ngài trở thành một trong những vị trì giữ vĩ đại của truyền thừa Longchen Nyingtik. Ngài cũng là một đệ tử quan trọng và người viết tiểu sử của Mipham Rinpoche. Ngài đã giảng dạy tại Tu viện Gekong ở Dzachukha và là vị thầy đầu tiên tại Phật học viện của Tu viện Kathok, nơi mà Ngài được hỗ trợ bởi Khenpo Ngawang Palzang (Khenpo Ngakchung). Ngài để lại nhiều trước tác quan trọng, chẳng hạn Những Câu Chuyện Về Vinaya và một luận giải về Ngọn Đuốc Xác Quyết của Mipham Rinpoche. Ngài nổi tiếng nhất với luận giải về Nhập Bồ Tát Hạnh, điều vẫn được giảng dạy tại hầu hết các Shedra ngày nay.

Ngài là vị thầy chính yếu của Popa Tulku và cũng đã giảng dạy Khunu Lama Tenzin Gyaltsen.

[11] Theo Rigpawiki, Mayum Tsering Wangmo, cũng được biết đến là Tselu, là mẹ của Sogyal Rinpoche và Dzogchen Rinpoche. Bà nổi tiếng là một Dakini vĩ đại và hóa hiện của Phật Đỉnh Tôn Thắng. Bà là chị gái của Khandro Tsering Chodron. Bà sinh năm 1925, là con gái của Dechen Tso, công chúa xứ Ling và Sonam Tobgyal từ gia đình Lakar, một hóa hiện của vị bảo vệ Gonpo Tsokdak.

[14] Theo Rigpawiki, Khandro Tsering Chodron (1929-2011), vị phối ngẫu tâm linh của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, được công nhận rộng khắp là một trong những nữ hành giả xuất sắc nhất của Phật giáo Tây Tạng trong thời kỳ gần đây và được xem là một hóa hiện của Shelkar Dorje Tso.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/02/2020(Xem: 7832)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.