Tiểu Sử Vắn Tắt Akong Khenpo Lobzang Dorje (1893-1983)

09/08/20222:10 SA(Xem: 2671)
Tiểu Sử Vắn Tắt Akong Khenpo Lobzang Dorje (1893-1983)
TIỂU SỬ VẮN TẮT AKONG KHENPO LOBZANG DORJE (1893-1983)
Adam Pearcey[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Ngài Lobzang Dorje sinh năm Thủy Tỵ 1893 tại Akyong Khanggen thuộc Golok. Cha Ngài là ông Arkung Golo và mẹ Ngài là bà Linglu từ tộc Baro, những vị tuyên bốhậu duệ của Gar Tongtsen, vị thượng thư thế kỷ bảy.

Lên năm tuổi, vị Lobzang Dorje trẻ bắt đầu học đọc, tụng những lời cầu nguyệncử hành thực hành nghi lễ với người chú, Arla Jigme Zangpo. Sau đó, từ Đức Kachenpa, Lama đứng đầu của Khanggen, Ngài thọ giới của một Ưu-bà-tắc và nhận danh hiệu Lobzang Dorje. Chú Jigme Zangpo cũng dạy Ngài thi pháp và những kiểu chữ khác nhau, bao gồm Rañjanā, điều cũng được biết đến là Lantsa.

Lên sáu tuổi, Ngài được đưa đến đỉnh lễ vị phát lộ kho tàng Chaktrul Rolwai Dorje (1847-1915), người nổi tiếng là một hóa hiện của Gyalwa Chokyang. Terton hỏi chú của cậu bé, “Vị Tulku này là ai?”; người chú đáp rằng cậu bé không phải là Tulku và rằng cậu bé được gọi là Lobzang Dorje. Terton khăng khăng rằng, “Ồ, cậu bé là Lobzang thì được rồi, nhưng không phải Dorje”. Sau đó, sau khi ngưng lại một lúc, “Tên riêng của Baro Wangdar Lama là gì?”. Người chú đáp, “Lobzang Gyaltsen”. “Phải rồi,” Terton nói, “Cậu bé cần được gọi là Lobzang Tenpai Gyaltsen. Cậu bé là tái sinh của Baro Wangdar và sẽ trở thành vị trì giữ giáo lý vĩ đại”. Sau đấy, người chú thỉnh cầu quán đỉnh Mã Đầu Minh Vương Đen cầm một thanh kiếm sắt, điều khiến Terton nhận xét rằng, “Vị này chính là Mã Đầu Minh Vương nhỏ!”. Terton trao một sự giao phó dựa trên bản văn đơn giản, nhưng bảo rằng, “Giờ con đã thọ toàn bộ các quán đỉnh và trao truyền”.

Ngài Lobzang Dorje sau đó nghiên cứu với Garwa Terton Pema Dudul Wangchuk Lingpa (1857-1911); từ vị này, Ngài thọ nhận các chỉ dẫn về thực hành sơ khởi (Ngondro) và những trao truyền cho các phát lộ của chính Terton. Vào nhiều dịp khác nhau, Ngài đóng vai trò là vị ghi chép cho Terton và viết lại các phát lộ. Ngài cũng thọ lại các giới luật của một Ưu-bà-tắc và danh hiệu Kunzang Sherab.

Năm 1907, theo chỉ dẫn của Terton, Ngài thọ giới Sa Di (Getsul) từ Geuli Lama Palyang và danh hiệu Tubten Gyurme Trinle Rabten Pal Zangpo.

Ngài đã nghiên cứu nhiều bộ luận với Detso Khenpo Sonam Palden từ Tu viện Tarthang, bao gồm Nhập Bồ Tát Hạnh, các bản văn về Trung Đạo, năm bộ luận của Đức Di Lặc, Luật, luận giải Hạt Như Ý của Tôn giả Lochen Dharmashri về ba bộ giới luật và các luận giải về Kho Tàng Phẩm Tính (Yonten Dzod) của Tổ Jigme Lingpa. Ngài nghiên cứu chiêm tinh với Đức Zigak Drime và hội họa với họa sĩ Pema Wangchen.

Năm 1915, Ngài thọ giới Tỳ Kheo từ Đức Katok Situ Chokyi Gyatso (1880-1925). Ngài đã giữ gìn những giới này trong suốt cuộc đờitiếp tục trao truyền cả giới Sa DiTỳ Kheo cho hơn một nghìn người khác, bao gồm Khangsar Tenpai Wangchuk (1938-2014) và Kusum Lingpa (1934-2009). Ngài cũng thọ nhận từ Đức Katok Situ giới Bồ Tátquán đỉnh Lama Gongdu, một pho kho tàng phổ biến do Sangye Lingpa (1340-1396) phát lộ.

Vào khoảng năm 1916, Ngài đến sống tại Tu viện Dodrubchen, nơi Ngài thọ nhận giáo lý từ bốn Khenpo vĩ đại của Tu viện: Lushul Khenpo Konchok Tenpai Dronme (1859-1936), Garwa Khenpo Jigme Osel, Amnye Khenpo Pema Damcho và Sershul Khenpo Ngawang.

Khi ấy, không ai được phép viếng thăm Đức Dodrubchen Jigme Tenpai Nyima (1865-1926), vị duy trì nhập thất tại ẩn thất của Ngài trong phần còn lại của cuộc đời. Dẫu vậy, Ngài Lobzang Dorje cảm thấy bị thôi thúc phải cố gắng hạnh ngộ đạo sư, vị mà Ngài cảm thấyđạo sư nghiệp của Ngài từ các đời quá khứ. Cơ hội xuất hiện khi Ngài minh chứng khả năng viết chữ khéo léo và được mời sao chép hai quyển trong pho Drikung Gongpa Yangzab cho thư viện của đạo sư. Chẳng bao lâu sau, Đức Jigme Tenpai Nyima trao cho Ngài nhiều khẩu truyềngiải đáp những câu hỏi của Ngài về vài điểm khó liên quan đến cả Kinh và Mật.

Năm sau, Ngài Lobzang Dorje tham gia khóa nhập thất để có thêm nhiều cơ hội gặp gỡ Đức Jigme Tenpai Nyima. Thực sự, Ngài đã có thể thọ nhận từ đạo sư nhiều quán đỉnh về Tam Căn Bản theo truyền thống Tâm Yếu (Nyingtik). Khi Đức Jigme Tenpai Nyima ban quán đỉnh năng lượng giác tính (Rigpa Tsalwang) bằng cách mạnh mẽ thốt lên âm “Phat!”, Ngài Lobzang Dorje được miêu tảtrải qua điều giống như tan biến tâm nhị nguyêngiác tính ban sơ ló dạng. Ngài duy trì nhập thấthoàn thành những tích lũy Chân ngôn cho Tam Căn Bản theo Longchen Nyingtik.

Vào khoảng năm 1928, Ngài trở về Tu viện Dartang, nơi Ngài đóng vai tròtrụ trì trong ba năm trong khóa an cư, giảng dạy cả Kinh và Mật. Tu viện Dartang khi ấy đang tuân theo chương trình chủ yếu dựa trên Geluk, và muốn nghiên cứu tài liệu thêm nữa, vào năm 1931, Ngài du hành đến Amchok Tsennyi, một Tu viện Geluk ở Đông Nam Ngawa, Amdo, nơi Ngài nhận được sự rèn luyện tỉ mỉ về các bản văn căn bản của Trung ĐạoBát Nhã từ quan điểm Geluk. Với sự tinh tấn lớn lao, Ngài làm chủ các trước tác của Tôn giả Tsongkhapa Lobzang Drakpa (1357-1419) và các đệ tử, cũng như những bộ luận của Đức Jamyang Zhepai Dorje (1648-1721/1722). Ngài cũng thọ nhận quán đỉnh từ Đức Sangkok Jigme Gyatso và Amchok Khyenrab Gyatso (1849-1944) và Ngài đóng vai trò là người ghi chép cho vị sau.

Sau khi trở về Dartang, Ngài thọ nhận nhiều quán đỉnh, khẩu truyềnchỉ dẫn từ Đức Jigme Chokyi Dawa (1894-1958/1959), vị cũng được biết đến là Jampal Gyepai Dorje. Sau đấy, Ngài đến Labrang Tashikhyil, nơi Ngài nghiên cứu A-tỳ-đạt-ma và các chủ đề khác với Đức Muge Tubten Gyatso và làm sáng tỏ bất kỳ nghi ngờ nào còn rơi rớt lại về truyền thống kinh văn.

Ngài đã du hành đến miền Trung Tây Tạng để dâng cúng dườngquyên góp tại các Tu viện và địa điểm hành hương chính yếu. Trong lúc viếng thăm Drakmar Drinzang gần Tu viện Samye, Ngài trải qua điều mà Ngài cho là những ký ức sống động về việc đã thiền định ở đó trong một đời quá khứ.

Trong năm 1950 hoặc sau đó, Ngài được tấn phong là vị trụ trì của Dogyu Tosam Ling, học viện tu sĩ tại Dartang, nơi Ngài giảng dạy Nhập Bồ Tát Hạnh, Bát Nhã, lô-gic và nhận thức luận, Luật và A-tỳ-đạt-ma.

Chính trong thời gian này, Ngài bắt đầu biên soạn luận giải của Ngài về Nhập Bồ Tát Hạnh, với tựa đề Nhật Luân, điều cần đến năm năm để hoàn thành. Tác phẩm quan trọng này ban đầu được xuất bản thành hai quyển và đã được tái bản thành bốn quyển như một phần của ấn bản 2004 về các trước tác được tuyển tập của Ngài. Đây có lẽ là luận giải dài nhất về bản văn nổi tiếng của Tôn giả Tịch Thiên và xem đề cương cấu trúc – Chiếc Gương Ý Nghĩa Rõ Ràng của Patrul Rinpoche là nền tảng. Bản văn dựa trên tất cả các luận giải Ấn ĐộTây Tạng chính yếugiải thích chương chín theo truyền thống của Tôn giả Tsongkhapa và những vị kế thừa. Ngài Lobzang Dorje bắt đầu viết vào năm Kim Mão 1951, nhưng chẳng mấy chốc đã thoái chí trước quy mô của nhiệm vụ. Ngài hoàn thành tác phẩm vào năm Hỏa Thân 1956, sau khi nhận được Đức Dodrubchen Rigdzin Tenpai Gyaltsen sách tấn.

Sáu mươi tuổi, Ngài trao toàn bộ tài sản cho các tu sĩ đạo hữuchấp nhận lối sống của một vị khất sĩ ở chốn cô tịch. Ngài dạy các đệ tử, ban quán đỉnh và trao truyền trong lúc nghỉ giữa các giai đoạn nhập thất thiền định.

Sáu mươi lăm tuổi, Ngài đã thọ nhận nhiều quán đỉnh và trao truyền từ Đức Dodrubchen thứ Tư – Rigdzin Tenpai Gyaltsen (1927-1961). Sau đó, theo những kết quả tiên tri, Ngài đến sống cùng Wangda Gyangtrul Dondrub Dorje ở Ari, gần Dodrub. Trước những nhiễu nhương cuối thập niên 50, Ngài buộc phải sống vài tháng trong tù nhưng sau đấy đã có thể dành bốn năm để nhập thất tại Tu viện Sanglung. Khi trở về Dartang vào năm 1962, một lần nữa, Ngài giảng dạy mở rộng.

Trong Cách mạng Văn hóa, Ngài sống trong một túp lều nhỏ giữa những người du mục. Do đó, Ngài đã có thể giữ gìn lối sống tu sĩ và tránh mọi vi phạm giới luật. Một cách bí mật, Ngài tiếp tục truyền giới tu sĩ và ban quán đỉnh, trao truyền và giáo lý. Người ta nói rằng một số người cố gắng do thám các hoạt động của Ngài lúc này, nhưng choáng ngợp bởi lòng sùng mộ hay chẳng thể tìm được Ngài. Có những câu chuyện về việc túp lều của Ngài xuất hiệnhoàn toàn hoang vắng và về việc người ta gặp phải những hình ảnh khủng khiếp hay mùi thối rữa.

Từ năm tám mươi sáu tuổi, Ngài giảm mọi hoạt động và hiếm khi nói. Ngài dành thời gian cho thiền định và hiếm khi ăn trừ khi được thị giả thúc giục. Bất cứ khi nào những vị khách đến, Ngài tụng lời nguyện tái sinh Núi Màu Đồng trước khi trở về sự thiền định im lặng.

Bên cạnh luận giải về Nhập Bồ Tát Hạnh, Ngài biên soạn nhiều tác phẩm ngắn hơn, bao gồm một bộ luận về quy y, một giới thiệu về nhận thức luận – thứ cung cấp các định nghĩa về năm mươi mốt trạng thái tinh thần, một bản văn về bốn nguyên nhân tái sinh Cực Lạc, một hướng dẫn về thực hành Phổ Ba Kim Cương của Ratna Lingpa (1403-1479), các bản văn lời khuyên, những lời tán thánnghi thức, chẳng hạn như nghi thức trà tỳ.

Ngài viên tịch năm chín mươi tuổi (hay chín mươi mốt theo cách tính Tây Tạng) trong tháng Hai năm Thủy Hợi 1983.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Lobzang-Dorje/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Adam Pearcey là vị sáng lập Lotsawa House, người đã hoàn thành chương trình PhD tại SOAS, Đại Học London vào năm 2018 với luận văn về Dzogchen, chủ nghĩa kinh viện và đặc tính bộ pháiTây Tạng đầu thế kỷ 20.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/02/2020(Xem: 7875)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.