Lời Khuyên Tâm Yếu Về Tsok Và Những Vấn Đề Khác – Phần 3

14/08/20232:14 SA(Xem: 1795)
Lời Khuyên Tâm Yếu Về Tsok Và Những Vấn Đề Khác – Phần 3
~ Từ Kho Lưu Trữ Những Bài Giảng Của Ngài Gyatrul Rinpoche ~
LỜI KHUYÊN TÂM YẾU VỀ TSOK VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
Giáo lý được đọc cho những vị vân tập về Orgyen Dorje Den ngày 14/01/2012
Thực hành Kim Cương Tát Đỏa để tưởng niệm Dungse Thinley Norbu Rinpoche viên tịch
 
Phần 3 – SỰ HIỆN DIỆN GIA TRÌ CỦA PHẬT THÍCH CA MÂU NI, GURU RINPOCHE VÀ MANDARAVA
VẪN TƯƠI MỚI VÀ SỐNG ĐỘNG

blank 

Ngày nay, chúng ta vẫn có thể được những phẩm tính và sự hóa hiện mà chư đạo sư vĩ đại trong quá khứ hiển bày truyền cảm hứng. Ví dụ, hãy xem vùng đất Ấn Độ, nơi Đức Phật đã đến thế gian này. Gần như chẳng có nơi nào ở Ấn Độ mà sự gia trì của Ngài không chạm đến, mà Ngài không viếng thăm và thấm nhuần sức mạnh của sự hiện diện của Ngài trên thế gian này. Đầu tiên, Ngài đã sinh ra ở đó. Chúng ta gọi Ngài là Phật Thích Ca Mâu Ni, điều chỉ ra rằng Ngài đã sinh ra trong tộc Thích Ca và bạn có thể đến nơi được gọi là Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Ngài thực sự đã chào đời. Bạn có thể đọc những câu chuyện về hoạt động giác ngộ của Ngài, về những hành động khác nhau mà Ngài đã hiển bày khi trưởng thành, và cách mà Ngài cuối cùng đạt được giác ngộ. Chúng ta có thể đọc những câu chuyện và hiểu cách mà Phật Thích Ca Mâu Ni hiển bày việc sinh ra rồi lớn lên. Ngài hiển bày việc học hỏinghiên cứu, rèn luyện và phát triển các kỹ năng, và mọi chuyện. Ngài hiển bày việc từ bỏ thế gian, từ bỏ vương quốc của Ngài. Bạn có thể đến nơi mà Ngài chuyển Pháp luân – thực sự, nhiều địa điểm mà Ngài đã chuyển Pháp luân – ban giáo lý về Thừa Căn bảnĐại thừa, và bạn có thể thấy hoạt động giác ngộ của Ngài bao la đến nhường nào.

Nếu có thể đến những nơi này, bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng, “Tuyệt diệu làm sao! Biết bao địa điểm như vậy, nơi mà chính vùng đất đã thấm đượm sự gia trì của Phật Thích Ca Mâu Ni! Hàng nghìn năm đã trôi qua kể từ khi Ngài ở đó, có biết bao sự kiện đã diễn ra tại nơi này trong nhiều thế kỷ, thế nhưng nó vẫn đang dội vang, vẫn sáng chói và rì rầm sự gia trì của chính Phật Thích Ca Mâu Ni. Thật phi phàm làm sao!”.

Hoặc lấy Guru Rinpoche làm ví dụ. Guru Rinpoche không chỉ tiến hành hoạt động giác ngộ tại cõi Tịnh độ của Ngài, Núi Màu Đồng. Khắp Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Tây Tạng, mỗi nơi đều được sự gia trìhiện diện của Ngài chạm đến. Bạn có thể đọc câu chuyện về những hiển bày diệu kỳ mà Ngài đã hóa hiện ở rất nhiều nơi xa xôi. Có một miêu tả rất nổi tiếng về cuộc đời và các hoạt động của Ngài được gọi là Pema Kathang, điều mà bạn có thể đọc – bản văn này đã được dịch sang Anh ngữ – và bạn có thể tự mình thấy được những hoạt động của vị này phi phàm đến đâu.

Ví dụ, Guru Rinpoche đã đến một vương quốc và ở đó, Ngài gặp vị phối ngẫu tiền định, Mandarava, người khi ấy xuất gia làm Ni. Chẳng bao lâu sau, người ta phát hiện ra họ đang tiến hành thực hành hợp nhất cùng nhau. Cha của Mandarava, đức vua, nổi giận với cả hai. Ông ấy nhốt Guru Rinpoche trong ngục. Ông ấy giam Mandarava trong động sâu, bịt lối vào bằng tầm xuân rậm rạp đầy gai nhọn và bảo rằng, “Con phải ở đây, con gái của Ta, trong chín năm bởi nỗi xấu hổ mà con đã đem đến cho gia đình này!”.

Sau đó, đức vua thiêu Guru Rinpoche trong giàn thiêu lớn. Ông ấy chuẩn bị giàn thiêu bằng cách đem đến rất nhiều dầu thơm, khiến cho lửa rất nóng cùng những khúc gỗ chiên đàn và v.v. Ông ấy chất thành ụ cao và để Guru Rinpoche ở trên rồi châm lửa. Sau đấy, theo truyền thống, mọi người đi xa khỏi nơi đó nhưng họ có thể thấy khói bốc lên từ đám cháy từ đằng xa.

Thông thường khi bạn thiêu ai đó trong giàn thiêu, sau hai ngày, thân thể bị thiêu cháy hoàn toàn; tất cả gỗ và v.v. đều biến mất, khói ngừng lại; bạn biết rằng lửa đã tàn và người đó đã chết. Nhưng lần này, khói cứ tiếp tục ùn ùn bốc lên. Cuối cùng, người ta quay lại xem điều gì đang diễn ra. Họ thấy rằng tất cả dầu được đổ vào giàn thiêu đã biến thành hồ nước lớn, mát lành. Và ở đó, Guru Rinpoche ở trên hồ, được vây quanh bởi rất nhiều, rất nhiều tùy tùng Không Hành Nữ – những vị Không Hành Nữ giống như Mandarava, chắc chắn vậy – chư vị đều đang hát những lời tán thán và dâng cúng dường. Đức vua nói, “Ta bị điên rồi sao? Ta có thể tin vào mắt mình không? Ta đang thấy điều gì đây? Chắc chắn Ta đã thiêu cháy gã này. Chuyện gì đang diễn ra vậy?”. Nhưng thực sự, ông ấy đang thấy thân trí tuệ của Guru Rinpoche.

Vì thế, bạn cần đọc trong sách bởi tôi chắc rằng tôi đang nhầm lẫn ở đâu đó và sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn tự mình đọc, nhưng cơ bản là vậy.

Khi ấy, đức vua vô cùng ân hận và đã lập tức phái đầy tớ mang những y phục tốt nhất, y lụa oai nghiêm nhất từ kho tàng hoàng gia, và mặc chúng cho Guru Rinpoche. Đó là những y áo mà bạn thấy Guru Rinpoche đang mặc trong tất cả những bức tượng và hình ảnh về Ngài. Sau đó, đức vua phái hoàng hậu đi đón Mandarava, bảo rằng, “Hãy nhanh chóng đưa con gái trở về; chúng ta đã phạm lỗi lớn!”. Như thế, người mẹ đến gặp Mandarava, nhưng Mandarava nói rằng, “Không, con sẽ không đi!”. Do đó, vua cha đến nài nỉ; cô ấy nói rằng, “Cha nói rằng con phải ở đây chín năm bởi nỗi xấu hổ mà con đem đến cho gia đình; và vì thế, con dự định sẽ ở lại. Con sẽ ở đây chín năm như cha ra lệnh!”.

Đức vua hoàn toàn sụp đổ và dâng lên nhiều lời sám hối, bày tỏ niềm ân hận vì lỗi lớn của mình; khi ấy, Mandarava miễn cưỡng đồng ý ra ngoài. Đức vua cũng trao cho cô ấy những y phục lụa đẹp đẽ; cô ấy và Guru Rinpoche đoàn tụ. Cho đến nay, hồ nơi Guru Rinpoche bị thiêu vẫn được gọi là Tso Pema, Hồ Liên Hoa, và bạn có thể đến đó xem. Những thần thông được thi triển tại đó vẫn thấm nhuần vùng đất bằng sự gia trì của Guru Rinpoche và Mandarava cùng toàn bộ sự hiển bày phẩm tính giác ngộ hiển hiện khi ấy. Không phải chỉ ở Ấn Độ mà cả Tây Tạng, Nepal, Sikkim – và thực sự là toàn bộ thế gian này, chẳng có nơi nào mà sự gia trì của Guru Rinpoche không thâm nhập.

Vì thế, bạn có thể đến những nơi này, xem chúng và được truyền cảm hứng. Tuy nhiên, một mặt, sẽ chẳng ý nghĩa nếu bạn đến xem và chỉ nói rằng, “Ồ vâng, tôi đã chiêm bái Động Maratika – đó chỉ là một đống củi và đá”. Nhưng nếu bạn hiểu lịch sử và tầm quan trọng của nơi đó thì tâm bạn, trái tim bạn, sẽ mở rộng hơn để đón nhận sự gia trì, thứ vẫn ở đó. Tại những nơi như vậy, đá và đất vẫn dội vang âm thanh của những Chân ngônthực hành này; toàn bộ vùng đất vẫn dội vang giọng nói của chính Guru Rinpoche. Ví dụ, Động Maratika là nơi Guru Rinpoche và Mandarava trực tiếp diện kiến Vô Lượng Thọ, vị Tôn trường thọ; và nhờ thực hành ở đó, hai vị thực sự thành tựu trạng thái của Trì Minh bất tử. Sự gia trì, những giáo lý và chất liệu mà hai vị thọ nhận trực tiếp từ Vô Lượng Thọ, từ chính vị Tôn của sự trường thọ, được chôn giấu như một kho tàng. Chúng ta ngày nay có kho tàng đó, điều được gọi là Chime Soktik, thứ được phát lộ bởi Dudjom Rinpoche. Thực sự, nó được phát lộ một nửa bởi Terton Namkha gì đó[1], tôi không nhớ được. Terton Namkha này đã phát lộ một nửa và Dudjom Rinpoche phát lộ một nửa. Dẫu sao, chúng ta vẫn có kết nối rất trực tiếp với truyền thừa. Do vậy, nếu chúng ta đến nơi đó, chúng ta có thể nói rằng, “Đây không phải chỉ là nơi nào đó trong cuốn sách giới thiệu du lịch hay nơi mà tôi từng đọc trong bản văn cổ xưa nào đó. Đây là nơi mà bản thân tôi có kết nối, nhờ truyền thừa sống động của chư đạo sư trí tuệ của mình. Tuyệt vời làm sao!”.

Bạn có thể hỏi, “Tại sao việc biết về những địa điểm khác nhau này, biết về bảo tháp này, hang động kia, ngọn núi nào đó lại quan trọng, mục đích thực sự là gì? Tôi nghĩ rằng chúng ta đáng lẽ cần phải thiền định và tập trung vào tâm mình”. Đúng, điều đó đúng, điều đấy có vẻ thực sự tốt, hãy làm thế! Nhưng bạn có thể tự mình thấy rằng nếu bạn hiểu những câu chuyện đằng sau các địa điểm này, điều đấy sẽ giúp bạn trân trọng những phẩm tính của chư đạo sư. Trái lại, thấy những phẩm tính của chư đạo sưhoạt động của chư vị sẽ lại giúp bạn có sự kính trọng với gia trì và tầm quan trọng của những địa điểm. Những câu chuyệnphương tiện mà nhờ đó, phẩm tính của chư đạo sư được tiết lộmở rộng ra là cả những phẩm tính của các địa điểm mà chư vị gia trì. Khi bạn trân trọng sự gia trì nhiều thêm một chút, bạn nhận ra sức mạnh của chúng nhiều thêm và nhờ đó, niềm tin của bạn tự nhiên phát triển. Một cách tự nhiên, bạn tin tưởng chúng nhiều thêm.

Sự tin tưởng rất quan trọng. Bạn phải tin tưởng chư đạo sư của bạn; bạn phải tin tưởng truyền thừa của bạn nếu bạn nương tựa chư vị và tận dụng trí tuệ của chư vị. Nếu bạn không tin tưởng ai đó, bạn sẽ chẳng bao giờ làm điều mà họ nói. Chúng ta trải qua khoảng thời gian đủ khó khăn khi cố gắng làm điều mà họ nói, nhưng nếu không tin tưởng, chúng ta hoàn toàn vô vọng. Vì thế, càng trưởng dưỡng niềm tin và lòng sùng mộ, chúng ta càng tin tưởng chư đạo sư, chúng ta càng tin tưởng chư đạo sư truyền thừa vĩ đại; và bởi điều này, chúng ta sẽ cố gắng, theo cách thức nhỏ bé của bản thân, làm điều mà chư vị nói. Và theo cách này hay cách khác, chúng ta thực sự sẽ có thể tạo ra chút tiến bộ trên con đường. Đấy được gọi là thực hành chân chính. Điều đấy sẽ cho phép chúng ta tích lũy công đức và tịnh hóa che chướng, điều thực sự là hai công việc duy nhất của chúng ta và là hai thứ đứng giữa chúng ta với sự giác ngộ.

 

 ~ Giáo lý sẽ tiếp tục trong Phần 4 …

Tài liệu [Anh ngữ] được phổ biến để tải miễn phí bởi Vimala Treasures. © 2012, 2023 Vimala

~ Shashi Reitz dịch [sang Anh ngữ] và hiệu đính ~

 

Nguồn Anh ngữ: https://vimala.org/portfolio-item/heart-advice-on-tsog-and-other-matters/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Terton Zilnon Namkhai Dorje.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.