Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Việc Sùng Bái Shugden (Dolgyal)

19/10/201012:00 SA(Xem: 43836)
Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Việc Sùng Bái Shugden (Dolgyal)
LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
VỀ VIỆC SÙNG BÁI SHUGDEN (DOLGYAL)
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

dalialama-010231237Theo những nghiên cứu lâu dàicẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal). Mặc dù bản thân ngài đã có lúc thực hành việc xoa dịu Dolgyal, vào năm 1975 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từ bỏ thực hành Shugden (Dolgyal) sau khi khám phá những vấn đề sâu xa về lịch sử, xã hộitôn giáo được liên kết với thực hành này.

Ngài đã làm như thế với sự thấu suốt và hỗ trợ hết lòng của Thầy Phụ giáo của ngài là Kyabje Trijang Rinpoche quá cố, là vị Thầy mà từ đó ngài đã nối kết với thực hành này. Ngay cả trong các trường phái Geluk và Sakya – đa số các hành giả Shugden (Dolgyal) thuộc về các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng này – việc xoa dịu tinh linh này đã từng gây ra những cuộc tranh cãi trong suốt lịch sử của các phái này. Việc nghiên cứu về lịch sử tiết lộ rằng thực hành Shugden (Dolgyal), là thực hànhtính chất bộ phái mạnh mẽ, đã có một quá trình lịch sử trong việc góp phần vào xu thế bất hòa, chia rẽ trong nhiều bộ phận của Tây Tạng, và giữa những cộng đồng Tây Tạng với nhau. Vì thế, từ năm 1975 cho tới nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thường xuyên công khai bày tỏ quan điểm của ngài là mọi người không nên theo đuổi thực hành này, dựa trên ba lý do sau đây:

1. Phật giáo Tây Tạng có nguy cơ bị suy đồi thành một hình thức sùng bái tinh linh: Lúc ban đầu Phật giáo Tây Tạng được phát triển từ truyền thống cổ xưa và xác thực được duy trì trong Đại học tu viện Nalanda vĩ đại của Ấn Độ, là truyền thống mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thường mô tả là một hình thức hoàn hảo của Phật giáo. Nó là hiện thân giáo lý nguyên thủy của Đức Phật khi được phát triển qua những nội quán triết học, tâm lý học và tâm linh phong phú của những Đạo sư Phật giáo vĩ đại như Nagarjuna (Long Thọ), Asanga (Vô Trước), Vasubandhu (Thế Thân), Dignaga (Trần Na) và Dharmakirti (Pháp Xứng). Từ khi nhà luận lý và triết gia vĩ đại Shantarakshita có công lao thiết lập Phật giáoTây Tạng trong những giai đoạn đầu của nó vào thế kỷ thứ tám, yêu cầu triết học và phân tích phê bình luôn luôn là những đặc điểm quan trọng của Phật giáo Tây Tạng. Vấn đề của thực hành Shugden (Dolgyal) nằm ở chỗ nó giới thiệu tinh linh Shugden (Dolgyal) như một vị Hộ Pháp và hơn nữa, nó có khuynh hướng quảng bá tinh linh này còn quan trọng hơn cả chính Đức Phật. Nếu khuynh hướng này không được kiểm soát, và những người ngây thơ bị cám dỗ bởi những thực hành giống như sự sùng bái của loại tinh linh này, thì truyền thống phong phú của Phật giáo Tây Tạng có nguy cơ bị suy đồi thành sự đơn thuần xoa dịu các tinh linh.

2. Là những chướng ngại cho việc phát triển tinh thần bất bộ phái đích thực: Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói rằng một trong những hứa nguyện quan trọng nhất của ngài là việc đẩy mạnh sự hiểu biếthòa hợp giữa các tôn giáo với nhau. Như một phần của nỗ lực này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hết lòng khuyến khích tinh thần bất bộ phái trong mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng. Trong việc này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang noi theo gương mẫu của những vị tiền nhiệm của ngài, đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm và Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba. Không chỉ là một tiếp cận bất bộ phái tương tác mang lại lợi lạc cho mọi trường phái Phật giáo Tây Tạng, nó còn là sự che chở tuyệt hảo để đương cự lại sự phát triển tinh thần bộ phái có thể mang lại những hậu quả tai hại cho truyền thống Tây Tạng nói chung. Căn cứ vào sự nối kết được thừa nhận giữa việc sùng bái Shugden (Dolgyal) và tinh thần bộ phái, thực hành đặc biệt này duy trì một chướng ngại chủ yếu cho việc thúc đẩy một tinh thần bất bộ phái đích thực trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

3. Đặc biệt không thích hợp trong việc mang lại hạnh phúc cho xã hội Tây Tạng: Căn cứ vào những hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người dân Tây Tạng thì việc xoa dịu Shugden (Dolgyal) mang lại rắc rối đặc biệt. Những nghiên cứu về Kinh luậnlịch sử cho thấy tinh linh Dolgyal xuất hiện do sự thù địch đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm vĩ đại và chính phủ của ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm, nhà lãnh đạo tâm linhthế tục của Tây Tạng vào thế kỷ 17, đã đích thân lên án Shugden (Dolgyal) là một tinh linh xấu ác xuất hiện từ những ý hướng lầm lạctác hại đến hạnh phúc của chúng sinh nói chung và chính phủ Tây Tạng do các Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo nói riêng. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười ba và những Đạo sư tâm linh tôn kính khác của Tây Tạng cũng đã mạnh mẽ phản đối thực hành này. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay của Tây Tạng, khi sự đoàn kết giữa nhân dân Tây Tạng thì vô cùng cần thiết, việc dấn mình vào thực hành xoa dịu Shugden (Dolgyal) gây tranh cãi và chia rẽ này thật không thích hợp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ kêu gọi các môn đồ của ngài xem xét cẩn thận vấn đề thực hành Shugden (Dolgyal) trên căn bản của ba lý do này và hành xử một cách phù hợp. Ngài đã tuyên bố rằng, là một nhà lãnh đạo Phật giáo với mối quan tâm đặc biệt về dân chúng Tây Tạng, ngài có trách nhiệm phải phản đối những hậu quả tai hại của loại sùng bái tinh linh này. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ rằng lời khuyên của ngài có được lưu ý hay không, đó là việc của mỗi người. Tuy nhiên, bởi bản thân ngài cảm nhận mạnh mẽ về sự tiêu cực của thực hành này, ngài đã yêu cầu những ai tiếp tục xoa dịu Shugden (Dolgyal) đừng tham dự những khóa giảng tôn giáo chính thức của ngài, là điều mà theo truyền thống đòi hỏi phải thiết lập một mối liên hệ Đạo sư-đệ tử.

Nguyên tác: “His Holiness the Dalai Lama’s Advice Concerning Dolgyal (Shugden)”
http://www.fpmt.org/organization/announcements/shugden/

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên


BÀI ĐỌC THÊM:
Phỏng Vấn Loseling Khensur Lobsang Gyamtso Rinpoche Về Việc Thực Hành Shugden




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.